Chuyện cà phê
Cứ nhìn cả triệu cửa hàng cà phê mở cửa trên khắp nẻo đường, từ thành phố lớn đến các quán bên đường, và những người đứng xếp hàng để mua một ly cà phê mỗi sáng là ta có thể đoán rằng cà phê là thức uống phổ thông nhất và caffeine trong cà phê là dược chất được sử dụng nhiều nhất tại Hoa Kỳ. Ta cũng có thể phỏng đoán thêm rằng Hoa Kỳ là một xã hội của những người nhất quyết sống bằng cách càng ít ngủ càng tốt!
Bạn ơi, dĩ nhiên rằng cái chi thái quá cũng hỏng, thức nhiều quá cũng có hại mà ngủ li bì cũng không hay, và người ta lo ngại đến hậu quả về sức khỏe. Đại khái như cà phê lợi hay hại? Nếu có hại thì hại ra sao? Ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Và thỉnh thoảng ta lại thấy xuất hiện một bài báo viết về cà phê và ảnh hưởng của nó, người khen, kẻ chê đầy đủ.
Như thế có thể nào những bài báo trái ngược kia cùng đúng? Dưới cái nhìn về Dược Học (Pharmacology) và Độc Tố Học (Tõicology) thì Dế Mèn thấy có vẻ… đúng, vì cà phê hay trà đều chứa nhiều hóa chất và các hoá chất này khi dùng chung, sẽ ảnh hưởng không nhiều thì ít đến sức khỏe.
Ta thường dùng chung hai chữ “cà phê” và “caffeine” như một, thật ra cà phê chứa nhiều hóa chất khác ngoài caffeine, và khi pha thêm sữa, đường, các loại rượu cũng như các gia vị khác như vanilla thì “cà phê” và “caffeine” khác nhau rất xa.
Huyền thoại về caffeine, tính đến năm 2008:
1) Caffeine có tính “lợi tiểu” (tiếng dùng trong Dược Học là “diuretic”)? Người ta nói rằng những thức uống chứa caffeine (cà phê, nước ngọt như coca cola, Mountain Dew…) là những thứ lợi tiểu. Câu này chỉ đúng một nửa. Theo những thử nghiệm trong năm vừa qua, ở một lượng 550 miligram hoặc ít hơn, caffeine không có tính lợi tiểu. Tuy nhiên khi dùng một lượng 575 miligram hoặc cao hơn, caffeine là một chất lợi tiểu, nghĩa là ảnh hưởng đến thận, và cơ thể thải ra nhiều nước tiểu hơn bình thường. Thải ra nhiều nước tiểu không nhất thiết là việc tốt cho sức khỏe, và có thể tạo ra sự mất nước (dehydration).
2) Liên quan đến bệnh tim? Trước đây những người bị cao huyết áp thường được chỉ dẫn nên tránh caffeine vì đây là một chất kích thích. Những kết quả thử nghiệm cho thấy caffeine dùng ở lượng bình thường không gia tăng huyết áp. Các chuyên gia về tim tại Đại Học California, San Francisco còn nói rõ ràng hơn, caffeine ở lượng bình thường không gia tăng tỷ lệ nhồi cơ tim (heart attack), tỷ lệ loạn nhịp tim hoặc tỷ lệ chết bất ngờ (sudden death). Theo cuộc thử nghiệm the Iowa Women’s Health Study, phụ nữ uống từ 1-3 ly cà phê mỗi ngày có thể giảm tỷ lệ chứng tim mạch. Khi uống nhiều cà phê hơn nữa thì không còn lợi ích kể trên.
3) Cao huyết áp? Caffeine gia tăng huyết áp trong giây lát nhưng không liên quan gì đến chứng cao huyết áp. Nhiều thử nghiệm kể cả cuộc thử nghiệm tại Johns Hopkins đã chứng mình điều này.
4) Ung thư? Các chuyên gia về ung thư tổng kết nhiều cuộc thử nghiệm và công bố rằng, không thấy dấu hiệu nào cho thấy caffeine dính dáng đến ung thư tụy tạng, thận, hay ung thư vú.
5) Chứng loãng xương? Caffeine không dính dáng chi đến chứng loãng xương. Những phụ nữ trong tuổi mãn kinh nên uống thêm calcium và sinh tố D để giữ xương.
6) Xuống cân? Caffeine gia tăng tốc độ biến hóa thức ăn trong cơ thể (metabolism), 100 miligram caffeine đốt khoảng 75-100 calorie mỗi ngày nhưng dùng nhiều hơn và trong thời gian lâu hơn thì ảnh hưởng kia biến mất, nghĩa là không xuống cân. Thực ra, khi uống cà phê và bỏ thêm sữa thêm đường thì sẽ lên cân.
Lợi ích cho sức khỏe
Ảnh hưởng quan trọng nhất của caffeine là tạo sự thư thái tâm thần và thể xác. Ở lượng 200 miligram (cỡ 16 ounces cà phê), người ta thường cảm thấy thư thái, tỉnh táo, dễ chịu. Ở lượng cao hơn, caffeine gây hồi hộp, bất an và khó tiêu.
Cả triệu người Hoa Kỳ tùy thuộc vào caffeine để giúp họ tỉnh táo, phản ứng nhanh chóng nên lái xe an toàn hơn. Trong những người thiếu ngủ, caffeine giúp họ ghi nhớ và gia tăng khả năng làm những công việc phức tạp đòi hỏi sự tỉnh táo.
Một vài cuộc thử nghiệm cho rằng caffeine giảm tỷ lệ chứng Parkinson. Một thử nghiệm khác cho rằng những người uống cà phê có tỷ lệ bị tiểu đường loại II thấp hơn so với những người không dùng caffeine. Những thử nghiệm này chưa được chứng minh.
Bản phân chất sau có thể dùng tạm (tóm tắt từ những bài phân chất khác do các hãng sản xuất thực phẩm thực hiện) để ước lượng:
Cà phê & Trà (Lượng Caffeine)
Decaffeinated cà phê hoặc trà 8oz (2 mgs)
Trà đen, ủ, 8oz (47)
Trà xanh, ủ, 8oz (30-50)
Cà phê, 8oz (95)
Starbucks Coffee Grande, 160z (330)
Nước ngọt
Coca-Cola, Classic, 12 oz (35)
Diet Coke, 12oz (47)
Mountain Dew, 12oz (54)
Red Bull, 8.3oz (76)
Monster Energy, 16oz (160)
SoBe No Fear, 16oz (174)
Thực phẩm
Hershey’s chocolate milk, 8oz (5)
Hershey’s milk chocolate, 1.5oz (10)
Dannon coffee yogurt, 6oz (30)
NoDoz Maximum Strength, 1 tablet (200)
Thôi thì sau khi đọc bài này xong nếu bạn có "giền" cà phê thì vẫn cứ yên tâm mà uống.
Cứ nhìn cả triệu cửa hàng cà phê mở cửa trên khắp nẻo đường, từ thành phố lớn đến các quán bên đường, và những người đứng xếp hàng để mua một ly cà phê mỗi sáng là ta có thể đoán rằng cà phê là thức uống phổ thông nhất và caffeine trong cà phê là dược chất được sử dụng nhiều nhất tại Hoa Kỳ. Ta cũng có thể phỏng đoán thêm rằng Hoa Kỳ là một xã hội của những người nhất quyết sống bằng cách càng ít ngủ càng tốt!
Bạn ơi, dĩ nhiên rằng cái chi thái quá cũng hỏng, thức nhiều quá cũng có hại mà ngủ li bì cũng không hay, và người ta lo ngại đến hậu quả về sức khỏe. Đại khái như cà phê lợi hay hại? Nếu có hại thì hại ra sao? Ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Và thỉnh thoảng ta lại thấy xuất hiện một bài báo viết về cà phê và ảnh hưởng của nó, người khen, kẻ chê đầy đủ.
Như thế có thể nào những bài báo trái ngược kia cùng đúng? Dưới cái nhìn về Dược Học (Pharmacology) và Độc Tố Học (Tõicology) thì Dế Mèn thấy có vẻ… đúng, vì cà phê hay trà đều chứa nhiều hóa chất và các hoá chất này khi dùng chung, sẽ ảnh hưởng không nhiều thì ít đến sức khỏe.
Ta thường dùng chung hai chữ “cà phê” và “caffeine” như một, thật ra cà phê chứa nhiều hóa chất khác ngoài caffeine, và khi pha thêm sữa, đường, các loại rượu cũng như các gia vị khác như vanilla thì “cà phê” và “caffeine” khác nhau rất xa.
Huyền thoại về caffeine, tính đến năm 2008:
1) Caffeine có tính “lợi tiểu” (tiếng dùng trong Dược Học là “diuretic”)? Người ta nói rằng những thức uống chứa caffeine (cà phê, nước ngọt như coca cola, Mountain Dew…) là những thứ lợi tiểu. Câu này chỉ đúng một nửa. Theo những thử nghiệm trong năm vừa qua, ở một lượng 550 miligram hoặc ít hơn, caffeine không có tính lợi tiểu. Tuy nhiên khi dùng một lượng 575 miligram hoặc cao hơn, caffeine là một chất lợi tiểu, nghĩa là ảnh hưởng đến thận, và cơ thể thải ra nhiều nước tiểu hơn bình thường. Thải ra nhiều nước tiểu không nhất thiết là việc tốt cho sức khỏe, và có thể tạo ra sự mất nước (dehydration).
2) Liên quan đến bệnh tim? Trước đây những người bị cao huyết áp thường được chỉ dẫn nên tránh caffeine vì đây là một chất kích thích. Những kết quả thử nghiệm cho thấy caffeine dùng ở lượng bình thường không gia tăng huyết áp. Các chuyên gia về tim tại Đại Học California, San Francisco còn nói rõ ràng hơn, caffeine ở lượng bình thường không gia tăng tỷ lệ nhồi cơ tim (heart attack), tỷ lệ loạn nhịp tim hoặc tỷ lệ chết bất ngờ (sudden death). Theo cuộc thử nghiệm the Iowa Women’s Health Study, phụ nữ uống từ 1-3 ly cà phê mỗi ngày có thể giảm tỷ lệ chứng tim mạch. Khi uống nhiều cà phê hơn nữa thì không còn lợi ích kể trên.
3) Cao huyết áp? Caffeine gia tăng huyết áp trong giây lát nhưng không liên quan gì đến chứng cao huyết áp. Nhiều thử nghiệm kể cả cuộc thử nghiệm tại Johns Hopkins đã chứng mình điều này.
4) Ung thư? Các chuyên gia về ung thư tổng kết nhiều cuộc thử nghiệm và công bố rằng, không thấy dấu hiệu nào cho thấy caffeine dính dáng đến ung thư tụy tạng, thận, hay ung thư vú.
5) Chứng loãng xương? Caffeine không dính dáng chi đến chứng loãng xương. Những phụ nữ trong tuổi mãn kinh nên uống thêm calcium và sinh tố D để giữ xương.
6) Xuống cân? Caffeine gia tăng tốc độ biến hóa thức ăn trong cơ thể (metabolism), 100 miligram caffeine đốt khoảng 75-100 calorie mỗi ngày nhưng dùng nhiều hơn và trong thời gian lâu hơn thì ảnh hưởng kia biến mất, nghĩa là không xuống cân. Thực ra, khi uống cà phê và bỏ thêm sữa thêm đường thì sẽ lên cân.
Lợi ích cho sức khỏe
Ảnh hưởng quan trọng nhất của caffeine là tạo sự thư thái tâm thần và thể xác. Ở lượng 200 miligram (cỡ 16 ounces cà phê), người ta thường cảm thấy thư thái, tỉnh táo, dễ chịu. Ở lượng cao hơn, caffeine gây hồi hộp, bất an và khó tiêu.
Cả triệu người Hoa Kỳ tùy thuộc vào caffeine để giúp họ tỉnh táo, phản ứng nhanh chóng nên lái xe an toàn hơn. Trong những người thiếu ngủ, caffeine giúp họ ghi nhớ và gia tăng khả năng làm những công việc phức tạp đòi hỏi sự tỉnh táo.
Một vài cuộc thử nghiệm cho rằng caffeine giảm tỷ lệ chứng Parkinson. Một thử nghiệm khác cho rằng những người uống cà phê có tỷ lệ bị tiểu đường loại II thấp hơn so với những người không dùng caffeine. Những thử nghiệm này chưa được chứng minh.
Bản phân chất sau có thể dùng tạm (tóm tắt từ những bài phân chất khác do các hãng sản xuất thực phẩm thực hiện) để ước lượng:
Cà phê & Trà (Lượng Caffeine)
Decaffeinated cà phê hoặc trà 8oz (2 mgs)
Trà đen, ủ, 8oz (47)
Trà xanh, ủ, 8oz (30-50)
Cà phê, 8oz (95)
Starbucks Coffee Grande, 160z (330)
Nước ngọt
Coca-Cola, Classic, 12 oz (35)
Diet Coke, 12oz (47)
Mountain Dew, 12oz (54)
Red Bull, 8.3oz (76)
Monster Energy, 16oz (160)
SoBe No Fear, 16oz (174)
Thực phẩm
Hershey’s chocolate milk, 8oz (5)
Hershey’s milk chocolate, 1.5oz (10)
Dannon coffee yogurt, 6oz (30)
NoDoz Maximum Strength, 1 tablet (200)
Thôi thì sau khi đọc bài này xong nếu bạn có "giền" cà phê thì vẫn cứ yên tâm mà uống.

Comment