• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Người khai mở không gian Robert Hutchings Goddard.

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Người khai mở không gian Robert Hutchings Goddard.

    Người khai mở không gian Robert Hutchings Goddard.

    Ngày nay việc phóng phi thuyền vào không gian đã được coi như một điều bình thường. Các chuyến bay của phi thuyền con thoi không còn thu hút sự chú ý của người dân tại Hoa Kỳ cũng như khắp thế giới như trước nữa, dù rằng mỗi lần đưa con người rời mặt đất là một lần đòi hỏi biết bao chuẩn bị, là đem theo rất nhiều phát kiến mới, không chỉ giúp ích cho các phi hành gia mà còn có thể áp dụng vào việc cải thiện đời sống con người trên quả đất.

    Từ khi con người đặt chân lên mặt trăng năm 1969, du hành không gian đã là điều chứng thực và việc đặt căn cứ thám hiểm trên một hành tinh khác chỉ còn là vấn đề thời gian.
    Người sớm khai mở cho thời đại du hành không gian này là giáo sư, khoa học gia Robert H. Goddard, khi vào năm 1926 đã lần đầu tiên đưa một hỏa tiễn rời khỏi mặt đất với nhiên liệu lỏng.
    Robert Goddard sinh năm 1882 tại Worcester, tiểu bang Massachusetts. Ông bắt đầu lưu tâm đến không gian khi đọc tiểu thuyết khoa học giả tưởng “Chiến Tranh Của Các Thế GiớI - The War of the Worlds” của H.G. Wells năm ông lên 16 tuổi. Ông nghĩ đến việc theo đuổi nghiên cứu hỏa tiễn vào một ngày khi leo lên cây để cắt các cành khô. Từ trên cây, ông tưởng tượng, như đã ghi lại trong nhật ký của mình ngày 19 tháng Mười năm 1899, rằng “thật là tuyệt vời nếu có thể chế ra một phương tiện có thể bay đến Hỏa Tinh và từ trên nhìn xuống dưới mọi sự đều nhỏ lại như đồng cỏ dưới chân.” Từ đó trở đi, cho đến cuối đời, ông kỷ niệm ngày 19 tháng Mười như là ngày đã tạo cho ông sự hứng khởi mạnh mẽ nhất. Châm ngôn của cuộc đời ông, cũng giống như câu ông đã dùng trong bài diễn văn đại diện lớp khi ra trường trung học năm 1904 là: “Đã nhiều lần có sự chứng minh rằng giấc mơ của ngày hôm qua là hy vọng của hôm nay và là thực tế của ngày mai.”
    Ông theo học đại học tại trường Worcester Polytechnic Institute, và được sự lưu tâm đặc biệt của vị giáo sư trưởng phân khoa vật lý, người cho ông làm phụ tá trong phòng thí nghiệm. Khi còn là sinh viên cử nhân, ông đã viết một bài nghiên cứu về cách “cân bằng phi cơ” và gửi đến cho tạp chí “Scientific American”, vốn đăng tải bài nghiên cứu này vào năm 1907. Goddard viết trong nhật ký của mình rằng ông tin là bài viết của ông là đề nghị đầu tiên về một phương pháp để giữ cho phi cơ được cân bằng trong khi bay.
    Bài viết đầu tiên của ông về việc có thể chế tạo hỏa tiễn bay bằng nhiên liệu lỏng đã được đưa ra vào tháng Hai năm 1909. Ông bắt đầu nghiên cứu việc gia tăng sự hữu hiệu của nhiên liệu hỏa tiễn bằng cách sử dụng các nguồn khác ngoài bột thuốc súng. Ông viết trong nhật ký của mình về ý tưởng sử dụng khí hydrogen nén lỏng làm nhiên liệu với oxygen nén lỏng làm chất ốc xít hóa. Ông tin rằng có thể đạt đến 50 phần trăm mức hiệu quả với loại nhiên liệu lỏng này.
    Năm 1913, trong thời gian dưỡng bệnh lao phổi, Goddard đã đưa ra công trình nghiên cứu quan trọng nhất của ông. Năm 1914, hai bằng sáng chế của ông liên quan đến hỏa tiễn nhiều tầng và hỏa tiễn với nhiên liệu hỗn hợp bằng xăng và nitrious oxide nén lỏng đã được chấp nhận và cầu chứng. Hai bằng sáng chế này sau đó trở thành những dấu mốc quan trọng nhật cho lịch sử hỏa tiễn.
    Năm 1919, Viện Smithsonian Institute đăng tải cuốn sách có tính cách khai phá của ông, “Một Phương Thức Để Đạt Tới Độ Cao Tối Đa - A Method of Reaching Extreme Altitudes” trình bày những lý thuyết toán học của ông về đường bay của hỏa tiễn, sự nghiên cứu của ông trong lãnh vực nhiên liệu cứng và nhiên liệu lỏng, cũng như viễn ảnh thăm dò trái đất từ không gian và đi xa hơn nữa trong vũ trụ. Cuốn sách này của ông được coi là một trong những tác phẩm tiên phong trong ngành kỹ thuật hỏa tiễn và có ảnh hưởng đến các khoa học gia nổi tiếng của Đức như Hermann Oberth và Werner von Braun.
    Việc phát hành cuốn sách này đã tạo sự chú ý của báo chí khắp nước Mỹ về công trình nghiên cứu của ông. Và dĩ nhiên là cũng có sự chê bai là không tưởng, huyễn hoặc.
    Một trong những tờ báo chỉ trích ông là tờ New York Times. Trong bài bình luận đăng ngày 13 tháng Giêng năm 1920, tờ báo đã mỉa mai ý tưởng đưa phi thuyền đến mặt trăng của ông Goddard vì cho rằng sau khi đã vượt ra khỏi bầu khí quyển thì phi thuyền sẽ không bay được nữa vì không còn có gì để tạo ra phản lực. Tờ báo kết luận “chỉ có những người thiếu hiểu biết về những kiến thức được dạy hàng trong trường trung học mới đưa ra ý tưởng như vậy.”
    Bốn mươi chín năm sau, vào ngày 17 tháng Bảy năm 1969, một ngày sau khi phi thuyền Appollo 11 rời dàn phóng để đến mặt trăng, tờ New York Times đã có lời đính chính về bài bình luận năm 1920 và ngỏ lời xin lỗi vì đã sai lầm.
    Hỏa tiễn bay bằng nhiên liệu lỏng của ông Goddard đã cất cánh ngày 16 tháng Ba năm 1926 tại Auburn, Massachusetts. Chuyến bay này chỉ cao có 41 feet (12 thước) và kéo dài trong 2.5 giây. Các hỏa tiễn sau đó của ông đã được cải thiện rất nhiều để bay cao hàng ngàn thước.
    Trước ngày Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, ông đã đề cập với bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về việc có thể sử dụng hỏa tiễn như võ khí chiến tranh. Nhưng không ai tin và cũng không ai hiểu về ứng dụng này. Mãi đến khi Đức Quốc Xã bắn hàng ngàn trái hỏa tiễn V-2 vào thủ đô London, với đa số các bộ phận chế tạo từ ý tưởng lấy ở ông Goddard, người ta mới thấy ra điều này.


    Nhưng Goddard không còn có cơ hội nghiên cứu chế tạo thêm hỏa tiễn nữa vì ông phát bệnh ung thư năm 1945 và qua đời trong cùng năm.
    Sau chiến tranh, khoa học gia Von Braun, lúc này sang định cư ở Mỹ, và các khoa học gia khác đã dựa vào công trình nghiên cứu của ông để chế tạo ra loại hỏa tiễn Saturn, được liên tục cải thiện và sử dụng cho đến ngày hôm nay.
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom