Người mang trò chơi đá banh (bóng đá) vào Việt Nam
Vào năm 1896, hằng tuần tại Jardin de la Ville (sau này là sân Tao Đàn trên đường Nguyễn Du ở Sài Gòn) một nhóm người đủ các quốc tịch: Pháp, Hòa Lan, Bỉ, Anh, Thụy Sĩ... đã vui chơi với nhau bằng quả bóng bầu dục. Đến năm 1897, bóng bầu dục được thay thế bằng quả bóng tròn. Cũng trong năm đó, xuất hiện hai đội bóng: Cercle Sportif Saigonnais (CSS) và Infanterie, mà cầu thủ bao gồm các quan chức, chủ nhà máy, giám đốc các hãng buôn...
Trong thời gian từ 1897 đến 1905, Sài Gòn xuất hiện thêm năm đội bóng. Tuy nhiên, đa số là do người Pháp sáng lập và điều hành, mỗi đội chỉ có rất ít cầu thủ người Việt mà thôi. Do đó, năm 1908, một nhóm người Việt đã cho ra đời một đội bóng mà cầu thủ toàn người Việt và đặt tên là “Gia Định Sport”. Đến năm 1909, đội sát nhập vào với đội “Etoile Bene” của các công chức để thành lập đội “Eùtoile de Gia Định” (Ngôi Sao Gia Định) do ông Huyện Nguyễn Đình Trị dẫn dắt.
(Sưu tầm từ Thư Viện SSA/Paris/France).
Vào năm 1896, hằng tuần tại Jardin de la Ville (sau này là sân Tao Đàn trên đường Nguyễn Du ở Sài Gòn) một nhóm người đủ các quốc tịch: Pháp, Hòa Lan, Bỉ, Anh, Thụy Sĩ... đã vui chơi với nhau bằng quả bóng bầu dục. Đến năm 1897, bóng bầu dục được thay thế bằng quả bóng tròn. Cũng trong năm đó, xuất hiện hai đội bóng: Cercle Sportif Saigonnais (CSS) và Infanterie, mà cầu thủ bao gồm các quan chức, chủ nhà máy, giám đốc các hãng buôn...
Trong thời gian từ 1897 đến 1905, Sài Gòn xuất hiện thêm năm đội bóng. Tuy nhiên, đa số là do người Pháp sáng lập và điều hành, mỗi đội chỉ có rất ít cầu thủ người Việt mà thôi. Do đó, năm 1908, một nhóm người Việt đã cho ra đời một đội bóng mà cầu thủ toàn người Việt và đặt tên là “Gia Định Sport”. Đến năm 1909, đội sát nhập vào với đội “Etoile Bene” của các công chức để thành lập đội “Eùtoile de Gia Định” (Ngôi Sao Gia Định) do ông Huyện Nguyễn Đình Trị dẫn dắt.
(Sưu tầm từ Thư Viện SSA/Paris/France).
Comment