Bố vợ
Lê Ngọc Minh
Khi tôi quyết định ở rể, những người thân đều rất mừng. Thằng em nói thẳng ra rằng, cái tuổi Tý của tôi đúng là số “chuột sa chĩnh gạo”, mà là chĩnh gạo tám thơm, chứ không phải là gạo thường, gạo tấm. Chả là nhà ông nhạc tôi chỉ có hai người con gái. Bà chị lấy chồng xa. Chồng chị là giám đốc sở tài chính ở một tỉnh phía Nam. Ông nhạc tôi là người Hà Nội gốc, có nhà riêng. Mẹ vợ tôi mất khi ông còn ở quân đội. Ðến tuổi 58, ông được nghỉ hưu với quân hàm thượng tá.
Về hưu rồi, ông ham đọc, ham viết. Lúc nào ông cũng có hai loại sổ: loại thứ nhất, ghi lại những điều hay trong sách vở, trong giao tiếp với người đời; loại thứ hai chép những suy nghĩ của mình trước thế sự hoặc những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời binh nghiệp. Cứ chép đầy cuốn, ông cụ lại đánh số rồi chép tiếp cuốn khác. Lâu ngày hình thành hai bộ, mỗi bộ đã có trên mười cuốn. Tính ông nhạc tôi điềm đạm, nói năng chậm rãi, giọng ấm, vui buồn ít lộ ra sắc mặt. Tôi còn nhớ, sau ngày cưới một hôm, cụ gọi vợ chồng tôi ra, bảo tôi cùng ngồi, dặn riêng con gái :”Cúc con, cái quý nhất của người phụ nữ là phẩm hạnh. Chồng có yêu, đời có trọng cũng từ đấy mà ra. Anh Tôn (tức là tôi) bây giờ vừa là chồng, vừa là anh của con. Con hãy ghi nhớ lấy điều đó”. Nghe ông cụ nói xong, tôi liền chắp tay thưa:”Chúng con cảm ơn bố”, còn vợ tôi vội tiếp lời :”Con xin vâng lời bố”.
Ðúng như lời thằng em trai tôi nhận xét, cưới vợ xong, tôi không phải lo một thứ gì, vì tất cả nhu cầu cho một cặp vợ chồng trẻ vợ tôi đã lo chu tất. Lương và thu nhập của ba thành viên trong gia đình dư hai triệu rưỡi mỗi tháng. Thỉnh thoảng anh chị vợ lại gửi cho vài triệu. Vợ tôi là người đảm theo lối cổ. Nàng không cho tôi đụng vào bất cứ một công việc nội trợ nào, kể cả việc đi đổ rác. Chiều chiều, khi ở cơ quan về, tôi chỉ có việc tắm táp, đọc báo và chờ cơm. Một tuần vài lần ngồi tiếp chuyện ông nhạc, khi thì nói về tình hình thời sự thế giới, khi thì trao đổi về một bài phóng sự mang tính cấp bách trên báo, hoặc một bộ phim nào đó được chiếu trên đài truyền hình. Thường thì quan điểm của hai người ít gặp nhau. Tôi luôn giữ chủ kiến của mình nhất là những vấn đề có quan hệ đến giới trẻ. Những lúc như thế ông nhạc tôi hay có câu vừa như dặn dò, vừa như thể hiện cái lý đuối của mình :”Anh cân nhắc xem có phải như thế không!” hoặc “Tôi thiếu thông tin nhưng chả lẽ vấn đề nó lại đơn giản như thế…”. Tôi hăng hái khẳng định luôn ý nghĩ của mình chẳng cần suy nghĩ cân nhắc như ông cụ yêu cầu. Thú thật, có lúc tôi mù mờ biết mình sai, mình hấp tấp nhưng thấy ông cụ có vẻ như thỏa hiệp, như nhường nhịn nên tôi có lấn tới với vẻ hiếu thắng.
Vợ tôi nhận ra điều đó nên có lần nàng nhỏ nhẹ bảo tôi:
- Anh ạ, hình như… em cảm thấy… anh hay quá lời với bố.
Tôi vỗ vỗ vào lưng nàng:
- Ðã tranh luận thì phải bình đẳng, phải nói cho đến cùng lý lẽ. Với lại bố mình hiền ấy mà.
- Cụ không hiền đâu. Cụ biết hết đấy. Cụ nhường anh thì có.
- Biết, sao bố lại không tranh luận cho tới cùng đi?
- Nhưng để làm gì?
Sau câu hỏi của vợ, tôi lựa lời khuyên nàng đừng quá bận tâm với các cuộc trò chuyện của giới đàn ông chúng tôi. Ðó là thứ chuyện vừa quan trọng,vừa tầm phào, vui là chính, chứ có phương hại gì đến ai. Tôi vẫn khẳng định với nàng rằng ông nhạc là người hiền lành, là típ người cũ, bảo thủ và hoài cổ. Sau mỗi lần nghe tôi nói thế, Cúc, vợ tôi thường im lặng, có vẻ như tin lời tôi. Ðược thể, tôi càng cho thái độ sống của mình là đúng.
Cho đến một ngày tôi gặp tai ương, nói thế cũng là quá, vì chuyện đó do tôi gây ra mà sự vỡ lở lại bắt nguồn từ cái buzy, bộ phận đánh lửa của động cơ xe máy. Buổi tối hôm đó, tôi tháo cái buzy, lau chùi cẩn thận, thử “lửa” cẩn thận, lắp vào ổ máy đề, trăm lần máy nổ cả trăm. Cúc mang trà Lipton cho tôi, hỏi: “Sao hôm nay anh chăm thế?”. “ờ, mai anh đi quay cái lễ hội, xe máy phải tốt”. Vợ tôi không nói gì. Tôi đảo mắt nhìn về phía bố vợ, nhận ra ở môi cụ có một nụ cười. Tuy nhiên, lúc đó tôi chỉ cho là một nụ cười ngẫu nhiên. ít phút sau, thằng bạn nối khố của tôi đến. Nó dặn ngày mai, tôi sẽ đón nó vào lúc 7 giờ. Nó còn bảo camera và băng nó đã chuẩn bị xong rồi. Nó mua được băng ngoại chính gốc loại siêu. Nó hỏi thăm sức khỏe ông nhạc tôi rồi dặn lại tôi một lần nữa, lời dặn rất to muốn là vợ tôi cũng nghe được những nội dung ấy.
Ðúng là tôi đang có chuyện. Chả là lúc trưa trên đường đi làm về, tôi chợt nghe tiếng phụ nữ gọi :”Anh Tôn! Anh Tôn đấy phải không?”, tôi ngoái lại, dừng xe gấp. ở chỗ ngã rẽ, một cô gái cao lớn, ăn vận rất bít-zít, váy ngắn, áo hồng, tóc nhuộm vàng, cắt theo mốt Thượng Hải. Tôi ngớ ra không biết người gọi là ai. Cô gái bảo :”Quên nhau rồi à? Noan - lương thực ngày xưa đây”. “Ô, Loan à, khác quá, lộng lẫy quá! Cứ tưởng là một bà Tây nào đấy!” “Ðã từng là bà đầm nhưng chia tay rồi. Anh có rỗi không?”. “Ðể làm gì?”. “Anh chán bỏ xừ, phụ nữ hỏi mà trả lời kiểu đó thì nghỉ khoẻ nhé”. Biết sự khiếm nhã của mình, tôi vội xun xoe :”Ngày trước, em hay đùa thì anh cũng lên gân, lên cốt tý thôi”. “Chống chế như thế là loại xoàng, nhưng đang buồn, em tha. Có rỗi thì đi uống cà phê với em?”. “Xong!” - tôi đáp một cách hứng thú tỏ vẻ ga-lăng.
Tôi và Loan vào quán cà phê, loại quán có ngăn, chia từng ô kín đáo. Loan hất mái tóc nhìn tôi, hỏi cộc lốc :”Hạnh phúc lắm hả?” “Nói hạnh phúc thì e tự phụ nhưng cuộc sống êm ấm, không có bão táp mưa sa”. “Giỏi”. “Còn em?” “Lấy chồng bỏ chồng, lấy chồng khác, chồng bỏ!”. Loan nói tỉnh khô rồi lại hất mái tóc. Cử chỉ mà có lần đọc báo tôi biết đó là một dấu hiệu gợi tình của phái yếu. Tôi cúi đầu lúng túng không biết nên chọn một câu đáp lại thế nào cho hợp. Ngày trước, Loan là người yêu của tôi. Cô làm ở cửa hàng lương thực phường. Những năm còn sử dụng tem phiếu trong mua bán các mặt hàng thiết yếu thì tôi phải nói rằng, các ông, các bà, các chị, các cô ở bách hóa, lương thực, thực phẩm là những ông bà giời. Có lần, tôi đi xếp hàng từ bốn giờ sáng đến ba giờ rưỡi chiều mới mua được 10 cân gạo. Về đến nhà trông thấy tôi, ông chú họ bảo :”Ðộ này mày ốm hay sao mà gầy thế, cháu?” Tôi bảo không ốm đau gì nhưng khi soi gương thấy mặt mày hốc hác, hai gò má nhô hẳn lên phờ phạc. Sẵn có cái bàn cân thu mua sắt vụn của nhà bên cạnh, tôi xem lại trọng lượng của mình, thấy tụt đi ba ki lô. Mua được 10 cân gạo sút mất ba cân thịt, khiến tôi phải trằn trọc nghĩ cách. Tôi cố lượng xem mình có thế mạnh nào không? Tôi là thằng đàn ông có mẽ, có bằng cấp nhưng là con nhà nghèo. Bốn anh em trai lộc ngộc và một chị gái quá lứa chưa có ai “cẩu” đi cho. ở cơ quan tôi cũng có một chức vụ nhưng là chức vụ đoàn thể mà lại là cấp phó, phó tổ trưởng công đoàn của một tiểu ban có sáu người. Một lần thức giấc vào lúc nửa đêm, bởi một cơn mơ kinh hoàng do buổi chiều hôm đó tôi được xem bộ phim “Kinh Kông” của Mỹ (xin lưu ý rằng, đầu những năm 80 phim nước ngoài được xếp vào loại phim tư liệu, xem trong nội bộ hoặc khách mời diện hẹp là có giá lắm), tôi chợt nhận ra mình cũng có một thế mạnh. Ðó là tôi có thể kiếm được những cặp vé xem phim tư liệu. Ngay ngày hôm sau, tôi mạo hiểm xông thẳng vào phòng làm việc của ông viện trưởng, trình bày lưu loát và xin được cặp vé xem bộ phim “Cuốn theo chiều gió”. Có được “thế mạnh” rồi tôi phóng thẳng ra cửa hàng lương thực, đứng ở gốc cây nhìn vào chọn một cô có gương mặt dễ coi nhất, đôi mắt có nét mơ màng nhất, vì tôi đoán là chỉ những cô như thế mới ham thích nghệ thuật, mới thấy cái giá của “phim tư liệu xem diện hẹp”. Chọn xong, tôi đứng chờ cho đến 5 giờ chiều, khi cửa hàng đóng cửa vì hết gạo, chứ không phải vì hết người mua. Tôi tiến đến chỗ người con gái đó, chào như đã quen biết:
- Chào em, bận lắm phải không, em?
Cô gái ngước nhìn tôi, cái nhìn thăm dò. Khi thấy tôi không mang túi, tải gì và ăn mặc cũng không đến nỗi, cô ngờ ngợ hỏi:
- Chào anh. Anh là…?
- Anh là “dân” nghệ thuật. Cũng đã vài lần mua gạo ở đây. Thấy em bận bịu suốt ngày, nay mang đôi vé để em mời bạn trai đi xem phim tư liệu giải trí vào chủ nhật - Tôi nói và đưa hai tấm vé cho cô.
Cô sững sờ cảm động trước cử chỉ của tôi. Ðôi môi tươi tắn của cô run run một lúc mà chỉ nói được có hai từ:
- Em xin.
- Ðơn giản có thế thôi. Chào em. Nhớ chủ nhật đi xem em nhé.
- Ở đâu ạ?
- Trong vé ghi rất nghiêm chỉnh rồi. Ðây là loại vé đặc biệt, hàng ghế ưu tiên.
- Em cảm ơn anh quá! Em xin!- Cô nhắc lại hai từ lúc nãy.
- Không có gì! - Tôi nói rồi bỏ đi ngay và thầm đoán rằng thế nào cô cũng sững sờ nhìn theo tôi.
Lê Ngọc Minh
Khi tôi quyết định ở rể, những người thân đều rất mừng. Thằng em nói thẳng ra rằng, cái tuổi Tý của tôi đúng là số “chuột sa chĩnh gạo”, mà là chĩnh gạo tám thơm, chứ không phải là gạo thường, gạo tấm. Chả là nhà ông nhạc tôi chỉ có hai người con gái. Bà chị lấy chồng xa. Chồng chị là giám đốc sở tài chính ở một tỉnh phía Nam. Ông nhạc tôi là người Hà Nội gốc, có nhà riêng. Mẹ vợ tôi mất khi ông còn ở quân đội. Ðến tuổi 58, ông được nghỉ hưu với quân hàm thượng tá.

Về hưu rồi, ông ham đọc, ham viết. Lúc nào ông cũng có hai loại sổ: loại thứ nhất, ghi lại những điều hay trong sách vở, trong giao tiếp với người đời; loại thứ hai chép những suy nghĩ của mình trước thế sự hoặc những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời binh nghiệp. Cứ chép đầy cuốn, ông cụ lại đánh số rồi chép tiếp cuốn khác. Lâu ngày hình thành hai bộ, mỗi bộ đã có trên mười cuốn. Tính ông nhạc tôi điềm đạm, nói năng chậm rãi, giọng ấm, vui buồn ít lộ ra sắc mặt. Tôi còn nhớ, sau ngày cưới một hôm, cụ gọi vợ chồng tôi ra, bảo tôi cùng ngồi, dặn riêng con gái :”Cúc con, cái quý nhất của người phụ nữ là phẩm hạnh. Chồng có yêu, đời có trọng cũng từ đấy mà ra. Anh Tôn (tức là tôi) bây giờ vừa là chồng, vừa là anh của con. Con hãy ghi nhớ lấy điều đó”. Nghe ông cụ nói xong, tôi liền chắp tay thưa:”Chúng con cảm ơn bố”, còn vợ tôi vội tiếp lời :”Con xin vâng lời bố”.
Ðúng như lời thằng em trai tôi nhận xét, cưới vợ xong, tôi không phải lo một thứ gì, vì tất cả nhu cầu cho một cặp vợ chồng trẻ vợ tôi đã lo chu tất. Lương và thu nhập của ba thành viên trong gia đình dư hai triệu rưỡi mỗi tháng. Thỉnh thoảng anh chị vợ lại gửi cho vài triệu. Vợ tôi là người đảm theo lối cổ. Nàng không cho tôi đụng vào bất cứ một công việc nội trợ nào, kể cả việc đi đổ rác. Chiều chiều, khi ở cơ quan về, tôi chỉ có việc tắm táp, đọc báo và chờ cơm. Một tuần vài lần ngồi tiếp chuyện ông nhạc, khi thì nói về tình hình thời sự thế giới, khi thì trao đổi về một bài phóng sự mang tính cấp bách trên báo, hoặc một bộ phim nào đó được chiếu trên đài truyền hình. Thường thì quan điểm của hai người ít gặp nhau. Tôi luôn giữ chủ kiến của mình nhất là những vấn đề có quan hệ đến giới trẻ. Những lúc như thế ông nhạc tôi hay có câu vừa như dặn dò, vừa như thể hiện cái lý đuối của mình :”Anh cân nhắc xem có phải như thế không!” hoặc “Tôi thiếu thông tin nhưng chả lẽ vấn đề nó lại đơn giản như thế…”. Tôi hăng hái khẳng định luôn ý nghĩ của mình chẳng cần suy nghĩ cân nhắc như ông cụ yêu cầu. Thú thật, có lúc tôi mù mờ biết mình sai, mình hấp tấp nhưng thấy ông cụ có vẻ như thỏa hiệp, như nhường nhịn nên tôi có lấn tới với vẻ hiếu thắng.
Vợ tôi nhận ra điều đó nên có lần nàng nhỏ nhẹ bảo tôi:
- Anh ạ, hình như… em cảm thấy… anh hay quá lời với bố.
Tôi vỗ vỗ vào lưng nàng:
- Ðã tranh luận thì phải bình đẳng, phải nói cho đến cùng lý lẽ. Với lại bố mình hiền ấy mà.
- Cụ không hiền đâu. Cụ biết hết đấy. Cụ nhường anh thì có.
- Biết, sao bố lại không tranh luận cho tới cùng đi?
- Nhưng để làm gì?
Sau câu hỏi của vợ, tôi lựa lời khuyên nàng đừng quá bận tâm với các cuộc trò chuyện của giới đàn ông chúng tôi. Ðó là thứ chuyện vừa quan trọng,vừa tầm phào, vui là chính, chứ có phương hại gì đến ai. Tôi vẫn khẳng định với nàng rằng ông nhạc là người hiền lành, là típ người cũ, bảo thủ và hoài cổ. Sau mỗi lần nghe tôi nói thế, Cúc, vợ tôi thường im lặng, có vẻ như tin lời tôi. Ðược thể, tôi càng cho thái độ sống của mình là đúng.
Cho đến một ngày tôi gặp tai ương, nói thế cũng là quá, vì chuyện đó do tôi gây ra mà sự vỡ lở lại bắt nguồn từ cái buzy, bộ phận đánh lửa của động cơ xe máy. Buổi tối hôm đó, tôi tháo cái buzy, lau chùi cẩn thận, thử “lửa” cẩn thận, lắp vào ổ máy đề, trăm lần máy nổ cả trăm. Cúc mang trà Lipton cho tôi, hỏi: “Sao hôm nay anh chăm thế?”. “ờ, mai anh đi quay cái lễ hội, xe máy phải tốt”. Vợ tôi không nói gì. Tôi đảo mắt nhìn về phía bố vợ, nhận ra ở môi cụ có một nụ cười. Tuy nhiên, lúc đó tôi chỉ cho là một nụ cười ngẫu nhiên. ít phút sau, thằng bạn nối khố của tôi đến. Nó dặn ngày mai, tôi sẽ đón nó vào lúc 7 giờ. Nó còn bảo camera và băng nó đã chuẩn bị xong rồi. Nó mua được băng ngoại chính gốc loại siêu. Nó hỏi thăm sức khỏe ông nhạc tôi rồi dặn lại tôi một lần nữa, lời dặn rất to muốn là vợ tôi cũng nghe được những nội dung ấy.
Ðúng là tôi đang có chuyện. Chả là lúc trưa trên đường đi làm về, tôi chợt nghe tiếng phụ nữ gọi :”Anh Tôn! Anh Tôn đấy phải không?”, tôi ngoái lại, dừng xe gấp. ở chỗ ngã rẽ, một cô gái cao lớn, ăn vận rất bít-zít, váy ngắn, áo hồng, tóc nhuộm vàng, cắt theo mốt Thượng Hải. Tôi ngớ ra không biết người gọi là ai. Cô gái bảo :”Quên nhau rồi à? Noan - lương thực ngày xưa đây”. “Ô, Loan à, khác quá, lộng lẫy quá! Cứ tưởng là một bà Tây nào đấy!” “Ðã từng là bà đầm nhưng chia tay rồi. Anh có rỗi không?”. “Ðể làm gì?”. “Anh chán bỏ xừ, phụ nữ hỏi mà trả lời kiểu đó thì nghỉ khoẻ nhé”. Biết sự khiếm nhã của mình, tôi vội xun xoe :”Ngày trước, em hay đùa thì anh cũng lên gân, lên cốt tý thôi”. “Chống chế như thế là loại xoàng, nhưng đang buồn, em tha. Có rỗi thì đi uống cà phê với em?”. “Xong!” - tôi đáp một cách hứng thú tỏ vẻ ga-lăng.
Tôi và Loan vào quán cà phê, loại quán có ngăn, chia từng ô kín đáo. Loan hất mái tóc nhìn tôi, hỏi cộc lốc :”Hạnh phúc lắm hả?” “Nói hạnh phúc thì e tự phụ nhưng cuộc sống êm ấm, không có bão táp mưa sa”. “Giỏi”. “Còn em?” “Lấy chồng bỏ chồng, lấy chồng khác, chồng bỏ!”. Loan nói tỉnh khô rồi lại hất mái tóc. Cử chỉ mà có lần đọc báo tôi biết đó là một dấu hiệu gợi tình của phái yếu. Tôi cúi đầu lúng túng không biết nên chọn một câu đáp lại thế nào cho hợp. Ngày trước, Loan là người yêu của tôi. Cô làm ở cửa hàng lương thực phường. Những năm còn sử dụng tem phiếu trong mua bán các mặt hàng thiết yếu thì tôi phải nói rằng, các ông, các bà, các chị, các cô ở bách hóa, lương thực, thực phẩm là những ông bà giời. Có lần, tôi đi xếp hàng từ bốn giờ sáng đến ba giờ rưỡi chiều mới mua được 10 cân gạo. Về đến nhà trông thấy tôi, ông chú họ bảo :”Ðộ này mày ốm hay sao mà gầy thế, cháu?” Tôi bảo không ốm đau gì nhưng khi soi gương thấy mặt mày hốc hác, hai gò má nhô hẳn lên phờ phạc. Sẵn có cái bàn cân thu mua sắt vụn của nhà bên cạnh, tôi xem lại trọng lượng của mình, thấy tụt đi ba ki lô. Mua được 10 cân gạo sút mất ba cân thịt, khiến tôi phải trằn trọc nghĩ cách. Tôi cố lượng xem mình có thế mạnh nào không? Tôi là thằng đàn ông có mẽ, có bằng cấp nhưng là con nhà nghèo. Bốn anh em trai lộc ngộc và một chị gái quá lứa chưa có ai “cẩu” đi cho. ở cơ quan tôi cũng có một chức vụ nhưng là chức vụ đoàn thể mà lại là cấp phó, phó tổ trưởng công đoàn của một tiểu ban có sáu người. Một lần thức giấc vào lúc nửa đêm, bởi một cơn mơ kinh hoàng do buổi chiều hôm đó tôi được xem bộ phim “Kinh Kông” của Mỹ (xin lưu ý rằng, đầu những năm 80 phim nước ngoài được xếp vào loại phim tư liệu, xem trong nội bộ hoặc khách mời diện hẹp là có giá lắm), tôi chợt nhận ra mình cũng có một thế mạnh. Ðó là tôi có thể kiếm được những cặp vé xem phim tư liệu. Ngay ngày hôm sau, tôi mạo hiểm xông thẳng vào phòng làm việc của ông viện trưởng, trình bày lưu loát và xin được cặp vé xem bộ phim “Cuốn theo chiều gió”. Có được “thế mạnh” rồi tôi phóng thẳng ra cửa hàng lương thực, đứng ở gốc cây nhìn vào chọn một cô có gương mặt dễ coi nhất, đôi mắt có nét mơ màng nhất, vì tôi đoán là chỉ những cô như thế mới ham thích nghệ thuật, mới thấy cái giá của “phim tư liệu xem diện hẹp”. Chọn xong, tôi đứng chờ cho đến 5 giờ chiều, khi cửa hàng đóng cửa vì hết gạo, chứ không phải vì hết người mua. Tôi tiến đến chỗ người con gái đó, chào như đã quen biết:
- Chào em, bận lắm phải không, em?
Cô gái ngước nhìn tôi, cái nhìn thăm dò. Khi thấy tôi không mang túi, tải gì và ăn mặc cũng không đến nỗi, cô ngờ ngợ hỏi:
- Chào anh. Anh là…?
- Anh là “dân” nghệ thuật. Cũng đã vài lần mua gạo ở đây. Thấy em bận bịu suốt ngày, nay mang đôi vé để em mời bạn trai đi xem phim tư liệu giải trí vào chủ nhật - Tôi nói và đưa hai tấm vé cho cô.
Cô sững sờ cảm động trước cử chỉ của tôi. Ðôi môi tươi tắn của cô run run một lúc mà chỉ nói được có hai từ:
- Em xin.
- Ðơn giản có thế thôi. Chào em. Nhớ chủ nhật đi xem em nhé.
- Ở đâu ạ?
- Trong vé ghi rất nghiêm chỉnh rồi. Ðây là loại vé đặc biệt, hàng ghế ưu tiên.
- Em cảm ơn anh quá! Em xin!- Cô nhắc lại hai từ lúc nãy.
- Không có gì! - Tôi nói rồi bỏ đi ngay và thầm đoán rằng thế nào cô cũng sững sờ nhìn theo tôi.
Comment