• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Du Tử Lê

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Du Tử Lê

    Đôi dòng về Du Tử Lê.

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Căn cứ theo một tài liệu của Nhà báo Trọng Minh, đăng tải trong bộ sách Vẻ Vang Dân Việt, tập thứ tư, từ trang số 153 tới trang 167, thì:
    Nhà thơ Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942, tại Hà Nam, Bắc Phần.

    Thuở nhỏ học trường Hàng Vôi, Hà Nội. Sau học trung học Chu văn An, rồi Văn Khoa, Saigòn.

    Ông Làm thơ rất sớm. Bút hiệu Du Tử Lê đựợc dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958, qua bài thơ đăng trên tạp chí Mai, ở Saigòn. Đó là bài Bến Tâm Hồn.


    -Nguyên sĩ quan thuộc QLVNCH, cựu phóng viên chiến trường; Thư ký Tòa Soạn sau cùng của Nguyệt San Tiền Phong, tạp chí của QLVNCH cũ.


    - Nguyên giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học tại Saigòn.


    -Được trao tặng Giải Thưởng Văn chương Toàn Quốc, bộ môn Thơ, 1973, với tác phẩm Thơ Du Tử Lê 1967-1972.


    - Ngày 17 Tháng 4-75, ông bị kêu án tử hình khiếm diện trên đài Phát thanh của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, cùng với Mai Thảo (bộ môn văn,) và Phạm Duy (bộ môn âm nhạc.)


    - Tỵ nạn tại Hoa kỳ năm 1975.


    - Đã xuất bản tổng cộng 36 tác phẩm, trước cũng như sau 1975.


    - Là nhà thơ Việt Nam duy nhất được nhật báo Los Angeles Times phỏng vấn và có thơ được đăng tải trên nhật báo Los Angles Times, 1983 và New York Times, 1996.


    - Thơ của Du Tử Lê đã được dùng để giảng dậy tại các đại học Hoa Kỳ, Âu châu ban Cao học Văn chương từ năm 1990 tới hôm nay; không kể một số thơ khác được dùng làm tài liệu nghiên cứu, đọc thêm tại một số đại học Hoa Kỳ.


    - Một bài thơ của Du Tử Lê viết từ năm 1964, đã được Giáo sư Neil L. Jamieson tuyển dịch trong cuốn Understanding Vietnam, bản paperback, xuất bản bởi đại học Berkeley, 1994. Cuốn sách này, trở thành tài liệu giáo khoa, dùng để giảng dạy tại các đại học Berkeley, UCLA , và Cambridge, London. (2)


    - Tháng 3, 1997, Nha học chánh Dallas, chương trình Ngôn Ngữ Toàn Cầu / World Languages đặt mua 15 cuốn Thơ Tình / Love Poems để phân phối cho các gíao sư thuộc Hệ thống Đại học Cộng Đồng Dallas-Fortworth, dùng làm tài liệu giảng dạy chính thức cho sinh viên môn Xã Hội Tâm Lý Học.


    - Có thơ được chuyển dịch và tuyên đọc trong Tháng Di Sản Văn Hóa Á Châu, tháng 8-1996, cùng với thơ của Tagore, Ấn Độ, Baso, Nhật Bản..., do cơ quan The Bureau of National Affairs Library, Washington DC tổ chức tại Hoa Thịnh Đốn. Trong số những người này, thì Du Tử Lê không chỉ là nhà thơ Việt Nam duy nhất có thơ được chọn đọc, mà, ông cũng là nhà thơ duy nhất còn tại thế trong khi những nhà thơ của các quốc gia khác, đã qua đời từ lâu.


    - Được mời diễn thuyết về thơ Việt Nam cho các trường đại học Hoa Kỳ, và những khóa seminar (dành cho các giáo sư Mỹ) tại Hoa kỳ từ năm 1981.


    Gần nhất là hai buổi thuyết trình về thơ tại Đại học Wellsley và U Mass., hồi tháng 8-1998. Cả hai đại học này này, đều thuộc thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts. Riêng tại đại học Wellsley, nơi tốt nghiệp của bà Hillary, và trước đấy, là trường học các bà Tống Mỹ Linh, Tống Khánh Linh, thì, Nhà thơ Du Tử Lê là diễn giả Việt Nam đầu tiên, được mời tới để nói chuyện về những đổi mới trong văn học Việt hải ngoại.


    - Theo bán nguyệt san Ngày Nay ở Houston, Texas, số đề ngày 1 tháng 12 năm 1995, thì Nhà văn Mai Thảo trong buổi ra tập Thơ Tô Thùy Yên, đã nhận định rằng: Du Tử Lê là 1 trong 7 ngôi sao bắc đẩu của nửa thế kỷ thi ca Việt Nam (cùng với Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên.)


    - Ông hiện cư ngụ tại miền Nam California, sống hoàn toàn bằng nghề viết; và, là nhân viên khế ước của đài VOA, từ đâu năm 1996.


    Năm 1998, có 3 sự kiện đáng ghi nhận nhất về thơ và tác phẩm của Du Tử Lê. Đó là các sự kiện:


    Thứ nhất: Nhà văn Jean-Claude-Pomonti, cây bút hàng đầu của tạp chí Le Monde trong vòng hơn nửa thế kỷ qua, đã chọn hai bài thơ của hai tác miền Nam Việt Nam, để phê bình, dẫn chứng. Một trong hai bài đó của Du Tử Lê. Jean-Claude-Pomonti đã chuyển dịch thơ Du Tử lê sang Pháp Ngữ và in trong cuốn sách nhan đề “La Rage D’Être Vietnamien,” (tạm dịch là ‘Nỗi Thống Uất Của Những Người Sinh Ra Mang Dòng Máu Việt Nam.’)


    Tác phẩm này nằm trong tủ sách L’histoire Immediate của nhà xuất bản Seuil de Paris, ấn hành năm 1995. Đây là lần đầu tiên một nhà văn thiên tả Pháp, nhìn nhận dòng văn học miền Nam.


    Thứ nhì: Tổ Chức Tháng Di Sản Á Châu và Các Quốc Gia Quần Đảo Thái Bình Dương tức Asian American / Pacific Islander American Heritage Month, phối hợp với trường đại học Berkeley đã chọn ra 23 tác phẩm tiêu biểu cho 5 năm văn học của của các tác giả gốc Á Châu, để triển lãm tại đại học Berkeley, và đại học Cypress, Nam California.


    Một trong 23 tác phẩm được chọn để trưng bày này, có tác phẩm “Your Scented Garden, My Nostalgia,” tức thi phẩm “Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà” của Du Tử Lê, xuất bản năm 1995.


    Thứ ba: Tháng Giêng, 1998, nhà xuất bản W.W. Norton ở New York đã phát hành tác phẩm “Tuyển Tập Thi Ca Thế Giới Từ Thời Thượng Cổ Tới Hôm Nay” tức“World Poetry / An Anthology of Verse From Antiquity To Our Time.”


    Nơi chương 8 nhan đề “Poetry of The Twentieth Century,” cùng với thơ của những tác giả nổi tiếng thế kỷ thứ 20 như Beaudelair, Verlaine, Paul Éùluard, Octavio Paz, Robert Frost, E.E. Cummings, Langston Hughs, Pablo Neruda, Pasternak, vân vân, và Thơ Việt Nam Thế Kỷ Thứ 20, ngoài Tú Mỡ, Thế Lữ, là một bài thơ của Du Tử Lê, bài What’s I Leave To My Son, do nhà W.W. Norton, New York, tuyển chọn.


    Tuyển Tập Thi Ca Thế Giới / World Poetry – An Anthology of Verse From Antiquity To Our Present Time - xuất bản lần thứ nhất năm 1928, không hề có thơ của Việt Nam. Sáu mươi năm sau, khi hiệu đính, Thi ca Việt Nam mới có mặt trong tuyển tập trên 1,300 trang này.



    Năm 1999:


    -Nhà thơ Du Tử Lê đã có 4 buổi nói chuyện về văn chương tại Âu Châu, với tiền vé máy bay do cơ quan Foreign Affair of Frankfurt, Germany đài thọ; từ 27 tháng 6 tới 13 tháng 7. Tiểu sử và bài thơ "Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển" của ông cũng được chuyển dịch sang Đức ngữ.


    -Kế tiếp, trong các ngày 21 và 22 tháng 7 tại Hý viện The Stage, Downtown San Jose, họ Lê cũng đã có hai buổi nói chuyện và trình diễn liên tiếp, nhà nhắm vào cử tọa người Mỹ.


    Không kể các cơ quan truyền thông Việt Nam, có ít nhất 3 nhật báo lớn của người Mỹ là các tờ San Jose Mercury News, San Jose Chronicles và Asian News đã đang tải hình ảnh, tin tức về hai buổi nói chuyện này của ông.


    Nhà thơ Du Tử Lê hiện sống tại miền Nam California, và nhân viên khế ước của đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ / VOA, ở Hoa Thịnh Đốn.
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #31

    Vì Em Tôi đã làm Sa di

    Vì Em Tôi đã làm Sa di
    Du Tử Lê

    Thiền viện tôi trưng chỉ ảnh em, chutluulai" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" />
    Kinh kệ nghìn pho có một tên,
    Viết hoa một chữ không ai hiểu !
    Phật bảo: kinh mà không phải kinh...

    Thế giới vì em sẽ dịu hiền,
    Biển đời phút chốc bỗng bình yên...
    Cánh chim tịch mịch miền vô niệm,
    Vô chấp, em ngồi như Quan Âm !

    ba nghìn thế giới quy về đây,
    vóc ốm em đi. Ngón cũng gầy !
    Thấy trong Địa Tạng em và mẹ
    Tam Bảo theo tôi: có dáng người...

    Muông thú vì em ở với rừng,
    Tôi vì em ở với thi ca...
    Thấy nhau là một đâu còn ngã !
    Thân chẳng riêng thì tâm nào riêng ?

    phá chấp. Như Lai ở dưới trần,
    Hiện thân Bồ Tát cứu nhân gian...
    Cây oan khuất vẫn nghìn tay vẫy,
    Tôi vẫn nhìn em là chân kinh !

    xuống tóc. Theo em khép cửa đời,
    Vào thiền để chỉ thấy viền môi...
    Yêu nhau ai bảo tâm không trụ ?
    quên hết. Nhìn nhau. Nhất quán rồi !

    Vì em tôi biến thành sơn tự,
    mái đỏ tường rêu. Hoa hổ ngươi...
    Tình tôi là thảm xin em bước,
    Rất khẽ mà nghe đất nhớ trời !

    Nước mắt em trên chánh điện tình,
    Nở hoa siêu độ hoá tâm kinh...
    Đêm đêm tôi nhớ bàn tay cũ
    Và thấy trong kinh đủ bóng, hình !

    Vì em tôi đã làm Sa-Di,
    không đi nên ý vẫn quay về,
    bế quan toạ thị. Tôi và vách...
    Em tụng kinh gì ? - Cho tôi nghe đi !

    hôn em Bồ Tát. Chuông kinh hãi !
    rung hoảng vì tôi ? hay cả em ?!...
    Sống trên đời

    Comment

    • #32

      Việc gì Em phải khóc
      Việc gì Em phải khóc
      Du Tử Lê

      Tim ta: đài khí tượng
      canh chừng gió mưa em
      mắt: con sào trên sông
      đứng đo mực nước xuống

      Tim ta: đèn lưu thông
      hỏi han em tốc độ
      từ khi em mất tăm
      đèn không hề xanh nữa

      Tim ta: dòng suối trong
      (chỉ mỗi mình em biết)
      đêm đêm em khỏa thân
      soi mình trong gương biếc

      Tim ta thùng rác không
      em thồn chi chẳng được
      kỷ niệm: xanh dung nhan
      việc gì em phải khóc ?

      Bây giờ dòng sông khô
      tim vẫn còn ở đó
      suối qua đòi ơ hờ
      ta trở về gỗ đá
      Sống trên đời

      Comment

      • #33


        Mất Hay Còn Chưa Hẳn Khác Nhau

        Tôi không thể ngăn buổi chiều sắp tối
        như em đi mà tiếng chẳng quay về
        mưa chẳng thể ướt hoài sân trí nhớ
        đôi khi lòng tôi nắng mấy hôm sau

        tôi không thể xóa biển chờ sóng gội
        dù hôm qua lòng đã tịnh yên rồi
        cây chẳng thể giữ hoài tay lá mới
        đôi khi lòng tôi lại rất khoan thai

        tôi không thể nói gì khi đã chết
        như chưa ai kể được phút ban đầu
        con đường nhỏ có hai hàng bã đậu
        đôi khi tình tôi lạc tuốt trên cao

        tôi không thể chẻ đôi hình với bóng
        như em buồn có dễ mấy năm sau
        riêng tôi đã bị tâm tôi phỉnh gạt
        khi hiểu ra thì tóc đã hai màu

        tôi không thể nghĩ rằng em đã khuất
        mất hay còn chưa hẳn khác nhau đâu
        thân giả tạm nhưng hồn không giả tạm
        em nên tin tình chưa hoại bao giờ

        tôi chẳng thể lột da nhìn máu chảy
        như trên vai mùi tóc vẫn ân cần
        dẫu sông núi nghìn năm không biến hoại
        sao sầu tôi có lúc vẫn rưng rưng

        tôi không thể xóa đi ngày tái kiếp
        hàng me xanh ngọc dát mấy con đường
        mùa đã khoác áo đi vào bóng tối
        tôi hồ nghi tự hỏi có ai thương?

        lòng rất lạ, có điều gì khó nói
        tỏ cùng ai? Trời đất của ta đâu?
        cõi thân cận chỉ có hồn đơn chiếc
        và đêm đêm trăn trở giữa quê người

        tôi không thể nghĩa là tôi chẳng thể
        xóa bôi đi từng bước tự lưu đày
        tôi không thể nghĩa là tôi có thể
        nhìn ra em môi mắt đã hao gầy

        Comment

        • #34

          Bài cuối năm
          Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
          (Nguyễn Bính )

          MỘT

          Cỏ đã mọc trên từng phần mộ mới
          ngày đã xanh trên từng mái hiên vàng
          ta đã sống những ngày kề nỗi chết
          những ngày dài nhục nhã đã như sông
          những ngày hồng cũng đã sẵn mây đen
          những ngày nắng cũng đã đầy sương lạnh

          tình như núi nên lòng không hổ thẹn
          hồn như cây nên rụng lá u buồn
          người qua đó , chân giầy , xin bước chậm
          để chim về kịp thở chút hương tan
          để ta về kịp nhận vết thương non
          kịp gọi khẽ ( để cho giun dế ngủ )

          HAI

          Lửa đã cháy , bùng thiêu xương thịt nát
          mưa đã đi trên từng ngọn tóc dài
          sầu đã cuộn tròn trong từng hạt cát
          chân đã dừng trong một nghĩa trang riêng
          người chớ khóc than chi , đời đã thế
          ta lâm chung ngay từ thuở chào lòng
          môi đã chết ngay khi hồn đã nhận
          thân đã buồn khi ngực đẫm hơi quen
          tay cũng thế tình đã ăn từng ngón
          máu khi không cũng xối xả chung dòng

          BA

          Cò đã lẩy đạn ra khỏi súng
          tên đã bay không thể cản dây chùng
          những thân nấm không dung hồn cao ngạo
          tình như mây ta khỏa lấp mặt trời

          dù một khắc một ngày hay một phút
          dù một mai ta có phải qua đời
          dù hôm nay dao chém đứt đôi người
          ta vẫn thế vẫn là ta ngất ngưởng
          vẫn chân bước từng bước đi lún đất
          vẫn hai vai thần thánh một tim hồng
          vẫn trăm năm chuếnh choáng một tình cuồng
          vẫn mặt ngửa , đỡ nâng trời vòi vọi
          ta có thể biến thân thành thú vật
          nhưng bọ , ròi không thể hóa trang đi
          phải kiên nhẫn , em , đợi giờ kết cục
          bởi bây giờ ta mới khởi cuộc chơi

          Dù cỏ đã mọc trên phần mộ mới
          và ngày xanh đã từng mái hiên vàng
          và đớn đau nhục nhã đã hằng hằng
          nhưng hạnh phúc cũng đến giờ linh hiển






          Comment

          • #35

            Ơn em
            Ơn em
            Du Tử Lê

            ơn em thơ dại từ trời,
            theo ta xuống biển, vớt đời ta trôi.
            ơn em dáng mộng mưa vời,
            theo ta lên núi, về đồi yêu thương.

            ơn em ngực ngải môi trầm,
            cho ta cỏ mặn, trăm lần lá ngoan.
            ơn em hơi thoáng chỗ nằm,
            dấu quanh dấu quẩn nỗi buồn một nơi.

            ơn em tình như mù lòa,
            như con sâu nhỏ bò qua giấc vùi.
            ơn em hồn sớm ngậm ngùi,
            kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.

            tạ ơn em… tạ ơn em…
            Sống trên đời

            Comment

            • #36

              Khi Người về
              Khi Người về
              Du Tử Lê

              Người về đâu không người không về đâu
              Chiều chưa mưa nên chiều chưa thay màu
              Tôi cây me đứng run từng lá
              Lá đã vàng rồi tôi đã vàng theo

              Tình người say không tình người không say
              Đêm sắp sang nên đêm sắp ùa đầy
              Hồn tôi ngủ sớm trong tay áo
              Tay áo người bay hương ngất ngây

              Người yêu ai không người không yêu ai
              Lời tôi van xin lời tôi trải dài
              Trên trang nhật ký tôi than trách
              Tôi trách than người không tôi trách than ai

              Khi người về tôi không nhìn không trông
              Lòng tôi sông nước đủ trăm dòng
              Quanh co một nỗi buồn vô hạn
              Qua suốt một đời vẫn nhớ nhung

              Người không về nên lòng người dửng dưng
              Tình tôi mong nên tình tôi khôn cùng
              Xế trưa sân nắng sầu con gió
              Tôi gió may nhiều tôi tủi thân

              Người thương người không người không thương
              Tôi xa xôi nên tôi chả được gần
              Người kiêu sa thế tôi đành ước
              Vôi vữa cho người lát tuổi xuân

              Người không về nên tôi cũng chả buồn đi
              Bao nhiêu dự tính có ra gì
              Bèo trôi từng lớp trên lưng sóng
              Tôi quá chân rồi tôi giết tôi

              Người phương nào người có nghe nôn nao
              Tôi ở đây nghe lòng tôi rì rào
              Lá me vàng rụng con đường nhớ
              Tôi nghĩ về người đêm ngày tôi xanh xao.

              Sống trên đời

              Comment

              Working...
              X
              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom