Kiếm bạt Kiên Giang…
“Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”Nguyễn Trung Trực
I.Nguyễn Trung Trực (1837- 1868), vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào cuối thế kỷ 19 tại Nam Kỳ
Ông, người thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Hạ, huyện Cửu An, tỉnh Gia Định (xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời sống bằng nghề chài lưới. Ông còn có tên khác là Chơn.
Vốn là người tính tình ngay thẳng, chân thật nên lúc nhỏ, thời còn đi học, thầy đặt tên hiệu cho ông là Trung Trực.
Chi tiết về cuộc đời Nguyễn Trung Trực đã có rất nhiều người viết nên tôi không muốn nhắc lại. Hôm nay nhân lần kỷ niệm 139 năm ngày hi sinh của ông, tôi chỉ muốn chép ra đây cái chết rất hiên ngang, khí phách của vị anh hùng này:
Ngày 27/10/1868, nhằm ngày 28 tháng 8 năm Mậu Thìn, Pháp đưa ông ra pháp trường tại chợ Rạch Giá để hành quyết.
Khi ấy, ông mới 31 tuổi.
(Ðịa điểm hành quyết ngay tại miếng đất đối diện ”chợ nhà lồng” Rạch Giá, lúc bấy giờ còn cây da cổ thụ.
Trên miếng đất thấm máu vị anh hùng, sau đó người Pháp xây lên Nhà Giây Thép, về sau là Ty Bưu Ðiện tỉnh lỵ. Riêng cây da cổ thụ đã bị đốn vào năm 1947.)
Sáng sớm hôm đó, đồng bào tỉnh nhà đã tề tựu đông đảo để chứng kiến giờ phút vĩnh biệt của người liệt sĩ. Cảm động nhất là bà con từ Tà Niên - nơi nổi tiếng về nghề dệt chiếu - đã mang tới những chiếc chiếu hoa cạp điều để trải một đoạn đường mà người anh hùng dân tộc tiến ra pháp trường để thọ án tử.
Tên đao phủ hôm ấy là một người Khơ-me, thường được dân Việt gọi là “bòn”Tưa, y được người Pháp trả công cho mỗi cái đầu chém rụng bằng một quan tiền.
Tương truyền rằng trước khi hành quyết, Pháp hỏi ông cần ân huệ cuối gì không thì ông chỉ xin uống một trái dừa tươi.
Uống xong, ông ngâm sang sảng một bài thơ tuyệt mệnh sau đây:
Thư kiếm tùng nhung từ thiếu niên
Yêu gian đảm khí hữu long tuyền
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa
Báo hận thâm cừu bất đới thiên.
Thi sĩ Ðông Hồ, một văn nhân nổi tiếng, sinh trưởng tại Hà Tiên đã dịch:
Theo việc binh nhung thuở trẻ trai
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài
Anh hùng gặp phải hồi không đất
Thù hận chang chang chẳng đội trời.
Rồi ông đứng lên vén tóc gáy, nghểnh cổ bảo tên đao phủ thủ hãy chém một nhát cho thật mạnh để đầu được đứt lìa.
Theo truyền thuyết, khi lưỡi đao hạ thủ, đầu lìa khỏi cổ, nhưng ông vẫn kịp đưa hai tay hứng lấy, đặt lại trên cổ rồi mới chịu ngã gục xuống nền đất.
Cái đởm khí ấy của ông khiến ai nấy chứng kiến thảy đều bàng hoàng và cảm phục.
Câu chuyện vừa kể tuy không rõ thực hư bao nhiêu phần, nhưng qua đó chúng ta cũng cảm nhận được tinh thần bất khuất của ông cùng tấm lòng yêu kính ông của người dân khắp mọi miền, nhất là bà con ở các tỉnh miền Tây .
Cử nhân Huỳnh Mẫn Ðạt, người Rạch Giá, nguyên Tuần phủ Hà Tiên, một sĩ phu đứng về hàng ngũ chống xâm lăng lúc bấy giờ, đã khóc vị anh hùng bằng bài thơ chữ Hán như sau:
Ðiếu Nguyễn Trung Trực
Thắng phụ nhung trường bất túc luân
Ðồi ba chỉ trụ ức ngư dân
Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần
Nhất đán phi thường tiêu tiết nghĩa
Lưỡng toàn vô úy báo quân thân
Anh hùng cường cảnh phương danh thọ
Tu sát đê đầu vị tử nhân.
Bản dịch của Thái Bạch:
Thắng bại chi bàn việc tướng quân
Người chài trụ đá khúc gian truân
Lửa bừng Nhựt Tảo rêm trời đất
Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần
Một sớm nhẹ mình nêu tiết nghĩa
Ðôi đường trọn chữ báo quân thân
Anh hùng cứng cổ danh thơm mãi
Lũ sống khom lưng chết thẹn dần.
Trên một thế kỷ nay, nhân dân Kiên Giang luôn tự hào một nhân cách lớn:"Sống làm Tướng và chết làm Thần !"của vị anh hùng dân chài áo vải đã dám sống chết vì quê hương mình. Nhiều nơi bà con tự nguyện quyên góp lập đền thờ ông, nhât là các làng xã thuộc hai tỉnh An Giang & Kiên Giang)
“Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”Nguyễn Trung Trực
I.Nguyễn Trung Trực (1837- 1868), vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào cuối thế kỷ 19 tại Nam Kỳ
Ông, người thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Hạ, huyện Cửu An, tỉnh Gia Định (xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời sống bằng nghề chài lưới. Ông còn có tên khác là Chơn.
Vốn là người tính tình ngay thẳng, chân thật nên lúc nhỏ, thời còn đi học, thầy đặt tên hiệu cho ông là Trung Trực.
Chi tiết về cuộc đời Nguyễn Trung Trực đã có rất nhiều người viết nên tôi không muốn nhắc lại. Hôm nay nhân lần kỷ niệm 139 năm ngày hi sinh của ông, tôi chỉ muốn chép ra đây cái chết rất hiên ngang, khí phách của vị anh hùng này:
Ngày 27/10/1868, nhằm ngày 28 tháng 8 năm Mậu Thìn, Pháp đưa ông ra pháp trường tại chợ Rạch Giá để hành quyết.
Khi ấy, ông mới 31 tuổi.
(Ðịa điểm hành quyết ngay tại miếng đất đối diện ”chợ nhà lồng” Rạch Giá, lúc bấy giờ còn cây da cổ thụ.
Trên miếng đất thấm máu vị anh hùng, sau đó người Pháp xây lên Nhà Giây Thép, về sau là Ty Bưu Ðiện tỉnh lỵ. Riêng cây da cổ thụ đã bị đốn vào năm 1947.)
Sáng sớm hôm đó, đồng bào tỉnh nhà đã tề tựu đông đảo để chứng kiến giờ phút vĩnh biệt của người liệt sĩ. Cảm động nhất là bà con từ Tà Niên - nơi nổi tiếng về nghề dệt chiếu - đã mang tới những chiếc chiếu hoa cạp điều để trải một đoạn đường mà người anh hùng dân tộc tiến ra pháp trường để thọ án tử.
Tên đao phủ hôm ấy là một người Khơ-me, thường được dân Việt gọi là “bòn”Tưa, y được người Pháp trả công cho mỗi cái đầu chém rụng bằng một quan tiền.
Tương truyền rằng trước khi hành quyết, Pháp hỏi ông cần ân huệ cuối gì không thì ông chỉ xin uống một trái dừa tươi.
Uống xong, ông ngâm sang sảng một bài thơ tuyệt mệnh sau đây:
Thư kiếm tùng nhung từ thiếu niên
Yêu gian đảm khí hữu long tuyền
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa
Báo hận thâm cừu bất đới thiên.
Thi sĩ Ðông Hồ, một văn nhân nổi tiếng, sinh trưởng tại Hà Tiên đã dịch:
Theo việc binh nhung thuở trẻ trai
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài
Anh hùng gặp phải hồi không đất
Thù hận chang chang chẳng đội trời.
Rồi ông đứng lên vén tóc gáy, nghểnh cổ bảo tên đao phủ thủ hãy chém một nhát cho thật mạnh để đầu được đứt lìa.
Theo truyền thuyết, khi lưỡi đao hạ thủ, đầu lìa khỏi cổ, nhưng ông vẫn kịp đưa hai tay hứng lấy, đặt lại trên cổ rồi mới chịu ngã gục xuống nền đất.
Cái đởm khí ấy của ông khiến ai nấy chứng kiến thảy đều bàng hoàng và cảm phục.
Câu chuyện vừa kể tuy không rõ thực hư bao nhiêu phần, nhưng qua đó chúng ta cũng cảm nhận được tinh thần bất khuất của ông cùng tấm lòng yêu kính ông của người dân khắp mọi miền, nhất là bà con ở các tỉnh miền Tây .
Cử nhân Huỳnh Mẫn Ðạt, người Rạch Giá, nguyên Tuần phủ Hà Tiên, một sĩ phu đứng về hàng ngũ chống xâm lăng lúc bấy giờ, đã khóc vị anh hùng bằng bài thơ chữ Hán như sau:
Ðiếu Nguyễn Trung Trực
Thắng phụ nhung trường bất túc luân
Ðồi ba chỉ trụ ức ngư dân
Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần
Nhất đán phi thường tiêu tiết nghĩa
Lưỡng toàn vô úy báo quân thân
Anh hùng cường cảnh phương danh thọ
Tu sát đê đầu vị tử nhân.
Bản dịch của Thái Bạch:
Thắng bại chi bàn việc tướng quân
Người chài trụ đá khúc gian truân
Lửa bừng Nhựt Tảo rêm trời đất
Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần
Một sớm nhẹ mình nêu tiết nghĩa
Ðôi đường trọn chữ báo quân thân
Anh hùng cứng cổ danh thơm mãi
Lũ sống khom lưng chết thẹn dần.
Trên một thế kỷ nay, nhân dân Kiên Giang luôn tự hào một nhân cách lớn:"Sống làm Tướng và chết làm Thần !"của vị anh hùng dân chài áo vải đã dám sống chết vì quê hương mình. Nhiều nơi bà con tự nguyện quyên góp lập đền thờ ông, nhât là các làng xã thuộc hai tỉnh An Giang & Kiên Giang)
Comment