• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

KHIÊM TỐN VÀ TỰ TI

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • KHIÊM TỐN VÀ TỰ TI

    KHIÊM TỐN VÀ TỰ TI

    Hôm qua ghé thăm hai cụ thân sinh ra người bạn, tôi được cụ ông kể cho nghe về người hàng xóm khó tính của cụ.
    Cụ kể là mấy bữa trước, cụ đậu cái xe lấn qua sân nhà hàng xóm có một chút, người đàn ông chủ nhà bên cạnh đang ngồi trong nhà, nhìn thấy, liền chạy ra yêu cầu cụ đậu lại, rồi nói với cụ rằng “Tại sao bao giờ mày cũng đậu xe mày lấn qua nhà tao như vậy” trong khi cụ chỉ một hai lần đậu hơi lố sang nhà ông ta một chút.
    Tôi hỏi cụ sao đồng hương mà ăn nói vô lễ vậy, đâu cần phải mày tao với cụ.
    Nhưng nghe cụ giải thích tôi mới biết là tôi lầm. Người hàng xóm của cụ không phải là một người Việt Nam, mà là một ông trung niên người Mỹ. Tôi lại hỏi cụ rằng bộ hàng xóm Mỹ của cụ nói được tiếng Việt hay sao. Và rồi lại phải nghe cụ giải thích thêm tôi mới vỡ lẽ ông hàng xóm nói tiếng Mỹ. Cụ thông dịch câu của ông hàng xóm Mỹ (chắc phải là một câu bình thường) Why do you always park your car that way? để thành câu tiếng Việt tại sao bao giờ mày cũng đậu xe mày như vậy, với những đại danh từ nghe không lịch sự, tử tế chút nào.
    Như vậy, người hàng xóm Mỹ của cụ tuy có hơi khó chịu một chút, nhưng không hề mày tao, ăn nói hỗn hào với cụ.
    Ông ta còn ít tuổi hơn là con trai cụ.
    Ông ta không mày tao vói cụ. Mày tao là do cụ đưa vào.
    Tôi nghĩ cụ là một ông già rất dễ mến, rất khiêm tốn. Cụ gọi tôi là “anh,” xưng “tôi,” chẳng bao giờ cụ xưng “bác” với tôi mặc dù có xưng thì cũng hoàn toàn thích đáng. Bạn với con trai cụ, tôi gọi cụ bằng “bác.” Nhưng cụ chỉ xưng “tôi,” lại gọi tôi bằng “anh.”
    Và cũng chính vì cái tính khiêm tốn, nhún nhường đó mà câu cự nự nhẹ của ông hàng xóm Mỹ biến thành một câu nghe nặng nề đến phát sợ.
    Cụ dùng direct speech, tường thuật nguyên văn, từng chữ chứ không dùng indirect speech hay reported speech.
    Bằng cách thứ hai, tường thuật nhưng không nguyên văn, cụ có thể dịch sang tiếng Việt đại khái ông ta hỏi tôi tại sao tôi cứ đậu xe lấn sang sân nhà ông ta.
    Nhưng cụ cho ông hàng xóm mày tao vói cụ. Cụ khiêm tốn, tự hạ mình xuống một chút nên ông hàng xóm, thoạt nghe, tôi đã tưởng ông ta là một người thô lỗ, tục tằn, không biết kính lão chi cả.
    Ngồi nói chuyện với cụ một lúc thì một chương trình truyền hình trong phòng khách, nơi cụ bà đang ngồi xem, vọng ra tiếng một ngưòi đàn ông Mỹ nói chuyện bằng tiếng Việt. Khán giả có vẻ phục người đàn ông Mỹ nói tiếng Việt này lắm. Cả hai cụ ông, cụ bà cũng cho thấy là hai cụ hết sức phục người đàn ông này sát đất.
    Kể ra thì ông ta nói tiếng Việt như vậy là giỏi, lại biết mấy câu ca dao, tục ngữ, dẫn vài ba câu chuyện nghe được ở đường phố, người nghe cứ thế mà phục lăn ra thôi.
    Người Mỹ và người Anh nói được tiếng Việt không phải là ít. Chương trình Việt ngữ của đài Mạc Tư Khoa trước đây có Irina Zisman nói tiếng Việt rất giỏi. Ỷ Lan tức là Penelope York biết cả nói lái những chữ có vần “ ôn”, hỏi đánh chung quanh tổng thống là gì thì trả lời ngay là beat about the bush, ngâm thơ, hò Huế. Cựu thứ trưởng ngoại giao Hoa kỳ Richard Armitage nói tiếng Việt rất giỏi, lấy tên Việt là Trần Văn Phú , còn giải thích là lấy vợ giầu nên phải có cái tên là Phú, cho thích đáng, lại gần với tên Rich của chàng. Ông này có một kho sách Việt đáng kể hồi còn ở Georgetown, một khu trong thủ đô Washington.
    Tất cả đều nói tiếng Việt rất giỏi. Irina nói giọng Bắc. Ỷ Lan giọng sông Hương. Richard Armitage nói giọng miền Nam.
    Nhưng hễ nghe mấy người này nói chuyện là chúng ta phục không để đâu cho hết.
    Tại sao phải làm như thế? Tại sao phải chạy đến khen họ nói tiếng Việt hay?
    Trong khi từ năm 1975 đến nay, có người Mỹ nào nghe chúng ta nói tiếng Anh rồi cứ thế mà phục lăn ra đâu.
    Tôi nghĩ thái độ đó là từ mặc cảm tự ti của chúng ta mà ra. Tự ti, coi tiếng Việt của chúng ta có gì hay đâu mà phải học. Thế mà các ông tây bà đầm ấy lại đi học tiếng Việt để nay nói hay thế. Có người còn thuộc Kiều, còn thuộc ca dao nữa thì có giỏi không cơ chứ.
    Nhưng chúng ta thỉnh thoảng cũng nên nhìn lại mình một chút. Chúng ta cũng bảnh lắm đấy chứ. Bị ném vào nước Mỹ, cả đời có biết chữ tiếng Anh nào đâu, thế mà chỉ ít lâu sau, tiếng Mỹ nói ào ào, dùng ngay tiếng Mỹ để đi làm, kiếm sống ngon lành. Có được bao nhiêu người Mỹ làm được công việc đó. Sang Tây, sang Đức, sang Ý mà không nhờ những người dân ở Pháp, ở Đức, ở Ý biết tiếng Anh thì các du khách Mỹ này xoay sở ra sao với hai bàn tay ra hiệu, chỉ trỏ lung tung?
    Chúng ta ngon lành vậy tại sao lại phải mặc cảm như thế?
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom