Bên kia vách
(Chuyện nghe qua vách)
Nguyễn Thị Chân Quỳnh
"Mời các cụ ra xơi cơm. Cơm chín rồi."
(Tiếng nói từ xa) "Nó nói cái gì thế ? Lại ăn à ? Vừa mới ăn "gu-tê" (1) lúc 5 giờ đã đói đâu ? Ðể tị nữa ăn cũng được, đang nói giở câu chuyện."
"Không được, phải ăn bây giờ, đến giờ ăn rồi."
"Ăn mà cũng phải đúng giờ à ? Tưởng đói lúc nào thì ăn lúc ấy ?"
"Phải ăn bây giờ để còn kịp nghe tin tức lúc 8 giờ không thì muộn mất. Mời các cụ ra ăn thôi."
"Nào thì ra." (Tiếng dép đi lại gần) "Gớm, ăn mà cũng phải có giờ giấc ! Không đói cũng phải ăn !"
"Bác ơi, kệ nó nói gì thì nói, bác chưa đói không muốn ăn thì tội gì mà ăn ? Bác cứ thong thả, muộn thì đã sao ? Không xem "tê-lê" đã chết ai chưa ? Hôm nay không xem thì mai xem, mai không xem thì ngày kia, ngày kia không xem thì ngày kìa, lo gì ? Cánh mình ngày rộng tháng dài, đi đâu mà vội ? Nó muốn xem thì cho nó ăn trước, ta nhẩn nha ăn sau."
"Con ăn trước thế nào được ? Ðể các cụ lại chê là vô phép vô tắc ấy à ? Rồi mai kia có ai lại chơi các cụ lại kể tội phải ăn sau, ăn đồ thừa, không chơi ! Với lại đằng nào con cũng phải đợi các cụ ăn xong để còn dọn dẹp, rửa bát."
"Không khiến !"
"Ðã có chúng tôi dọn, cô không phải lo."
"Nhưng các cụ không biết chỗ để mỗi thứ. Các cụ mà dọn con muốn tìm cái gì cũng hết hơi. Lấy cái gì ở đâu phải xếp nguyên lại chỗ cũ, các cụ xếp lung tung con biết đâu mà tìm ? Như cái lọ hạt tiêu xưa nay con để ngay trước mắt, mở tủ ra là thấy, đằng này các cụ đem nhét nó vào tận cái xó tít bên trong là chỗ con xếp những thứ cả đời không đụng đến, làm con phải moi cả tủ ra mới tìm thấy lọ hạt tiêu."
"Ðấy bác xem, rõ đồ vô ơn ! Mình thấy tủ nó bừa bộn, tử tế lau dọn, xếp lại gọn ghẽ, nó đã chẳng cám ơn thì chớ lại còn trách mình làm nó mất thì giờ đi tìm lọ hạt tiêu ! Lọ hạt tiêu nó vẫn ở trong tủ chứ nó có mọc chân chạy đi đâu mà tìm hết hơi không ra ? Cái tủ bé bằng cái lỗ mũi mà "tìm hết hơi" không ra lọ hạt tiêu !"
"Cho mày cứ ăn trước rồi vào mà xem "tê-lê". Chúng tao ăn sau rồi chúng tao dọn, khắc đâu vào đấy." (Ðổi giọng) "Nó làm như chỉ có nó mới biết ngăn nắp còn mình không biết thu dọn là cái gì cả." (Nói to) "Nói cho cô biết chúng tôi dọn đã mòn tay ra rồi, đừng tưởng ! Chúng tôi biết thu dọn từ khi chưa đẻ ra cô kia !"
"Thôi, thôi, con không cãi lý với các cụ nữa. Tối nay có phim trinh thám, với cái anh thám tử bẩn bẩn mà các cụ thích vẫn khen ấy mà. Mời các cụ xơi đi rồi còn vào xem."
"Nào thì ăn chẳng nó lại giục toáy mãi lên." (Tiếng bát đũa lách cách)
"Các cụ nếm thử món tây con nấu xem có ngon không ? Món này gọi là "endives au jambon", phải luộc "endives" rồi lấy "jambon" quấn quanh, nấu sốt đổ lên trên, rắc phó-mát rồi bỏ lò. Ngon lắm !"
" "Ăng-đi" là cái quái gì ?"
"Nó là cái rau trăng trắng, từng búp một ấy mà."
"Tưởng gì, sao không gọi là cái rau trăng trắng lại gọi là "ăng-đi ăng điếc" làm tao chẳng hiểu gì cả."
"Tên nó là "endives" thì phải gọi nó là "endives". Cụ nếm thử xem có ngon không ?"
"Nào thì nếm !" (Chép miệng) "Cũng được !"
" "Cũng được" là thế nào ? Ngon hẳn đi chứ lị ! Con nấu mà cụ uể oải nói "Cũng được" !"
"Tao bảo "Cũng được" là "Cũng được" !"
"Cơm tây có ra cái chết tiệt gì đâu, bác nhỉ ? Lúc nào cũng sốt với siếc !" (Ðổi giọng) "Cái món này bận sau mày băm thịt ra nhồi vào trong rau ăn dễ ăn hơn, làm thế này vụng."
"Món của nó phải để thịt bọc ngoài, nhồi vào trong là không đúng kiểu."
"Cần gì phải đúng kiểu ? Cứ ăn ngon là được rồi. Nhồi thịt vào trong ăn ngon hơn."
"Cơm tây thiếu gì món nhồi thịt vào trong, nhưng món này bắt buộc phải để thịt bọc ngoài, rau ở trong thấm nước thịt mà không thấm nước sốt, ăn thanh hơn."
"Mày đã không thích sốt thì còn bầy ra làm sốt làm gì ? Rồi lại phải quấn "giăm-bông" ở ngoài cho nó không thấm sốt ? Rõ rắc rối !"
"Sốt là để tưới lên thịt. Mỗi món nấu một khác, không phải lúc nào cũng nên nhồi thịt vào trong, hay rưới nước sốt lên trên." (Ðổi giọng) "À, con nhờ các cụ xay "carottes", thái hành, nấm hộ con để con làm chả giò, các cụ đã làm hộ con chưa ?"
"Làm rồi !"
"Thế các cụ có nhớ để riêng từng thứ để con trộn lấy không ? Hay là các cụ lại trộn lung tung như kỳ trước con không thích. Con thích tự con trộn lấy theo kiểu của con ngon hơn. Các cụ đem vắt hết nước "carottes" đi, dễ gói hơn nhưng ăn không ngon, lại mất hết "vitamines". "
"Thưa cô chúng tôi đã làm đúng như cô dặn, để riêng thịt, riêng "cà-dốt". Thịt tao lại cẩn thận cho đủ mắm muối hộ rồi, cô muốn trộn kiểu nào thì cô trộn."
"Thế là chết con rồi ! Con đã dặn để con trộn vì các cụ cho mắm muối không đúng ý con, giờ các cụ lại đi cho sẵn mắm muối hộ thì con biết đằng nào mà lần ? Con nói để con trộn theo kiểu của con tức là để con cho mắm muối lấy, chứ còn trộn thì ai chẳng trộn như nhau, làm gì có kiểu trộn nào khác ?"
"Ai biết đâu ! Tại mày bảo mày muốn trộn theo kiểu riêng của mày chứ mày có bảo tao đừng cho mắm muối đâu ? Không cho để thịt thối ra à ?"
"Vì thế con vẫn nói là con thích hầu các cụ ông hơn hầu các cụ. Các cụ ông quen ngồi cho người ta hầu nên ngồi yên, không ngứa chân ngứa tay, táy máy làm giúp như các cụ. Mỗi bận mà các cụ làm giúp con cái gì là con phải chữa lại, mệt gấp đôi !"
"Này, muốn xem "tê-lê" thì ăn nhanh lên cho xong rồi còn vào mà xem, lải nhải như thế bao giờ ăn xong ?" (Chép miệng) "Ăn mà cũng phải đúng giờ giấc !"
"Vâng, mời bác xơi. Ấy, bên này chúng nó cứ như tổng thống tương lai cả một lũ bác ạ. Làm gì cũng phải có giờ giấc, chương trình. Ngày nghỉ chúng nó cũng có chương trình ! Lúc nào cũng vội, không biết vội để làm vương làm tướng gì ? Nó đến thăm mình mà mắt trước mắt sau là nó chạy, cấm bao giờ thấy chúng nó thong thả. Cần đến đứa nào mà không bảo trước là không được. Lắm lúc muốn đi chỗ nọ chỗ kia, thăm người này người kia, nhưng tiếng tăm mình đã chả biết, phố xá lại không thuộc mà chúng nó thì có lúc nào là lúc có thì giờ để đưa mình đi ?"
(Ngạc nhiên) "Ở đây mấy chục năm rồi mà vẫn chưa thuộc đường cơ à ?"
"Thuộc thế nào nổi ?Tôi chỉ thuộc những chỗ gần gần, chỗ xa là phải nhờ chúng nó đưa đi. Bên này rộng lắm bác ơi, không như Hà-nội nhà mình đâu !"
"Ðời sống bên này là thế, đường đất đã xa mà thì giờ lại không có, muốn làm hết mọi việc thì phải sắp đặt chương trình cho đỡ mất thì giờ. Như nhà này ở gần chợ Tầu quận 13 thì mai kia chúng nó đến thăm các cụ xong là tiện đường rẽ ra đi chợ. Không chạy thi hết giờ hiệu nó đóng cửa."
"Ðấy bác xem có phải chúng nó tử tế đến thăm mình đâu ? Chúng nó đến thăm để NHÂN TIN rẽ ra đi chợ Tầu !"
(Nói cùng một lúc) "Dễ thường người khác không có việc ? Người ta không chạy thì người ta chết hết cả đấy ?"
"Tại cụ không đi làm bên này nên không hiểu. Bên này phải làm cật lực chứ không lơ mơ, tà tà được đâu? Ði muộn mấy phút hay sơ xuất một tí là chủ nó kỳ kèo khó chịu lắm. Cuối tuần tiếng là được nghỉ hai ngày nhưng chủ nhật chỗ nào cũng đóng cửa, muốn mua bán gì đều dồn hết vào ngày thứ bẩy. Chủ nhật ở nhà thì lại phải dọn nhà, làm bếp và nghỉ dưỡng sức tuần sau đi làm. Nếu đi chầu các cụ hay đi thăm bạn bè là hết chuyện nghỉ ngơi."
"Mày nói thế nào ấy, tao thấy ông Toàn ông ấy bảo con ông ấy nó đi làm sướng lắm kia. Nó muốn đi cắt tóc gội đầu lúc nào là nó cứ việc đi, chẳng ai nói năng gì cả. Làm gì có chuyện đi muộn có mấy phút mà cũng bị kỳ kèo. Mày bịa chuyện !"
"Trừ phi con ông ấy nó là chủ hay làm chủ sự thì mới tự do bỏ sở đi cắt tóc lúc nào cũng được. Mà ngay cả làm chủ sự cũng còn tùy công việc có cho đi mới được đi vì trên chủ sự lại còn có chủ nhất, chủ nhì kiểm soát, đâu mà đi dễ dàng thế ? Một phút của người ta là một phút nẩy ra tiền cả đấy, ai người ta cho tự do tung tẩy đi cắt tóc ? Ông Toàn ông ấy nói khoác."
"Láo ! Người ta là chỗ người nhớn, ai có như mày mà thích nói khoác ? Nói khoác để làm gì ?"
"Cụ không tin con thì thôi. Con nói thật cụ lại không để lọt vào tai, còn ông Toàn loè thì cụ lại tin. Bụt chùa nhà xưa nay vẫn không thiêng mà !"
"Thế có láo không ?"
"Bác chấp nó làm gì ? Nó nói gì mình cứ bỏ ngoài tai là hơn."
(Yên lặng, tiếng đặt đũa bát hơi mạnh) "Thôi ăn xong rồi. Vào xem "tê-lê" được rồi."
"Khoan đã, còn ăn "dessert" (2) mà. Hôm nay con mua được quả dứa này nhỏ nhưng ngon lắm, các cụ ăn đĩa này ngọt, đĩa kia để con trộn đường với rượu, hay các cụ không thích rượu thì con đem xào thịt."
"Nào "đét-xe". Này, tôi đố cô biết quả dứa ngọt nhất ở chỗ nào ?"
"Ở phía đuôi, con còn lạ gì ? Con đã nếm thử mãi rồi, phía cuống bao giờ cũng chua hơn."
"Ừ, thế nhưng tại sao phía đuôi lại ngọt mà cuống lại không ngọt ?"
"Con chịu. Trời sinh ra thế."
"Thế là cô dốt. Ðể tôi nói cho cô nghe : Quả dứa nó cũng như cái túi mật, mật nặng nó rơi xuống dưới, bao nhiêu mật đều tụ ở dưới nên phần đuôi ngọt, trên không có mật nên chua."
"Có thật không ? Ấy, con lại quên không mời các cụ món phó-mát. Các cụ già cần ăn nhiều sữa với phó-mát cho bổ xương. Cụ muốn sữa dê, con không mua được nên mua phó-mát sữa dê thay vào. Con chắc các cụ không thích đâu nhưng ăn một lần cho biết mùi. "Con bò cười" (3) dễ ăn hơn."
"Mời bác nếm thử phó-mát sữa dê xem sao."
(Yên lặng)
"Không ngon ! Y như có cả một đàn dê chạy qua đây ! Ăn thế nào được ? Ðem đổ đi !"
"Con đã bảo mà, có sai đâu ? Thôi, các cụ không ăn thì để đấy con ăn, đổ đi phí của." (Ðổi giọng) "Lúc nẫy cụ đố con quả dứa ngọt nhất ở chỗ nào, bây giờ con đố lại cụ nhé : Ở người thì chỗ nào ngọt nhất ?"
"Tao không biết. Chỗ nào ngọt nhất ?"
"Ở cái chân vì chân ở dưới. Cụ vừa bảo bao nhiêu mật ngọt đều tụ ở dưới thế thì cái chân ở dưới cùng phải ngọt nhất, còn cái lưỡi ở trên phải chua, có đúng thế không ?"
(Tất cả cùng cười)
"A, con này láo, nó bảo bác nói chua đấy bác ạ."
"Thôi ăn xong rồi, "đét-xe" cũng xong rồi, đi vào nghe tin tức."
(Tiếng dép lẹp kẹp xa dần)
"Ơ, cái "tê-lê" đi đâu mất rồi ?"
"Con đem sang phòng ngủ rồi. Ban nẫy các cụ mải nói chuyện nên không thấy con khiêng nó đi ngay trước mắt. Tại con thấy các cụ xem ở phòng khách phải ngồi, không được thoải mái. Ở phòng ngủ, các cụ có mệt thì ngả lưng vừa nằm vừa xem. Nào, mời các cụ sang đây."
(Tiếng giầy dép lẹp kẹp đi sang phòng ngủ, tiếng "télé" chạy)
"Ơ, nó làm cái trò gì thế kia ? Tại sao thằng ấy lại quỳ xuống như muốn lạy cái con tre trẻ kia ?"
"Bà lão này nhà quê quá ! Nó đang chào đấy mà. Nó chào thế tức là sắp hết rồi bác ạ. Nó chào khán gỉả đấy mà."
"Không phải đâu cụ ơi, chào khán giả thì phải quay mặt ra phía mình chứ. Ðây là truyện tình nổi tiếng của nước Anh, gọi là "Romeo và Juliet" (4). Thằng Romeo đang quỳ xuống để tỏ tình với con Juliet, không phải nó chào khán giả đâu."
"Thế à ? Tao lại cứ tưởng..."
"Ứ Ứ, Ứ Ứ... Thôi, không xem nữa ! Tắt máy đi !"
(Ngơ ngác) "Tại sao lại thôi không xem nữa ? Lại tắt máy đi ?"
"Nhảm nhí ! Cứ ôm lấy nhau mà hôn hôn hít hít ! Rõ dơ !"
(Cười) "Cái bà lão này mới sang đây có khác, bên này thế là chuyện thường bác ơi. Ấy, cứ thế cả ngày, cả ở ngoài đường nữa chứ không phải chỉ ở trên "tê-lê" đâu. Cả ngày cứ hết khoác tay lại ôm nhau hôn. Chúng nó không biết lấy thế làm xấu hổ. Con giai con gái cứ cặp kè nhau chẳng phân biệt nam nữ gì cả. Rồi những ngữ này tưởng hay, lại cũng bắt chước cho mà xem !"
"Rõ dơ dáng dại hình !"
"Thôi, các cụ không thích xem nó hôn hít thì thôi, mình nghe tin tức ở đài khác. Các cụ có mệt thì nằm xuống cho thoải mái."
(Tiếng sột soạt)
"Sao cụ không ngồi yên trên giường lại tụt xuống đất làm gì ? Cứ giẫm thẳng xuống đất, nhà giải "moquette" sạch lắm, đi chân đất cũng không sao đâu, không cần phải nhón gót."
"Thế à ? Tao sợ giẫm đất bẩn chân lại phải đi rửa. Xê ra cho tao đi kiếm cái tăm xỉa răng."
"Nhà này làm gì có tăm ? Cụ chịu khó đánh răng vậy."
"Cứ mặc tao, tao kiếm khắc có tăm."
"Cụ đào đâu ra tăm mà kiếm ?"
"Tao kiếm cái bình hương là có tăm ngay chứ có khó gì ? Chân hương xỉa thay tăm cũng được. Chúng mày không biết biến báo, không có tăm là chịu chết !"
"Nhưng nhà này cả bình hương cũng không có thì làm gì có chân hương để cụ xỉa thay tăm ?"
(Ngạc nhiên) "Ðến cái bình hương mà cũng không có à ? Thế mọi khi mày cúng giỗ thì cắm hương vào đâu ? Nhà gì mà lại đến cái bình hương cũng không có thì còn có cái gì ?"
"Con sang đây đi học, rồi đi làm, có bao giờ cúng giỗ mà có bình hương ? Cúng giỗ là phần các ông con trai. Xưa nay các cụ vẫn chê "con gái là con người ta", sao lại hỏi con chuyện cúng giỗ ? Phải hỏi các ông quý tử của các cụ chứ !"
"Ðây bác, tôi có tăm đây. Ði đâu tôi cũng phải giắt mấy cái tăm trong túi. Ðến nhà chúng nó réo mãi thì nó đưa ra mấy cái tăm phải gió bằng gỗ, chưa xỉa đã gẫy, có ra cái chết tiệt gì ?"
"Các cụ ơi, có xỉa răng thì nhớ bôi vào khăn giấy, đừng vẩy ra nhà nhé. Nhà giải "moquette" vẩy nó dính chặt vào, máy hút bụi cũng không đi mà thuê giặt "moquette" mỗi lần cả ngàn quan là ít, tốn lắm !"
"Chúng tôi biết rồi, cô không phải dặn. Có mỗi cái tăm xỉa răng mà ngày nào, bữa nào cũng nheo nhéo, điếc cả tai !"
"Tại các cụ hay quên, cái gì cũng vứt xuống đất nên con phải nhắc."
"Tao vứt xuống đất bao giờ ?"
"Thì vừa rồi chính mắt con trông thấy cụ vẩy xuống đất nên con mới nhắc."
"Chỉ có mỗi một cái giắt răng !"
"Thế là chết con rồi ! "Mỗi một cái giắt răng" cũng không được vẩy xuống "moquette". Thà cụ vẩy lên bàn hay lên cả giường nữa con cũng không ngại. Giặt khăn bàn hay giải giường dễ, "moquette" giải khắp nhà, không bóc lên đem giặt được."
"Ối giời ! Cái nhà hay là cái nợ ? Ðến xỉa răng mà cũng không được !"
"Con có bảo không được xỉa răng đâu ? Con chỉ nhắc các cụ đừng vẩy ra "moquette" thôi."
(Tiếng "télé" đột nhiên to)
"Này, im mà nghe. Nó nói cái gì mà to thế ?"
"Cụ phải lặng yên thì con mới nghe hiểu mà dịch lại được chứ ?"
(Cười) "Thế thì còn nói chuyện gì nữa ! Tưởng cô biết hóa ra cô cũng "mắm-sốt" (5) ! Cô cũng chẳng biết gì hơn chúng tôi !"
"Thì con không biết nên mới phải nghe. Các cụ muốn hiểu thì đừng nói cùng một lúc với người trên đài thì con mới nghe rõ. Có hỏi thì đợi người ta nói xong hẵng hỏi."
"Không hiểu mới hói. Ðợi người ta nói xong thì còn hỏi cái gì ?"
"Ðấy, cụ lại nói lấp đi nữa rồi !"
"Tao có nói gì đâu ?"
"Suỵt ! Ðừng nói nữa, để yên con nghe."
"Bác xem đấy, nó cứ đấm mình thùm thụp ! Thằng Yên cũng thế. Mình xem không hiểu mới hỏi, nó đã chẳng giảng cho mình hiểu lại còn đấm mình nữa !" (Ðổi giọng) "Ðấy, bây giờ nó thôi nói rồi đấy, cô giảng đi cho chúng tôi nghe."
"Bây giờ nó không nói thì con dịch cái gì ? Ðúng cái lúc quan trọng nhất thì các cụ lại nói lấp đi ! Mà con có đấm cụ đâu ? Con đập nhè nhẹ để ra hiệu cụ đừng nói chứ đấm cụ để làm gì ?"
(Cười) "Chẳng qua là cô dốt thì có. Nghe không hiểu lại đổ tội cho người khác."
"Con nói thật đấy mà, tại các cụ nói lấp con không biết họ nói gì."
"Kià, cái thằng kia lúc nẫy mặc áo tơi, bây giờ lại mặc áo len ? Ðúng, chính nó không sai. Sao nó lại mặc áo khác ?"
"Nó quảng cáo mẫu quần áo đấy mà. Lúc nẫy mặc áo đi mưa, giờ mặc áo len. Cụ đợi rồi nó còn mặc nhiều kiểu áo khác nữa."
"Bên này thật vẽ chuyện. Cả đời tao cứ đánh cái áo cánh, đi đâu mặc thêm cái áo dài vào là tươm rồi. Bầy vẽ kiểu nọ kiểu kia !"
"Ðúng thế bác nhỉ ? Tôi có cái áo kép may mấy chục năm nay rồi, ở nhà đi chơi đâu tôi mới mặc, bây giờ còn tốt nguyên, thế mà chúng nó chê ! Bên này cứ bịa ra mốt nọ mốt kia, thế mới ăn tiền. Các cậu thích theo mốt là phải bỏ tiền ra, có gì đâu ? Này, nhiều cái áo còn mới đáo để, thế mà chúng nó đem đi cho, kêu hết mốt. Thật phí của !" (Ðổi giọng) "Nhưng mà kể ra xứ Tây họ cũng có cái văn minh bác ạ. Họ nể trọng người già lắm, muốn làm gì thì làm, người già không bao giờ bị ở tù đâu !"
"Thật thế à ? Người già không bao giờ bị vào tù à ?"
"Không phải đâu cụ ơi, nói thế không đúng. Người già mà giết người thì cũng vào tù như thường."
(To giọng) "Mày nói láo ! Tao thấy ai cũng bảo người già bên này được đối đãi tử tế lắm, có nhân đạo lắm cơ, có tội cũng được tha không phải vào tù." (Cười) "Già cả mà ! Này, người già như bác với tôi ở đây đi tầu xe không mất tiền, xem "tê-lê" không phải đóng thuế, người nào nghèo quá còn được lĩnh cả trợ cấp nữa. Lễ "No-en" được mời đi ăn tiệc, lại có cả hộp "xúc-cù-là" to tướng gửi đến tận nhà."
"Cái ấy thì có nhưng giết người thì vẫn ngồi tù. Mà cụ nói se sẽ chứ không có hàng xóm người ta kêu."
(Ngạc nhiên) "Mình nói ở nhà mình cơ mà ?"
"Ấy, cứ thế ! Chúng nó bên này cái gì cũng sợ ! Ăn cũng không dám ăn, sợ béo ! Nói cũng không dám nói, sợ hàng xóm !" (Nói to) "Tao ở nhà tao, tao nói, việc gì phải sợ ai ? Tao có mồm thì tao nói, tao có đi ăn trộm ăn cắp đâu mà phải nói se sẽ ?"
"Suỵt ! Cụ nói nhỏ đủ nghe thì thôi không có hàng xóm họ kiện cho. Mình ở nhà mình thật nhưng ở chung cư, không có quyền làm ồn buổi tối. Bên này có luật lệ chứ không phải ai muốn làm gì thì làm. Người ta đi làm cả ngày mệt nhọc, đầu óc căng thẳng, tối phải để yên cho người ta tĩnh dưỡng. Mình nói to người ta không nghỉ được là mình có lỗi."
(Chép miệng) "Cái xứ này thật lắm cái lạ ! Ăn cũng phải ăn đúng giờ, làm thì phải có chương trình, đến ở nhà mình lại cũng không có quyền noi to, sợ hàng xóm mệt ! Tao thấy cụ Mai cụ ấy kể chuyện ban đêm khát nước, muốn uống hụm nước, gọi ông con dậy nhờ rót hộ chén nước thôi mà nó cứ cằn nhằn nào là ban đêm phải để cho nó nghỉ, nào là nó đã ngoài sáu mươi tuổi chứ có ít ỏi gì đâu mà bắt nó đêm nào cũng phải dậy rót nước ! Cái ấm nước để ngay đầu giường, có một chén nước thì cụ rót lấy cũng được can gì phải dựng nó dậy ? Rõ thật ông quý tử ! Rót cho mẹ có một chén nước mà cũng kêu ca !"
"Ông ấy mệt thật đấy cụ ạ. Ði làm bên này mệt lắm không như ở nhà đâu. Thứ nhất ông ấy đã ngoài sáu mươi, gần về hưu rồi, dậy đêm mệt là phải, ông ấy không nặn chuyện đâu."
"Rót có một chén nước thì làm gì mà mệt ? Ai bắt nó đi bổ củi, gánh nước đâu mà kêu mệt ? Các người làm như chỉ bên này mới có người đi làm, còn người ta cả đời ăn không ngồi rồi, chỉ tay năm ngón chắc ?"
"Vẫn biết các cụ không ăn không ngồi rồi nhưng làm ở nhà khác, mệt là nghỉ, xong lại làm tiếp, còn ở đây mệt mấy cũng phải cắm đầu làm. Ngày xưa ở nhà các cụ còn có người gíúp việc quét dọn, giặt rũ, có đi làm thì sở cũng ở gần. Ở đây có khi phải đi cả tiếng đồng hồ mới tới sở, làm việc lơ mơ là mất việc như chơi. Nhà mình mua chịu, trả góp, mất việc không có tiền trả thì nó bán nhà đi trừ nợ, lấy chỗ đâu mà ở ? Mất việc lấy gì mà sống ? Thế cho nên mới phải cắm đầu làm chứ ai chẳng thích thong thả ? Thời buổi này thất nghiệp đầy rẫy, mình là ngoại quốc sểnh ra là nó thải mình trước tiên."
(Tiếng chuông điện thoại)
(Chuyện nghe qua vách)
Nguyễn Thị Chân Quỳnh
"Mời các cụ ra xơi cơm. Cơm chín rồi."
(Tiếng nói từ xa) "Nó nói cái gì thế ? Lại ăn à ? Vừa mới ăn "gu-tê" (1) lúc 5 giờ đã đói đâu ? Ðể tị nữa ăn cũng được, đang nói giở câu chuyện."
"Không được, phải ăn bây giờ, đến giờ ăn rồi."
"Ăn mà cũng phải đúng giờ à ? Tưởng đói lúc nào thì ăn lúc ấy ?"
"Phải ăn bây giờ để còn kịp nghe tin tức lúc 8 giờ không thì muộn mất. Mời các cụ ra ăn thôi."
"Nào thì ra." (Tiếng dép đi lại gần) "Gớm, ăn mà cũng phải có giờ giấc ! Không đói cũng phải ăn !"
"Bác ơi, kệ nó nói gì thì nói, bác chưa đói không muốn ăn thì tội gì mà ăn ? Bác cứ thong thả, muộn thì đã sao ? Không xem "tê-lê" đã chết ai chưa ? Hôm nay không xem thì mai xem, mai không xem thì ngày kia, ngày kia không xem thì ngày kìa, lo gì ? Cánh mình ngày rộng tháng dài, đi đâu mà vội ? Nó muốn xem thì cho nó ăn trước, ta nhẩn nha ăn sau."
"Con ăn trước thế nào được ? Ðể các cụ lại chê là vô phép vô tắc ấy à ? Rồi mai kia có ai lại chơi các cụ lại kể tội phải ăn sau, ăn đồ thừa, không chơi ! Với lại đằng nào con cũng phải đợi các cụ ăn xong để còn dọn dẹp, rửa bát."
"Không khiến !"
"Ðã có chúng tôi dọn, cô không phải lo."
"Nhưng các cụ không biết chỗ để mỗi thứ. Các cụ mà dọn con muốn tìm cái gì cũng hết hơi. Lấy cái gì ở đâu phải xếp nguyên lại chỗ cũ, các cụ xếp lung tung con biết đâu mà tìm ? Như cái lọ hạt tiêu xưa nay con để ngay trước mắt, mở tủ ra là thấy, đằng này các cụ đem nhét nó vào tận cái xó tít bên trong là chỗ con xếp những thứ cả đời không đụng đến, làm con phải moi cả tủ ra mới tìm thấy lọ hạt tiêu."
"Ðấy bác xem, rõ đồ vô ơn ! Mình thấy tủ nó bừa bộn, tử tế lau dọn, xếp lại gọn ghẽ, nó đã chẳng cám ơn thì chớ lại còn trách mình làm nó mất thì giờ đi tìm lọ hạt tiêu ! Lọ hạt tiêu nó vẫn ở trong tủ chứ nó có mọc chân chạy đi đâu mà tìm hết hơi không ra ? Cái tủ bé bằng cái lỗ mũi mà "tìm hết hơi" không ra lọ hạt tiêu !"
"Cho mày cứ ăn trước rồi vào mà xem "tê-lê". Chúng tao ăn sau rồi chúng tao dọn, khắc đâu vào đấy." (Ðổi giọng) "Nó làm như chỉ có nó mới biết ngăn nắp còn mình không biết thu dọn là cái gì cả." (Nói to) "Nói cho cô biết chúng tôi dọn đã mòn tay ra rồi, đừng tưởng ! Chúng tôi biết thu dọn từ khi chưa đẻ ra cô kia !"
"Thôi, thôi, con không cãi lý với các cụ nữa. Tối nay có phim trinh thám, với cái anh thám tử bẩn bẩn mà các cụ thích vẫn khen ấy mà. Mời các cụ xơi đi rồi còn vào xem."
"Nào thì ăn chẳng nó lại giục toáy mãi lên." (Tiếng bát đũa lách cách)
"Các cụ nếm thử món tây con nấu xem có ngon không ? Món này gọi là "endives au jambon", phải luộc "endives" rồi lấy "jambon" quấn quanh, nấu sốt đổ lên trên, rắc phó-mát rồi bỏ lò. Ngon lắm !"
" "Ăng-đi" là cái quái gì ?"
"Nó là cái rau trăng trắng, từng búp một ấy mà."
"Tưởng gì, sao không gọi là cái rau trăng trắng lại gọi là "ăng-đi ăng điếc" làm tao chẳng hiểu gì cả."
"Tên nó là "endives" thì phải gọi nó là "endives". Cụ nếm thử xem có ngon không ?"
"Nào thì nếm !" (Chép miệng) "Cũng được !"
" "Cũng được" là thế nào ? Ngon hẳn đi chứ lị ! Con nấu mà cụ uể oải nói "Cũng được" !"
"Tao bảo "Cũng được" là "Cũng được" !"
"Cơm tây có ra cái chết tiệt gì đâu, bác nhỉ ? Lúc nào cũng sốt với siếc !" (Ðổi giọng) "Cái món này bận sau mày băm thịt ra nhồi vào trong rau ăn dễ ăn hơn, làm thế này vụng."
"Món của nó phải để thịt bọc ngoài, nhồi vào trong là không đúng kiểu."
"Cần gì phải đúng kiểu ? Cứ ăn ngon là được rồi. Nhồi thịt vào trong ăn ngon hơn."
"Cơm tây thiếu gì món nhồi thịt vào trong, nhưng món này bắt buộc phải để thịt bọc ngoài, rau ở trong thấm nước thịt mà không thấm nước sốt, ăn thanh hơn."
"Mày đã không thích sốt thì còn bầy ra làm sốt làm gì ? Rồi lại phải quấn "giăm-bông" ở ngoài cho nó không thấm sốt ? Rõ rắc rối !"
"Sốt là để tưới lên thịt. Mỗi món nấu một khác, không phải lúc nào cũng nên nhồi thịt vào trong, hay rưới nước sốt lên trên." (Ðổi giọng) "À, con nhờ các cụ xay "carottes", thái hành, nấm hộ con để con làm chả giò, các cụ đã làm hộ con chưa ?"
"Làm rồi !"
"Thế các cụ có nhớ để riêng từng thứ để con trộn lấy không ? Hay là các cụ lại trộn lung tung như kỳ trước con không thích. Con thích tự con trộn lấy theo kiểu của con ngon hơn. Các cụ đem vắt hết nước "carottes" đi, dễ gói hơn nhưng ăn không ngon, lại mất hết "vitamines". "
"Thưa cô chúng tôi đã làm đúng như cô dặn, để riêng thịt, riêng "cà-dốt". Thịt tao lại cẩn thận cho đủ mắm muối hộ rồi, cô muốn trộn kiểu nào thì cô trộn."
"Thế là chết con rồi ! Con đã dặn để con trộn vì các cụ cho mắm muối không đúng ý con, giờ các cụ lại đi cho sẵn mắm muối hộ thì con biết đằng nào mà lần ? Con nói để con trộn theo kiểu của con tức là để con cho mắm muối lấy, chứ còn trộn thì ai chẳng trộn như nhau, làm gì có kiểu trộn nào khác ?"
"Ai biết đâu ! Tại mày bảo mày muốn trộn theo kiểu riêng của mày chứ mày có bảo tao đừng cho mắm muối đâu ? Không cho để thịt thối ra à ?"
"Vì thế con vẫn nói là con thích hầu các cụ ông hơn hầu các cụ. Các cụ ông quen ngồi cho người ta hầu nên ngồi yên, không ngứa chân ngứa tay, táy máy làm giúp như các cụ. Mỗi bận mà các cụ làm giúp con cái gì là con phải chữa lại, mệt gấp đôi !"
"Này, muốn xem "tê-lê" thì ăn nhanh lên cho xong rồi còn vào mà xem, lải nhải như thế bao giờ ăn xong ?" (Chép miệng) "Ăn mà cũng phải đúng giờ giấc !"
"Vâng, mời bác xơi. Ấy, bên này chúng nó cứ như tổng thống tương lai cả một lũ bác ạ. Làm gì cũng phải có giờ giấc, chương trình. Ngày nghỉ chúng nó cũng có chương trình ! Lúc nào cũng vội, không biết vội để làm vương làm tướng gì ? Nó đến thăm mình mà mắt trước mắt sau là nó chạy, cấm bao giờ thấy chúng nó thong thả. Cần đến đứa nào mà không bảo trước là không được. Lắm lúc muốn đi chỗ nọ chỗ kia, thăm người này người kia, nhưng tiếng tăm mình đã chả biết, phố xá lại không thuộc mà chúng nó thì có lúc nào là lúc có thì giờ để đưa mình đi ?"
(Ngạc nhiên) "Ở đây mấy chục năm rồi mà vẫn chưa thuộc đường cơ à ?"
"Thuộc thế nào nổi ?Tôi chỉ thuộc những chỗ gần gần, chỗ xa là phải nhờ chúng nó đưa đi. Bên này rộng lắm bác ơi, không như Hà-nội nhà mình đâu !"
"Ðời sống bên này là thế, đường đất đã xa mà thì giờ lại không có, muốn làm hết mọi việc thì phải sắp đặt chương trình cho đỡ mất thì giờ. Như nhà này ở gần chợ Tầu quận 13 thì mai kia chúng nó đến thăm các cụ xong là tiện đường rẽ ra đi chợ. Không chạy thi hết giờ hiệu nó đóng cửa."
"Ðấy bác xem có phải chúng nó tử tế đến thăm mình đâu ? Chúng nó đến thăm để NHÂN TIN rẽ ra đi chợ Tầu !"
(Nói cùng một lúc) "Dễ thường người khác không có việc ? Người ta không chạy thì người ta chết hết cả đấy ?"
"Tại cụ không đi làm bên này nên không hiểu. Bên này phải làm cật lực chứ không lơ mơ, tà tà được đâu? Ði muộn mấy phút hay sơ xuất một tí là chủ nó kỳ kèo khó chịu lắm. Cuối tuần tiếng là được nghỉ hai ngày nhưng chủ nhật chỗ nào cũng đóng cửa, muốn mua bán gì đều dồn hết vào ngày thứ bẩy. Chủ nhật ở nhà thì lại phải dọn nhà, làm bếp và nghỉ dưỡng sức tuần sau đi làm. Nếu đi chầu các cụ hay đi thăm bạn bè là hết chuyện nghỉ ngơi."
"Mày nói thế nào ấy, tao thấy ông Toàn ông ấy bảo con ông ấy nó đi làm sướng lắm kia. Nó muốn đi cắt tóc gội đầu lúc nào là nó cứ việc đi, chẳng ai nói năng gì cả. Làm gì có chuyện đi muộn có mấy phút mà cũng bị kỳ kèo. Mày bịa chuyện !"
"Trừ phi con ông ấy nó là chủ hay làm chủ sự thì mới tự do bỏ sở đi cắt tóc lúc nào cũng được. Mà ngay cả làm chủ sự cũng còn tùy công việc có cho đi mới được đi vì trên chủ sự lại còn có chủ nhất, chủ nhì kiểm soát, đâu mà đi dễ dàng thế ? Một phút của người ta là một phút nẩy ra tiền cả đấy, ai người ta cho tự do tung tẩy đi cắt tóc ? Ông Toàn ông ấy nói khoác."
"Láo ! Người ta là chỗ người nhớn, ai có như mày mà thích nói khoác ? Nói khoác để làm gì ?"
"Cụ không tin con thì thôi. Con nói thật cụ lại không để lọt vào tai, còn ông Toàn loè thì cụ lại tin. Bụt chùa nhà xưa nay vẫn không thiêng mà !"
"Thế có láo không ?"
"Bác chấp nó làm gì ? Nó nói gì mình cứ bỏ ngoài tai là hơn."
(Yên lặng, tiếng đặt đũa bát hơi mạnh) "Thôi ăn xong rồi. Vào xem "tê-lê" được rồi."
"Khoan đã, còn ăn "dessert" (2) mà. Hôm nay con mua được quả dứa này nhỏ nhưng ngon lắm, các cụ ăn đĩa này ngọt, đĩa kia để con trộn đường với rượu, hay các cụ không thích rượu thì con đem xào thịt."
"Nào "đét-xe". Này, tôi đố cô biết quả dứa ngọt nhất ở chỗ nào ?"
"Ở phía đuôi, con còn lạ gì ? Con đã nếm thử mãi rồi, phía cuống bao giờ cũng chua hơn."
"Ừ, thế nhưng tại sao phía đuôi lại ngọt mà cuống lại không ngọt ?"
"Con chịu. Trời sinh ra thế."
"Thế là cô dốt. Ðể tôi nói cho cô nghe : Quả dứa nó cũng như cái túi mật, mật nặng nó rơi xuống dưới, bao nhiêu mật đều tụ ở dưới nên phần đuôi ngọt, trên không có mật nên chua."
"Có thật không ? Ấy, con lại quên không mời các cụ món phó-mát. Các cụ già cần ăn nhiều sữa với phó-mát cho bổ xương. Cụ muốn sữa dê, con không mua được nên mua phó-mát sữa dê thay vào. Con chắc các cụ không thích đâu nhưng ăn một lần cho biết mùi. "Con bò cười" (3) dễ ăn hơn."
"Mời bác nếm thử phó-mát sữa dê xem sao."
(Yên lặng)
"Không ngon ! Y như có cả một đàn dê chạy qua đây ! Ăn thế nào được ? Ðem đổ đi !"
"Con đã bảo mà, có sai đâu ? Thôi, các cụ không ăn thì để đấy con ăn, đổ đi phí của." (Ðổi giọng) "Lúc nẫy cụ đố con quả dứa ngọt nhất ở chỗ nào, bây giờ con đố lại cụ nhé : Ở người thì chỗ nào ngọt nhất ?"
"Tao không biết. Chỗ nào ngọt nhất ?"
"Ở cái chân vì chân ở dưới. Cụ vừa bảo bao nhiêu mật ngọt đều tụ ở dưới thế thì cái chân ở dưới cùng phải ngọt nhất, còn cái lưỡi ở trên phải chua, có đúng thế không ?"
(Tất cả cùng cười)
"A, con này láo, nó bảo bác nói chua đấy bác ạ."
"Thôi ăn xong rồi, "đét-xe" cũng xong rồi, đi vào nghe tin tức."
(Tiếng dép lẹp kẹp xa dần)
"Ơ, cái "tê-lê" đi đâu mất rồi ?"
"Con đem sang phòng ngủ rồi. Ban nẫy các cụ mải nói chuyện nên không thấy con khiêng nó đi ngay trước mắt. Tại con thấy các cụ xem ở phòng khách phải ngồi, không được thoải mái. Ở phòng ngủ, các cụ có mệt thì ngả lưng vừa nằm vừa xem. Nào, mời các cụ sang đây."
(Tiếng giầy dép lẹp kẹp đi sang phòng ngủ, tiếng "télé" chạy)
"Ơ, nó làm cái trò gì thế kia ? Tại sao thằng ấy lại quỳ xuống như muốn lạy cái con tre trẻ kia ?"
"Bà lão này nhà quê quá ! Nó đang chào đấy mà. Nó chào thế tức là sắp hết rồi bác ạ. Nó chào khán gỉả đấy mà."
"Không phải đâu cụ ơi, chào khán giả thì phải quay mặt ra phía mình chứ. Ðây là truyện tình nổi tiếng của nước Anh, gọi là "Romeo và Juliet" (4). Thằng Romeo đang quỳ xuống để tỏ tình với con Juliet, không phải nó chào khán giả đâu."
"Thế à ? Tao lại cứ tưởng..."
"Ứ Ứ, Ứ Ứ... Thôi, không xem nữa ! Tắt máy đi !"
(Ngơ ngác) "Tại sao lại thôi không xem nữa ? Lại tắt máy đi ?"
"Nhảm nhí ! Cứ ôm lấy nhau mà hôn hôn hít hít ! Rõ dơ !"
(Cười) "Cái bà lão này mới sang đây có khác, bên này thế là chuyện thường bác ơi. Ấy, cứ thế cả ngày, cả ở ngoài đường nữa chứ không phải chỉ ở trên "tê-lê" đâu. Cả ngày cứ hết khoác tay lại ôm nhau hôn. Chúng nó không biết lấy thế làm xấu hổ. Con giai con gái cứ cặp kè nhau chẳng phân biệt nam nữ gì cả. Rồi những ngữ này tưởng hay, lại cũng bắt chước cho mà xem !"
"Rõ dơ dáng dại hình !"
"Thôi, các cụ không thích xem nó hôn hít thì thôi, mình nghe tin tức ở đài khác. Các cụ có mệt thì nằm xuống cho thoải mái."
(Tiếng sột soạt)
"Sao cụ không ngồi yên trên giường lại tụt xuống đất làm gì ? Cứ giẫm thẳng xuống đất, nhà giải "moquette" sạch lắm, đi chân đất cũng không sao đâu, không cần phải nhón gót."
"Thế à ? Tao sợ giẫm đất bẩn chân lại phải đi rửa. Xê ra cho tao đi kiếm cái tăm xỉa răng."
"Nhà này làm gì có tăm ? Cụ chịu khó đánh răng vậy."
"Cứ mặc tao, tao kiếm khắc có tăm."
"Cụ đào đâu ra tăm mà kiếm ?"
"Tao kiếm cái bình hương là có tăm ngay chứ có khó gì ? Chân hương xỉa thay tăm cũng được. Chúng mày không biết biến báo, không có tăm là chịu chết !"
"Nhưng nhà này cả bình hương cũng không có thì làm gì có chân hương để cụ xỉa thay tăm ?"
(Ngạc nhiên) "Ðến cái bình hương mà cũng không có à ? Thế mọi khi mày cúng giỗ thì cắm hương vào đâu ? Nhà gì mà lại đến cái bình hương cũng không có thì còn có cái gì ?"
"Con sang đây đi học, rồi đi làm, có bao giờ cúng giỗ mà có bình hương ? Cúng giỗ là phần các ông con trai. Xưa nay các cụ vẫn chê "con gái là con người ta", sao lại hỏi con chuyện cúng giỗ ? Phải hỏi các ông quý tử của các cụ chứ !"
"Ðây bác, tôi có tăm đây. Ði đâu tôi cũng phải giắt mấy cái tăm trong túi. Ðến nhà chúng nó réo mãi thì nó đưa ra mấy cái tăm phải gió bằng gỗ, chưa xỉa đã gẫy, có ra cái chết tiệt gì ?"
"Các cụ ơi, có xỉa răng thì nhớ bôi vào khăn giấy, đừng vẩy ra nhà nhé. Nhà giải "moquette" vẩy nó dính chặt vào, máy hút bụi cũng không đi mà thuê giặt "moquette" mỗi lần cả ngàn quan là ít, tốn lắm !"
"Chúng tôi biết rồi, cô không phải dặn. Có mỗi cái tăm xỉa răng mà ngày nào, bữa nào cũng nheo nhéo, điếc cả tai !"
"Tại các cụ hay quên, cái gì cũng vứt xuống đất nên con phải nhắc."
"Tao vứt xuống đất bao giờ ?"
"Thì vừa rồi chính mắt con trông thấy cụ vẩy xuống đất nên con mới nhắc."
"Chỉ có mỗi một cái giắt răng !"
"Thế là chết con rồi ! "Mỗi một cái giắt răng" cũng không được vẩy xuống "moquette". Thà cụ vẩy lên bàn hay lên cả giường nữa con cũng không ngại. Giặt khăn bàn hay giải giường dễ, "moquette" giải khắp nhà, không bóc lên đem giặt được."
"Ối giời ! Cái nhà hay là cái nợ ? Ðến xỉa răng mà cũng không được !"
"Con có bảo không được xỉa răng đâu ? Con chỉ nhắc các cụ đừng vẩy ra "moquette" thôi."
(Tiếng "télé" đột nhiên to)
"Này, im mà nghe. Nó nói cái gì mà to thế ?"
"Cụ phải lặng yên thì con mới nghe hiểu mà dịch lại được chứ ?"
(Cười) "Thế thì còn nói chuyện gì nữa ! Tưởng cô biết hóa ra cô cũng "mắm-sốt" (5) ! Cô cũng chẳng biết gì hơn chúng tôi !"
"Thì con không biết nên mới phải nghe. Các cụ muốn hiểu thì đừng nói cùng một lúc với người trên đài thì con mới nghe rõ. Có hỏi thì đợi người ta nói xong hẵng hỏi."
"Không hiểu mới hói. Ðợi người ta nói xong thì còn hỏi cái gì ?"
"Ðấy, cụ lại nói lấp đi nữa rồi !"
"Tao có nói gì đâu ?"
"Suỵt ! Ðừng nói nữa, để yên con nghe."
"Bác xem đấy, nó cứ đấm mình thùm thụp ! Thằng Yên cũng thế. Mình xem không hiểu mới hỏi, nó đã chẳng giảng cho mình hiểu lại còn đấm mình nữa !" (Ðổi giọng) "Ðấy, bây giờ nó thôi nói rồi đấy, cô giảng đi cho chúng tôi nghe."
"Bây giờ nó không nói thì con dịch cái gì ? Ðúng cái lúc quan trọng nhất thì các cụ lại nói lấp đi ! Mà con có đấm cụ đâu ? Con đập nhè nhẹ để ra hiệu cụ đừng nói chứ đấm cụ để làm gì ?"
(Cười) "Chẳng qua là cô dốt thì có. Nghe không hiểu lại đổ tội cho người khác."
"Con nói thật đấy mà, tại các cụ nói lấp con không biết họ nói gì."
"Kià, cái thằng kia lúc nẫy mặc áo tơi, bây giờ lại mặc áo len ? Ðúng, chính nó không sai. Sao nó lại mặc áo khác ?"
"Nó quảng cáo mẫu quần áo đấy mà. Lúc nẫy mặc áo đi mưa, giờ mặc áo len. Cụ đợi rồi nó còn mặc nhiều kiểu áo khác nữa."
"Bên này thật vẽ chuyện. Cả đời tao cứ đánh cái áo cánh, đi đâu mặc thêm cái áo dài vào là tươm rồi. Bầy vẽ kiểu nọ kiểu kia !"
"Ðúng thế bác nhỉ ? Tôi có cái áo kép may mấy chục năm nay rồi, ở nhà đi chơi đâu tôi mới mặc, bây giờ còn tốt nguyên, thế mà chúng nó chê ! Bên này cứ bịa ra mốt nọ mốt kia, thế mới ăn tiền. Các cậu thích theo mốt là phải bỏ tiền ra, có gì đâu ? Này, nhiều cái áo còn mới đáo để, thế mà chúng nó đem đi cho, kêu hết mốt. Thật phí của !" (Ðổi giọng) "Nhưng mà kể ra xứ Tây họ cũng có cái văn minh bác ạ. Họ nể trọng người già lắm, muốn làm gì thì làm, người già không bao giờ bị ở tù đâu !"
"Thật thế à ? Người già không bao giờ bị vào tù à ?"
"Không phải đâu cụ ơi, nói thế không đúng. Người già mà giết người thì cũng vào tù như thường."
(To giọng) "Mày nói láo ! Tao thấy ai cũng bảo người già bên này được đối đãi tử tế lắm, có nhân đạo lắm cơ, có tội cũng được tha không phải vào tù." (Cười) "Già cả mà ! Này, người già như bác với tôi ở đây đi tầu xe không mất tiền, xem "tê-lê" không phải đóng thuế, người nào nghèo quá còn được lĩnh cả trợ cấp nữa. Lễ "No-en" được mời đi ăn tiệc, lại có cả hộp "xúc-cù-là" to tướng gửi đến tận nhà."
"Cái ấy thì có nhưng giết người thì vẫn ngồi tù. Mà cụ nói se sẽ chứ không có hàng xóm người ta kêu."
(Ngạc nhiên) "Mình nói ở nhà mình cơ mà ?"
"Ấy, cứ thế ! Chúng nó bên này cái gì cũng sợ ! Ăn cũng không dám ăn, sợ béo ! Nói cũng không dám nói, sợ hàng xóm !" (Nói to) "Tao ở nhà tao, tao nói, việc gì phải sợ ai ? Tao có mồm thì tao nói, tao có đi ăn trộm ăn cắp đâu mà phải nói se sẽ ?"
"Suỵt ! Cụ nói nhỏ đủ nghe thì thôi không có hàng xóm họ kiện cho. Mình ở nhà mình thật nhưng ở chung cư, không có quyền làm ồn buổi tối. Bên này có luật lệ chứ không phải ai muốn làm gì thì làm. Người ta đi làm cả ngày mệt nhọc, đầu óc căng thẳng, tối phải để yên cho người ta tĩnh dưỡng. Mình nói to người ta không nghỉ được là mình có lỗi."
(Chép miệng) "Cái xứ này thật lắm cái lạ ! Ăn cũng phải ăn đúng giờ, làm thì phải có chương trình, đến ở nhà mình lại cũng không có quyền noi to, sợ hàng xóm mệt ! Tao thấy cụ Mai cụ ấy kể chuyện ban đêm khát nước, muốn uống hụm nước, gọi ông con dậy nhờ rót hộ chén nước thôi mà nó cứ cằn nhằn nào là ban đêm phải để cho nó nghỉ, nào là nó đã ngoài sáu mươi tuổi chứ có ít ỏi gì đâu mà bắt nó đêm nào cũng phải dậy rót nước ! Cái ấm nước để ngay đầu giường, có một chén nước thì cụ rót lấy cũng được can gì phải dựng nó dậy ? Rõ thật ông quý tử ! Rót cho mẹ có một chén nước mà cũng kêu ca !"
"Ông ấy mệt thật đấy cụ ạ. Ði làm bên này mệt lắm không như ở nhà đâu. Thứ nhất ông ấy đã ngoài sáu mươi, gần về hưu rồi, dậy đêm mệt là phải, ông ấy không nặn chuyện đâu."
"Rót có một chén nước thì làm gì mà mệt ? Ai bắt nó đi bổ củi, gánh nước đâu mà kêu mệt ? Các người làm như chỉ bên này mới có người đi làm, còn người ta cả đời ăn không ngồi rồi, chỉ tay năm ngón chắc ?"
"Vẫn biết các cụ không ăn không ngồi rồi nhưng làm ở nhà khác, mệt là nghỉ, xong lại làm tiếp, còn ở đây mệt mấy cũng phải cắm đầu làm. Ngày xưa ở nhà các cụ còn có người gíúp việc quét dọn, giặt rũ, có đi làm thì sở cũng ở gần. Ở đây có khi phải đi cả tiếng đồng hồ mới tới sở, làm việc lơ mơ là mất việc như chơi. Nhà mình mua chịu, trả góp, mất việc không có tiền trả thì nó bán nhà đi trừ nợ, lấy chỗ đâu mà ở ? Mất việc lấy gì mà sống ? Thế cho nên mới phải cắm đầu làm chứ ai chẳng thích thong thả ? Thời buổi này thất nghiệp đầy rẫy, mình là ngoại quốc sểnh ra là nó thải mình trước tiên."
(Tiếng chuông điện thoại)
*****
Comment