CÂY DẦU ĐÔI
Diên Khánh
Tôi sinh ra và lớn lên ở một nơi mà tên gọi trong sách địa lý và trong giấy tờ chỉ gồm hai chữ: Diên Khánh; nhưng trong thông dụng thì chỉ có một chữ thôi: Thành. Tất nhiên, khi nói chuyện với người miền xa, như người Bắc, người Lục Tỉnh, tôi thường tự giới thiệu là người Khánh Hòa, hay Nha Trang, để họ dễ nhận ra. Nhưng với người trong tỉnh, hoặc những tỉnh lân cận, thì tiếng Thành vẫn rõ hơn.
Chị ở đâu? Tôi ở Thành. Xe này có chạy lên Thành không? Có, chạy qua Thành, tận Suối Dầu lận.
Trong những trường hợp kể trên, địa danh Diên Khánh sẽ không chính xác. Diên Khánh là một quận gồm nhiều xã còn thành Diên Khánh hay vắn tắt là Thành là một địa điểm của quận Diên Khánh, nằm bên phải quốc lộ 1, cách Nha Trang 11 cây số, trên đường đi về Nam.
Ngày xưa, Diên Khánh là phủ lỵ của phủ Diên Khánh, nên các quan trấn nhậm đã có xây thành trì để phòng thủ. Dưới triều Minh Mạng, năm 1832, hai phủ Diên Khánh và Bình Khang hợp nhất thành tỉnh Khánh Hòa; Diên Khánh trở thành tỉnh lỵ và thành trì được củng cố từ đó. Nhưng qui mô và hình tích thành Diên Khánh mà ta thấy ngày nay thì chỉ mới xây cách nay vừa đúng 100 năm, hoàn tất vào khoảng cuối năm 1893. Cứ theo lời các cụ già trong vùng thì thành vẫn được giữ nguyên hình dạng như khi mới xây xong, chỉ mất đi những chòi canh, những pháo đài, và những dinh thự bên trong.
Hồi còn nhỏ, từ bên ngoài vào trong nội thành để học trường tiểu học, tôi vẫn do cửa Đông ra vào. Mỗi lần đi bộ qua dưới cái cổng vòng cung xây bằng gạch, tôi vẫn cố đi thật nhanh để khỏi bị đè bẹp nếu có sập đúng vào lúc tôi đi qua. Cổng hẹp, hai chiếc xe du lịch phải khéo lắm mới tránh nhau được ngay chỗ cổng. Cổng hẹp mà thành lại dày (có lẽ dưới chân phải đến 15 thước), nên đứng bên này trông sang bên cũng có vẻ hun hút lắm.
Đến khi lớn hơn chút ít, có dịp đi xe lửa chui qua những cái hầm thăm thẳm tối đen, tôi hết sợ và hết rảo bước mỗi khi đi qua cửa Đông. Tôi còn nhớ một lần, hồi ấy có lẽ tôi đã hơn mười tuổi, đi qua đó với anh tôi, tôi còn dừng lại dùng phấn viết hai chữ Cửa Đông lên tường. Anh tôi hỏi: “Em hết sợ nó sập rồi sao?”. Tôi không đáp, nhưng vẫn nhớ mãi chuyện ấy cho đến bây giờ. Hình như trong thâm tâm, tôi vẫn thích sợ cái cổng thành ấy hơn là không sợ. Hình như khi cửa Đông không làm cho tôi sợ nữa, nó đã mất lần sự thân thiết đối với tôi. Thật là nghịch lý, nhưng mà thật. Mỗi lần đi qua đó, tôi không quay lại nhìn như trước kia nữa. Và mỗi lần như thế, tôi cứ ngậm ngùi lo lắng rằng nhiều năm sau nữa, khi tôi lớn lên nhiều nữa, thành người lớn, thành người già, tôi sẽ quên cái cửa Đông ấy đi, tôi sẽ quên hẳn nó đi...
Cứ theo con đường ngang từ quốc lộ 1 đi vào cửa Đông (ngày xưa là đường Trịnh Minh Thế, bây giờ gọi là Lý Tự Trọng), rồi đi mãi qua phía bên kia thành, ta sẽ gặp cửa Tây. Có lẽ khi mới xây, thành Diên Khánh cũng có đủ bốn cửa Đông Tây Nam Bắc, nhưng về sau, cũng theo lời các cụ già, hai cửa Nam Bắc được bít lại để tiện việc phòng thủ. Trong thời thuộc Pháp, tỉnh lỵ Khánh Hòa được dời xuống Nha Trang, việc bố phòng cho Diên Khánh không còn nghiêm nhặt như trước nữa, con đường xuyên qua hai cửa Đông Tây trở thành trục giao thông chính cho nội ngoại thành và cho cả vùng lân cận phía Tây.
Năm tôi học lớp Tư (Dự bị) trường tiểu học trong thành, hồi ấy tôi bảy tuổi, một hôm thầy giáo bịnh mà không có người dạy thay, học trò ngồi không làm ồn quá, thầy hiệu trưởng phải cho cả lớp nghỉ. Học trò ai về nhà nấy, mà rủ cũng không ai đi, tôi một mình lững thững đi ra phía cửa Tây, đến chỗ cổng nhà thờ Hà Dừa, rồi quay đầu lại nhìn thật kỹ phía bên ngoài thành. Về sau, có dịp đi qua lại hai cửa thành nhiều lần, tôi nhận thấy hai cửa không khác gì nhau, nhưng hôm ấy, lần đầu nhìn thấy cửa Tây, tôi thấy nó khác lắm, khác với cửa Đông nhiều lắm. Nó có vẻ tối hơn, xù xì hơn, và chẳng quen thân gì với tôi hết cả!
Tối hôm ấy, khi nghe tôi kể chuyện đi một mình ra cửa Tây và đến tận cổng nhà thờ Hà Dừa, anh tôi trợn mắt: “Trời ơi, mày dám đi một mình à.
Các bạn có biết rằng đường từ cửa Đông tới cửa Tây chưa tới một cây số, và nhà thờ Hà Dừa rất gần cửa Tây không? Nhưng vào thời ấy, một đứa trẻ bảy tám tuổi một mình đi như thế cũng đã là mạo hiểm lắm rồi!
Diên Khánh
Tôi sinh ra và lớn lên ở một nơi mà tên gọi trong sách địa lý và trong giấy tờ chỉ gồm hai chữ: Diên Khánh; nhưng trong thông dụng thì chỉ có một chữ thôi: Thành. Tất nhiên, khi nói chuyện với người miền xa, như người Bắc, người Lục Tỉnh, tôi thường tự giới thiệu là người Khánh Hòa, hay Nha Trang, để họ dễ nhận ra. Nhưng với người trong tỉnh, hoặc những tỉnh lân cận, thì tiếng Thành vẫn rõ hơn.
Chị ở đâu? Tôi ở Thành. Xe này có chạy lên Thành không? Có, chạy qua Thành, tận Suối Dầu lận.
Trong những trường hợp kể trên, địa danh Diên Khánh sẽ không chính xác. Diên Khánh là một quận gồm nhiều xã còn thành Diên Khánh hay vắn tắt là Thành là một địa điểm của quận Diên Khánh, nằm bên phải quốc lộ 1, cách Nha Trang 11 cây số, trên đường đi về Nam.
Ngày xưa, Diên Khánh là phủ lỵ của phủ Diên Khánh, nên các quan trấn nhậm đã có xây thành trì để phòng thủ. Dưới triều Minh Mạng, năm 1832, hai phủ Diên Khánh và Bình Khang hợp nhất thành tỉnh Khánh Hòa; Diên Khánh trở thành tỉnh lỵ và thành trì được củng cố từ đó. Nhưng qui mô và hình tích thành Diên Khánh mà ta thấy ngày nay thì chỉ mới xây cách nay vừa đúng 100 năm, hoàn tất vào khoảng cuối năm 1893. Cứ theo lời các cụ già trong vùng thì thành vẫn được giữ nguyên hình dạng như khi mới xây xong, chỉ mất đi những chòi canh, những pháo đài, và những dinh thự bên trong.
Hồi còn nhỏ, từ bên ngoài vào trong nội thành để học trường tiểu học, tôi vẫn do cửa Đông ra vào. Mỗi lần đi bộ qua dưới cái cổng vòng cung xây bằng gạch, tôi vẫn cố đi thật nhanh để khỏi bị đè bẹp nếu có sập đúng vào lúc tôi đi qua. Cổng hẹp, hai chiếc xe du lịch phải khéo lắm mới tránh nhau được ngay chỗ cổng. Cổng hẹp mà thành lại dày (có lẽ dưới chân phải đến 15 thước), nên đứng bên này trông sang bên cũng có vẻ hun hút lắm.
Đến khi lớn hơn chút ít, có dịp đi xe lửa chui qua những cái hầm thăm thẳm tối đen, tôi hết sợ và hết rảo bước mỗi khi đi qua cửa Đông. Tôi còn nhớ một lần, hồi ấy có lẽ tôi đã hơn mười tuổi, đi qua đó với anh tôi, tôi còn dừng lại dùng phấn viết hai chữ Cửa Đông lên tường. Anh tôi hỏi: “Em hết sợ nó sập rồi sao?”. Tôi không đáp, nhưng vẫn nhớ mãi chuyện ấy cho đến bây giờ. Hình như trong thâm tâm, tôi vẫn thích sợ cái cổng thành ấy hơn là không sợ. Hình như khi cửa Đông không làm cho tôi sợ nữa, nó đã mất lần sự thân thiết đối với tôi. Thật là nghịch lý, nhưng mà thật. Mỗi lần đi qua đó, tôi không quay lại nhìn như trước kia nữa. Và mỗi lần như thế, tôi cứ ngậm ngùi lo lắng rằng nhiều năm sau nữa, khi tôi lớn lên nhiều nữa, thành người lớn, thành người già, tôi sẽ quên cái cửa Đông ấy đi, tôi sẽ quên hẳn nó đi...
Cứ theo con đường ngang từ quốc lộ 1 đi vào cửa Đông (ngày xưa là đường Trịnh Minh Thế, bây giờ gọi là Lý Tự Trọng), rồi đi mãi qua phía bên kia thành, ta sẽ gặp cửa Tây. Có lẽ khi mới xây, thành Diên Khánh cũng có đủ bốn cửa Đông Tây Nam Bắc, nhưng về sau, cũng theo lời các cụ già, hai cửa Nam Bắc được bít lại để tiện việc phòng thủ. Trong thời thuộc Pháp, tỉnh lỵ Khánh Hòa được dời xuống Nha Trang, việc bố phòng cho Diên Khánh không còn nghiêm nhặt như trước nữa, con đường xuyên qua hai cửa Đông Tây trở thành trục giao thông chính cho nội ngoại thành và cho cả vùng lân cận phía Tây.
Năm tôi học lớp Tư (Dự bị) trường tiểu học trong thành, hồi ấy tôi bảy tuổi, một hôm thầy giáo bịnh mà không có người dạy thay, học trò ngồi không làm ồn quá, thầy hiệu trưởng phải cho cả lớp nghỉ. Học trò ai về nhà nấy, mà rủ cũng không ai đi, tôi một mình lững thững đi ra phía cửa Tây, đến chỗ cổng nhà thờ Hà Dừa, rồi quay đầu lại nhìn thật kỹ phía bên ngoài thành. Về sau, có dịp đi qua lại hai cửa thành nhiều lần, tôi nhận thấy hai cửa không khác gì nhau, nhưng hôm ấy, lần đầu nhìn thấy cửa Tây, tôi thấy nó khác lắm, khác với cửa Đông nhiều lắm. Nó có vẻ tối hơn, xù xì hơn, và chẳng quen thân gì với tôi hết cả!
Tối hôm ấy, khi nghe tôi kể chuyện đi một mình ra cửa Tây và đến tận cổng nhà thờ Hà Dừa, anh tôi trợn mắt: “Trời ơi, mày dám đi một mình à.
Các bạn có biết rằng đường từ cửa Đông tới cửa Tây chưa tới một cây số, và nhà thờ Hà Dừa rất gần cửa Tây không? Nhưng vào thời ấy, một đứa trẻ bảy tám tuổi một mình đi như thế cũng đã là mạo hiểm lắm rồi!
Comment