Nỗi cô đơn khủng khiếp
Trần Hồng Văn
Vào năm 1772, Johann Bode thuộc Viện quan sát thiên văn Bá Linh thiết lập ra một nguyên tắc để tính khoảng cách từ các hành tinh tới mặt trời, sau đó trở thành luật Bode và khi dựa vào luật này người ta tiên đoán là phải có một hành tinh nằm giữa Hỏa Tinh và Mộc Tinh. Cho tới năm 1781 khi Thiên Vương Tinh được khám phá ra, quỹ đạo của nó phù hợp với luật Bode, người ta bắt đầu đi kiếm hành tinh "bí mật" này.
Cho tới năm 1801, nhà thiên văn học Ý Giuseppe Piazzi khám phá ra một vật lạ nằm phía ngoài Hỏa Tinh và quay quanh mặt trời theo một quỹ đạo nhất định và đặt tên là Ceres. Lúc đó, người ta tưởng là đã tìm ra được thế giới khác nữa ngoài trái đất. Một năm sau đó, và những năm kế tiếp, người ta khám phá ra nhiều vật khác cũng quay quanh mặt trời, nằm trong khoảng không gian giữa Hoả Tinh (Mars) và Mộc Tinh (Jupiter). Cho tới năm 1900, tổng cộng 463 vật lạ được tìm thấy, con số này lên tới 3,450 vào năm 1986; vật lớn nhất tên là Ceres có đường kính đo được 650 miles, vật nhỏ nhất có kích thước vài mét. Người ta ước tính là số vật thể trong vùng này có thể lên tới 30,000, chúng quay quanh mặt trời theo một quỹ đạo nhất định và được gọi là giải tinh hà (Asteroid belt), đó là một vòng đai tập họp những viên đá lớn nằm giữa Hỏa Tinh và Mộc Tinh.
Vài thập niên gần đây, ngành thiên văn học đã có những bước tiến nhẩy vọt. Ngoài việc tìm hiểu thái dương hệ này, người ta còn đi xa hơn nữa là tìm xem còn có một hệ thống thái dương nào khác quanh chúng ta nữa hay không. Mãi cho tới năm 1992, các nhà thiên văn lần đầu tiên khám phá ra một hệ thống thái dương khác nhưng chưa xác định được rõ ràng. Tới tháng 10 năm 1995, hai nhà thiên văn Thuỵ Sĩ Michel Mayor và Didier Queloz phúc trình là đã tìm ra hệ thống thái dương hệ thứ nhì, rồi chỉ 3 tháng sau đó, trong tháng Giêng 1996, Geofrey Marcy thuộc Viện Đại Học San Francisco State University và Paul Butler thuộc Đại Học California tại Berkeley tìm ra hai thái dương hệ khác nữa.
"Tôi tin rằng còn rất nhiều thái dương hệ khác sẽ được khám phá ra trong những năm sắp tới", Mayor tuyên bố như trên. Kỹ thuật trong ngành thiên văn mỗi ngày một tiến bộ, các nhà khoa học được trang bị những hệ thống điện toán tối tân cũng như những máy móc quang học tân kỳ, các hệ thống thái dương bắt đầu bị lôi ra từ những cõi u minh xa xăm, những núi dữ kiện về sự đồng nhất của các hành tinh, sự thành lập của chúng ra sao, và nhất là có một đời sống nào khác trong cõi ngút ngàn kia không. "Chúng ta đang bắt đầu một kỷ nguyên khoa học mới, một kỷ nguyên so sánh 9 hành tinh trong thái dương hệ này với các hành tinh trong các thái dương hệ khác" Marcy nói như trên.
Thái dương hệ khám phá vào năm 1992 mà lúc đầu người ta nghĩ là gồm có 3 hành tinh có khối lượng tương tự như trái đất quay quanh một pulsar, một vật thể giống như một ngôi sao đã bị suy sụp. Tuy vậy, pulsar là một ngôi sao phát nổ, những vật thể còn lại quay quanh lõi nên tạo ra những luồng phóng xạ và có thể tạo thành những nhầm lẫn cho việc quan sát từ mặt đất chăng? Hệ thống thứ nhì khám phá vào năm 1995 ít nhất có một hành tinh to lớn quay quanh định tinh 51 Pegasi B (định tinh là một ngôi sao hay mặt trời). Ngôi định tinh này nằm trong chòm sao Pegasus cách chúng ta 57 năm ánh sáng. Hành tinh quay quanh có khối lượng tương tự như Mộc Tinh nhưng quỹ đạo của nó chỉ bằng 1/100 khoảng cách từ Mộc Tinh tới mặt trời và quay hết một vòng trong 4 ngày mà thôi. Vì quay gần mặt trời như vậy, nhiệt độ nơi đây lên tới 1,800 độ F., vì vậy đó là nơi thù nghịch của đời sống.
Trái lại, hai hệ thống thái dương hệ được khám phá vào tháng Giêng 1996 lại gây tò mò nhiều cho các nhà khoa học, chúng cách trái đất khoảng từ 40 tới 70 năm ánh sáng. Ngôi hành tinh thứ nhất được đặt tên là 47 Ursae Majoris B có khối lượng nhiều gấp 3.5 lần Mộc Tinh, có một quỹ đạo lớn gấp 2 lần quỹ đạo trái đất. Nếu ở trong Thái Dương Hệ của chúng ta, vị trí của nó sẽ ở giữa Hoả Tinh và Mộc Tinh, nghĩa là nằm trong riềm giải tinh hà. Ngôi 47 Ursae Majoris B quay một vòng hết 3 năm và nhiệt độ trung bình ở nơi đây là -80 độ C. (tức là -112 độ F.). Hành tinh thứ nhì tên là 70 Virginis B có khối lượng lớn hơn Mộc Tinh gấp 8 lần nhưng lại rất gần với ngôi định tinh, khoảng cách bằng 4/10 quãng đường từ trái đất tới mặt trời, nghĩa là nếu ở trong hệ thống thái dương hệ này, nó chỉ ở bên ngoài quỹ đạo của Thủy Tinh (Mercury, hành tinh trong cùng) và quay quanh ngôi định tinh theo một quỹ đạo 117 ngày (nghĩa là một năm ở nơi đây lâu 117 ngày).
Tiếp theo, trong tháng Tư và tháng Sáu 1996, người ta lại tìm ra 2 hệ thống thái dương khác nữa. Vào tháng Tư, Paul Butler và Geofrey Marcy kiếm ra một hành tinh quay quanh một định tinh giống mặt trời tại chòm sao Cancer. Ngôi định tinh này tên là 55 Rho Cancri ở phía bắc chòm sao Cancer và cách xa trái đất 45 năm ánh sáng. Dưới điều kiện thời tiết tốt, người ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hành tinh trên có khối lượng như Mộc Tinh quay quanh ngôi định tinh trong một quỹ đạo ngắn bằng một phần mười quỹ đạo trái đất, tức là ngắn hơn 10 triệu miles. Tới trung tuần tháng Sáu, George Gatewood tại Đại Học Pisttburgh tuyên bố là kiếm thấy hai hành tinh quay quanh định tinh Lalande 21185. Ngôi sao này được khảo sát từ nhiều năm nay và rất gần chúng ta. Nó là ngôi sao thứ tư gần mặt trời nhất nhưng rất mờ, người ta chỉ nhìn thấy nhờ ống nhòm hay viễn vọng kính. Gatewood nói là ông đã tìm ra một ngôi hành tinh có khối lượng tương đương với Mộc Tinh hoặc lớn hơn, quay quanh ngôi định tinh trong 30 năm, ngoài ra còn một hành tinh khác nhỏ hơn, có quỹ đạo là 6 năm. Nếu khám phá của Gatewood được xác nhận thì đây là một hệ thống thái dương hệ giống thái dương hệ của chúng ta nhất.
Với khoảng 200 tỉ ngôi sao (định tinh hay mặt trời) trong giải ngân hà Milky Way, và hàng tỉ giải ngân hà khác có trong vũ trụ cũng như đầy rẫy những nguyên tử cần thiết cho sự sống trong không gian, nhiều nhà khoa học tin rằng con người không thể cô độc trong vũ trụ, ít nhất là trong giải ngân hà Milky Way. Và chỉ trong giải ngân hà Milky Way này thôi, có thể có hàng trăm, hàng ngàn và hoặc hàng triệu nền văn minh khác nữa.
Nếu xét kỹ lại các điều kiện cần thiết cho sự tạo dựng cũng như duy trì sự sống, điều phỏng đoán trên hầu như bị lung lạc. Từ một đời sống là một đơn bào đơn giản tiến hóa lên một nền văn minh phải trải qua biết bao nhiêu biến đổi. Để có một nền văn minh hiện nay, có phải đời sống trên trái đất đã trải qua rất nhiều may mắn, cái may mắn của một phần triệu, một phần tỉ, và phải chăng con người là một loài sinh vật cô độc trong vũ trụ ngút ngàn này chăng?
Trần Hồng Văn
Vào năm 1772, Johann Bode thuộc Viện quan sát thiên văn Bá Linh thiết lập ra một nguyên tắc để tính khoảng cách từ các hành tinh tới mặt trời, sau đó trở thành luật Bode và khi dựa vào luật này người ta tiên đoán là phải có một hành tinh nằm giữa Hỏa Tinh và Mộc Tinh. Cho tới năm 1781 khi Thiên Vương Tinh được khám phá ra, quỹ đạo của nó phù hợp với luật Bode, người ta bắt đầu đi kiếm hành tinh "bí mật" này.
Cho tới năm 1801, nhà thiên văn học Ý Giuseppe Piazzi khám phá ra một vật lạ nằm phía ngoài Hỏa Tinh và quay quanh mặt trời theo một quỹ đạo nhất định và đặt tên là Ceres. Lúc đó, người ta tưởng là đã tìm ra được thế giới khác nữa ngoài trái đất. Một năm sau đó, và những năm kế tiếp, người ta khám phá ra nhiều vật khác cũng quay quanh mặt trời, nằm trong khoảng không gian giữa Hoả Tinh (Mars) và Mộc Tinh (Jupiter). Cho tới năm 1900, tổng cộng 463 vật lạ được tìm thấy, con số này lên tới 3,450 vào năm 1986; vật lớn nhất tên là Ceres có đường kính đo được 650 miles, vật nhỏ nhất có kích thước vài mét. Người ta ước tính là số vật thể trong vùng này có thể lên tới 30,000, chúng quay quanh mặt trời theo một quỹ đạo nhất định và được gọi là giải tinh hà (Asteroid belt), đó là một vòng đai tập họp những viên đá lớn nằm giữa Hỏa Tinh và Mộc Tinh.
Vài thập niên gần đây, ngành thiên văn học đã có những bước tiến nhẩy vọt. Ngoài việc tìm hiểu thái dương hệ này, người ta còn đi xa hơn nữa là tìm xem còn có một hệ thống thái dương nào khác quanh chúng ta nữa hay không. Mãi cho tới năm 1992, các nhà thiên văn lần đầu tiên khám phá ra một hệ thống thái dương khác nhưng chưa xác định được rõ ràng. Tới tháng 10 năm 1995, hai nhà thiên văn Thuỵ Sĩ Michel Mayor và Didier Queloz phúc trình là đã tìm ra hệ thống thái dương hệ thứ nhì, rồi chỉ 3 tháng sau đó, trong tháng Giêng 1996, Geofrey Marcy thuộc Viện Đại Học San Francisco State University và Paul Butler thuộc Đại Học California tại Berkeley tìm ra hai thái dương hệ khác nữa.
"Tôi tin rằng còn rất nhiều thái dương hệ khác sẽ được khám phá ra trong những năm sắp tới", Mayor tuyên bố như trên. Kỹ thuật trong ngành thiên văn mỗi ngày một tiến bộ, các nhà khoa học được trang bị những hệ thống điện toán tối tân cũng như những máy móc quang học tân kỳ, các hệ thống thái dương bắt đầu bị lôi ra từ những cõi u minh xa xăm, những núi dữ kiện về sự đồng nhất của các hành tinh, sự thành lập của chúng ra sao, và nhất là có một đời sống nào khác trong cõi ngút ngàn kia không. "Chúng ta đang bắt đầu một kỷ nguyên khoa học mới, một kỷ nguyên so sánh 9 hành tinh trong thái dương hệ này với các hành tinh trong các thái dương hệ khác" Marcy nói như trên.
***
Thái dương hệ khám phá vào năm 1992 mà lúc đầu người ta nghĩ là gồm có 3 hành tinh có khối lượng tương tự như trái đất quay quanh một pulsar, một vật thể giống như một ngôi sao đã bị suy sụp. Tuy vậy, pulsar là một ngôi sao phát nổ, những vật thể còn lại quay quanh lõi nên tạo ra những luồng phóng xạ và có thể tạo thành những nhầm lẫn cho việc quan sát từ mặt đất chăng? Hệ thống thứ nhì khám phá vào năm 1995 ít nhất có một hành tinh to lớn quay quanh định tinh 51 Pegasi B (định tinh là một ngôi sao hay mặt trời). Ngôi định tinh này nằm trong chòm sao Pegasus cách chúng ta 57 năm ánh sáng. Hành tinh quay quanh có khối lượng tương tự như Mộc Tinh nhưng quỹ đạo của nó chỉ bằng 1/100 khoảng cách từ Mộc Tinh tới mặt trời và quay hết một vòng trong 4 ngày mà thôi. Vì quay gần mặt trời như vậy, nhiệt độ nơi đây lên tới 1,800 độ F., vì vậy đó là nơi thù nghịch của đời sống.
Trái lại, hai hệ thống thái dương hệ được khám phá vào tháng Giêng 1996 lại gây tò mò nhiều cho các nhà khoa học, chúng cách trái đất khoảng từ 40 tới 70 năm ánh sáng. Ngôi hành tinh thứ nhất được đặt tên là 47 Ursae Majoris B có khối lượng nhiều gấp 3.5 lần Mộc Tinh, có một quỹ đạo lớn gấp 2 lần quỹ đạo trái đất. Nếu ở trong Thái Dương Hệ của chúng ta, vị trí của nó sẽ ở giữa Hoả Tinh và Mộc Tinh, nghĩa là nằm trong riềm giải tinh hà. Ngôi 47 Ursae Majoris B quay một vòng hết 3 năm và nhiệt độ trung bình ở nơi đây là -80 độ C. (tức là -112 độ F.). Hành tinh thứ nhì tên là 70 Virginis B có khối lượng lớn hơn Mộc Tinh gấp 8 lần nhưng lại rất gần với ngôi định tinh, khoảng cách bằng 4/10 quãng đường từ trái đất tới mặt trời, nghĩa là nếu ở trong hệ thống thái dương hệ này, nó chỉ ở bên ngoài quỹ đạo của Thủy Tinh (Mercury, hành tinh trong cùng) và quay quanh ngôi định tinh theo một quỹ đạo 117 ngày (nghĩa là một năm ở nơi đây lâu 117 ngày).
Tiếp theo, trong tháng Tư và tháng Sáu 1996, người ta lại tìm ra 2 hệ thống thái dương khác nữa. Vào tháng Tư, Paul Butler và Geofrey Marcy kiếm ra một hành tinh quay quanh một định tinh giống mặt trời tại chòm sao Cancer. Ngôi định tinh này tên là 55 Rho Cancri ở phía bắc chòm sao Cancer và cách xa trái đất 45 năm ánh sáng. Dưới điều kiện thời tiết tốt, người ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hành tinh trên có khối lượng như Mộc Tinh quay quanh ngôi định tinh trong một quỹ đạo ngắn bằng một phần mười quỹ đạo trái đất, tức là ngắn hơn 10 triệu miles. Tới trung tuần tháng Sáu, George Gatewood tại Đại Học Pisttburgh tuyên bố là kiếm thấy hai hành tinh quay quanh định tinh Lalande 21185. Ngôi sao này được khảo sát từ nhiều năm nay và rất gần chúng ta. Nó là ngôi sao thứ tư gần mặt trời nhất nhưng rất mờ, người ta chỉ nhìn thấy nhờ ống nhòm hay viễn vọng kính. Gatewood nói là ông đã tìm ra một ngôi hành tinh có khối lượng tương đương với Mộc Tinh hoặc lớn hơn, quay quanh ngôi định tinh trong 30 năm, ngoài ra còn một hành tinh khác nhỏ hơn, có quỹ đạo là 6 năm. Nếu khám phá của Gatewood được xác nhận thì đây là một hệ thống thái dương hệ giống thái dương hệ của chúng ta nhất.
Với khoảng 200 tỉ ngôi sao (định tinh hay mặt trời) trong giải ngân hà Milky Way, và hàng tỉ giải ngân hà khác có trong vũ trụ cũng như đầy rẫy những nguyên tử cần thiết cho sự sống trong không gian, nhiều nhà khoa học tin rằng con người không thể cô độc trong vũ trụ, ít nhất là trong giải ngân hà Milky Way. Và chỉ trong giải ngân hà Milky Way này thôi, có thể có hàng trăm, hàng ngàn và hoặc hàng triệu nền văn minh khác nữa.
Nếu xét kỹ lại các điều kiện cần thiết cho sự tạo dựng cũng như duy trì sự sống, điều phỏng đoán trên hầu như bị lung lạc. Từ một đời sống là một đơn bào đơn giản tiến hóa lên một nền văn minh phải trải qua biết bao nhiêu biến đổi. Để có một nền văn minh hiện nay, có phải đời sống trên trái đất đã trải qua rất nhiều may mắn, cái may mắn của một phần triệu, một phần tỉ, và phải chăng con người là một loài sinh vật cô độc trong vũ trụ ngút ngàn này chăng?
***
Comment