Bí mật quốc gia của TT Pháp: T.T Mitterrand và T.T De Gaulle
Vài hàng về khung cảnh “ Bí mật »
Pháp có tiếng là một nước xinh đẹp của Âu Châu. Ai chưa biết nước Pháp và nhất là Paris nên đến thăm viếng một lần kẻo hối tiếc.
Pháp cũng là một nước bảo thủ . Hể bảo thủ thì thường trong quan hệ khó tránh những phân biệt đối xử.
Người ta vẫn cho rằng mọi bệnh nhân đều bình đẳng không chỉ trước Thiên chúa mà cả trước Thần chết nữa. Nhưng đi bắt tay thần chết cũng có nhiều ngả, nhiều phương tiện khác nhau. Phương tiện tốt nhất vì được nhiều người ưa chuộng là phương tiện ấy có khả năng nới rộng khoảng cách giữa bệnh nhân với thần chết . Ý muốn nói đến những bệnh viện ở Pháp và Paris. Những bệnh viện lớn có khả năng trị liệu cao là những Trung Tâm Y Khoa của các Đại Học (CHU). Nhưng Val-de-Grâce không thuộc nhóm này vì đây là một ngoại lệ. Như trường Bách khoa ( Ecole Polytechnique) không thuộc hệ thống Trường Lớn của Pháp (Grandes Ecoles ), cũng không thuộc một Đại Học, lại do một ông Tướng chỉ huy. Bệnh viện Val-de-Grâce cũng do một ông Tướng y sĩ chỉ huy. Đây là một bệnh viện quân sự nhưng vẫn nhận những bệnh nhân không phải quân nhân, nhưng là những nhân vật quan trọng của Pháp hoặc của các quốc gia thân hữu với Pháp.
Những nhân vật quan trọng vào đây chữa bệnh để được bảo vệ an ninh cẩn mật và kín đáo. Đó là các Chủ xí nghiệp lớn, các Bộ trưởng, Thủ tướng và Tổng Thống khi lâm bệnh nếu để dư luận biết không tránh khỏi gây ra những biến động như Thị trường chứng khoáng xáo trộn, sự tranh dành quyền lực, đảo chánh vì lợi dụng sự vắng mặt của vị lảnh đạo quốc gia. Ngày xưa, vào thời Chiến quốc, thì nước láng giềng sẽ kéo quân qua xâm chiếm. Cho nên bệnh viện quân sự Val-de-Grâce ở Paris tôn trọng nguyên tắc giử bí mật tuyệt đối. Nhân viên tuyên thệ giử bí mật. Nhân viên còn là quân nhân nên tôn trọng qui luật bí mật quốc phòng. Nghĩa là Val-de-Grâce được khóa kín 2 vòng khóa. Bệnh nhân thường vào bằng cổng trước. Yếu nhơn vào bằng xe thường và vào cổng sau . Khác với lảnh đạo Hà nội khi đến thăm viếng chánh phủ một quốc gia, họ vào cổng trước nhưng lúc ra về thường đi bằng ngả sau cho được an toàn .
Chánh khách và bí mật quốc gia :
- Trường hợp TT. François Mitterrand
Thứ bảy ngày 7 tháng 11 năm 1981, một chiếc xe DS (citroën) cũ chở T.T Mitterrand, có ông Gubler, bác sĩ riêng của ông tháp tùng theo, vào Val-de-Grâce bằng cổng sau. Vừa đắc cử Tổng thống, Ông Mitterrand nay bị đau nhức ở đùi làm cho ông đi khập khiểng. Bác sĩ của Val-de-Grâce và bác sĩ Gubler đã hợp nhau tại Phủ Tổnh thống, Điện Elysée, thảo luận về bệnh tình của Tổng thống Mitterrand .
Hai vị tướng y sĩ của bệnh viện và bác sĩ Gubler nhận xét nguyên nhơn của chứng đau nhức này là do tiền liệt tuyến (prostate) của ông Mitterrand sưng lớn. Hai ông đề nghị Mitterrand phải nhập viện.
Nghe nhập viện, ông Mitterrand liền hét lớn lên : “ không có chuyện đó ”. Ông nghĩ mới đắc cử đây, làm Tổng Thống được mấy tháng, nay nằm nhà thương, không khéo các đảng viên xã hội chủ nghĩa của ông đứng lên đảo chánh, hạ bệ ông hoặc phe đối lập hạ bệ ông. Hơn nữa, ông đang sống hạnh phúc với bà vợ bé và cô ái nữ ở tuổi cập kê, nay nhập viện, tức chúng nó sẽ thiến mất “cái của quí” của ông. Ngoài việc trị liệu bình thường, biết đâu, ở đời mà, còn nhiều những âm mưu ghen tương gì nữa chăng ?
Nhưng đã vào đây phải có bản tin đưa cho báo chí, khi Tổng Thống phủ cần phải làm . Dân chúng có quyền đòi biết sự thật về tình trạng sức khỏe của người lảnh đạo quốc gia . Chánh phủ không có quyền từ chối . Thế là bệnh viện lập cho ông Mitterrand một hồ sơ bệnh nhân với một tên khác để như thế giữ được kín đáo chuyện khi chưa cần phổ biến .
Nhớ lại cái chết của TT. Pompidou mấy năm trước, Val-de-Grâce bị dư luận lên án là đã không tận tình cứu chữa ông Pompidou, nay Ban Giám đốc và bác sĩ riêng của ông Mitterrand đồng ý phải lập một biên bản ghi lại những gì họ biết và họ đề nghị chữa trị và cùng ký tên chung .
Ông Mitterrand bị ung thư tiền liệt tuyến và bắt đầu tác hại qua xương . Các bác sĩ thấy trước cái chết của ông Mitterrand .
Val-de-Grâce được giải thích đó cũng chỉ là một nhà thương bình thường như các nhà thương khác . Nhưng ở đây, các ngành giải phẩu về thần kinh, tim mạch, ung thư prostate, hệ tiêu hóa có tiếng giỏi hơn các nơi khác. Thuốc men cũng tốt hơn. Ăn uống cũng ngon hơn . Như vậy Val de Grâce là một bệnh viện bình thường nhưng lại không hẳn là bình thường !
Năm rồi, T.T Chirac cũng vào đây để được săn sóc khi ông bị tai biến mạch máu não.
Ngày thường quang cảnh ở trước cổng Val-de-Grâce cũng giống như bao nhiêu những bệnh viện khác. Chỉ khi nào dân chúng trông thấy phóng viên nhiếp ảnh đến đông đảo, đứng nhìn vào bên trong và chờ đợi thì mới biết Val-de-Grâce có bệnh nhân quan trọng . Mà ai đây ? Thế là dân chúng dừng chân lại chờ xem cho rỏ .
Bên trong của bệnh viện cấm chụp hình và quay phim .
Bệnh nhơn quan trọng vào ngả sau nhưng ra về bằng ngả trước, chỉ khác nhau ở xe chở đi mà thôi . Và tư thế ra về . Người ra về ngồi vẩy tay chào mừng người đúng xem hay nằm xuôi tay.
Luật “ không thấy, không nói ” ở Val-de-Grâce được giử tuyệt đối đến nỗi tướng Laverdant, y sĩ Trưởng khu, mãi mấy ngày sau mới biết con gái riêng của ông Mitterrand cỡi ngựa té gảy chân được đưa vào đây điều trị . Tin tức thoát ra ngoài và cũng có phần được phép phổ biến như đó là một thông tin bán chánh thức để công khai hóa một chuyện riêng của Tổng Thống được giử bí mật từ lâu . Ngày hôm sau, bác sĩ riêng của ông Mitterrand kể lại cho bà Danielle Mitterrand là cô “ cháu nội ” của ông Mitterrand nằm nhà thương (petite-fille) vì bác sĩ Gubler không biết cô Mazarine là cô con gái riêng của ông Mitterrand . Khi nói đến trường hợp cô Mazarine, các bác sĩ điều trị lẫn lộn giữa con gái nhỏ ( petite fille ) và cháu nội ( petite –fille) của ông Mitterrand . Nhưng trong lúc đó , cơ quan tình báo đã biết hết mọi chuyện . Vì đây là “ bí mật quốc phòng ” và cũng là “ bí mật quốc gia ”!
- Trường hợp TT. De Gaulle
Bí mật của Val-de-Grâce đôi khi còn là vấn đề đối ngoại nữa . Giáo sư y khoa Aboulker, một hôm, thuật lại câu chuyện của TT. De Gaulle, dĩ nhiên phải đợi mồ của ông xanh cỏ . Đó là câu chuyện giữa ông De Gaulle với thầy thuốc điều trị sau khi mổ tiền liệt tuyến của ông .
Hôm ấy, thấy trong người dễ chịu, ông De Gaulle bảo với giáo sư Aboulker, vừa khám ông xong, rằng ông muốn gặp bác sĩ giải phẩu đã giải phẩu ông và đặt cho ông cái “ xông ” ( la sonde, ống thông ) tuyệt vời nầy để ông khen thưởng vị bác sĩ tài hoa ấy. Giáo sư Aboulker thưa với ông De Gaulle là việc gặp bác sĩ giải phẩu kia có lẽ hơi khó vì ông ấy là người Mỹ .
Lập tức ông De Gaulle đỏ mặt và hét lớn với Giáo sư Aboulker :“ Mi đừng bảo với ta rằng mi đã đặt cho ta cái “ xông ” của Mỹ, nghe chưa ” ?
- Trời đất quỉ thần ơi ! Không có “ xông ” của tây, thưa Ngài .
Để làm dịu cơn súc động của ông De Gaulle, Giáo sư vội chữa :
- Thưa Ngài , “ Xông Mỹ ” nhưng chế tạo ở xứ Pháp .
Ông De Gaulle gắt thêm :
- Thôi được, đừng nói nữa . Này bác sĩ ! Tôi không muốn người ta biết rằng ông đã đặt cho tôi một cái “ xông Mỹ ”, rõ chưa ? Ông hảy nhớ rằng đây là một “ bí mật quốc gia ”.
Ông De Gaulle ra nhà thương, về nhà dưỡng bệnh .
Một hôm ông kể chuyện “ bí mật quốc gia ” nầy với bà vợ của ông :
- Bà nghĩ coi, không lẽ tôi như vầy mà cứ bị phụ thuộc vào Mỹ hoài sao ?. Giải phóng nước Pháp, Mỹ giúp và nhờ đó mà tôi mới trở về được và trở thành anh hùng giải phóng . Nay, “nó” của tôi định hình, định vóc được, lại cũng nhờ Mỹ nữa sao ?
Tôi muốn “ nó ” phải tự lực tự cường – Tôi không muốn thằng tôi mang nặng mãi nỗi ám ảnh về Mỹ “ suốt đời ”, Bà à !
- Ông ơi ! Ông vẫn còn hùng dũng là nước Pháp mừng rồi !
Và … tôi cũng mừng nữa, ông à !
Đinh tiểu Nguyên
(theo Le Monde)
Vài hàng về khung cảnh “ Bí mật »
Pháp có tiếng là một nước xinh đẹp của Âu Châu. Ai chưa biết nước Pháp và nhất là Paris nên đến thăm viếng một lần kẻo hối tiếc.
Pháp cũng là một nước bảo thủ . Hể bảo thủ thì thường trong quan hệ khó tránh những phân biệt đối xử.
Người ta vẫn cho rằng mọi bệnh nhân đều bình đẳng không chỉ trước Thiên chúa mà cả trước Thần chết nữa. Nhưng đi bắt tay thần chết cũng có nhiều ngả, nhiều phương tiện khác nhau. Phương tiện tốt nhất vì được nhiều người ưa chuộng là phương tiện ấy có khả năng nới rộng khoảng cách giữa bệnh nhân với thần chết . Ý muốn nói đến những bệnh viện ở Pháp và Paris. Những bệnh viện lớn có khả năng trị liệu cao là những Trung Tâm Y Khoa của các Đại Học (CHU). Nhưng Val-de-Grâce không thuộc nhóm này vì đây là một ngoại lệ. Như trường Bách khoa ( Ecole Polytechnique) không thuộc hệ thống Trường Lớn của Pháp (Grandes Ecoles ), cũng không thuộc một Đại Học, lại do một ông Tướng chỉ huy. Bệnh viện Val-de-Grâce cũng do một ông Tướng y sĩ chỉ huy. Đây là một bệnh viện quân sự nhưng vẫn nhận những bệnh nhân không phải quân nhân, nhưng là những nhân vật quan trọng của Pháp hoặc của các quốc gia thân hữu với Pháp.
Những nhân vật quan trọng vào đây chữa bệnh để được bảo vệ an ninh cẩn mật và kín đáo. Đó là các Chủ xí nghiệp lớn, các Bộ trưởng, Thủ tướng và Tổng Thống khi lâm bệnh nếu để dư luận biết không tránh khỏi gây ra những biến động như Thị trường chứng khoáng xáo trộn, sự tranh dành quyền lực, đảo chánh vì lợi dụng sự vắng mặt của vị lảnh đạo quốc gia. Ngày xưa, vào thời Chiến quốc, thì nước láng giềng sẽ kéo quân qua xâm chiếm. Cho nên bệnh viện quân sự Val-de-Grâce ở Paris tôn trọng nguyên tắc giử bí mật tuyệt đối. Nhân viên tuyên thệ giử bí mật. Nhân viên còn là quân nhân nên tôn trọng qui luật bí mật quốc phòng. Nghĩa là Val-de-Grâce được khóa kín 2 vòng khóa. Bệnh nhân thường vào bằng cổng trước. Yếu nhơn vào bằng xe thường và vào cổng sau . Khác với lảnh đạo Hà nội khi đến thăm viếng chánh phủ một quốc gia, họ vào cổng trước nhưng lúc ra về thường đi bằng ngả sau cho được an toàn .
Chánh khách và bí mật quốc gia :
- Trường hợp TT. François Mitterrand
Thứ bảy ngày 7 tháng 11 năm 1981, một chiếc xe DS (citroën) cũ chở T.T Mitterrand, có ông Gubler, bác sĩ riêng của ông tháp tùng theo, vào Val-de-Grâce bằng cổng sau. Vừa đắc cử Tổng thống, Ông Mitterrand nay bị đau nhức ở đùi làm cho ông đi khập khiểng. Bác sĩ của Val-de-Grâce và bác sĩ Gubler đã hợp nhau tại Phủ Tổnh thống, Điện Elysée, thảo luận về bệnh tình của Tổng thống Mitterrand .
Hai vị tướng y sĩ của bệnh viện và bác sĩ Gubler nhận xét nguyên nhơn của chứng đau nhức này là do tiền liệt tuyến (prostate) của ông Mitterrand sưng lớn. Hai ông đề nghị Mitterrand phải nhập viện.
Nghe nhập viện, ông Mitterrand liền hét lớn lên : “ không có chuyện đó ”. Ông nghĩ mới đắc cử đây, làm Tổng Thống được mấy tháng, nay nằm nhà thương, không khéo các đảng viên xã hội chủ nghĩa của ông đứng lên đảo chánh, hạ bệ ông hoặc phe đối lập hạ bệ ông. Hơn nữa, ông đang sống hạnh phúc với bà vợ bé và cô ái nữ ở tuổi cập kê, nay nhập viện, tức chúng nó sẽ thiến mất “cái của quí” của ông. Ngoài việc trị liệu bình thường, biết đâu, ở đời mà, còn nhiều những âm mưu ghen tương gì nữa chăng ?
Nhưng đã vào đây phải có bản tin đưa cho báo chí, khi Tổng Thống phủ cần phải làm . Dân chúng có quyền đòi biết sự thật về tình trạng sức khỏe của người lảnh đạo quốc gia . Chánh phủ không có quyền từ chối . Thế là bệnh viện lập cho ông Mitterrand một hồ sơ bệnh nhân với một tên khác để như thế giữ được kín đáo chuyện khi chưa cần phổ biến .
Nhớ lại cái chết của TT. Pompidou mấy năm trước, Val-de-Grâce bị dư luận lên án là đã không tận tình cứu chữa ông Pompidou, nay Ban Giám đốc và bác sĩ riêng của ông Mitterrand đồng ý phải lập một biên bản ghi lại những gì họ biết và họ đề nghị chữa trị và cùng ký tên chung .
Ông Mitterrand bị ung thư tiền liệt tuyến và bắt đầu tác hại qua xương . Các bác sĩ thấy trước cái chết của ông Mitterrand .
Val-de-Grâce được giải thích đó cũng chỉ là một nhà thương bình thường như các nhà thương khác . Nhưng ở đây, các ngành giải phẩu về thần kinh, tim mạch, ung thư prostate, hệ tiêu hóa có tiếng giỏi hơn các nơi khác. Thuốc men cũng tốt hơn. Ăn uống cũng ngon hơn . Như vậy Val de Grâce là một bệnh viện bình thường nhưng lại không hẳn là bình thường !
Năm rồi, T.T Chirac cũng vào đây để được săn sóc khi ông bị tai biến mạch máu não.
Ngày thường quang cảnh ở trước cổng Val-de-Grâce cũng giống như bao nhiêu những bệnh viện khác. Chỉ khi nào dân chúng trông thấy phóng viên nhiếp ảnh đến đông đảo, đứng nhìn vào bên trong và chờ đợi thì mới biết Val-de-Grâce có bệnh nhân quan trọng . Mà ai đây ? Thế là dân chúng dừng chân lại chờ xem cho rỏ .
Bên trong của bệnh viện cấm chụp hình và quay phim .
Bệnh nhơn quan trọng vào ngả sau nhưng ra về bằng ngả trước, chỉ khác nhau ở xe chở đi mà thôi . Và tư thế ra về . Người ra về ngồi vẩy tay chào mừng người đúng xem hay nằm xuôi tay.
Luật “ không thấy, không nói ” ở Val-de-Grâce được giử tuyệt đối đến nỗi tướng Laverdant, y sĩ Trưởng khu, mãi mấy ngày sau mới biết con gái riêng của ông Mitterrand cỡi ngựa té gảy chân được đưa vào đây điều trị . Tin tức thoát ra ngoài và cũng có phần được phép phổ biến như đó là một thông tin bán chánh thức để công khai hóa một chuyện riêng của Tổng Thống được giử bí mật từ lâu . Ngày hôm sau, bác sĩ riêng của ông Mitterrand kể lại cho bà Danielle Mitterrand là cô “ cháu nội ” của ông Mitterrand nằm nhà thương (petite-fille) vì bác sĩ Gubler không biết cô Mazarine là cô con gái riêng của ông Mitterrand . Khi nói đến trường hợp cô Mazarine, các bác sĩ điều trị lẫn lộn giữa con gái nhỏ ( petite fille ) và cháu nội ( petite –fille) của ông Mitterrand . Nhưng trong lúc đó , cơ quan tình báo đã biết hết mọi chuyện . Vì đây là “ bí mật quốc phòng ” và cũng là “ bí mật quốc gia ”!
- Trường hợp TT. De Gaulle
Bí mật của Val-de-Grâce đôi khi còn là vấn đề đối ngoại nữa . Giáo sư y khoa Aboulker, một hôm, thuật lại câu chuyện của TT. De Gaulle, dĩ nhiên phải đợi mồ của ông xanh cỏ . Đó là câu chuyện giữa ông De Gaulle với thầy thuốc điều trị sau khi mổ tiền liệt tuyến của ông .
Hôm ấy, thấy trong người dễ chịu, ông De Gaulle bảo với giáo sư Aboulker, vừa khám ông xong, rằng ông muốn gặp bác sĩ giải phẩu đã giải phẩu ông và đặt cho ông cái “ xông ” ( la sonde, ống thông ) tuyệt vời nầy để ông khen thưởng vị bác sĩ tài hoa ấy. Giáo sư Aboulker thưa với ông De Gaulle là việc gặp bác sĩ giải phẩu kia có lẽ hơi khó vì ông ấy là người Mỹ .
Lập tức ông De Gaulle đỏ mặt và hét lớn với Giáo sư Aboulker :“ Mi đừng bảo với ta rằng mi đã đặt cho ta cái “ xông ” của Mỹ, nghe chưa ” ?
- Trời đất quỉ thần ơi ! Không có “ xông ” của tây, thưa Ngài .
Để làm dịu cơn súc động của ông De Gaulle, Giáo sư vội chữa :
- Thưa Ngài , “ Xông Mỹ ” nhưng chế tạo ở xứ Pháp .
Ông De Gaulle gắt thêm :
- Thôi được, đừng nói nữa . Này bác sĩ ! Tôi không muốn người ta biết rằng ông đã đặt cho tôi một cái “ xông Mỹ ”, rõ chưa ? Ông hảy nhớ rằng đây là một “ bí mật quốc gia ”.
Ông De Gaulle ra nhà thương, về nhà dưỡng bệnh .
Một hôm ông kể chuyện “ bí mật quốc gia ” nầy với bà vợ của ông :
- Bà nghĩ coi, không lẽ tôi như vầy mà cứ bị phụ thuộc vào Mỹ hoài sao ?. Giải phóng nước Pháp, Mỹ giúp và nhờ đó mà tôi mới trở về được và trở thành anh hùng giải phóng . Nay, “nó” của tôi định hình, định vóc được, lại cũng nhờ Mỹ nữa sao ?
Tôi muốn “ nó ” phải tự lực tự cường – Tôi không muốn thằng tôi mang nặng mãi nỗi ám ảnh về Mỹ “ suốt đời ”, Bà à !
- Ông ơi ! Ông vẫn còn hùng dũng là nước Pháp mừng rồi !
Và … tôi cũng mừng nữa, ông à !
Đinh tiểu Nguyên
(theo Le Monde)