• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ KIẾN TRÚC TẠI MỸ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ KIẾN TRÚC TẠI MỸ

    VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ KIẾN TRÚC TẠI MỸ

    Về mặc kiến trúc, tuy Hoa Kỳ không có những di tích lịch sử mang tính chất lâu đời, nhưng lối kiến trúc hiện đại biểu tượng của ngành kiến trúc tại Hoa Kỳ và sự ảnh hưởng đa dạng của nhiều trường phái kiến trúc đã mang lại những nét rất đặc trưng cho các kiến trúc tại Hoa Kỳ.
    Những kiến trúc lâu đời nhất tại Hoa Kỳ được bắt nguồn từ nhóm người có tên gọi Ancient Pueblo tại bang New Mexico. Nhóm người thổ dân da đỏ Pueblo được lịch sử ghi nhận là đã từng tồn tại liên tục trên 1000 năm tại châu Mỹ. Nét kiến trúc đặc trưng của nhóm người này hiện còn tồn tại là những dãy nhà dài đục vào vách núi trong khoảng thế kỷ 12 đến 14 ở các tiểu bang Colorado, Utah, Arizona, và New Mexico.


    Khi người Âu Châu đặt chân lên vùng đất mới Mỹ Châu, họ đem theo lối kiến trúc cổ kính và kỹ thuật xây dựng từ Âu Châu để áp dụng ở những xứ thuộc địa. Do đó, các kiến trúc thời thuộc địa chịu ảnh hưởng chính từ trường phái kiến trúc kiểu Anh hoặc kiểu Tây Ban Nha. Georgian và Palladian là hai kiểu kiến trúc Anh được dùng trong các tòa nhà xây dựng vào khoảng thế kỷ 18 với gỗ trắng và gạch đỏ là hai vật liệu căn bản. Tòa nhà thống đốc tại bang Virginia được xây từ năm 1706 đến 1720 là một ví dụ điển hình của kiểu kiến trúc Georgian với tường gạch đỏ, các khung cửa sổ lớn đều nhau bằng gỗ sơn trắng, và nóc nhà lợp nghiêng bằng ngói đá xanh có hai ống khói lớn ở hai đầu. Những kiến trúc mang một phần ảnh hưởng của kiểu Palladian gồm tòa nhà Rotunda của đại học Virginia, biệt thự Monticello của tổng thống Thomas Jefferson cũng như rất nhiều trang trại, đồn điền, và trường học được xây cất vào thời điểm này.
    Kiến trúc kiểu Tây Ban Nha được tìm thấy ở các tiểu bang phía tây nam Hoa Kỳ. Tuy nhiên, lối kiến trúc của thổ dân da đỏ Pueblo hiện diện tại đây trước đó cũng góp phần ảnh hưởng đáng kể. Những tòa nhà mang sự hòa hợp này được xây bằng gạch sống theo kiểu dài, có hàng hiên rộng và bao quanh bởi một hàng rào sắt. Trong thế kỷ 17 và 18, người Tây Ban Nha thành lập nhiều phái đoàn truyền giáo và xây nhà thờ tại phía nam. Chính kiến trúc của các chủng viện và nhà thờ đã ảnh hưởng khá mạnh lên tất cả lối kiến trúc của vùng này. Nhà thờ ở Isleta Pueblo thuộc bang New Mexico có lối kiến trúc kiểu Tây Ban Nha làm bằng đất sét có gian giữa hình chữ nhật, trụ tường phía ngoài, và sự cân xứng của hai tháp không tô điểm rất tự nhiên.
    Sau khi Quốc Hội Hoa Kỳ tuyên bố độc lập cho 13 tiểu bang thuộc địa, lối kiến trúc kiểu Anh vẫn mang tầm ảnh hưởng khá mạnh vào việc xây dựng các công trình tư nhân cho đến chính phủ vào thời gian đầu của lịch sử Hoa Kỳ. Tuy nhiên, qua đến khoảng đầu thế kỷ thứ 19, theo xu hướng muốn thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của Anh quốc về mọi mặt, các kiến trúc sư Hoa Kỳ bắt đầu bị thu hút bởi tinh thần dân chủ của Hy Lạp và bắt đầu chú ý đế các kiến trúc theo kiểu Hy Lạp và La Mã. Từ đó, các đền đài hay tòa nhà chính phủ tại Hoa Kỳ xây trong thời điểm này bị ảnh hưởng bởi lối kiến trúc của nền văn Hy Lạp kết hợp với kiểu kiến trúc tân cổ điển tại La Mã nhưng mang những đường nét và lối trang trí nhẹ nhàng, đơn giản hơn. Ðiển hình của lối kiến trúc tân cổ điển kiểu Hy Lạp là tòa Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cũng như các tòa nhà Quốc Hội tại North Carolina, Indiana và Ohio. Chính sự đồ sộ và trang nghiêm của những tòa nhà này với những trụ tròn lớn, mái tiền sảnh hình tam giác và màu sơn trắng đồng nhất cho cả gạch lẫn gỗ đã một phần mang lại cảm giác của tinh thần dân chủ được thực hiện tại Hoa Kỳ.
    Ðối với thủ đô Washington, D.C, lối kiến trúc tại đây thể hiện trường phái đô thị đồng nhất (uniform urbanism) với những toàn nhà, đền đài mang nhiều nét kiến trúc tương tự ảnh hưởng từ trường phái kiến trúc của Hy Lạp và Ý Ðại Lợi tạo một mỹ quan độc đáo mang nét uy nghi và trang trọng cho thủ đô. Bên cạnh Tòa Nhà Quốc Hội, Tòa Bạch Cung, một số đài tưởng niệm các vị tổng thống Hoa Kỳ cũng nằm trong số những kiến trúc đặc trưng. Tượng đài tổng thống Lincoln được thiết kế bằng đá hoa cương và đá vôi trắng, được xây theo kiểu các đền đài Hy Lạp cổ xưa với 36 cột tượng trưng cho 36 tiểu bang của Union vào thời điểm tổng thống Lincoln qua đời. Tượng đài tổng thống Jefferson thì được kiến trúc theo kiểu La Mã với nóc vòm tròn và tiền sảnh có nóc hình tam giác theo kiểu của đền thờ Pantheon.


    Thế kỷ 19 cũng là thời điểm mà Hoa Kỳ ưa chuộng kiểu kiến trúc neogothic của thời Trung Cổ. Nét đặc trưng của kiểu kiến trúc này gồm tháp cao, mái nhọn nhiều tầng, và những ô cửa sổ hõm vào với kính màu. Ví dụ điển hình nhất tại Hoa Kỳ của lối kiến trúc neogothic là Thánh Ðường St. Patrick ở New York. Ðây cũng là lối kiến trúc được dùng xây những đại học nổi tiếng tại Hoa Kỳ như Yale, Princeton và Harvard. Lối kiến trúc neogothic được dùng suốt thế kỷ 19 và kéo dài đến đầu thế kỷ 20 trong nhiều công trình xây nhà chọc trời (skyscraper) tại bang Chicago và New York.
    Nhà chọc trời được xem là sự khai phá trong ngành kiến trúc và khoa học kỹ thuật tại Hoa Kỳ. Một trong những thử thách và khó khăn trong việc xây dựng loại nhà cao tầng này là phương tiện vận chuyển những khối đá xi măng khổng lồ lên nhiều tầng cao. Kỹ sư William LeBaron Jenney là người đã nghĩ ra việc tạo một khung chống bằng thép để vận chuyển số lượng gạch đá lên cao. Tòa nhà Home Insurance tại Chicago có chiều cao 42 mét gồm 10 tầng xây vào năm 1885 được xem là tòa nhà chọc trời đầu tiên tại Mỹ.
    Những kiến trúc sư từ Âu Châu đến Hoa Kỳ trước Ðệ Nhị Thế Chiến cũng tác động mạnh vào nền kiến trúc hiện đại của Hoa Kỳ, góp phần tạo nên lối kiến trúc quốc tế được áp dụng vào việc xây cất các công trình vĩ đại, trong đó có các tòa nhà chọc trời. Các tòa nhà chính phủ và tháp chọc trời hiện nay đã được thiết kế theo kiểu kiến trúc có tên gọi là Federal Modernism (tạm dịch là Liên Bang Hiện Ðại).
    Với nhiều thay đổi của nền kiến trúc Mỹ do yếu tố lịch sử đã tạo cho Hoa Kỳ có đầy đủ kiểu kiến trúc từ cổ điển cho đến tân thời. Nếu lối kiến trúc kiểu Anh và Tây Ban Nha mang nét quý phái, thì đường nét kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ xưa tạo được sự tôn nghiêm, trong khi kiểu kiến trúc hiện đại sẽ mang lại vẻ đẹp mạnh mẽ không thể thiếu trong một xã hội phát triển.

    Tạ Ðức Trí
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom