• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chợ Chuông nghiêng nón

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chợ Chuông nghiêng nón

    Cách Hà Nội khoảng 30km về phía nam và cách quốc lộ 21B đường Bala đi chùa Hương chưa đến 1km. Làng Chuông thuộc xã Phương Trung huyện Thanh Oai – nơi có nghề làm nón nổi tiếng hàng trăm năm nay cùng với hệ thống những làng nghề truyền thống khác của Hà Tây như dệt lụa, mây tre đan, đúc tượng, khảm trai… Nằm giữa hai triền đê sông Đáy và sông Nhuệ, mỗi ngày có biết bao những phiên chợ quê họp rồi lại tan, nhưng chợ nón làng Chuông thì chỉ họp sáu phiên một tháng, vào những ngày âm lịch có số tận cùng là 4 hoặc 0. Về làng Chuông đúng phiên chợ Nón, để có thêm nhiều góc nhìn về một ngôi làng văn hoá điển hình của nông thôn Việt Nam.

    Chợ làng Chuông họp phiên sáng. Từ tinh mơ gà gáy đã nghe tiếng xích xe đạp thồ va vào nhau lách cách, tiếng xe máy chở hàng kêu phành phạch, tiếng bạn hàng gọi nhau lao xao, chộn rộn cả một triền đê bên đình
    Khoảng năm sáu giờ sáng, khi hừng đông đã tỏ mặt người, con đường làng quanh co trở nên xôn xao bởi tiếng nói tiếng cười của các bà, các chị đầu đội những chồng nón cao ngất ngưởng mang hàng ra chợ bán. Những người làm nón ở xa thì chở nón đến chợ bằng xe máy hay xe đạp, đi từ ngoài quốc lộ vào theo chân một người cầm một chồng nón, thế nào cũng tới đúng chợ Chuông mà không cần phải hỏi đường. Chợ Chuông toạ lạc bên cổng tam quan của chùa Chuông, dưới một gốc đa già không có tuổi, cạnh một giếng làng xưa cũ lâu không dùng đã nhuốm rêu phong. Từ trên gác chuông nhìn xuống, đâu cũng thấy rộn ràng người mua kẻ bán, tiếng chào hàng mặc cả thật náo nhiệt vô cùng. Giữa một phiên chợ quê quá đỗi đặc sắc và thanh bình, lòng người như chùng lại, nghe đâu đó, có tiếng trẻ con cười, lảnh lót và hồn nhiên.
    Phiên chợ Nón là nơi chiếc nón lá bắt đầu hành trình bước ra thế giới từ cổng làng. Theo chân các tay lái buôn, nón lá làng Chuông được đem đi khắp các tỉnh thành trong cả nước, trở thành người bạn thân thiết của người nông dân trên đồng ruộng, của cô công nhân chốn nông trường, và bao nữ sinh ở vùng thôn quê.

    Có những chồng nón lá rất đẹp và kỳ công, màu lá trắng nõn, phẳng phiu và cầm lên nhẹ bẫng, đường kim mũi chỉ đều tăm tắp, vòng nón tròn trịa không chắp gợn. Nhưng cũng có những chồng nón thoạt nhìn như nón cũ, lá nón ngả màu vàng, đường khâu lượn sóng, mũi kim lỗ chỗ.
    Ngoài sản phẩm độc đáo là chiếc nón lá, chợ làng Chuông còn là nơi có bán đủ các loại nguyên liệu để làm thành một cái nón. Từ khuôn nón đến vòng nón, từ lá nón đến mo cau, từ kim chỉ cước, len lồng nhôi đến quai nón bằng vải lụa mềm mại đủ màu… tất thảy đều có thể tìm mua ở nơi này.
    Nếu như nón lá được bán bằng chục, bằng xâu, bằng chồng thì vật liệu làm nón được bán bằng mớ, bằng bó, bằng trăm. Vành nón hoàn thiện và vành nón chưa ghép được bó thành từng bó có tới 16 cỡ dài ngắn khác nhau thì tập trung ở một ngách nhỏ bên hông chợ. Mo cau nằm ngổn ngang trên khoảng đất trống dưới chân đê. Cả một khoảng sân chùa là chỗ dành riêng cho lá nón.
    Chừng 8 rưỡi sáng thì phiên chợ nón dần tan. Từng chồng nón dài được gói ghém cẩn thận để chuẩn bị lên đường đi xa. Các bà các mẹ lần lượt trở về nhà, vài người vẫn tụm năm tụm ba nói đôi câu chuyện phiếm, mừng cho một phiên chợ đắt hàng.

    Nguồn: Sai gòn tiếp thị
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom