• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Quang Dũng

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Quang Dũng

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />
    Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).

    Thuở nhỏ, ông theo học trung học tại trường Thăng Long, Hà Nội . Vào những năm kháng chiến chống Pháp, Quang Dũng hoạt động văn nghệ ở liên khu III, làm đại đội trưởng đoàn quân Tây Tiến (1947).

    Sau năm 1954, ông sống như một kẻ vô danh tại miền Bắc, từ trần ngày 13 tháng 10 năm 1988 tại Hà Nội sau một thời gian dài đau bệnh.

    Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng Đồi Đánh Giặc (1976)...

    Thơ Quang Dũng nằm giữa biên giới của thật và mơ, như khói như mây mờ mờ ảo ảo, như tiếng vọng từ chân trời nào xa vắng...


    MÂY ĐẦU Ô

    Mây ở đầu ô
    Mây lang thang
    Ôi ! chật làm sao
    Góc phố phường

    Hẹn những chân trời xa lạ
    Qua một ngọn cột đèn
    Chiều tối lại bừng con mắt đỏ

    Cành bàng mái cũ khẳng khiu
    Vườn đẹp khi mùa rụng lá
    Cành bàng lại nở tàn xanh
    Mùa hạ về theo chim sẻ
    Nhưng ta có gì

    Tự thấy những ngày không tẻ
    Mây trắng lang thang
    Gió đuổi bời bời phố chat
    Những người lớp hai mươi tuổi
    Ca nước đập vỡ bình toong

    Khăn mặt thấm mồ hôi
    Bụi đỏ
    Bụi vàng
    Trung du bóng cọ

    Nắng cháy màu da họ
    Là nắng triền cao
    Tay sém ngắn mặt trời
    Là trời công trường xa tít tắp
    Áo ngực xanh yếm biển

    Bay bay dải mũ hải quân
    Những gã hai mươi mùa xuân
    Từ đâu thổi vào thành phố?...

    Mây mùa thu
    Lọt qua trời hẹp ngõ
    Lướt nhanh qua mái ngói ba từng
    Tiếng dương cầm…..

    Ta theo tiếng nhạc
    Bay khỏi mái nhà
    Ta mê xanh thẳm
    Như cánh chim trời

    Thấy
    Mình còn sức trẻ
    Ôi ! những bạn tôi
    Vào lớp tuổi năm mươi
    Mây ở đầu ô

    Trời xanh lộng thế……

    Quang Dũng
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-11-2011, 01:51 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #2

    Chiêu Quân -Quang Dũng

    CHIÊU QUÂN

    Tuyết lạnh che mờ trời Hán quốc
    Tỳ bà lanh lảnh buốt cung thương
    Tang tình năm ngón sầu dâng lệ
    Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ xang

    Đây Nhạn Môn Quan đường ải vắng
    Trường thành xa lắm ! Hán Vương ơi
    Chiêu Quân che khép mền chiên bạch
    Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi

    Ngó lại xanh xanh triều Hán Đế
    Từng hang châu lệ thấm chiên nhung
    Quân vương chắc cũng say và khóc
    Ái khanh ! Aí khanh ! lời nghẹn ngùng

    Hồ xang hồ xang xự hồ xang
    Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng
    Lã chã trời Phiên mưa tuyết xuống
    Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ xang

    Quang Dũng (1937)
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-11-2011, 01:53 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #3

      Đêm Việt Trì -Quang Dũng

      ĐÊM VIỆT TRÌ

      Em là con hát ở bên sông
      Hát mãi từ khi em bỏ chồng
      Chiều đến em ngồi trên bến vắng
      Gửi người bốn xứ mảnh tình không

      Em là con hát ở bên sông
      Lạnh với trường giang kiếp má hồng
      Chiều đến em bừng son phấn mộng
      Rẻ người , không tiếc mảnh hồn trong

      Em là con hát ở bên sông
      Đàn phách là đôi bạn khốn cùng
      Khách ghé phương nào thây kiếp khách
      Hoài đâu nước mắt khóc tình chung

      Em là con hát ở bên sông
      Nước chảy nghìn xưa luống chảy ròng
      Nước chảy không về nguồn quá khứ
      Em buồn dĩ vãng mắt khô trong

      Em là con hát ở bên sông
      Đừng nhớ thương em uổng tấc lòng
      Em ở kiếp này là ở tạm
      Tìm em kiếp khác Liễu Trai nương

      Quang Dũng (Tặng Cô đào Huệ 1939 )
      Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-11-2011, 01:55 AM.
      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      • #4

        Buồn Êm Ấm - Quang Dũng

        BUỒN ÊM ẤM

        Có những đêm trường buông gối chăn
        Giận mình êm ấm chán tình thân
        Tủi hờn với cả lời săn sóc
        Của những người lo tới phận mình

        Vi vút nỗi niềm ai thấu lẽ
        Chao ôi tri kỷ ở ngàn phương
        Đêm đêm gió cuốn từng cơn nhớ
        Từng trận sầu tư lướt thướt đường

        Giọt giọt mưa rơi ngoài mái lạnh
        Trong này hơi gối với hơi chăn
        Sầu xưa muôn dặm buồn êm ấm
        Nghe từng giọng nước thấu năm canh

        Nhỏ bé chao ôi lời dịu ngọt
        Lòng buồn nghi cả đến tình yêu
        Từ độ sa vào hồ nước mắt
        Cách bằng muôn dặm cũng chìm theo

        Không biết ngày mai trời có xanh
        Đường xa xa nắng có mông mênh
        Đêm đêm mơ thấy làm khăn gói
        Để sớm mai rồi vẫn quẩn quanh

        Chưa chắc cây cao hồ dễ im
        Sông sâu hồ dễ đủ im lìm
        Cây cao chừng đợi giờ giông tố
        Sông đợi mùa dâng sóng nước lên

        ( Thời Tập số 20—chủ đề đặc biệt----Quang Dũng---14/2/1975)
        Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-11-2011, 01:56 AM.
        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

        Comment

        • #5

          Trưa Hè- Quang Dũng

          Trưa Hè

          Trưa hè bỗng nhớ sông quê
          Nước xa không bóng thuyền đi đôi dòng
          Thóc nhà ai có phơi không ?
          Chói chang lửa thóc sân trông bóng người

          Vại mưa in dáng mây trời
          Em soi bóng có nhớ người xa em ?
          Bờ tre gió đánh lả mềm
          Thoảng say mùi nái bên thềm ai giăng

          Xa quê dầu chẳng võ vàng
          Trông mây núi nhớ mây làng về trưa

          Quang Dũng( 5-1960 )
          Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-11-2011, 02:04 AM.
          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

          Comment

          • #6

            Cố Quận- Quang Dũng

            CỐ QUẬN

            Trăng sáng sân vờn đôi bóng cau
            Ngồi đây mà gửi nhớ phương nào
            Gió mát long lanh vầng Bắc Đẩu
            Tiết hè ếch nhái rộn bờ ao

            Ngồi đây năm năm miền ly hương
            Quê người đôi gót mỏi tha phương
            Có những chiều trăng tròn đỉnh núi
            Nhà ai chày gạo giã đêm sương

            Tịch mịch sầu vơi bèo râm ran
            Chuối vườn khuya lọt ánh trăng tàn
            Người ơi quê cũ đèn hoe ngọn
            Tóc bạc trông chừng cổng héo hon

            Ngõ trúc quanh quanh sâu bóng lá
            Trăng vàng rơi rắc nẻo nào xưa
            Ngõ cũ không mong người trở lại
            Mà mùi hoa mộc vẫn thơm đưa

            Em ơi , em ơi , đêm dần vơi
            Trông về phương ấy ngóng trông người
            Trăng có soi qua đầu tóc bạc
            Nẻo chừng cố quận nhớ thương ơi!

            Trăng sáng năm năm mùa lại mùa
            Hạ này vơi lại nhớ thu xưa
            Người đi người đi đường quạnh quạnh
            Ngày tháng thương vay kẻ đợi chờ

            Quang Dũng (1940 )
            Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-11-2011, 02:08 AM.
            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

            Comment

            • #7

              Suối Tóc - Quang Dũng

              SUỐI TÓC

              Thuở ấy em ngồi trên cửa gác
              Tóc buông hong với gió đầu thu
              Nhẹ nhàng anh đến hồn chan chứa
              Ghi vội vàng em mấy nét thơ

              Em mải mê gì dưới nắng êm ?
              Tóc như suối mực chảy êm đềm….
              Hương nhẹ như là hương hoa cau
              Tóc em buông suối chảy về đâu?
              Thiên thai em mở bừng trong gác
              Đựng hết trời xanh chứa hết màu

              Giờ hết , Em đi , mùa cũng hết
              Những thời hong tóc hiếm làm sao
              Rộn ràng nắng mới tìm hương cũ
              Ngơ ngẩn chiều đi trước gác cao

              Em hãy về đây ngắm lại tranh
              Sắc màu còn gửi bóng ngày xanh
              Và đây suối tóc qua song cửa
              Vẫn chảy êm đềm dưới nắng hanh

              (Hà khẩu -1945)
              Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-11-2011, 02:09 AM.
              Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

              Comment

              • #8

                Đôi Mắt Người Sơn Tây - Quang Dũng

                Hoa Thanh Bình

                ( Đôi Mắt Người Sơn Tây )

                Em ở thành Sơn chạy giặc về
                Tôi từ quê cũ cũng ra đi
                Cách biệt bao lần quê Bất Bạt
                Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

                Vầng trán em vương trời quê hương
                Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
                Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
                Em có bao giờ em nhớ thương ?

                Mẹ tôi em có gặp đâu không
                Những xác già nua ngập cánh đồng
                Tôi cũng có thằng con bé nhỏ
                Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

                Từ độ thu về hoang bóng giặc
                Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn
                Đất đá ong khô còn ngấn lệ
                Em có bao giờ lệ chứa chan ?

                Đôi mắt người Sơn Tây
                U uẩn chiều lưu lạc
                Buồn viễn xứ khôn khuây
                Cho nhẹ lòng nhớ thương
                Em mơ cùng ta nhé
                Bóng ngày mai quê hương
                Đường hoa khô ráo lệ

                Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
                Về núi Sài Sơn ngóng lúa vàng
                Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
                Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

                Bao giờ ta gặp em lần nữa
                Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
                Đã hết sắc màu chinh chiến cũ
                Còn có bao giờ em nhớ ta ?




                Đôi Mắt Người Sơn Tây - Phạm Đình Chương phổ thơ Quang Dũng
                Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-11-2011, 02:18 AM.
                Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                Comment

                • #9

                  Một Phút Thoáng Qua





                  Thời chín năm, Quang Dũng thường qua lại vùng Thanh Hóa, lúc đó là vùng tự do có một số đông đúc người tản cư, đủ các giới từ Hà Nội ra, từ khu 3 vào ....Một lần Quang Dũng ghé thăm một người bạn thân và được anh ta kể chuyện cho nghe về một cô giáo dạy trường phổ thông trung học thị xã, tên và người đều đẹp. Nhà thơ si tình, tuy chưa gặp mặt người đẹp nhưng đã thấy lòng thổn thức. Và thế là một mình đi xuống bến sông, đùi kê cuốn sổ nhỏ, một bài thơ ra đời:


                  Một Phút Thoáng Qua
                  ( một tên khác : Trắc ẩn )

                  Chưa gặp sao đành thương nhớ nhau ?
                  Đôi phen số mệnh cũng cơ cầu
                  Người đi mang nửa hồn đơn lẻ
                  Tôi về hoài vọng một đôi câu

                  Khói thuốc chiều sông hỡi dáng người !
                  Phương nào đôi mắt ngó xa xôi
                  Nào ai biết được niềm u ẩn
                  Từng lắng nhiều trong những mảnh đời

                  Tôi viết chiều nay chiều tưởng vọng
                  Làm thơ mình lại tặng riêng mình
                  Sông trôi luống gợi dòng vô hạn
                  Biền biệt ngày xanh xa ngày xanh

                  Thời đại bao lần khô nước mắt
                  Hoa đèn riêng gửi chút tâm tư
                  Ngắn dài đã học người thiên cổ
                  Vạn đại sầu lên chẳng bến bờ

                  Chiều ấy em về thương nhớ ai ?
                  Tôi chắc đường đi đã rất dài
                  Tim tím chiều hôm lên bóng núi
                  Dọc đường mờ những cánh hoa phai

                  Một chút linh hồn nhỏ
                  Đi về chân núi xanh
                  Màu tím chiều chầm chậm
                  Hoàng hôn nghe một mình

                  Giáo đường chuông rời rạc
                  Tan vỡ nhiều âm thanh
                  Một chút linh hồn nhỏ
                  Đi về chân núi xanh


                  Sau một vài lần không được gặp, cô giáo cùng em nhỏ đi về miền núi Nưa vùng Cổ Ðịnh ít lâu, Quang Dũng đã có dịp được trực tiếp chuyện trò với cô giáo ấy. Và một bài thơ văn xuôi khác ra đời:

                  Tôi gặp em một chiều ấy nhiều mây nặng . Sao rất ít. Lưa thưa Bắc Ðẩu xa mờ. Tôi áo quần vừa độ bạc mầu năm tháng. Ðời nghèo với ý thơ.

                  Vầng trán em cao, sáng ngời linh hồn. Ôi đẹp và say đôi mắt. Mái tóc lung linh, áo trắng hiện về hư ảo. Người ơi ! Vườn xưa nhớ chuyện Liêu Trai. Ðêm vắng qua phố hoang tàn. Gió chạy dài heo hút.

                  Tôi nhớ chuyện đời em xưa . Ðời em bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu dòng lệ ....

                  Em vui cười thật không ? Rượu say đôi má đỏ hồng .... đau đớn. Ta thương NGƯỜI một sáng hôm nào - giường trắng tinh, gió mát thổi hương cau – gió mát từ ao, qua khung cửa sắt.
                  Giường trắng êm êm, dáng nằm ngoa ngoắt. Ôi không phải của mình - Chiếc rèm buông màn tím - Tường mát dịu màu xanh....

                  Chiều về đường quạnh vắng
                  Em đi
                  Tôi bâng khuâng thất vọng
                  Vẽ em trên dọc đường về

                  Em có yêu ta không ? Ta có yêu NGƯỜI chăng ? Ngoài ba mươi tuổi đều dang dở .

                  Trên đường đời phẳng phiu
                  Chúng ta là hai kẻ
                  Rất lang thang

                  Mấy phút gần đây tái ngộ
                  Nhìn em thấu rõ lối tâm tư
                  Ôi mái tóc – đôi mắt thẳm xưa
                  Tất cả mắt em là nghệ thuật
                  Nhớ em dòng tóc dài đôi mắt...

                  Ðể em lại về suốt buổi trời mưa
                  Mưa cũng khắp cả ngày tôi hôm ấy
                  Em ơi ! Tình ngây thơ đã dậy
                  lại trở về
                  Mặc dầu tóc không còn xanh nữa
                  Và đôi chút râu ria ...

                  Nhớ người xa hôm nay
                  Ðời thấy càng đáng sống
                  Sống để mà say
                  Say suối tóc ngày xưa bây giờ bắt gặp
                  Phải chăng nguồn thông cảm là đây
                  Phút chốc em thành thần nữ
                  Ngự trị hồn ta
                  Một tình thương yêu liều lĩnh ...
                  Bạn càng kể đời em
                  Lại càng như rượu mạnh
                  Rượu mà Tiểu Nhiên và Mỵ Cơ
                  Ðã cùng uống trộm
                  Trong thiên truyện tình bất tử ngày xưa

                  Trưa nay ngồi bóng nhà thờ . Linh hồn mệt mỏi – chuông hồi vang “angélus” - Nhớ bức tranh cầu nguyện của Millet*
                  Viết những dòng thơ – không lề luật – mà chẳng tặng ai – Vì biết không bao giờ gửi, không bao giờ gửi, không bao giờ gửi .

                  Em ! Chúng ta đã quá nhiều đau thương, những tâm tư, những tình sử chan hòa nước mắt thay niềm vui, tiếng cười rồ dại ... Rất là mệt mỏi !
                  Lòng hào kiệt cổ xưa chợt dậy. Bực dọc ...Muốn đập tan mọi thứ - Nếu không là tất cả . Em ! Mái tóc với đời Em .

                  Vườnh chanh sau dòng Mến Thánh Giá
                  Ðúng giờ chuông ban trưa

                  Quang Dũng làm thơ kèm theo tranh vẽ . Mỗi bài kèm một tranh.
                  Một chút thoáng qua trong đời anh !

                  Nguyễn Lê Huy

                  ( Viết theo tài liệu của L.H.T)


                  (Nguồn : bennhac . com )
                  Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-11-2011, 02:11 AM.
                  Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                  Comment

                  • #10

                    Quán Bên Đường - Quang Dũng

                    Quán Bên Đường

                    Tôi khách qua đường trưa nắng gắt
                    Nghĩ nhờ đây quán lệch tường xiêu
                    Giàn mướp nghèo không hứa hẹn bao nhiêu
                    Mùa gạo đắt, đường xa, thưa khách vắng
                    Em đắp chăn dầy , tóc em trĩu nặng
                    Tôi mồ hôi ra ngực áo chan chan
                    Hồn lính mơ qua vài sợi tóc
                    Đường tản cư bao suối lạ sương ngàn
                    Em mê sảng sốt hồng lên má đỏ
                    Em có một mình nhà hoang vắng quá
                    Mảnh chăn đào em đắp có hoa thêu
                    Hàng của em chai lọ xác xơ nghèo
                    Tôi nhìn lại , mảnh quần xưa đã vá
                    Tôi chợt nhớ chúng ta không nhà cửa
                    Em tản cư tôi là lính tiền phương
                    Xa Hà Nội cùng nhau từ một thuở
                    Lòng rưng rưng thương nhau qua dọc đường
                    Tiền nước trả em rồi . Nắng gắt
                    Đường xa xa mờ mờ núi và mây
                    Hồn lính vương qua vài sợi tóc
                    Tôi thương mà em đâu có hay .

                    Quang Dũng
                    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-11-2011, 02:02 AM.
                    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                    Comment

                    • #11

                      Không Đề - Quang Dũng



                      Không Đề

                      Em mãi là hai mươi tuổi
                      Ta mãi là mùa xanh xưa
                      Những cây ổi thơm ngày ấy
                      Và vầng hoa ngâu mưa thu
                      Tóc anh đã thành mây trắng
                      Mắt em dáng thời gian qua

                      Ngày nay ngày nay
                      Chuyện đẹp qua đi
                      Thời gian gấp ruổi
                      Còn lại chúng ta
                      Em mãi là hai mươi tuổi
                      Ta mãi là mùa xanh xưa
                      Giữ trọn tình người cho đẹp

                      Ơi! Con đường xưa
                      Những mùa trút lá
                      Cành bàng mồ côi
                      Cổng cũ rêu phong
                      Ý đợi người

                      Ơi! Con đường xưa
                      Men vườn ổi thơm
                      Em tuổi hai mươi
                      Yêu anh hào hiệp

                      Bỏ em, anh đi
                      Đường hai mươi năm
                      Dài bao chia ly
                      Có những vợ chồng
                      Không là trăm năm
                      Mà tình thương yêu…..

                      Sông ơi! Dài sao
                      Rộng ơi! Biển cả
                      Thôi em nước mắt
                      Đừng rơi lã chã!

                      Em mãi là hai mươi tuổi
                      Ta mãi là mùa xanh xưa
                      Giữ trọn tình người cho đẹp

                      Quang Dũng
                      Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-11-2011, 02:00 AM.
                      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                      Comment

                      • #12

                        Áng Mây Trắng Xứ Đoài : Quang Dũng

                        Văn Giá


                        Áng mây trắng xứ Ðoài: Quang Dũng






                        Sinh ra để làm một kiếp mây

                        Không hiểu vào cái năm một ngàn chín trăm tám sáu, khi Quang Dũng đang nằm trong bệnh viện, nhà thơ Trần Lê Văn giúp Quang Dũng dựng tập Mây đầu ô, hai ông có kịp bàn bạc gì không về việc đặt tên cho tập thơ? Nghĩa là cho đến ngày hôm nay, khi mà cả đôi bạn thơ này khuất núi, chúng ta vẫn không thể biết được, tên tập thơ do chính Quang Dũng lựa chọn hay do tự ý Trần Lê Văn đặt. Nhưng dù ai đặt cho tập thơ cái tên ấy thì quả là "tay cũng già". Nó mới hợp, mới đúng làm sao con người Quang Dũng, thi nhân Quang Dũng! “Một lời là một vận vào khó nghe”, Mây đầu ô. Vâng,

                        Mây ở đầu ô
                        mây lang thang,

                        Mây ở đầu ô
                        - Hẹn những chân trời xa lạ,

                        - Ta mê xanh thẳm
                        - - Như cánh chim trời…

                        Mây đầu ô, tôi cứ nghĩ đó là một cái tên đích đáng đến nỗi khó lòng có thể chọn một hình ảnh nào vừa đúng, vừa hợp, vừa hay, vừa đẹp đến thế, dành cho người thơ Quang Dũng.

                        Mây đầu ô là tập thơ riêng duy nhất của ông ra đời, lại đúng vào lúc nhà thơ ngã bệnh (1986). Bài thơ “Mây đầu ô”, cũng là tên tập thơ, được viết năm 1970, khi nhà thơ đã Vào lớp tuổi năm mươi, tuổi tri thiên mệnh. Thực ra, không phải chờ đến lúc ấy mới có mây. Hình ảnh mây đã ám vào số phận thi ca này như một định mệnh, một phán quyết của thượng giới vô hình không thể cưỡng lại được, ngay từ hồi mới bước vào nghiệp thơ. Nhưng lúc đó, làm sao ông có thể hiểu được tiền vận, hậu vận của chính mình. Ông cứ làm một áng mây trắng xứ Ðoài, hồn nhiên lang thang từ làng ra phố, hết phố lên rừng, rồi lại từ rừng về phố. Ðể cho đến một hôm, vào tuổi 50, mới ngộ ra, phận mình y như một áng mây lang thang.

                        Nói Quang Dũng mang phận mây ngay từ đầu là có cơ sở. Một trong những bài thơ đầu tiên, được coi thành công nhất, tạo dựng ngay lập tức cái tên Quang Dũng giữa làng thơ Việt Nam hồi kháng chiến là bài “Tây Tiến”, viết năm 1948, đã thấy có một cồn mây sừng sững, bị mũi súng chọc thủng hướng lên trời (Heo hút cồn mây súng ngửi trời). Ngay sau đó, hễ mỗi khi có thơ về vùng quê xứ Ðoài chôn rau cắt rốn, thì thể nào cũng lại có áng mây trắng thi ca bay vào:

                        Tôi nhớ xứ Ðoài mây trắng lắm
                        (“Mắt người Sơn Tây” - 1949)

                        Ba Vì tảng trán xanh
                        Thức với mây đoài trắng xóa
                        (“Bất Bạt đêm giao quân” - 1968)

                        Hãy ngẩng lên nhìn chóp Tản Viên
                        Mây trắng xưa nay về tụ họp
                        Mây một phương Ðoài về tụ họp
                        (“Ba Vì đón Bác” - 1969)

                        Mà chẳng cứ gì xứ Ðoài, những vần thơ viết về mọi miền đất nước cũng nhiều mây lắm:

                        Ði trong đường mây rắc bụi vàng
                        Cơn gió bóng mây qua đỉnh Việt
                        Mà như lau sậy có linh hồn
                        (“Pha Ðin”)

                        Nắng nửa sông xa mờ khí núi
                        Cánh hồng nhạt nhạt mây phiêu lưu
                        (“Thu” - 1950)

                        Rồi đến khi viết về phận mình, tự nhiên, mây cũng lại quẩn vào:

                        Tóc anh đã thành mây trắng
                        Mắt em dáng thời gian qua
                        (“Không đề” - 1970)

                        Mây ở đầu ô mây lang lang
                        Ôi! chật làm sao
                        Góc phố phường
                        (“Mây đầu ô” - 1970)

                        Suốt hành trình thơ Quang Dũng, mây đã trở thành một ám ảnh bền bỉ với nhiều biến hóa. Ban đầu, mây là một hình ảnh thực, gắn liền với sông núi quê hương. Về sau, mây dần chuyển hóa thành thân phận cá nhân thi sĩ. Mây là hình ảnh quê hương, không có gì là lạ. Cảm thức văn hóa phương Ðông đã từng coi mây trắng là hình ảnh quê nhà [1] . Nhưng khi Quang Dũng ví phận mình như mây trắng đầu ô với nhiều khao khát được lang thang, ông đã bứt ra khỏi từ trường của truyền thống, để trở thành một sáng tạo độc đáo. Và nhờ thế, hình ảnh mây khi bay vào chân trời biểu tượng đã được mở rộng thêm nhiều tầng nghĩa. Mây, hay chính là hồn thơ Quang Dũng trong hình dáng của mây, đã lang thang phiêu du một chặng liền năm mươi năm có lẻ giữa rộng dài đất nước.

                        Áng mây trắng mang hình tráng sĩ

                        Sinh ra giữa thời tao loạn, một trí thức bình thường có quốc sỉ nào cũng đều không chịu nổi ách nô lệ ngoại bang. Thế là, như bao bạn bè cùng trang lứa từ Hà Nội, Quang Dũng xếp bút nghiên lên đường đánh giặc. Lúc đó họ đang còn rất trẻ, mới mười tám đôi mươi. Họ nhìn đời hồn nhiên, giản dị, chẳng tính toán gì. Người lính bước vào cuộc kháng chiến với đầy hùng khí của thời xưa, với ý chí Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Dáng dấp của họ oai phong, lẫm liệt (Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc - Quân xanh màu lá dữ oai hùm), coi cái chết nhẹ tựa lông hồng (áo bào thay chiếu anh về đất). Ngay cả nơi họ đóng quân cũng phảng phất bóng hình đồn trú thuở nào (Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa - Kìa em xiêm áo tự bao giờ - Khèn lên man điệu hồn e ấp - Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ)… Ta cảm thấy như có hùng khí của các cuộc giao tranh thời Chiến quốc vậy.

                        Các bài thơ về chiến tranh của Quang Dũng, mặc dù không nhiều, đều mang cung cách huyền sử. Bao giờ cũng những đêm trăng suông lạnh, những lúc chuyển quân, những đêm sinh hoạt nơi đồn trú, vừa có cái im ắng đông lại đến ngột thở, lại vừa có cái vui say náo nức, bỡ ngỡ mở ra đến vô bờ:

                        Những làng trung đoàn ta đi qua
                        Tiếng quát dân quân đầu vọng gác
                        Vàng vọt trăng non đêm tháng chạp
                        Nùn rơm- khói thuốc- bạch đầu quân
                        Tự vệ xách đèn chai lối xóm
                        Khuya về chân khỏa vội cầu ao
                        Nghe tiếng sung rơi miệng chiến hào
                        Bờ tre cây rơm thôi tịch mịch
                        Vỡ lá bàng khô bước du kích
                        (“Những làng đi qua”)

                        Trống tập trung
                        Vang vọng bãi Lương Tuyền
                        Mẹ tiễn qua sông
                        Bến Mộc gặp trăng lên
                        (“Bất Bạt đêm giao quân” - 1968)

                        Âm hưởng và tư thế đẹp, thơ mộng, hùng tráng là thế!

                        Chân dung người chiến sĩ trong thơ Quang Dũng, cùng với cái ngang tàng, hùng tâm tráng chí, lắm khi lẫm liệt, cũng lại rất mơ mộng, lãng mạn, tài hoa. Nghĩa là có một sự hòa điệu giữa con người tráng sĩ và con người thi sĩ. Như âm dương hài hòa vậy. Cảm thức đối cực này chi phối rất mạnh trong cách tạo dựng hình ảnh thơ theo lối vừa mới tận cùng dương đã lại tận cùng âm, khiến người đọc hết sức bỡ ngỡ và thú vị.
                        Vừa cao tột cùng là thấp tột cùng:

                        Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

                        vừa dữ dội tột cùng, đã lại mơ mộng tột cùng

                        Mắt trừng gửi mộng qua biên giới - Ðêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm;

                        vừa mới động gắt đã lại tĩnh lặng:

                        Tiếng quát dân quân đầu vọng gác- Nghe tiếng sung rơi miệng chiến hào;

                        vừa mới khốc liệt dữ dội:

                        Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Ðêm đêm Mường hịch cọp trêu người

                        đã lại tình tứ thanh bình:

                        Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói- Mai Châu mùa em thơm nếp xôi…

                        Cảm thức đối cực âm dương còn để lại dấu ấn khá rõ cả trong cấu trúc thanh âm (trắc - bằng) giữa các dòng thơ:

                        Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống - Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi,

                        hoặc trong nội bộ câu thơ:

                        Mai Châu mùa em thơm nếp xôi, Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa…

                        Trong thơ Quang Dũng có vô số những cặp đôi âm dương với nhiều kiểu dáng như vậy.

                        Vừa hào hùng vừa hào hoa” (chữ của Chu Văn Sơn), tráng sĩ và thi sĩ, cứ thế nở hoa thành những câu thơ tuyệt bút.

                        Con người tráng sĩ một khi ra đi là bất chấp gian khổ, bất chấp cái chết. Y như câu tuồng cổ: Gian nan là nợ, anh hùng phải vay. Thế nhưng, đi vào chiến trường mà biết đùa với bệnh tật, nguy nan, thậm chí cả cái chết, thì tất cả những đe dọa ấy có gì là đáng sợ nữa. Cái sợ đã bị hóa giải từ gốc. Rất lạ, bước vào chiến tranh mà như thả bước chân phiêu lãng giang hồ. Chiến tranh với những gương mặt tử thần rình rập, đâu phải thích hợp cho cái máu phiêu lưu? Ấy thế mà cứ hăm hở như không vậy:

                        Thôi nhé miền xuôi! Thôi tạm biệt
                        Cống chéo - Ðồng Xuân thề một chết
                        Hàng Gai tay bỏng trục "ba càng"
                        Ðất cũ Thăng Long người lẫm liệt.

                        Ðó là những con người yêu nước theo cung cách của lứa tuổi mười tám đôi mươi nhuốm chất Kinh Kha sang Tần thích khách thuở nào. Chẳng có gì thiếu chân thực cả. Ngược lại, nó thể hiện được tư thế trẻ trung, náo nức, cái hùng tâm tráng chí của một thế hệ thanh niên đô thị những năm đầu kháng Pháp. Mùa đông năm bốn sáu, họ đã xếp bút nghiên lên đường chinh chiến. Trong cái nhìn của nhà thơ, họ là những đám mây mang hình tráng sĩ phiêu bồng vào trận mạc. Áng mây Quang Dũng hòa lẫn trong đội hình ấy.


                        Áng mây sà xuống cõi nhân gian

                        Trong đời Quang Dũng có một nàng thơ vô cùng đẹp đẽ, đó là "cô gái vuờn ổi" - Em mãi là hai mươi tuổi. Do máu xê dịch giang hỗ viễn xứ, nhà thơ làm khổ người ta, để suốt đời ân hận:

                        Bỏ em anh đi - Ðường hai mươi năm - Dài bao chia ly…

                        Theo nhà thơ Trần Lê Văn, "Quang Dũng có yêu một cô gái vườn ổi vì nhà cô có một vườn ổi thơm nức mùa hoa mùa quả. Cô thuộc một dòng họ quý tộc nhưng lại tân tiến như những cô gái tân tiến kiểu mẫu trong tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn thời ấy (…). Về nhan sắc thì những bức tranh thiếu nữ của Tô Ngọc Vân hiện nay còn để lại có thể cho ta một hình ảnh của cô: dịu dàng, tươi mát, dễ làm cho người ta lâng lâng say. Quang Dũng thanh niên xuất hiện ở vườn ổi, gây chấn động trong tâm hồn cô gái" [2] . Trần Lê Văn cũng cho biết, có lần gặp lại người xưa, Quang Dũng viết ba bài thơ liền, một bài “Vườn ổi”, hai bài “Không đề”. Ðọc bài “Không đề”, lòng không khỏi ngậm ngùi:

                        Sông ơi! Dài sao
                        Rộng ơi! Biển cả
                        Thôi em nước mắt
                        Ðừng rơi lã chã

                        Quả là một mối tình đẹp đến mức thành cổ điển, nghĩa là muối mặn gừng cay đấy, nhưng vô cùng thanh khiết, cao quý. Thôi thì chẳng có được nhau trong đời, hãy Giữ trọn tình người cho đẹp. Một mối tình thơ, không gợn tục lụy. Ðó là áng mây trắng tình yêu che mát cho hai tâm hồn cách trở. Trong đời, ai có được một mối tình như Quang Dũng, tôi tin họ sẽ sống đẹp lên, tốt lên nhiều lắm. Ðôi bạn tình ấy, tuy rất xa nhau, nhưng luôn biết vì nhau mà gìn giữ, sống sao cho đẹp, "Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời".

                        Nhưng cõi nhân gian này không phải chỉ có toàn những điều tốt đẹp. Do thời tiết chính trị một thời, những câu thơ đẹp vô tội, vô cùng hiền lành, tình tứ, cũng bị quy là tiêu cực. Thí dụ: Ðêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Bài “Lính râu ria” cũng chịu chung số phận. Bài thơ tả anh lính xa nhà, một hôm ra quán hàng, gặp chị chủ quán vừa ôm con nhỏ vừa bán hàng, người lính bế đứa bé giùm, lòng tràn ngập yêu thương, bỗng chạnh nhớ vợ con mình. Thế rồi người lính mua một chút rượu để giải sầu:

                        Chị ơi! Ly rượu nhỏ
                        Rượu nhỏ một ly thôi
                        Một ly cho đỏ mặt
                        Cho lên hương cuộc đời

                        Còn hình ảnh cô bán quán thì:

                        Khi anh đã về xa
                        Chị dọn hàng đi ngủ
                        Chép miệng trong hơi chăn
                        Chị buồn chi không rõ.

                        Bước vào cuộc kháng chiến, cái gì cũng cần mạch lạc, đơn giản, càng đơn giản càng tốt. Ngày ấy nó thế! Người ta khoanh những vùng kiêng kỵ như tình yêu, nỗi buồn, cái chết, những khoái thú cá nhân… Mà thơ Quang Dũng lại đi vào những tâm hồn tinh tế, thăm thẳm, phức tạp. Thế là, từ bấy trở đi, suốt đời ông bị nghi kỵ, được dùng đấy nhưng không bao giờ được tin, bởi người ta không tin một người quen hưởng thụ, tiểu tư sản như vậy! Ðã thế lại còn có một thời gian lần mò sang tận Trung Quốc, rồi mang cái dớp Quốc dân đảng nữa chứ [3] . Ðến khổ. Thật là tình ngay lý gian. Tai bay vạ gió. Kêu ai cho thấu? Cũng là tại cái phận mây trắng cả. Chả biết tự vệ là thế nào. Chỉ biết phiêu du và thả thơ vào giữa mây trời.

                        Nhà văn Thanh Châu, năm nay cụ đã 94 tuổi ta, cũng là chỗ bạn thân của Quang Dũng, có lần kể cho tôi nghe một câu chuyện tôi không bao giờ quên được. Số là ngày ấy, các gia đình viên chức đều phải có sổ gạo, tức là sổ cấp cho từng hộ gia đình để đi mua gạo theo tiêu chuẩn nhà nước hàng tháng. Người ta gìn giữ sổ gạo cẩn trọng hơn cả giữ vàng. Vì lý do nào đó mà chẳng may mất sổ gạo thì thật là tai họa, rất lâu mới có thể làm lại được bởi tệ giấy tờ, tệ quan liêu "hành là chính", và như thế, có thể phải đi chạy gạo, vay ăn từng bữa (cái bi kịch này được đúc trong một câu tục ngữ đến nay vẫn nhiều người còn nhớ: Mặt nghệt như mất sổ gạo). Gia đình nào cũng thiếu thốn, cũng cần sổ gạo, nên dù thương bạn đến mấy cũng chẳng có mà cho vay mãi. Người mất đành đi mua gạo chui, đắt đỏ hơn vàng.

                        Ấy thế mà Quang Dũng, do tính đãng trí, có lần đã đánh mất sổ gạo. Thật là họa vô đơn chí. Mất sổ gạo thì đành ăn ít đi, vay giật tạm, rồi tìm cách làm lại sổ. Thôi thì bao gánh nặng áo cơm, vốn đã cơ hàn, dồn vào người vợ. Bà phải gồng lên, kiếm tiền nuôi chồng và 3 đứa con nay đau mai ốm. Quang Dũng đau khổ, thương vợ nhưng không có cách nào giúp.

                        Ngày ấy người ta nhìn thấy ông, người cao lênh khênh, tóc trắng bồng bềnh, đẹp lão không để đâu cho hết, hôm nào cũng vậy, khoác trên lưng một cái bao tải to, từ công viên bước ra, trong tư thế chui chúi lao về phía trước, lặng lẽ trên đường trở về nhà lúc chừng sáu giờ sáng. Hóa ra ông đi bộ dưỡng sinh ngoài công viên, rồi tranh thủ quét lá khô mang về đun, để đỡ tiền mua chất đốt. Ông làm thế như nhằm chuộc lỗi với vợ con, như một sự trừng phạt chính mình. Người tráng sĩ năm xưa giờ rụng kiếm, gẫy cung, trông như một tiều phu u uất. Thương thay!

                        Cũng kỳ lạ thay, con người ấy vẫn vô cùng yêu tin và tha thiết với cuộc đời. Vẫn cứ nhìn ra và động lòng cái cảnh:

                        Bên kia cửa sổ
                        Cô gái chưa chồng
                        Vừa tiễn người yêu
                        Lại lên giọng hát
                        "Người yêu say đắm hơn hoa mùa xuân"
                        Cũng như bao lần
                        Tiếng hát làm tôi rạo rực
                        Bâng khuâng thấy nhiều ước mộng
                        Và thấy đẹp làm sao
                        Cuộc đời to rộng…

                        Không một bầm dập nào, một dung tục nào có thể làm suy suyển lòng yêu, lòng mê say cuộc sống của Quang Dũng. Ông vẫn làm một áng mây ôm ấp tình yêu và khung cảnh đời thường. Vẫn là Mây ở đầu ô lang thang, và vẫn khát vọng Hẹn những chân trời xa lạ. Không gì có thể làm cho con người thôi khát vọng. Ở người nghệ sĩ lớn như Quang Dũng còn là những khát vọng đẹp và lớn.


                        Mây trắng về trời

                        Ai rồi cũng đến lúc phải lìa cõi sống. Ðám mây trắng xứ Ðoài chẳng may gặp cơn bạo bệnh. Tráng sĩ nằm trong bệnh viện, râu tóc, áo sống một màu trắng tinh, ngỡ tưởng đám mây trắng sà vào phòng bất chợt. Mấy tháng đầu ông không nói được. Chỉ nhìn vợ con, bạn bè và khóc. Mấy tháng sau, ông lại chỉ cười, cái cười trẻ thơ, hài đồng, tinh khôi vô kể. Rồi đến một lần, ông đưa đôi mắt dịu dàng nhìn vợ con lần cuối, xong ông dừng lại ở gương mặt người bạn thơ thân thiết Trần Lê Văn, tự nhiên ông nói được hai tiếng: "ông Văn!" nói xong liền tắt thở. Ông đã ra đi vĩnh viễn. Hồn thi nhân đã thành áng mây trắng thoát xác về trời. Ðiều kỳ lạ là, ánh nhìn cuối cùng của ông dừng ở gương mặt bạn thơ. Có phải ông đã không quên đem theo về cõi vĩnh hằng một thế giới thơ ca, một nghiệp chướng thơ ca mà ông không thể dứt, mà ông đã từng hạnh phúc, khổ đau, hứng chịu nhiều hệ lụy vì nó. Mà cũng chưa chắc. Một con người đãng trí, chưa từng có ý thức vun quén, tạo dựng cho mình cái gọi là sự nghiệp bao giờ, thế thì khi về cõi bên kia, chắc gì ông đã nhớ mang theo thơ phú đi cùng!

                        Có thể nói, trong nền thi ca Việt Nam hiện đại, ít có người nghệ sĩ nào làm nghệ thuật một cách vô tư, siêu thoát, "tiên thi" đến thế. Bao nhiêu thơ phú, tranh vẽ, bài hát mà ông sáng tác cứ vương vãi tận đẩu đâu, không bao giờ nhớ, không bao giờ có ý sưu tập lại. Ðến nỗi, khi nhà thơ Trần Lê Văn đứng ra làm cho tập thơ riêng và cái tuyển, ông đi lục tìm, gom nhặt như tìm di cảo của người đã khuất (Xem “Lời giới thiệu” trong Tuyển tập Quang Dũng, Sđd). Cứ lãng đãng mây trời như thế mà lại thành sự nghiệp. Ngược lại, có những người cứ chăm chắm xây xây đắp đắp, tô son điểm phấn cho mình mà đâu có vị trí gì.

                        Nhìn bằng con mắt nghề nghiệp, dẫu sao ông cũng là người sung sướng. Không thể nói là đã có một sự nghiệp bề thế, số lượng văn phẩm không nhiều, ấy thế mà Quang Dũng vẫn có một chỗ đứng chắc nịch trong nền thơ ca hiện đại. Tình thơ và tài thơ quyết định tất cả. Chẳng biết những ý nghĩ cuối cùng của thi nhân là gì, nhưng có lẽ điều này là có thực: ông tiếc cõi sống, tiếc cõi thơ, tiếc không còn được làm áng mây trắng bay giữa nhân quần cùng đất nước, tiếc phải vĩnh viễn xa lìa hết thảy. Tôi tin rằng, nếu ở thế giới bên kia được làm lại từ đầu, Quang Dũng lại chọn làm người thơ, làm nghệ sĩ. Không thể khác.

                        Quang Dũng là người thích đi, say đi, hễ có dịp là đi, thời gian xa nhà nhiều hơn những lúc ở nhà. Có những đận ốm đau, ông vẫn rời nhà vào tận Lâm Ðồng, nơi cô con gái dạy học, mà vào đến hai lần. Lời bài hát trong nhạc phẩm Ba Vì của Quang Dũng có câu:

                        Giang hồ ngừng bước nhớ nhung Ba Vì ơi

                        Trần Lê Văn kể: "Cái máu giang hồ của nhà thơ chuyển sang cả ‘những chiếc ngựa bờm dài’":

                        Hất đầu lắc nhạc
                        Hí lên từng hồi
                        Phất đuôi mừng khởi hành"
                        (Xem “Lời giới thiệu” trong Tuyển tập Quang Dũng, Sđd).

                        Sau này Quang Dũng có viết khá nhiều truyện ký in thành các tập: Nhà đồi, Làng đồi đánh giặc, Một chặng đường Cao Bắc…, trong đó có những áng văn rất đẹp, đẹp như những bài thơ: “Hoa lại vàng tháng Chạp”, “Quê trung du”, “Nhà đồi”, “Mùa quả cọ”…

                        Ở văn xuôi, vẫn hiện lên một Quang Dũng nhất quán: ham đi, đi để thỏa lòng yêu vô bờ đối với con người và cuộc sống. Toàn những truyện nhớ nhung ân nghĩa cả. Nổi lên một vùng đồi, nơi đó có những người nông dân chân lấm tay bùn, nhưng tấm lòng vô cùng đôn hậu, yêu quý bộ đội, yêu quý con người. Nơi đó có những ngô luộc, lạc luộc, cá kho gừng, cơm nếp, rượu gạo, nương chè, nhà tre mái rạ, tường đất đá ong, giàn mướp, giếng đồi… và cả cái thổ âm không có thanh huyền không thể nào lẫn, không thể nào quên được của một vùng Ba Vì nồng hậu. Ðấy, sống ở giữa một nơi Ôi chật làm sao - Góc phố phường, con người vốn khoáng hoạt ấy không chịu nổi, cứ lại đi về một vùng quê tuổi thơ bên dòng sông Ðáy, nơi ấy có Ðôi mắt người Sơn Tây - U ẩn chiều lưu lạc - Buồn viễn xứ khôn khuây; có Mắt em như giếng nước thôn làng; nơi những năm bom đạn, Quang Dũng đã cất lên lòng yêu da diết, yêu đến xót đau:

                        Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
                        Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
                        Sông Mã chậm nguồn qua Phủ Quốc
                        Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

                        Ôi, cái vùng quê thanh bình, óng ả, thơm tho biết bao. Thơ Quang Dũng có rất nhiều địa danh, bởi hễ cứ đi đến đâu là gắn bó ở đấy, nhớ nhung về đấy, là quê hương mãi đấy. “Tây Tiến”, “Những làng đi qua” là vậy. Nhưng các địa danh nhiều nhất vẫn là vùng xứ Ðoài mây trắng quê hương. Nào là Bất Bạt, Bương Cấn, Sài Sơn, Phủ Quốc, Ba Vì, sông Ðáy, Tích Giang, Vật Lại… Nhà thơ có tài chuyển hóa những địa danh bình thường, quê kiểng như mọi vùng quê khác, thành những tên thơ. Một không gian xứ Ðoài nghèo khó mà nhân hậu, qua Quang Dũng, thành một không gian thơ tình tứ, quyến luyến vô cùng. Phải có tâm hồn lớn, một tài thơ lớn, mới có thể nhào nặn những chất liệu thô ráp của đời sống thành chất liệu thơ ca. Ðiều này không phải nhà thơ nào cũng muốn là được. Những cái tên vùng, tên đất trong thơ Quang Dũng là những hóa thân từ một tên chung: Ðất Nước.

                        Lại một lần, "theo gót chân giang hồ", Quang Dũng có một đêm trên đất Bạch Hạc - Việt Trì. Chẳng biết gặp gỡ những gì, khói sương Liêu Trai mộng mị thế nào, mà ông để lại một bài thơ rất đẹp. Xin chép ra đây để bạn đọc cùng thưởng lãm, cũng như là thay lời kết cho bài viết này:

                        Ðêm Bạch Hạc (4)

                        Có những chiếc giường lạ
                        Nhìn ra mảnh sân nào
                        Nửa đêm chợt thức giấc
                        Thấy ta nằm ở đâu

                        Như cánh chim mỏi cánh
                        Lạc vào rừng không quen
                        Không chọn cành ngủ đỗ
                        Nào mong gì ấm êm

                        Ðêm nay đêm Bạch Hạc
                        Ta tạt vào nhà ai
                        Nghe sông Lô cuộn nước
                        Dềnh lên suốt đêm dài

                        Sớm mai rồi tiễn biệt
                        Tóc đẹp nhường bâng khuâng
                        Một đêm dài để nhớ
                        Những người xa vô cùng

                        Mái nhà đêm Bạch Hạc
                        Có nhớ người đi không
                        (Việt Bắc, 1967)

                        Ðã mang kiếp thi nhân, mỗi lần lang thang chân trời góc bể mà bắt được một bài thơ đẹp đến nhường này thì khối người thèm muốn mà không có. Lần này thì áng mây trắng xứ Ðoài Quang Dũng bị bắt quả tang: một mái tóc đẹp nào đấy níu áng mây đậu lại. Chẳng qua cũng một nòi tình. Cái gien tình xứ Ðoài có tính di truyền đã từ Tản Ðà chảy mạnh mẽ trong hồn Quang Dũng.

                        Giờ này, áng mây trắng xứ Ðoài Quang Dũng vẫn lãng đãng ngang trời, phủ một bóng mát lớn xuống nền thơ Việt Nam hiện đại.

                        Tết mùng Năm tháng Năm Ất Dậu

                        © 2005 talawas


                        --------------------------------------------------------------------------------
                        [1]Mây trắng, mây Hàng được hiểu là cha mẹ, quê nhà. "Theo Ðường thư, Ðịch Nhân Kiệt làm quan ở Tinh Châu, một hôm lên núi Thái Hàng du ngoạn, ngắm nhìn làn mây trắng ở xa, nói với người đi theo rằng: Nhà cha mẹ ta ở dưới đám mây trăng đó!" (Ðặng Ðức Siêu, Ngữ liệu văn học, Nxb GD, 1999).

                        [2]Xem Tuyển tập Quang Dũng, Trần Lê Văn sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu, Nxb Văn học, 2000.

                        [3]Theo tài liệu của nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Ðăng Mạnh, dẫn lời Ðỗ Chu cho biết về cái máu giang hồ của Quang Dũng: "Rồi lại mê cách mạng, thích làm cách mạng. Nhưng không biết cách mạng ở đâu. Nghe đồn cách mạng ở bên Tàu, bèn lần mò sang. Không may gặp phải đám Quốc dân đảng đóng trụ sở hẳn hoi. Thế là đi theo. Ở với họ một thời gian, thấy sinh hoạt chẳng có vẻ cách mạng gì cả lại quay trở về nước. Sau đó theo bộ đội ta đánh giặc. Chiến đấu cũng dũng cảm lắm. Người ta bèn tính kết nạp vào Ðảng. Ông ấy khai lý lịch là đã ăn ở một thời gian với Quốc dân đảng. Thế là hỏng và cái lý lịch tai hại ấy cứ theo đuổi ông ấy mãi về sau này…" (Trích từ bài “Quang Dũng người thơ”, in trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại- chân dung và phong cách, Nxb TPHCM, 2000).

                        [4]Bài thơ này chưa có trong bất cứ một tuyển nào của Quang Dũng. Tôi chép lại bài thơ này từ sổ tay tư liệu của nhà thơ Châu Hồng Thủy vào quãng năm 90 của thế kỷ 20, khi anh đang theo học ở Trường viết văn Nguyễn Du để chuẩn bị sang học Trường viết văn M.Gork i- Liên Xô cũ.
                        Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-11-2011, 01:58 AM.
                        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                        Comment

                        • #13

                          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi GRANDET View Post
                          CHIÊU QUÂN
                          Quang Dũng

                          Tuyết lạnh che mờ trời Hán quốc
                          Tỳ bà lanh lảnh buốt cung thương
                          Tang tình năm ngón sầu dâng lệ
                          Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ xang

                          Đây Nhạn Môn Quan đường ải vắng
                          Trường thành xa lắm ! Hán Vương ơi
                          Chiêu Quân che khép mền chiên bạch
                          Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi

                          Ngó lại xanh xanh triều Hán Đế
                          Từng hàng châu lệ thấm chiên nhung
                          Quân vương chắc cũng say và khóc
                          Ái khanh ! Áí khanh ! lời nghẹn ngùng

                          Hồ xang hồ xang xự hồ xang
                          Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng
                          Lã chã trời Phiên mưa tuyết xuống
                          Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ xang

                          (1937)

                          Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 08-11-2011, 12:30 AM.
                          ----------------------------

                          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                          Comment

                          • #14

                            ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi GRANDET View Post

                            Không Đề

                            Em mãi là hai mươi tuổi
                            Ta mãi là mùa xanh xưa
                            Những cây ổi thơm ngày ấy
                            Và vầng hoa ngâu mưa thu
                            Tóc anh đã thành mây trắng
                            Mắt em dáng thời gian qua

                            Ngày nay ngày nay
                            Chuyện đẹp qua đi
                            Thời gian gấp ruổi
                            Còn lại chúng ta
                            Em mãi là hai mươi tuổi
                            Ta mãi là mùa xanh xưa
                            Giữ trọn tình người cho đẹp

                            Ơi! Con đường xưa
                            Những mùa trút lá
                            Cành bàng mồ côi
                            Cổng cũ rêu phong
                            Ý đợi người

                            Ơi! Con đường xưa
                            Men vườn ổi thơm
                            Em tuổi hai mươi
                            Yêu anh hào hiệp

                            Bỏ em, anh đi
                            Đường hai mươi năm
                            Dài bao chia ly
                            Có những vợ chồng
                            Không là trăm năm
                            Mà tình thương yêu…..

                            Sông ơi! Dài sao
                            Rộng ơi! Biển cả
                            Thôi em nước mắt
                            Đừng rơi lã chã!

                            Em mãi là hai mươi tuổi
                            Ta mãi là mùa xanh xưa
                            Giữ trọn tình người cho đẹp




                            .
                            Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 08-11-2011, 12:31 AM.
                            ----------------------------

                            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                            Comment

                            • #15

                              .




                              .
                              Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 08-11-2011, 12:31 AM.
                              ----------------------------

                              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom