Giải mã nhạc thơ Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn (24.2.1939 - 1.4.2001), nhạc sĩ tài hoa, nhà thơ xứ Huế. Gần 50 năm qua khi tác phẩm đầu tay Ướt mi xuất hiện, nhất là những năm trở lại đây từ khi nhạc sĩ qua đời, nhiều nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn được dàn dựng trên các sân khấu ca múa nhạc, băng đĩa..., sách viết về ông liên tục xuất bản.
Tại sao nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn có sức lan truyền, thẩm thấu, lay động...?
Nghe và gặp
Trước đây khi còn những ngày trong chiến khu, tôi may mắn làm việc, tiếp xúc với đời sống sinh hoạt văn nghệ các vùng tạm bị chiếm, các đô thị miền Nam. Ngay sau ngày 30.4.1975, tại ngôi nhà nay là trụ sở của Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, các văn nghệ sĩ từ Hà Nội vào trong đó có nhà văn Hà Mậu Nhai, Nguyễn Tuân, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhà thơ Chế Lan Viên, nhà thơ Xuân Diệu, nhà văn Nguyễn Đình Thi, nhạc sĩ Hồ Bắc, nhà văn Hồng Duệ, nhà văn Thái Thành Đức Phổ, họa sĩ Mai Văn Hiến, Nguyễn Sáng cùng cánh văn nghệ sĩ trong R ra là họa sĩ Thanh Châu, Cổ Tấn Long Châu, Phạm Đỗ Đồng, Nguyễn Quang Sáng, Hoài Vũ, Giang Nam, Thanh Thảo... trò chuyện và im lặng mở băng, nghe nhạc Trịnh Công Sơn say sưa.
Đã nhiều lần gặp và uống rượu với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, từ những nhận xét đột ngột của nhiều người, tôi hát, đàn, đọc, nghe... để tìm cho mình cách giải mã tác phẩm của ông. Có lần cùng Nguyễn Quang Sáng ở nhà Nguyễn Duy; có lần cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngân Vịnh, Thanh Quế... ở Đà Nẵng, có lần cùng Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Lâm, Nguyễn Khắc Phục, họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi ở nhà Hoàng Yên Di bên Nhà Bè và không ít lần ngồi quán cóc lề đường với Nguyễn Nhật Ánh...
Sau bộ phim truyện của đạo diễn Hoàng Tích Chỉ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Báo Thanh Niên lần đầu tiên đưa chương trình Duyên dáng Việt Nam về Quảng Nam - Đà Nẵng giới thiệu. Trịnh Công Sơn cùng ở chung với chúng tôi gồm Lê Nhược Thủy, ca sĩ Cẩm Vân, Quốc Triệu, Hồng Nhung, người đẹp Thanh Mai... Đỗ Trung Quân,... và tôi. Tối đến, bên bãi biển Thanh Khê, Mỹ Khê hay bên sông Hàn, xuống Hội An bên sông Hoài, lúc nào anh Sơn cũng uống rượu Chivas. Anh uống không ăn, chỉ nghe và nói rất ít khi có câu hỏi cần trả lời. Anh Sơn vui thích bất kỳ ai hát bài của mình và bao giờ anh cũng khen hay. Có nhiều đêm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhà thơ Đỗ Trung Quân thức trắng uống rượu và trò chuyện. Tôi ngồi lắng nghe...
Truyền thống từ thơ dân gian, dân ca
Có thể dễ nhận biết được ca từ trong các bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như là những bài thơ, khổ thơ ta thường gặp trong các bài thơ dân gian, dân ca miền Trung, mà Huế là một trung tâm văn hóa nổi trội. Bắt đầu từ những vần thơ dân gian, dân ca miền Trung xứ Huế: "...Trước bến Vân Lâu. Ai ngồi ai câu. Ai sầu ai thảm. Ai thương ai cảm. Ai nhớ thương ai...". Hay câu ca ví dặm Nghệ Tĩnh "Giận thì giận (nì). Mà thương thì thương. Anh ngược Đò Lường. Em không chịu nổi...".
Các nhà thơ miền Trung đều có thơ hay thể loại 4, 5 chữ, như Xuân Diệu (Hà Tĩnh): "Tôi muốn tắt nắng đi. Cho màu đừng vàng nhạt. Tôi muốn buộc gió lại. Cho hương đừng bay đi"; Lưu Trọng Lư (Quảng Bình): "Mưa chi mưa mãi. Lòng nhớ thương hoài?”, hay "Em không nghe mùa thu. Dưới trăng mờ thổn thức”; Hàn Mạc Tử (Quảng Bình): "Trước sân anh thơ thẩn. Đăm đăm trông nhạn về. Mây chiều còn phiêu bạt. Lang thang trên đồi quê..." đều là những áng thơ hay giàu truyền thống dân gian.
Chúng ta thử đọc những bài... thơ hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nào là thơ 3 chữ như đồng dao: Trời ươm nắng/Cho mây hồng/Mây qua mau/Em nghiêng sầu/Còn mưa xuống/Như hôm nào/Em tới thầm/Mang gió lên"; Thơ 4 chữ: "Mẹ ngồi ru con/Ru mây vào hồn/Lạy trời mưa tuôn..."; "Hà Nội mùa thu. Cây cơm nguội vàng. Cây bàng lá đỏ. Nằm kề bên nhau"... hay thơ 5 chữ: "Gió heo may đã về. Chiều tím loang vỉa hè. Và gió hôn tóc thề"...; "Đêm chong đèn (ngồi) nhớ lại. Từng câu chuyện ngày xưa. Mẹ về đứng dưới mưa. Che đàn con nằm ngủ..."...
Từ tình ca, tâm ca cho đến những bài nhi ca... Trịnh Công Sơn đều làm thơ 3, 4, 5 chữ quen thuộc. Từ thơ cơ bản 3, 4, 5 chữ, chuyển hóa. Thơ 3 chữ: "Trời trong xanh. Đất hiền hòa. Bàn chân em. Đi nhè nhẹ...", biến hóa thành thơ 7 chữ hoặc ngược lại: "Em sẽ là mùa xuân của mẹ. Em sẽ là màu nắng của cha. Em đến trường học bao điều lạ. Môi mỉm cười là những nụ hoa"... Có khi thơ 4 chữ biến hóa thành 8 chữ "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ. Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao... Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng. Ngày sau sỏi đá vẫn cần có nhau”... Có khi thơ 5 chữ biến thành 10 chữ "Một người về đỉnh cao một người về vực sâu. Để cuộc tình chìm mau như bóng chim cuối đèo...". Thơ 3, 4, 5 chữ thoắt ẩn thoắt hiện, huyền ảo "Từ trên đất này những con người mới. Mọc lên tựa tia nắng cuối chân trời..." hay "Từ Bắc vô Nam nối liền cánh tay. Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Là gì nếu không phải là tính dân tộc đậm đà, đặc sắc, độc đáo trong thơ Trịnh Công Sơn - một hồn thơ Huế, một hồn thơ miền Trung, một hồn thơ Việt Nam.
Cấu trúc nghệ thuật lập thể Picaso
Ca khúc Trịnh Công Sơn dễ thuộc, trước hết vì thơ Trịnh Công Sơn dễ nhớ. Trịnh Công Sơn lại biết cách hát thơ đa dạng, phong phú nên nhạc ông càng long lanh sắc màu. Thơ - nhạc Trịnh Công Sơn là những khúc tư tình chân thành, say đắm và có chất của thiên tài mê hoặc. Cái chất mê hoặc nhiều khi... khó hiểu chính là ông kết hợp giữa tính dân tộc với quốc tế; tính độc đáo cá biệt với tính phổ biến hiện đại.
Nhiều lần trò chuyện với bạn bè trong giới họa sĩ bạn thân của ông (bản thân ông cũng là một họa sĩ), được biết ông rất mê danh họa Picaso, ông tổ của một phương pháp nghệ thuật đã làm thay đổi, cách tân quan điểm cổ điển kinh viện của nghệ thuật thế giới - Nghệ thuật lập thể ! Cùng với nghệ thuật đồng hiện, nghệ thuật lập thể cho phép nghệ sĩ trên một không gian cụ thể, thời gian cụ thể, một mặt phẳng giới hạn... có thể biểu hiện tất cả các góc cạnh của hiện thực cuộc sống, lịch sử qua thế giới quan của chính mình.
Thi pháp của Trịnh Công Sơn thực chất là thơ dân gian 4, 5 chữ truyền thống, nhưng được thể hiện và xây dựng trên nền tảng nghệ thuật lập thể, cho nên vừa truyền thống, vừa hiện đại, vừa độc đáo vừa phổ biến. Những tứ thơ, đoạn thơ lập thể của Trịnh Công Sơn tạo nên bề dày của ý tứ: "Rồi từ đây em gọi. Tình yêu cánh chim bay. Gọi thân hao gầy. Gọi hồn ngất ngây... Ôi tóc em dài đêm thần thoại"; "Tôi thu tôi bé lại. Làm mưa tan giữa trời. Tôi xin làm đá cuội mà lăn theo gót hài"... hay: "Người ngồi xuống hai vai gầy. Ôi yêu thương nghe đá buồn... Này em đã khóc chiều mưa đỉnh cao. Còn gì nữa đâu sương mờ đã lâu. Em đi về cầu mưa ướt áo. Đường phượng bay mờ không lối vào. Hàng cây lá xanh gần với nhau..." hay "... Ngày chủ nhật buồn. Còn ai còn ai. Đóa hoa hồng. Tàn hôn lên môi. Em gầy ngón dài. Lời ru miệt mài...", "Mây bay trên đầu và nắng trên vai. Đôi chân ta đi sông còn ở lại. Con tim yêu thương vô tình chợt gọi. Lại thấy trong ta hiện bóng con người...".
Hiện nay, nhiều chương trình hòa tấu nhạc Trịnh Công Sơn được thực hiện bài bản và chuyên nghiệp. Nhận xét chung là đều gợi nhớ lời thơ của bài hát, hay có cảm giác đơn điệu (monotone). Tại sao vậy. Có lẽ vì người ta đã quen nghe nhạc phẩm. Và nhạc Trịnh Công Sơn cũng dùng để hát (nghĩa có lời). Trịnh Công Sơn làm thơ để hát cho nên ca từ đều là những bài thơ hoàn chỉnh. Và ngay việc phổ biến của bài hát Trịnh Công Sơn cũng có giới hạn nhất định - Ấy là chất thị thành của thanh niên học sinh sinh viên, trí thức trẻ.
Sinh thời, Trịnh Công Sơn tâm sự: "Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những tình cảm của mình". Tác phẩm Trịnh Công Sơn là sự kết hợp hài hòa giữa gia đình (mẹ già, tiếng mõ tụng kinh), quê hương của người Minh Hương lập ấp xây làng tại Thừa Thiên - Huế, văn hóa Pháp, văn hóa phương Tây, của đời sống trí thức thị dân... và cuộc chiến tranh ác liệt...
Vũ Ân Thy
Trịnh Công Sơn (24.2.1939 - 1.4.2001), nhạc sĩ tài hoa, nhà thơ xứ Huế. Gần 50 năm qua khi tác phẩm đầu tay Ướt mi xuất hiện, nhất là những năm trở lại đây từ khi nhạc sĩ qua đời, nhiều nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn được dàn dựng trên các sân khấu ca múa nhạc, băng đĩa..., sách viết về ông liên tục xuất bản.
Tại sao nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn có sức lan truyền, thẩm thấu, lay động...?
Nghe và gặp
Trước đây khi còn những ngày trong chiến khu, tôi may mắn làm việc, tiếp xúc với đời sống sinh hoạt văn nghệ các vùng tạm bị chiếm, các đô thị miền Nam. Ngay sau ngày 30.4.1975, tại ngôi nhà nay là trụ sở của Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, các văn nghệ sĩ từ Hà Nội vào trong đó có nhà văn Hà Mậu Nhai, Nguyễn Tuân, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhà thơ Chế Lan Viên, nhà thơ Xuân Diệu, nhà văn Nguyễn Đình Thi, nhạc sĩ Hồ Bắc, nhà văn Hồng Duệ, nhà văn Thái Thành Đức Phổ, họa sĩ Mai Văn Hiến, Nguyễn Sáng cùng cánh văn nghệ sĩ trong R ra là họa sĩ Thanh Châu, Cổ Tấn Long Châu, Phạm Đỗ Đồng, Nguyễn Quang Sáng, Hoài Vũ, Giang Nam, Thanh Thảo... trò chuyện và im lặng mở băng, nghe nhạc Trịnh Công Sơn say sưa.
Đã nhiều lần gặp và uống rượu với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, từ những nhận xét đột ngột của nhiều người, tôi hát, đàn, đọc, nghe... để tìm cho mình cách giải mã tác phẩm của ông. Có lần cùng Nguyễn Quang Sáng ở nhà Nguyễn Duy; có lần cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngân Vịnh, Thanh Quế... ở Đà Nẵng, có lần cùng Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Lâm, Nguyễn Khắc Phục, họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi ở nhà Hoàng Yên Di bên Nhà Bè và không ít lần ngồi quán cóc lề đường với Nguyễn Nhật Ánh...
Sau bộ phim truyện của đạo diễn Hoàng Tích Chỉ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Báo Thanh Niên lần đầu tiên đưa chương trình Duyên dáng Việt Nam về Quảng Nam - Đà Nẵng giới thiệu. Trịnh Công Sơn cùng ở chung với chúng tôi gồm Lê Nhược Thủy, ca sĩ Cẩm Vân, Quốc Triệu, Hồng Nhung, người đẹp Thanh Mai... Đỗ Trung Quân,... và tôi. Tối đến, bên bãi biển Thanh Khê, Mỹ Khê hay bên sông Hàn, xuống Hội An bên sông Hoài, lúc nào anh Sơn cũng uống rượu Chivas. Anh uống không ăn, chỉ nghe và nói rất ít khi có câu hỏi cần trả lời. Anh Sơn vui thích bất kỳ ai hát bài của mình và bao giờ anh cũng khen hay. Có nhiều đêm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhà thơ Đỗ Trung Quân thức trắng uống rượu và trò chuyện. Tôi ngồi lắng nghe...
Truyền thống từ thơ dân gian, dân ca
Có thể dễ nhận biết được ca từ trong các bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như là những bài thơ, khổ thơ ta thường gặp trong các bài thơ dân gian, dân ca miền Trung, mà Huế là một trung tâm văn hóa nổi trội. Bắt đầu từ những vần thơ dân gian, dân ca miền Trung xứ Huế: "...Trước bến Vân Lâu. Ai ngồi ai câu. Ai sầu ai thảm. Ai thương ai cảm. Ai nhớ thương ai...". Hay câu ca ví dặm Nghệ Tĩnh "Giận thì giận (nì). Mà thương thì thương. Anh ngược Đò Lường. Em không chịu nổi...".
Các nhà thơ miền Trung đều có thơ hay thể loại 4, 5 chữ, như Xuân Diệu (Hà Tĩnh): "Tôi muốn tắt nắng đi. Cho màu đừng vàng nhạt. Tôi muốn buộc gió lại. Cho hương đừng bay đi"; Lưu Trọng Lư (Quảng Bình): "Mưa chi mưa mãi. Lòng nhớ thương hoài?”, hay "Em không nghe mùa thu. Dưới trăng mờ thổn thức”; Hàn Mạc Tử (Quảng Bình): "Trước sân anh thơ thẩn. Đăm đăm trông nhạn về. Mây chiều còn phiêu bạt. Lang thang trên đồi quê..." đều là những áng thơ hay giàu truyền thống dân gian.
Chúng ta thử đọc những bài... thơ hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nào là thơ 3 chữ như đồng dao: Trời ươm nắng/Cho mây hồng/Mây qua mau/Em nghiêng sầu/Còn mưa xuống/Như hôm nào/Em tới thầm/Mang gió lên"; Thơ 4 chữ: "Mẹ ngồi ru con/Ru mây vào hồn/Lạy trời mưa tuôn..."; "Hà Nội mùa thu. Cây cơm nguội vàng. Cây bàng lá đỏ. Nằm kề bên nhau"... hay thơ 5 chữ: "Gió heo may đã về. Chiều tím loang vỉa hè. Và gió hôn tóc thề"...; "Đêm chong đèn (ngồi) nhớ lại. Từng câu chuyện ngày xưa. Mẹ về đứng dưới mưa. Che đàn con nằm ngủ..."...
Từ tình ca, tâm ca cho đến những bài nhi ca... Trịnh Công Sơn đều làm thơ 3, 4, 5 chữ quen thuộc. Từ thơ cơ bản 3, 4, 5 chữ, chuyển hóa. Thơ 3 chữ: "Trời trong xanh. Đất hiền hòa. Bàn chân em. Đi nhè nhẹ...", biến hóa thành thơ 7 chữ hoặc ngược lại: "Em sẽ là mùa xuân của mẹ. Em sẽ là màu nắng của cha. Em đến trường học bao điều lạ. Môi mỉm cười là những nụ hoa"... Có khi thơ 4 chữ biến hóa thành 8 chữ "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ. Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao... Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng. Ngày sau sỏi đá vẫn cần có nhau”... Có khi thơ 5 chữ biến thành 10 chữ "Một người về đỉnh cao một người về vực sâu. Để cuộc tình chìm mau như bóng chim cuối đèo...". Thơ 3, 4, 5 chữ thoắt ẩn thoắt hiện, huyền ảo "Từ trên đất này những con người mới. Mọc lên tựa tia nắng cuối chân trời..." hay "Từ Bắc vô Nam nối liền cánh tay. Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Là gì nếu không phải là tính dân tộc đậm đà, đặc sắc, độc đáo trong thơ Trịnh Công Sơn - một hồn thơ Huế, một hồn thơ miền Trung, một hồn thơ Việt Nam.
Cấu trúc nghệ thuật lập thể Picaso
Ca khúc Trịnh Công Sơn dễ thuộc, trước hết vì thơ Trịnh Công Sơn dễ nhớ. Trịnh Công Sơn lại biết cách hát thơ đa dạng, phong phú nên nhạc ông càng long lanh sắc màu. Thơ - nhạc Trịnh Công Sơn là những khúc tư tình chân thành, say đắm và có chất của thiên tài mê hoặc. Cái chất mê hoặc nhiều khi... khó hiểu chính là ông kết hợp giữa tính dân tộc với quốc tế; tính độc đáo cá biệt với tính phổ biến hiện đại.
Nhiều lần trò chuyện với bạn bè trong giới họa sĩ bạn thân của ông (bản thân ông cũng là một họa sĩ), được biết ông rất mê danh họa Picaso, ông tổ của một phương pháp nghệ thuật đã làm thay đổi, cách tân quan điểm cổ điển kinh viện của nghệ thuật thế giới - Nghệ thuật lập thể ! Cùng với nghệ thuật đồng hiện, nghệ thuật lập thể cho phép nghệ sĩ trên một không gian cụ thể, thời gian cụ thể, một mặt phẳng giới hạn... có thể biểu hiện tất cả các góc cạnh của hiện thực cuộc sống, lịch sử qua thế giới quan của chính mình.
Thi pháp của Trịnh Công Sơn thực chất là thơ dân gian 4, 5 chữ truyền thống, nhưng được thể hiện và xây dựng trên nền tảng nghệ thuật lập thể, cho nên vừa truyền thống, vừa hiện đại, vừa độc đáo vừa phổ biến. Những tứ thơ, đoạn thơ lập thể của Trịnh Công Sơn tạo nên bề dày của ý tứ: "Rồi từ đây em gọi. Tình yêu cánh chim bay. Gọi thân hao gầy. Gọi hồn ngất ngây... Ôi tóc em dài đêm thần thoại"; "Tôi thu tôi bé lại. Làm mưa tan giữa trời. Tôi xin làm đá cuội mà lăn theo gót hài"... hay: "Người ngồi xuống hai vai gầy. Ôi yêu thương nghe đá buồn... Này em đã khóc chiều mưa đỉnh cao. Còn gì nữa đâu sương mờ đã lâu. Em đi về cầu mưa ướt áo. Đường phượng bay mờ không lối vào. Hàng cây lá xanh gần với nhau..." hay "... Ngày chủ nhật buồn. Còn ai còn ai. Đóa hoa hồng. Tàn hôn lên môi. Em gầy ngón dài. Lời ru miệt mài...", "Mây bay trên đầu và nắng trên vai. Đôi chân ta đi sông còn ở lại. Con tim yêu thương vô tình chợt gọi. Lại thấy trong ta hiện bóng con người...".
Hiện nay, nhiều chương trình hòa tấu nhạc Trịnh Công Sơn được thực hiện bài bản và chuyên nghiệp. Nhận xét chung là đều gợi nhớ lời thơ của bài hát, hay có cảm giác đơn điệu (monotone). Tại sao vậy. Có lẽ vì người ta đã quen nghe nhạc phẩm. Và nhạc Trịnh Công Sơn cũng dùng để hát (nghĩa có lời). Trịnh Công Sơn làm thơ để hát cho nên ca từ đều là những bài thơ hoàn chỉnh. Và ngay việc phổ biến của bài hát Trịnh Công Sơn cũng có giới hạn nhất định - Ấy là chất thị thành của thanh niên học sinh sinh viên, trí thức trẻ.
Sinh thời, Trịnh Công Sơn tâm sự: "Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những tình cảm của mình". Tác phẩm Trịnh Công Sơn là sự kết hợp hài hòa giữa gia đình (mẹ già, tiếng mõ tụng kinh), quê hương của người Minh Hương lập ấp xây làng tại Thừa Thiên - Huế, văn hóa Pháp, văn hóa phương Tây, của đời sống trí thức thị dân... và cuộc chiến tranh ác liệt...
Vũ Ân Thy