Những Sân Khấu Một Thời Ở Huế
BS Lê Văn Lân
Trích Tuyển Tập Nhớ Huế số 18
Nỗi buồn thế kỷ
Cứ mỗi lần Tết tới là mỗi lần lòng tôi tự nhiên man mác với một nỗi buồn vu vơ không tên . Bây giờ thì tôi hiểu tại sao và tạm gọi nó là “nỗi buồn thế kỷ”!
Đời tôi đã trải dài hơn ba phần tư thế kỷ 20 và thời gian sống ở Huế chiếm trọn 20 năm đầu đời khi mà những kỷ niệm đã ăn sâu vào tiềm thức của tôi. Với đầu óc suy lão hiện nay thì chuyện trước mắt bắt đầu quên trước quên sau đã đành mà chuyện xa xưa đời cố hỉ cũng bắt đầu lú lẫn mặc dù tôi vẫn một lòng trân quí chúng. Bao nhiêu hình bóng kỷ niệm thời tiền chiến của đời tôi bây giờ cách đây hơn nửa thế kỷ kể như chôn vùi trong cát bụi của huyệt mộ thời gian. Tôi biết rồi đây theo qui luật, trương mục đời tôi cứ mỗi ngày mỗi cạn đễ rồi triệt tiêu với hơi thở cuối cùng khi giã từ nhân thế. </DIV>
<DIV> Tôi nghĩ mọi người ai cũng mang nỗi buồn nhân thế như thế nhưng không nói ra. Nhưng hình như mang thân phận Việt Nam với hoàn cảnh loạn lạc chiến tranh, chúng ta có lẽ buồn hơn thiên hạ đấy! Lý do là khi muốn khơi nguồn về dĩ vãng thì chúng ta khó mà tìm lại những tàn tích vật chất của quê hương vì chúng đã đổ nát, ngay vài tấm ảnh gia đình thời thơ ấu của chúng ta cũng vô phương kiếm thấy.
Thăm lại Huế xưa niềm ngao ngán
Ai kẻ tâm tình chia xẻ chăng!
Bây giờ, trong tâm tình của nỗi buồn thế kỷ, quí bạn hãy cùng tôi ôn lại vài hình bóng những hí viện ( 戲 院: nơi vui đùa) cũ ở Việt Nam và những kỷ niệm về sự coi hát ở Huế vào những thập niên đầu của thế kỷ vừa qua.
Những tên gọi trong ngôn ngữ
Trong chữ Hán, để chỉ nhà hát thường dùng những chữ Viện, Đường, Lâu, Đài, Trường… Tiếng Việt thông thường để gọi những hí viện gồm những chữ như rạp hát, nhà hát…
Tiếng “Rạp” là tiếng phổ thông nhất, chẳng hạn ở ngoài Hà Nội có rạp Quảng Lạc (廣樂 nghĩa là niềm vui rộng khắp) hay rạp Sán Nhiên Đài ( 粲然臺:chỗ vui dởn tự nhiên) vào những thập niên 30, 40 gì đó, còn ở Huế một thời có những rạp như rạp Tân Tân (新新: luôn luôn mới lạ) trên đường Trần Hưng Đạo), rạp Morin (bên phố Tây), rạp Châu Tinh ( 周星: Sao sáng hàng tuần) bên Gia Hội). Nhưng chỉ riêng rạp Đồng Xuân Lâu ( 同春樓: ngôi lầu cùng hưởng mùa xuân) còn mang một cái tên rất bình dân, rất Huế là “Trường hát Bà Tuần” hay nói gọn là “Trường Bà Tuần” thì ai cũng biết ngay!
Về danh từ “Nhà Hát”thì ở Việt Nam còn tồn tại hai Nhà Hát Lớn là hai cơ sỡ kiến trúc đại qui mô do người Pháp xây một ở Saigon, một ở Hà Nội. Nhà hát lớn Hà Nội (Hanoi Opéra) xây cất từ 1901- 1911 mới xong là phiên bản của một nhà hát ở Pháp tên là Opéra Garnier de Paris. Nhà hát lớn Saigòn (Théâtre Municipal) xây năm 1900 theo họa đồ của kiến trúc sư Victor Guichard
*****
BS Lê Văn Lân
Trích Tuyển Tập Nhớ Huế số 18
Nỗi buồn thế kỷ
Cứ mỗi lần Tết tới là mỗi lần lòng tôi tự nhiên man mác với một nỗi buồn vu vơ không tên . Bây giờ thì tôi hiểu tại sao và tạm gọi nó là “nỗi buồn thế kỷ”!
Đời tôi đã trải dài hơn ba phần tư thế kỷ 20 và thời gian sống ở Huế chiếm trọn 20 năm đầu đời khi mà những kỷ niệm đã ăn sâu vào tiềm thức của tôi. Với đầu óc suy lão hiện nay thì chuyện trước mắt bắt đầu quên trước quên sau đã đành mà chuyện xa xưa đời cố hỉ cũng bắt đầu lú lẫn mặc dù tôi vẫn một lòng trân quí chúng. Bao nhiêu hình bóng kỷ niệm thời tiền chiến của đời tôi bây giờ cách đây hơn nửa thế kỷ kể như chôn vùi trong cát bụi của huyệt mộ thời gian. Tôi biết rồi đây theo qui luật, trương mục đời tôi cứ mỗi ngày mỗi cạn đễ rồi triệt tiêu với hơi thở cuối cùng khi giã từ nhân thế. </DIV>
<DIV> Tôi nghĩ mọi người ai cũng mang nỗi buồn nhân thế như thế nhưng không nói ra. Nhưng hình như mang thân phận Việt Nam với hoàn cảnh loạn lạc chiến tranh, chúng ta có lẽ buồn hơn thiên hạ đấy! Lý do là khi muốn khơi nguồn về dĩ vãng thì chúng ta khó mà tìm lại những tàn tích vật chất của quê hương vì chúng đã đổ nát, ngay vài tấm ảnh gia đình thời thơ ấu của chúng ta cũng vô phương kiếm thấy.
Thăm lại Huế xưa niềm ngao ngán
Ai kẻ tâm tình chia xẻ chăng!
Bây giờ, trong tâm tình của nỗi buồn thế kỷ, quí bạn hãy cùng tôi ôn lại vài hình bóng những hí viện ( 戲 院: nơi vui đùa) cũ ở Việt Nam và những kỷ niệm về sự coi hát ở Huế vào những thập niên đầu của thế kỷ vừa qua.
Những tên gọi trong ngôn ngữ
Trong chữ Hán, để chỉ nhà hát thường dùng những chữ Viện, Đường, Lâu, Đài, Trường… Tiếng Việt thông thường để gọi những hí viện gồm những chữ như rạp hát, nhà hát…
Tiếng “Rạp” là tiếng phổ thông nhất, chẳng hạn ở ngoài Hà Nội có rạp Quảng Lạc (廣樂 nghĩa là niềm vui rộng khắp) hay rạp Sán Nhiên Đài ( 粲然臺:chỗ vui dởn tự nhiên) vào những thập niên 30, 40 gì đó, còn ở Huế một thời có những rạp như rạp Tân Tân (新新: luôn luôn mới lạ) trên đường Trần Hưng Đạo), rạp Morin (bên phố Tây), rạp Châu Tinh ( 周星: Sao sáng hàng tuần) bên Gia Hội). Nhưng chỉ riêng rạp Đồng Xuân Lâu ( 同春樓: ngôi lầu cùng hưởng mùa xuân) còn mang một cái tên rất bình dân, rất Huế là “Trường hát Bà Tuần” hay nói gọn là “Trường Bà Tuần” thì ai cũng biết ngay!
Về danh từ “Nhà Hát”thì ở Việt Nam còn tồn tại hai Nhà Hát Lớn là hai cơ sỡ kiến trúc đại qui mô do người Pháp xây một ở Saigon, một ở Hà Nội. Nhà hát lớn Hà Nội (Hanoi Opéra) xây cất từ 1901- 1911 mới xong là phiên bản của một nhà hát ở Pháp tên là Opéra Garnier de Paris. Nhà hát lớn Saigòn (Théâtre Municipal) xây năm 1900 theo họa đồ của kiến trúc sư Victor Guichard
*****
Comment