• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Charlotte Corday-Chết Như Marat

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Charlotte Corday-Chết Như Marat

    Charlotte Corday-Chết Như Marat (Charlotte Corday-Die Like Marat)

    Hitomi Mokusei là một nữ phóng viên nhiếp ảnh người Mỹ gốc Nhật Bản với sở trường dùng nhu liệu để tái tạo những hình ảnh qua dạng virtual, mà cô gọi là những tác phẩm “có cuộc đời thứ hai” (second life). Bức foto-virtual “Charlotte Corday/ Chết Như Marat” được phối hợp từ hai bức tranh nổi tiếng:


    “Cái Chết của Marat” của Jean-Louis David
    và “Charlotte Corday” của Paul Jacques Aimé Baudry


    Ngày 9 tháng Bảy năm 1793, trong thời đại hỗn loạn của cuộc Cách Mạng Pháp, Charlotte Corday, chưa đầy 25 tuổi, xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Caen, đã quyết định tìm cách gặp riêng Jean-Paul Marat chỉ với mục đích là ám sát nhà cách mạng này.


    Marat, với kiến thức y khoa, và cũng ảnh hưởng sâu đậm bởi chủ thuyết Khai Sáng của thế kỷ 18, tự coi mình như một đại biểu của dân chủ. Lên tiếng chống phe phái hoàng gia và nhóm Girondin mà ông nghĩ chỉ là “loài ăn bám của xã hội,” Marat tin rằng ông là hiện thân cho tiếng nói của nhân dân Pháp thời bấy giờ. Charlotte Corday thì tin rằng ngôn ngữ cháy bỏng của Marat trên tờ báo của ông — tờ Bạn Của Dân (L’Ami du Peuple), cùng với danh sách liệt kê “kẻ thù của nhân dân Pháp” mà ông xuất bản trên báo đã giết hại hàng ngàn mạng sống vô tội chỉ vì giai cấp xã hội của các nạn nhân đã bị coi là “không dân chủ đủ.”

    Vì nhiệt huyết và thế lực của Marat, nhóm Girondin đã bị suy kiệt trong mùa hè 1793. Marat dần dần bị Robespierre và bè đảng xa lánh vì sau khi Marat đã hạ nhóm Girondin, ông không còn lợi ích gì cho nhóm Jacobin của Robespierre. Charlotte Corday, để trả thù cho những người thân đã theo phò nhóm Girondin, và với lòng tin là cái chết của Marat sẽ ngăn ngừa chuyện máu đổ thịt rơi trong tương lai, đã du hành một mình từ Caen đến Paris để gặp Marat. Ngày 13 tháng 7 năm 1793, sau khi mua một con dao và dấu trong áo lót, cô đến tư dinh của Marat và xin được vào yết kiến nhà cách mạng. Sau hai lần bị từ chối, lần thứ ba cô được phép vào gặp Marat khi cô chuyển lời qua người canh cổng rằng cô có danh sách của bọn Girondin “đang âm mưu dấy loạn” ở Caen.

    Marat, vì có bệnh lở ngoài da, lúc nào cũng phải ngâm mình trong nước thuốc của bồn tắm, ngay trong những lúc tiếp khách. Corday rút dao đâm vào cổ Marat chỉ sau một vài phút đối diện Marat. Trong phiên xử sau này, Corday nói rằng cô đã tức uất Marat vì “thái độ chắc chắn và cực đoan” của nhà cách mạng về chuyện muốn mang chém đầu hết những thành phần của giai cấp thượng lưu.

    Corday bị bắt và xử tử. Mâu thuẫn thay, cái chết của Marat không ngăn ngừa, mà còn mở đường cho vô số những cái chết khác trong Chế Độ Kinh Hoàng (The Reign of Terror). Trong những năm kế tiếp, Marat được coi như một “nhà tử đạo” của cuộc Cách Mạng Pháp.

    Jean Louis David, khi vẽ bức tranh “Cái Chết của Marat,” để đạt được tầm hiện thực tối đa, đã yêu cầu người mang xác của Marat—đã được rửa sạch sẽ và ướp cấp tốc—mang đặt lại vào bồn tắm để làm “người mẫu” cho bức tranh. Mặc dù đã được ướp, vì thời tiết nóng của tháng bảy, xác Marat vẫn bị thối rữa nhanh chóng, làm David phải vẽ thật nhanh. Điều đáng lưu ý là bức tranh của David (được Hitomi Mokusei “chụp lại” hai lần trong bức foto virtual), không có sự hiện diện của Corday.


    Bức “Charlotte Corday” của Paul Jacques Aimé Baudry lấy chân dung của người thiếu nữ giết Marat làm trung điểm. Bộ y phục của Corday, với sọc đen chạy thẳng, cũng được Mokusei “vẽ lại” trong bức foto virtual. Dáng dấp trẻ trung, gần như ngây thơ của Corday trong tranh của Baudry trở thành liêu trai và huyền bí trong sự tái tạo của Mokusei, như để gợi lại lời phát biểu của Corday trong phiên xử. Corday nói rằng cô đã tự hành động trong chuyện giết Marat, vì một phụ nữ, như một người đàn ông, cũng có thể bạo động vì lòng yêu nước. Trong những tác phẩm văn chương sau này, nàng tiểu thư của giai cấp quý tộc Pháp đã được coi nhu một feminist của thời hiện đại. Cái chết của Corday cũng được nhiều văn nghệ sĩ coi như sự thất bại của cuộc Cách Mạng Pháp, mặc dù với biểu ngữ liberté, egalité et fraternité (tự do, công bằng và bác ái), đã không giúp ích gì trong việc cải cách số phận của phụ nữ.
    Đã chỉnh sửa bởi hoangvu; 21-07-2008, 08:24 AM. Lý do: thêm chi tiết
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom