• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

JOHN KEATS – Một thiên tài bất hạnh

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • JOHN KEATS – Một thiên tài bất hạnh

    JOHN KEATS – Một thiên tài bất hạnh
    Vương Trung Hiếu

    Lời giới thiệu:


    John Keats, nhà thơ lãng mạn Anh, sinh 1795 tại London, mất 1821 tại Roma (Ý). Con của một người chăn ngựa. Bạn thân của Lord Byron và Percy Bysshe Shelley. Keats học y khoa từ một bác sĩ phẫu thuật, ông có tư tưởng tự do cấp tiến, ủng hộ cách mạng Pháp 1789. Xuất bản 3 tập thơ có giá trị, nhiều bài thơ thuộc loại hay nhất của văn học Anh.
    ------------------
    “Beauty is truth, truth is beauty” (Cái đẹp là chân lý, chân lý là cái đẹp). Đó là quan niệm nghệ thuật của John Keats, một trong ba ngôi sao rực rỡ trên bầu trời thơ ca lãng mạn Anh. Nếu Lord Byron bi kịch hóa tâm linh bằng một “nỗi buồn vũ trụ”, Shelley điên loạn trong bốn bức tường cô đơn thì John Keats lại chìm đắm trong sư tuyệt vọng vì bệnh hoạn. Nhưng thi phẩm của Keats chứng tỏ sự sôi nổi và thiên lương của một con người tài hoa, sức mạnh của một trí tuệ phi thường.
    Mặc dù chưa hề đặt chân đến ngưỡng cửa trường đại học, nhưng với trí tưởng tượng vô địch, Keats đã sáng tạo nên những vần thơ bất hủ. Cũng như Shelley, Keats tôn sùng cái đẹp, khao khát sự tuyệt mỹ như một chân lý hiện tồn của tư duy.
    Năm 1817, đêm nọ, Keats giật mình thức giấc bởi một âm thanh bùng vỡ trong tiềm thức, chung quanh Keats ngập tràn bóng tối. Chính mầu đen tượng trưng cho sự chết, chính cái trác tuyệt của thi hứng, chính sự va chạm dữ dội giữa ý niệm hủy diệt và cảm xúc thơ ca đã buộc Keats phải kêu lên :
    Oh poetry ! For thee I hold my pen.
    That am not yet a denizen,
    Of thy wide heaven –“
    Ôi nàng thơ ! Vì nàng mà ta cầm bút,
    Ta không còn là kẻ ngụ cư,
    Trong cái thiên đường mênh mông của nàng nữa.
    Đối với Keats, thơ ca là cứu cánh vĩ đại của con người:
    … That it should be a friend
    To soothe the cares, and lift the thoughts of man.
    … Mà nàng phải là bạn
    để xoa dịu những muộn phiền và nâng cao tư tưởng nhân loại
    Keats đọc rất nhiều tác phẩm văn học cổ điển. Ban đầu Keats làm quen với quyển Classical Dictionary (Tự điển cổ ngữ) rồi lại say sưa các thần thoại Hy Lạp. Keats bay vào thế giới hoang đường, đầy chất lãng mạn của thần thoại bằng đôi cánh tưởng tượng mãnh liệt. Keats bước qua ranh giới thực tại để sống với ảo mộng. Ở đó, sự ám ảnh bởi cái chết tan biến, nỗi triền phược lũy giảm, cái đẹp kỳ vĩ của ngôn từ rực sáng hào quang hạnh phúc. Cõi siêu linh đó đã thôi miên, cuốn hút Keats bằng một ma lực huyền bí, đẩy Keats trôi dạt vào những miền hoang dại, xa lạ của dĩ vãng. Keats bàng hoàng trước bối cảnh thâm u, tăm tối của thời trung cổ, đồng vọng trong tâm thức những âm thanh xa xưa của huyền thoại dân tộc và truyền thống dân gian. Cái hiện thự!
    c của giấc mộng được chiêm nghiệm bằng sự nhận thức của suy tưởng, hóa thân thành khối vật chất dao động trước thính giác và thị giác nhạy bén của Keats. Cái ảo chuyển sang cái thực, biến thành những vần thơ, câu văn đầy cảnh sắc và tiếng động.
    Một trong những bài thơ đầu tay của Keats là bài “I Stood Tip Toe upon a Little Hill” (Tôi kiễng chân lên ngọn đồi nhỏ) đã cung hiến một bức tranh đẹp về đồng quê nước Anh, một khu vườn với chất liệu thiên nhiên quen thuộc: Trời mây, núi rừng, dòng suối, bụi cây và hoa cỏ, chim bay rồi cá lội; âm thanh và cả sự im lặng của … âm thanh.
    A little noiseless noise among the leaves
    Một tiếng động nhỏ không thành tiếng trong đám lá cây
    Keats chịu ảnh hưởng tư tưởng của Edmund Spenser và John Milton, hai nhà thơ lớn trong thế kỷ 16, 17 của nước Anh. Keats đã run rẩy trào nước mắt, mơ mộng quên thời gian, yêu thương xen lẫn căm thù, sợ hãi và nhớ nhung… những tình tiết và nhân vật trong thi phẩm The Fairy Queen (Nữ Hoàng Các Tiên) của Spencer; Paradise Lost (Thiên đường đã mất): Paradise Regained (Thiên đường trở lại ) của Milton.
    Năm 1815, Charles Gowden Clarke, người bạn thân của Keats đã vô cùng sửng sốt trước một cảnh “lên đồng” kỳ dị. Đang chuyện trò với bạn, chợt Keats đứng bật dậy, hai tay chờn vờn bấu vào khoảng không trước mặt như muốn giữ lại một cái gì đó. Keats chạy lòng vòng trong nhà như một người điên, miệng lẩm bẩm, đôi mắt chìm vào một thế giới xa xăm, Keats hét lên : “Mang giấy viết ra đây”. Clarke vội chạy vào trong buồng đem giấy bút ra cho Keats. Kẻ đang lên cơn sốt văn chương hí hoáy viết khoảng năm phút rồi ngã người bất tỉnh. Một “đứa con” chào đời trong cơn đau đẻ tinh thần của Keats, đó là bài thơ 14 câu (Sonnet) có tựa đề : On First Looking into Chapman’ s Homer.
    Keats tuyên bố rằng: Tôi không thể sống thiếu thơ ca, thơ ca bất tử. Nửa ngày chưa làm xong một bài thì tôi làm cả ngày. Tôi bắt đầu từng chút một rồi thói quen giúp tôi thành một thi sĩ đầy năng lực”.
    Mùa đông năm 1816, Keats bỏ nghề y chuyển hẳn sang “nghề” làm thơ. Keats giao du với hai nhà thơ trong thi đàn Cockney là Leigh Hunt và Benjamin Robert Hayclon. Một năm sau, tập thơ đầu tiên của Keats được xuất bản gồm những bài thơ kể trên và một số bài khác. Keats để tặng Hunt và hồi hộp chờ đợi sự đánh giá của công chúng. Nhưng đến tập thơ thứ hai, bản trường ca Endymion (1818). Keats mới nhận được “những nhát búa tạ” của báo chí. Bài thơ trường thiên này là một câu chuyện cổ Hy Lạp, kể về việc nữ thần mặt trăng Diana yêu say đắm chàng trai Endymion : Cho chàng ngủ một giấc đời đời.
    Tạp chí Blackwood’ s Evinburgh Magazine đăng hàng loạt bài phê phán, chế giễu bản trường ca Endymion. Họ bảo rằng bài thơ này không chứa đựng một chút kiến thức nhỏ nhoi nào và không có sự hiểu biết tối thiểu nào về thơ ca cổ điển hoặc lịch sử cổ điển.
    Keats đau khổ cùng cực. Nhưng cái lôi kéo Keats xuống địa ngục tuyệt vọng không phải là chuyện công danh sương khói, mà chính là sự giày vò không ngớt của chứng viêm màng phổi mãn tính. Mặt khác, hàng ngày Keats phải chứng kiến Tom, em trai mình, chết dần mòn vì căn bệnh này. Và cũng chính chứng bệnh lao quái ác đã biến Keats thành đứa trẻ hai lần mồ côi: cha qua đời lúc Keats vừa lên 9, người mẹ lại vĩnh viễn ra đi lúc Keats 14 tuổi.
    Rồi tình yêu đến ! Liều thuốc vạn năng, kỳ diệu của mối tình đầu đã giúp Keats “hồi sinh”. Keats yêu một cô gái mới 17 tuổi, nàng tên là Fanny Brawne; nhưng đây là một mối tình vô vọng, vì Keats biết cơn bệnh lao có thể đưa chàng đến cái chết bất kỳ lúc nào. Những nhà nghiên cứu văn học Anh cho rằng Fanny chính là nguồn động lực mạnh mẽ để Keats sáng tạo những bài thơ có giá trị nhất. Nhưng theo quyển John Keats : The Living year của Robert Gittings, tác giả đã khám phá thêm một chi tiết thú vị khác. Nguồn thi cảm của John Keats còn có thêm một nhân vật nữa. Đó là bà Isabella Jenes – cố nhân của Keats ở giai đoạn đầu tập tễnh làm thơ. Bài The Eve of St. Agnes (trong tập thơ thứ ba của Keats xuất bản năm 1820) diễn tả đầy đủ mối tình vụng trộm giữa Keats và Isab!
    ella. Nhưng nếu không có chương nói về Isabella, tác phẩm này vẫn được đánh giá là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của Keats. Nó đạt đến đỉnh cao nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn. Chứng tỏ thiên tài Keats đã chín muồi trong việc sử dụng ngôn từ và kỹ thuật biểu hiện. Nó là một sản phẩm tinh thần có sự kết hợp nhuần nhị giữa hình ảnh thơ mộng và nhận thức thực tại của nhà thơ. Bốn dòng đầu của bài thơ đã gây một ấn tượng lạ thường :
    St. Agnes ! Eve-Ah. Bitter chill it was!
    The owl, for all his feathers war a cold :
    The hare limp’ d trembling through the frozen grass,
    And silent was the flock in woolly fold.
    Hình ảnh trong thơ hoàn toàn chính xác và gợi cảm : Từ con cú lạnh cứng đờ, con thỏ lê bước chân run rẩy qua đám cỏ đóng băng, cho đến đàn cừu lặng lẽ trong khe núi mờ mờ. Tất cả giúp người đọc hình dung rõ nét cảnh buổi chiều lạnh lẽo thê lương.


    Tập thơ thứ ba của Keats còn những bài tuyệt đẹp khác như : Lamia, Hyperion nói về đời sống cổ Hy Lạp; Isabella, Ode to a Nightingale (Thơ ca ngợi chim sơn ca) và Ode to Autumn (Thơ ca ngợi mùa thu).
    Đến tháng 2 năm 1820, chứng bệnh lao bộc phát dữ dội. Keats suy nhược toàn thân dẫn đến việc rối loạn tâm thần. Đứa em trai tên Tom vừa chết, tình yêu chênh vênh bên bờ vực thẳm tan rã, tử thần rình rập … Tất cả vang động những âm thanh sầu muộn trong tâm hồn Keats. Keats đã bỏ nước Anh ra đi như Byron và Shelley, nhưng Keats không nổi loạn như hai người bạn của mình. Chàng tuổi trẻ âm thầm lùi vào thế giới khép kín để sống trọn vẹn trong những giấc mơ đầy bóng tối.
    Tôi nằm đây như trẻ thơ mệt mỏi,
    Và tôi khóc, quên đi cõi đời ô trọc.
    Keats đặt chân đến Naples rồi sang Roma (Nước Ý) để trị bệnh và an dưỡng. Ngày 23 tháng 2 năm 1831, Keats từ trần, thọ 26 tuổi. Thần chết đã cướp đi mạng sống của một con người đang ở tuổi thanh xuân hoa mộng, nhưng không thể xóa mờ hình ảnh thiên tài ấy trong tâm hồn nhân loại.


    Shelley đã một mình đưa tiễn Keats đến nơi an nghỉ cuối cùng ở nghĩa trang Tin Lành Roma, nhưng chẳng ai ngờ, một năm sau, chính Byron lại đem chiếc bình cổ đựng mớ tro tàn của Shelley chôn cạnh nấm mồ Keats.
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom