• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tin tức game tiêu điểm

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tin tức game tiêu điểm

    Chinh Đồ & nhãn quan được và mất [03-09-2008]


    www.game360.com.vn

    Những tháng gần đây, các ngòi bút đã tốn không ít giấy mực để mổ xẻ nhiều vấn đề về Chinh Đồ (Zheng Tu - Giant Interactive). Lướt qua hàng loạt những bài báo, tôi chợt nghĩ họ đang PR chăng? Chiến lược để chuẩn bị cho những đợt càn quét dậy sóng như Võ Lâm Truyền Kỳ 3 năm trước? Liệu Chinh Đồ có thực sự đáp ứng được cái gọi là Bách khoa toàn thư, cái gọi là nhu cầu lợi ích của công chúng?





    Thực tế, Zheng Tu tại Trung Quốc đã thành công ngoài mong đợi. Đứng trên khía cạnh của một người chơi tôi không thể phủ nhận những mặt tích cực của nó. Chinh Đồ quá “tham lam” khi thao túng cả những đặc trưng của xã hội cổ đại và hiện đại. Dưới cái nhìn của một thương gia, Chinh Đồ quả làm người chơi phải lao vào như ngồi hàng giờ ở sàn giao dịch chứng khoán. Với cái nhìn của một kinh tế gia, người chơi sẽ bị cuốn hút vào những chuyến giao thương, mua đi bán lại. Nếu trên thực tế để kinh doanh kiếm lời không hề đơn giản, thì trong game lại là yếu tố hên xui, trông đợi vào thiên thời địa lợi. Thế là game thủ lại tìm đến Chinh Đồ mong kiếm được những món tiền béo bở từ các game thủ cuồng, từ sự nhẹ dạ cả tin và cả chút máu liều của tuổi trẻ. Còn cái nhìn của một văn gia, xã hội gia thì sao? Phải chăng là mô hình thu nhỏ của cái xã hội năng động nhưng xô bồ, văn minh nhưng cũng đầy rẫy tiêu cực?

    Vô tình đọc một bài báo chơi game được phát lương, nghe có vẻ hấp dẫn có vẻ như chỉ nhận mà không phải cho. Nếu phân tích kỹ và tính toán chu toàn thì người được lợi nhất phải chăng là game thủ hay nhà đầu tư? Câu hỏi hẳn nhiên không cần giải thích nhưng ai cũng hiểu.





    Thử nhìn lại Audition hay Võ Lâm trong thời gian qua như thế nào? Sự xuất hiện của Võ Lâm Truyền Kỳ đã mở đầu trào lưu Game Online tại Việt Nam. Game thủ ngày đêm đổ xô vào thế giới ảo với nhiều mục đích khác nhau. Trong khi đó, những món đồ ảo lên đến hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ nhưng lại không có chút gì cam kết hay định giá cho game thủ. Nếu không biết tính toán hợp lý việc tán gia bại sản là chuyện bình thường với những game thủ chịu chơi đổ tiền vào ván cờ may rủi. Hay nói đến nữ hoàng Audition cũng không ngoại lệ, game thủ đổ biết bao tiền của sở hữu những bộ cánh ảo đắt tiền để thu về chỉ là cái nhãn pro, đem về cho nhà đầu tư nguồn lợi nhuận khổng lồ.

    Trở lại với Chinh Đồ, bất kỳ thể loại game nào cũng có ý nghĩa phục vụ cộng đồng. Và Chinh Đồ cũng không ngoại lệ. Nếu nhà phát hành lấy người chơi làm mục đích, lấy văn hóa bản địa làm chuẩn mực thì thế giới game sẽ giữ được những giá trị tích cực vốn có của nó. Ngược lại nếu biến người chơi thành món mồi béo bở, vượt qua cái ngưỡng của văn hóa đạo đức truyền thống thì game chỉ mang tính thương mại mà thiếu đi sự văn minh, giải trí đúng nghĩa.





    Cũng biết, không hẳn game sẽ quyết định hoàn toàn tiêu cực hay tích cực mà chính sự a dua, thích đám đông, thích phô trương, thích chứng tỏ của một số đối tượng cá biệt đã đẩy game online vào triết lý “lợi bất cập hại” đau đớn. Tuy vậy, nhà phát hành cũng phải có những cách quản lý, chiêu thức tốt phù hợp với cộng đồng Việt để hạn chế tối đa những tiêu cực như thực trạng “1 con sâu làm rầu nồi canh” trong những năm vừa qua.

    Kỳ tới mời các bạn đến với bài viết Chinh Đồ rồng lên trời, khủng long tái xuất.
    Game360Team
    ]<< Tin bài đã đăng :
    Kỳ 1: Chinh Đồ cơn động đất làng game
    Kỳ 2: Dư luận Sử Ngọc Trụ và những scandal

    Chi tiết xin ghé qua trang web: www.game360.com.vn
    Đã chỉnh sửa bởi diên vỹ; 28-09-2008, 07:53 AM.
    Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
    Webgame.vn

    1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
    2. Nạp thẻ tặng thẻ
    3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội
    Similar Threads
  • #46

    Đồ ảo - chợ ảo: cái gì là thật? [10-11-2008]

    Đồ ảo - chợ ảo: cái gì là thật? [10-11-2008]
    Chuyên đề: Nền kinh tế ảo trong game online Kỳ 3: Đồ ảo - chợ ảo: cái gì là thật? >> Kỳ 1: Có hay không lạm phát trong game online? >> Kỳ 2: Nhộn nhịp nghề “cày thuê”
    1. Chợ ảo – nhộn nhịp người mua kẻ bán Khi mà trò chơi trực tuyến bùng nổ tại Việt Nam thì xu hướng bán đồ “ảo” cũng đã xuất hiện. Môi trường giao dịch này dần hình thành nên những “chợ ảo” và thậm chí “siêu thị ảo”, chỉ chuyên mua và bán các vật phẩm trong game như giày dép, đao kiếm, giáp rồng, ngọc bội... Mặc dù đang hoạt động ngầm nhưng với tốc độ phát triển của dịch vụ mạng như hiện nay thì việc mua bán các tài sản ảo đã trở nên phổ biến và trở thành một thị trường nhộn nhịp như chính cái tên gọi của nó.
    Hiện nay có một số “chợ ảo” đang hoạt động rất hiệu quả như M4G (Market4gamer.net), Chợ ảo (choao.vn), Thế giới game item (123shop.vn), Tân Thiên Kỷ (sieuthigames.com.vn), G4V CyberMarket (một hệ thống Chợ Ảo tại Game4v)… Tại các chợ ảo này cũng có rất nhiều dịch vụ không khác gì so với chợ thương mại mua bán đồ thật. Ví dụ như dịch vụ cho ký gửi đồ bán, người có hàng muốn bán sẽ mang đến cho các trang web này nhờ rao và chia % giá trị giao dịch. Hơn thế nữa, một số chợ ảo còn có dịch vụ “cầm đồ”. Game thủ cần tiền có thể mang item hoặc cả nhân vật đến ký gửi để mượn tạm tiền rồi sau đó chuộc lại.
    Hoành tráng nhất phải kể đến những buổi bán đấu giá online và offline. Trông qui mô và các bước giá được đưa ra cho những vật phẩm trong game không thua kém gì một buổi đấu giá xe hơi, nhà đất. Nếu bạn đã từng tham gia vào giới mua bán game item thì hẳn bạn sẽ biết những buổi đấu giá, những cuộc trao đổi giao dịch hàng ảo có quy mô lớn do Market4gamer tổ chức. Chắc hẳn chưa game thủ nào quên buổi đấu giá chiếc nhẫn Toàn thạch giới chỉ Võ Lâm Truyền Kỳ tại Hà Nội trong năm 2007. Giá khởi điểm là 100 triệu đồng, sau đó được trả lên 120 triệu, 180 triệu… và cuối cùng được bán với giá 251 triệu. Một con số đủ để mua được một chiếc xe hơi nhưng đã có người sẵn sàng trả cho một chiếc nhẫn vô hình chỉ tồn tại trong thế giới ảo của Võ Lâm Truyền Kỳ. Thật là khó có thể tưởng tượng được.
    Trong những buổi đấu giá thì những mặt hàng thuộc loại đồ hoàng kim hay những vũ khí độc, đồ khủng, Max Op... được bán nhanh chóng với giá trung bình vài triệu đồng đến vài chục triệu một đồ vật. Có nhiều người bỏ gần 100 triệu đồng mua một cặp nhẫn “Vô danh giới chỉ” hay hơn 40 triệu đồng để mua con ngựa “Thần mã phiên vũ”. Và mới đây dân chơi Võ Lâm Truyền Kỳ cũng đã xôn xao về việc một tài khoản game đã được mua với giá 1,2 tỷ đồng trên sàn Market4gamer. Việc bỏ ra vài chục triệu đồng để mua vật phẩm chẳng có gì lạ trong giới “đại gia” chơi game nhưng việc bỏ tiền tỷ để “sắm đồ” như vậy, kể cả với mục đích kinh doanh, thì cũng đáng phải kinh ngạc. 2. Đồ ảo – Tiền thật – Quyền lợi mơ hồ Qua việc chứng kiến cảnh nhộn nhịp người mua kẻ bán tại các “chợ ảo” hiện nay chúng ta có thể khẳng định tiềm năng của một sàn giao dịch ảo chính thức trong game trực tuyến sẽ không hề nhỏ. Việc xây dựng mô hình chợ ảo của chuyên nghiệp sẽ phần nào làm giảm đi những tệ nạn, những rủi ro đến từ các cuộc giao dịch tự do bên ngoài. Suy cho cùng, bản chất của việc mua bán đồ ảo này không có gì là đáng lên án cả. Điều quan trọng là các sàn giao dịch này có đem sự an toàn và niềm tin cho game thủ hay không? Nhất là khi pháp luật chưa có quy định cụ thể điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tài sản ảo.
    Nhưng nói đi phải nói lại, thực sự có rất nhiều người nếu không muốn nói là đa số các game thủ đã lợi dụng việc mua bán này để trục lợi. Rất nhiều trường hợp đã không ngần ngại đi ăn trộm tiền của người thân, đi cướp giật ở bên ngoài, xử nhau bằng luật rừng… để lấy tiền mua hàng ở trên chợ ảo, hoặc khi đã thực hiện xong giao dịch lại chơi trò “xù” tiền. Những trò gian lận trong game sẽ gia tăng khi sàn giao dịch ảo quy đổi giá trị món đồ ảo thành tiền thật. Để giảm thiểu tình trạng này thì không còn cách nào khác việc pháp luật phải có qui định rõ ràng về tài sản ảo trong game hoặc giả phải có một mức giao dịch cố định nào đó. Nhưng hiểu một cách cơ bản thì “tài sản ảo” là những đoạn mã lập trình thể hiện hình ảnh và công dụng của một vật phẩm trong trò chơi game online. Mà những đoạn mã này lại do nhà sản xuất và phát hành game tạo ra. Vậy nếu pháp luật công nhận tài sản ảo thì vô tình đã gián tiếp cho người làm game “in tiền” hợp pháp.
    Về mặt bản chất của hệ thống thì khối tài sản trong game online được lưu trữ tại hệ thống của công ty phát hành trò chơi và do họ quản lý. Nhưng liệu hệ thống của các công ty có đảm bảo an toàn hay không? Nếu tài sản của một game thủ nào đó bị đánh cắp thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Hoặc nếu như một doanh nghiệp kết thúc kinh doanh game nào thì quyền lợi của người chơi được đối xử ra sao? Người bị mất tài sản có được bồi thường không và ai sẽ bồi thường… bởi vì lúc này tài sản tuy là ảo nhưng lại được trị giá bằng tiền, thậm chí giá trị của tài sản đó có thể lên đến hàng chục triệu, hàng tỷ đồng như trên. Hiện nay, mới chỉ có Đài Loan, Hàn Quốc đi đầu trong việc ban hành các văn bản pháp luật về tài sản ảo, họ chính thức thừa nhận tài sản ảo là tài sản, ăn cắp tài sản ảo cũng bị xử lý hình sự như đối với các tài sản khác. Còn đa phần các quốc gia khác và cả Việt Nam thì mọi việc vẫn đang tranh tối tranh sáng. Nhưng bất châp thế nào thì mọi việc vẫn diễn ra theo qui luật của nó, có cung ắt có cầu. Và một khi mọi vật phẩm ảo trên mạng có giá trị đối với game thủ đều có thể quy ra thành tiền thật thì từ đó hình thành nên một thị trường ảo đang và sẽ phát triển mạnh mẽ. Game360 Team
    Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
    Webgame.vn

    1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
    2. Nạp thẻ tặng thẻ
    3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội

    Comment

    • #47

      Game online - Ai là kẻ luôn đi đầu đón gió? [11-11-2008]

      Game online - Ai là kẻ luôn đi đầu đón gió? [11-11-2008]

      game360.com.vn Đã là game thủ dù không ít thì nhiều cũng biết đến danh tiếng của VinaGame – người tiên phong khai mở thế giới game online ở nước ta. Mặc dù trước đấy cũng không ít nhà phát hành vẫy vùng và hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng chỉ từ khi vị “lãng tử” VinaGame bám vào Võ Lâm Truyền Kỳ “sinh cơ lập nghiệp”, biến game online trở thành một dịch vụ giải trí chuyên nghiệp, có đường lối bài bản rõ ràng đã dấy lên phong trào “người người chơi game, nhà nhà làm game”. Có thể nói không ngoa, VinaGame đã khơi nguồn lửa cháy phừng phực cho game online manh nha và nuốt chửng thị phần giải trí trực tuyến.




      Chính thế giới anh hùng hiệp nữ của VLTK đã đưa VinaGame lên tận mây xanh và cũng chính nó khắc họa cho kẻ biết chớp thời cơ này chiếu tướng và định hướng con đường phải bước đi. Vốn không phải đại gia giàu sụ, tiền muôn bạc vạn, VinaGame đã chọn con đường đeo đuổi giấc mộng tiên phong, mạnh dạn đi đầu đón những ngọn gió mới để “thám hiểm” túi tiền game thủ.

      Xem xét tổng quan hành trình tác nghiệp của VinaGame dễ dàng nhận thấy phương châm hoạt động của “người đi trước”. Ở mảng MMORPG phong cách kiếm hiệp hớt ngay VLTK để rồi no nê vì lợi nhuận; hai tay nắm chặt Thuận Thiên Kiếm cười cười chắc ăn “game thuần Việt đầu tiên”; ngay cả thể loại bắn súng MMOFPS cũng rắp tâm “bỏ túi” bằng Biệt Đội Thần Tốc nhưng không ngờ cả VTC (Đột Kích) lẫn FPT (Đặc Nhiệm Anh Hùng) cũng đều “ý tưởng lớn gặp nhau” khiến dự án dẫn đầu luồng gió súng đạn của VinaGame bị lỡ nhịp và hụt thời cơ.




      Ngoài những dấu ấn đã để lại trong cuộc chiến giành giật vị trí “đi sớm – đi trước – đi đầu”, có lẽ lại có sự trái khuấy tồn tại trong hoạch định tác chiến của nhà phát hành dày dạn kinh nghiệm chiến trường này.




      Rắp tâm thâu tóm hoàn toàn lĩnh vực công nghệ giải trí online trong lòng bàn tay, VinaGame không chỉ để mắt liếc đến mà còn nhảy vào cuộc chơi webgame chỉ vừa kịp hé mở rục rịch ở thị trường nước ta. Thể hiện rõ điều này nhất ở điểm VinaGame đã chọn mua Bá Chủ Thiên Hạ trong hằng hà sa số webgame khác, một webgame phủ đầy màu sắc Ngụy – Thục – Ngô có nội dung khá tương đồng với Đế Quốc Quật Khởi. Nói cách khác, hình như có điều gì đó là lạ trong “vụ án” đầu tư vào webgame của VinaGame? Phải chăng những gì VinaGame “cống hiến” cho webgame Bá Chủ Thiên Hạ chỉ để chứng thực sự giàu mạnh của một “đại gia”, vung tay ném “tiền”, dìm chết những công ty game vừa chập chững vào nghề, bảo tồn cho “ngai vàng” bá chủ game online?




      Dù thế nào đi chăng nữa, vị trí tiên phong của VinaGame không thể nào bàn cãi. Đi đầu đón gió mới dễ dàng lập nên kỳ tích vẻ vang, muôn người ngưỡng mộ, nhưng nếu tính sai nước cờ, đón nhầm “gió độc” thì ô hô ai tai, nguy hiểm vô lường.
      Game360 Team
      Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
      Webgame.vn

      1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
      2. Nạp thẻ tặng thẻ
      3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội

      Comment

      • #48

        Trang chủ game Tru Tiên sắp ra mắt? [12-11-2008]

        Trang chủ game Tru Tiên sắp ra mắt? [12-11-2008]

        game360.com.vn Được xây dựng dựa theo tiểu thuyết kiếm hiệp cùng tên, game Tru Tiên Online khi ra mắt đã nhận được những thành công rất lớn ở thị trường Trung Quốc. Với hình ảnh thơ mộng, âm thanh du dương cũng như tiếng tăm của bộ tiểu thuyết võ hiệp Tru Tiên, game Tru Tiên Online đã nhanh chóng được các game thủ nước ngoài quan tâm đến.




        Thời gian gần đây thị trường game Việt Nam cũng đã xôn xao về các hình ảnh đầy hấp dẫn của Tru Tiên với nhiều giả thuyết đặt ra. Liệu sau khi phát hành tại Việt Nam Tru Tiên có chiếm được ngôi của Võ Lâm Truyền Kỳ? Nhà phát hành chính thức Tru Tiên tại Việt Nam là ai? Thời gian nào game thủ Việt mới được khám phá Tru Tiên?

        Khá bất ngờ khi mới đây Game360 đã tìm thấy trang giới thiệu Tru Tiên tại đại chỉ
        [url="http://nhacpro.info/redirector.php?url=http%3A%2F%2Ftrutien.vtczone.vn %2F"][SIZE=2][COLOR=#0000ff]Link . Đây có phải là tiền thân của trang chủ Tru Tiên tại Việt Nam?




        Theo địa chỉ của link trên có thể khẳng định nhà phát hành Tru Tiên tại Việt Nam sẽ là VTC-zone, một đơn vị phát hành game online mới của VTC tại khu vực phía Nam ( VTC-zone là sự hợp tác giữa Chi nhánh VTC HCM và Cubizone – Malaysia).

        VTC-zone mặc dù còn khá mới mẻ với thị trường game Việt, nhưng việc vừa xuất hiện đã tung ra thị trường 2 sản phẩm "hot": Xứ sở thần tiên, Tru Tiênvới đồ họa 3D bắt mắt và nội dung hấp dẫn... đã tạo nên một sự chú ý bất ngờ cho các game thủ.






        Game360 sẽ tiếp tục cập nhật tin tức mới nhất liên quan đến Tru Tiên tại Việt Nam.

        Trầm Ngư
        Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
        Webgame.vn

        1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
        2. Nạp thẻ tặng thẻ
        3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội

        Comment

        • #49

          Audition - Đẳng cấp Beat Rush [13-11-2008]







          game360.com.vn Tin vui lại nối tiếp tin vui, tháng 10 Thành phố Vũ hội đã mang đến cho các vũ công một bản cập nhật Audition Season 2 với rất rất nhiều tính năng mới, độc và hấp dẫn. Đặc biệt với chế độ nhảy Beat Rush đã mang lại cho các vũ công những niềm vui, niềm hứng khởi mới với thế giới Audition.




          Để tạo một sân chơi thú vị, hấp dẫn và là dịp để các Vũ công gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ những kỹ năng cũng như kinh nghiệm về chế độ nhảy Beat Rush. Và đồng thời tìm ra những Vũ công có đẳng cấp thực sự có thể chinh phục được chế độ nhảy đầy thú vị và hấp dẫn này, BQT VTC Game chính thức khởi động sự kiện Đẳng cấp Beat Rush.





          1. Thời gian diễn ra sự kiện:

          - Từ ngày 17/11đến ngày 06/12/2008 (Sự kiện sẽ diễn ra trong vòng 20 ngày)

          2. Đối tượng và cách thức tham gia:

          - Sự kiện áp dụng cho tất cả các game thủ trong cộng đồng game Audition tại 2 cụm máy chủ: Hà Nội và TP HCM

          - Các game thủ sẽ phải trải qua nhiều vòng đấu với chế độ nhảy Beat Rush 4K và 8K với các tốc độ nhạc từ dễ đến khó.

          - 360 game thủ trong cộng đồng game Audition, gửi mail đăng ký tham dự sớm nhất về Ban Tổ Chức sẽ được tham gia giải đấu đặc biệt “Đẳng cấp Beat Rush”. Sự kiện phân đều cho 2 cụm máy chủ Hà Nội và HCM (180 game thủ tại cụm máy chủ Hà Nội và 180 game thủ tại cụm máy chủ HCM)

          - Các game thủ tại 2 cụm máy chủ Hà Nội và HCM gửi mail đăng ký thi đấu về địa chỉ email sukien.game@vtc.vn với tiêu đề “Đăng ký thi đấu – Đẳng cấp Beat Rush”.



          Hãy biên đạo những vũ điệu tuyệt vời trong kiểu nhảy mới này. Hãy đăng ký tham gia và thể hiện kỹ thuật điêu luyện, tài năng của bạn bắt đầu từ ngày 17/11/2008 để đắm chìm trong nhịp điệu của Audition và dành được những phần thưởng hấp dẫn nhé!





          Theo trang chủ Audition
          Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
          Webgame.vn

          1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
          2. Nạp thẻ tặng thẻ
          3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội

          Comment

          • #50

            Những hình ảnh đầu tiên của Q9.SA tại Hàn Quốc [14-11-2008]

            Những hình ảnh đầu tiên của Q9.SA tại Hàn Quốc [14-11-2008]


            game360.com.vn Ngày 12/11 vừa qua, đoàn thi đấu game Biệt Đội Thần Tốc Q9.Gaming của Việt Nam do Công ty VinaGame tài trợ đã đặt chân tới Hàn Quốc và chính thức tham gia vào giải đấu game quốc tế INTERNATION E-SPORT FEDERATION từ ngày 12/11 - 17/11/2008. Giải đấu sẽ diễn ra tại Cung thể thao Kintex (Thành phố Ilsan, Hàn Quốc) với sự góp mặt của nước chủ nhà Hàn Quốc và 2 quốc gia khách mời đã phát hành game Biệt Đội Thần Tốc là Thái Lan và Việt Nam.

            >> International E-Sport Federation tại Hàn Quốc

            Theo sát đoàn thi đấu lần này chính là tay máy “chuyên nghiệp” kiêm huấn luyện viên Dương Vi Khoa (Kylin), người đã khá nổi tiếng với nhiều danh hiệu cùng với nhóm game bắn súng Counter Strike số 1 Việt Nam 1st.VN, admin của trang web iGame.vn và giải thưởng Microsoft MVP do chính tập đoàn Microsoft trao tặng cho các cá nhân xuất sắc đóng góp trong cộng đồng CNTT tại Việt Nam năm 2006-2008. Và dưới đây là những hình ảnh đầu tiên của đoàn thi đấu Biệt Đội Thần Tốc (Sudden Attack) Việt Nam được Vi Khoa gửi “nóng” từ Hàn Quốc.




            Cả đoàn chụp hình kỷ niệm tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trước giờ lên máy bay sang Hàn Quốc


            Thành viên Q9.Gaming Ngô Văn Vũ Vương (Joe) cùng đội trưởng Nguyễn Kim Long (Spirit) trên chuyến máy bay Boeing 747 tới Hàn Quốc



            Các thành viên Q9 đều rất hồ hởi và phấn khích trong giây phút đầu tiên đặt chân tới sân bay Quốc tế Incheon - Hàn Quốc


            Khách sạn JiJiHyang nơi toàn đoàn sẽ trú ngụ trong thời gian tại Hàn Quốc




            Tài trợ chính cho Giải đấu INTERNATION E-SPORT FEDERATION chính là tập đoàn CJ Internet, đơn vị phát triển và phát hành game này tại Hàn Quốc. Được biết, tổng giải thưởng của Giải đấu INTERNATION E-SPORT FEDERATION trị giá 10 triệu Won và quà của nhà tài trợ. Trong đó giải nhất trị giá 6 triệu Won, giải nhì 3 triệu Won và giải ba là 1 triệu Won. Cũng tại giải đấu lần này, các đội sẽ thi đấu tại 02 bản đồ tiêu chuẩn là Kho tiếp tế 3 và Old-Town.

            Q.9 Gaming (TP.HCM) hiện đang là nhóm game tiên phong tại Việt Nam trong con đường đi theo thể thao điện tử chuyên nghiệp có khá nhiều thành tích nổi bật. Gần đây nhất, Q.9 Gaming đã đạt danh hiệu hạng 2 game Counter Strike - World Cyber Games Việt Nam 2008 (khu vực miền Nam) và chức vô địch game Sudden Attack World Championship. Trong khuôn khổ vòng loại Sudden Attack World Championship, Q.9 Gaming đã có trận thắng thuyết phục 2-0 trong trận thi đấu chung kết với clan BkPro, một đại diện mới nổi lên tại Hà Nội.



            Hãy cùng Game360 theo dõi từng bước chân của Q.9 Gaming tại Hàn Quốc nhé!






            Trầm Ngư
            Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
            Webgame.vn

            1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
            2. Nạp thẻ tặng thẻ
            3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội

            Comment

            • #51

              Nguyên cớ từ đâu bùng nổ cơn lốc webgame? [15-11-2008]

              game360.com.vn Kể từ thời khắc huy hoàng, rực sáng của cơn sốt Loạn 12 Sứ Quân bị giảm nhiệt và biến mất, dòng chảy webgame rơi vào “đêm trường Trung cổ” tĩnh mịch, u ám. Đến năm 2008, “đứa trẻ bị bỏ rơi” ấy lại được hàng loạt các nhà phát hành để mắt đến, lần lượt vươn tay ra sức vực dậy, tạo lại danh tiếng. Tình hình webgame tại sao lại có những diễn biến như thế này? Hãy cùng Game360 đi tìm lời đáp cho tiến trình hình thành, lớn mạnh và những trở ngại của webgame thông qua chuyên đề phóng sự Webgame: Lối mở nào cho làng game Việt?


              Kỳ 1: Nguyên cớ từ đâu bùng nổ cơn lốc webgame?


              Khách quan mà nói, bức tranh phác họa bầu trời game online năm 2008 rất hỗn độn bởi nhiều nét cọ lắm gam màu, khiến cục diện giải trí trực tuyến biến đổi không ngừng, thay da đổi thịt theo sự “chớp lấy thời cơ” của những tựa game mới lạ, đặc biệt là sự đổ bộ của những dòng game mang luồng gió cách tân nhảy vào tham chiến. Trước tiên phải kể đến uy lực cộng hưởng của làn sóng game MMOFPS (bắn súng trực tuyến) hết sức “hầm hố” bằng sự kiện lập thế chân vạc giữa ba chàng “ngự lâm pháo thủ” Đột Kích (VTC) – Biệt Đội (VNG) – Đặc Nhiệm (FPT) phá vỡ sự yên bình, gần như là bão hòa của cung kiếm và âm nhạc. Tuy vậy, khuấy động đại dương game online lại là thể loại webgame đầy triển vọng. Có thể ví, những tiếng súng MMOFPS vẽ nên nanh vuốt mãnh long, còn lốc xoáy webgame lại giữ nhiệm vụ “điểm nhãn cho rồng”, nâng game online cất cánh trong sự đa dạng và đặc sắc.



              Travian cũng tìm đường trở lại Việt Nam


              Những nét cọ nào đã hoàn chỉnh bức vẽ cho con đường “càn quét” của cơn lốc webgame? Hãy cùng Game360 lần theo từng dấu vết nhận dạng rõ hiện tượng webgame này.

              Đường xưa đã cũ, tìm lối đi mới

              “Chiếc bánh” game online có hạn lại được bao công ty “ưu ái” đặt trong tầm ngắm, vươn tay thâu tóm, dẫn đến những cuộc cạnh tranh, đấu đá quyết liệt. Chỉ cần lướt qua dòng số liệu “Hiện nước ta có 9 nhà phát hành nắm trong tay 32 tựa game online” cũng đủ biết mảnh đất giải trí trực tuyến được cày xới nhừ nát đến mức nào. Điểm đáng nói ở đây là 32 đầu game kia quanh đi quẩn lại cứ nhào nặn trong phạm vi casual và MMORPG (nhập vai trực tuyến). Các “thượng đế” phải thở dài ngán ngẩm khi liên tiếp bị bao bọc bởi những trò chơi tuy mang tên gọi mới mẻ nhưng nội dung na ná nhau, cách chơi trùng lắp, cùng nhiều điều tiếng không mấy gì “xuôi tai” trước búa rìu dư luận về những ảnh hưởng tiêu cực như: nghiện game suy kiệt sức khoẻ, say game lãng quên thực tại… Từ đó, hàng loạt phân tích ngấm ngầm diễn ra, bắt mạch được cơn sốt webgame Loạn 12 Sứ Quân năm nào vẫn còn dư âm vương vấn, đó chẳng phải là hướng đi tích cực, gợi ra một lối rẽ mới đó chăng? Và cứ thế, canh bạc lớn đã mở màn đặt cược cho những khát vọng làm đầy hầu bao bằng những cuộc thách đấu với thị hiếu người chơi.



              Loạn 12 Sứ Quân - webgame vang bóng một thời


              Tận dụng triệt để ưu thế sẵn có

              Tuy không thể trực diện đối đầu với “những người lớn” 2D, 3D về mặt đồ họa, âm thanh hay tính tương tác cao, nhưng bù lại, webgame sở hữu những tính năng ưu Việt, lợi thế mà những bậc đàn anh cũng đành “bái phục sát đất”, để từ đấy nhường hẳn một lối đi cho cơn lốc webgame được “ngẩng cao đầu”, khuếch trương sức mạnh.



              Đơn giản tiện lợi, giải trí nhẹ nhàng


              Ngần ngại vì cấu hình máy thấp? E dè đường truyền chập chờn? Lo sợ dính chặt vào màn hình ngốn nhiều thời gian? Những vấn đề đó dường như đang ám chỉ về phương trời nào đấy, webgame thản nhiên vô tội trước những trở ngại vừa đề cập bên trên, bởi “cơn lốc” cực kỳ dễ tính, không đòi hỏi phải download lẫn cài đặt như các game “nặng nề” khác, mọi động tác đều thông qua trình duyệt web, thế nên mặc sức vi vu rong chơi trong game ở bất cứ đâu chỉ cần máy tính có khả năng lướt web và một đường truyền tương đối. Chưa kể cách chơi giản dị chỉ bằng vài cái nhấp chuột mọi việc sẽ được giải quyết, phù hợp với mọi đối tượng từ già trẻ đến nam nữ, từ văn phòng đến tiệm net. Đặc biệt, người chơi chỉ cần thực hiện các thao tác xây dựng và phát triển trong một thời gian nhất định, sau đó rời khỏi game để giải quyết những mối bận tâm khác (làm việc, học hành, vui chơi…).

              “Không cần cài đặt, tiện lợi khi chơi, tiết kiệm thời gian và giải trí nhẹ nhàng” là những lá bài hộ mệnh mà webgame đang nắm chặt trong tay.

              Hàng loạt cơ hội gõ cửa webgame

              Điểm sáng trước tiên chính là chi phí đầu tư ban đầu rẻ hơn rất nhiều so với việc phát triển 1 game 2D bình thường, chưa nói gì đến 3D. Giá thành chế tác thấp, rất hợp với “tài khoản ngân lượng” của những công ty mới chập chững đặt chân vào cuộc chơi của “màn hình và chuột phím”.



              Chỉ vài cái nhấp chuột, mọi việc sẽ được giải quyết


              Đồng thời việc xây dựng và nuôi dưỡng webgame không đòi hỏi kỹ thuật cao như các game online phổ biến hiện nay. Rất nhiều ý kiến tán đồng với nhận định chỉ cần một cái đầu học lập trình tốt đã đủ sức làm webgame, điều bận lòng còn lại là nội dung của game đó có đủ sức “hút” người chơi hay không? Tất nhiên chỉ cần công ty nào có đủ nhân lực và chất xám thì webgame ấy sẽ tỏa ra ma lực rất quyến rũ. Và sự tiên phong của công ty Trò Chơi Việt với sản phẩm Đế Quốc Quật Khởi (nay được đổi tên thành Đế Chế Quật Khởi) đã phần nào ghi lại dấu ấn đổ bộ vào thị phần game online bằng mũi nhọn webgame.



              Đế Chế Quật Khởi - Mũi nhọn tiên phong của Trò Chơi Việt


              Tính chất sáng tạo vốn dĩ đã là yếu tố sống còn của webgame, ăn thua nhau cũng chỉ từ đấy mà ra, biểu hiện bằng những cốt truyện phong phú, đa dạng, đôi khi ý tưởng còn hay hơn cả dòng game MMORPG. Chơi webgame vốn dĩ không chơi "bằng mắt" mà chơi bằng trí tưởng tượng, không bị hạn chế, không bị phân tán bởi hình ảnh... Có thể một vài câu hài hước, vài dòng xuất hiện trên trình duyệt làm người chơi sung sướng ngất ngây hoặc cười nghiêng cười ngã. Như vậy sẽ tạo được hiệu ứng tốt hơn là cứ xem đi xem lại những hình ảnh "cũ xì", chán ngắt.

              Phân tích trên cho thấy webgame rất “hợp cảnh, hợp người” với mọi thành phần tại Việt Nam từ nhà làm game đến người chơi game. Để tiếp tục có cái nhìn cụ thể hóa về thể loại webgame và các nhà phát hành, hãy cùng Game360 tiếp tục khám phá kỳ 2: Khi đại gia chính thức lên tiếng.




              Game360 Team
              Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
              Webgame.vn

              1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
              2. Nạp thẻ tặng thẻ
              3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội

              Comment

              • #52

                Khi đại gia chính thức lên tiếng [17-11-2008]

                game360.com.vn Theo chân phóng sự chuyên đề về tiến trình hình thành, lớn mạnh và những trở ngại của webgame, Game360 xin mời các bạn theo dõi tiếp

                Kỳ 2: Khi đại gia chính thức lên tiếng


                >> Kỳ 1: Nguyên cớ từ đâu bùng nổ cơn lốc webgame?

                Với tình hình chiến sự hết sức gây cấn của thị trường game online hiện tại, webgame quả là miếng mồi vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng, thôi thúc các nhà phát hành cầm lòng không đặng trước tiếng gọi mãnh liệt của lợi nhuận.



                Nhớ năm xưa, Loạn 12 Sứ Quân làm mưa làm gió, đẩy đưa webgame trở thành cơn sốt game tại Việt Nam. Vì nhiều lý do khách quan, Loạn 12 sứ quân giờ cũng chỉ là 1 cái tên phai nhạt trong lòng người chơi. Vấn đề vướng phải của Loạn 12 Sứ Quân xuất phát từ chính nguyên nhân hình thành game mang đậm tính “tự phát”, do một nhóm nhỏ tụ họp nhau để thử thách khả năng sáng tạo kỹ thuật lập trình và thỏa lòng đam mê chơi game, nói theo cách dân dã “vui là chính”, nên không tính toán kỹ càng và lường trước những trở ngại sẽ mắc phải. Webgame ngày ấy không được đầu tư nghiêm túc nên lúc ẩn lúc hiện, đưa game thủ vào cảm giác chới với, hụt hẫng, tạ từ trong tiếc nuối khi bất ngờ game “bốc hơi”.

                Bước đi tiên phong của ĐQQK, mở lối cho webgame

                Tuy nhiên, với những công ty đã có tham vọng phải “hốt bạc” khi đặt cược vào webgame không hề lo ngại về kỹ thuật, tiền của lẫn tính chuyên nghiệp, chú tâm dốc sức đầu tư và triển khai kế hoạch bài bản, nên việc khai thông lại con đường webgame đã bị bít lối lại là một hướng đi mạnh dạn, triển vọng, hoàn toàn có thể mang lại lợi nhuận rất lớn cho nhà phát hành. Chính vì lý do này, lần lượt từng công ty một xin cấp giấy uỷ nhiệm xâm nhập vào thị trường giải trí còn non trẻ này.



                Đứng trước thực cảnh game online tràn lan với đủ các loại hình, game thủ Việt lại khao khát được thỏa cơn khát bằng 1 thể loại game mới mẻ hơn. Nắm bắt được thị hiếu đó, Đế Quốc Quật Khởi (nay là Đế Chế Quật Khởi) đã “đánh liều” đi ngược lại với thói quen của cộng đồng game thủ. Nước cờ này được xem là một ăn cả ngã về không vì Đế Chế Quật Khởi được xem là game tiên phong trong quá trình tìm hiểu thị hiếu và sở thích của người chơi, đồng thời muốn vực dậy thể loại webgame đã một thời trị vì game thủ trong suốt những năm về trước. Hay nói theo 1 cách khác, Đế Chế Quật Khởi đang hướng lại cho người chơi tìm đến với 1 thể loại webgame yêu thích thuở nào.


                Thực ra khi mới bắt đầu giới thiệu tựa game mới, các nhà phân tích webgame đã khai thác được những tiềm ẩn thú vị. Mặt khác, họ cũng dè chừng và cảm thấy lo ngại khi nó còn khá mới mẻ với người Việt. Liệu webgame có thay đổi được thói quen ghiền MMORPG, MMOFPS hay Casual? Sở dĩ ĐQQK thành công một phần nhờ chiến dịch quảng bá sản phẩm rầm rộ. Chỉ trong thời gian ngắn, mức độ bao phủ kết hợp với khả năng lan tỏa của nó đã gây ra những đợt triều cường xôn xao cư dân game.



                Theo nhận định của Game360, sự đổ bộ rầm rộ thành công của Đế Chế Quật Khởi không hẳn phụ thuộc hoàn toàn vào cách tiếp cận thị trường của nhà phát hành này! Mà sự thành công chính là do thị trường vốn dĩ đã bão hòa và luôn khao khát một thực đơn mới. Và theo đúng quy luật bất biến của nó, Đế Chế Quật Khởi đã tiếp cận người chơi khi đáp ứng sự kỳ vọng và đánh trúng tâm lý chờ đợi về một điều mới mẻ đột phá cho nghành công nghiệp giải trí. Qua những hiệu ứng tích cực đã đạt được của ĐQQK, thể loại webgame có thể mỉm cười bởi bước chân tiên phong khai hoang chờ đợi những thành quả bắt được sắp tới.

                VinaGame cũng nhảy vào vòng chiến

                Có lẽ cũng bắt được nhịp “xâm chiếm” của cơn lốc webgame và nhận rõ được lợi thế của một cốt truyện quen thuộc, kẻ ngoại bang VinaGame - đại gia trong làng game online - đá lấn sân sang webgame để nuốt chửng luôn thị trường chưa có đối thủ xứng tầm này bằng một tựa game rất “Tam Quốc” có tên gọi hết sức ngạo nghễ Bá Chủ Thiên Hạ (BCTH), dự kiến sẽ “giễu võ giương oai” vào khoảng quý I năm 2009. Nói gì đây với sự chuyển mũi đột ngột của ông lớn VinaGame?



                Nhiều ý kiến trái chiều nổi lên khi đề cập đến diễn biến nóng hổi này. Có người cho rằng với tài lực, kinh nghiệm và tiếng tăm của VinaGame liệu có đủ để giúp “ông lớn” này đè bẹp được tựa game Đế Chế Quật Khởi do hai game này khá giống nhau từ bối cảnh đến cách chơi?

                Với sự nhập cảng của tựa game này, thị trường game Việt sẽ sắp được chứng kiến sự đấu trí từ hai nhà phát hành khi cùng sở hữu hai tựa game giống nhau về bối cảnh. Liệu ai sẽ chinh phục được ngôi vị đế vương và bước lên 1 bậc thang ngạo nghễ? Liệu ai sẽ khẳng định được đẳng cấp của mình sau cuộc đấu trí? Những câu hỏi này sẽ có lời giải nếu ai chiếm được thị phần và khẳng định mình trước những trái tim đam mê yêu thích thể loại webgame chiến thuật.

                Sẽ thế nào với sự tham gia của Travian?

                Làn sóng webgame Travian đã ra mắt server tiếng Việt đã gây xôn xao dư luận. Thông tin nóng hổi này hứa hẹn mở ra những tiềm tàng mạnh mẽ của thể loại webgame, tạo nên nhiều biến động thú vị trong cuộc chiến giữa các đại gia. Nếu ĐQQK và BCTH sở hữu một cốt truyện giúp người chơi nước ta dễ nắm bắt và thấu hiểu thì đó lại là “điểm yếu” của Travian. Tại sao lại ra cớ sự này? Travian lấy bối cảnh từ “Đế chế La Mã”, mang đậm âm hưởng phương Tây – một nền văn hóa tạo cảm giác lạ lẫm, xa xôi và cách biệt nào đấy. Tình trạng dấn thân vào Travian đã lâu vẫn chưa thấu hiểu hết về “Đế chế La Mã” uy quyền và hào hùng như thế nào là chuyện không hề hiếm thấy!







                Tuy được Việt hóa nhưng server Travian vẫn được đặt tại nước ngoài, dễ dàng ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ như vướng vào hiện trạng hạn chế người truy cập do phải truy xuất lâu hoặc một hôm nào đó “buồn buồn” đường truyền từ nước ta kết nối với nước ngoài xảy ra tình trạng chập chờn thì “lòng này không biết tỏ cùng ai”? Chưa kể thời khắc Travian chính thức thu phí sẽ nảy sinh những bất trắc gọi trời không thấu, gọi đất không nghe từ việc nạp thẻ lấy “tiền” trong game.


                Các đại gia càng “đấu đá” nhau thì game thủ càng được mở rộng thế giới giải trí, tha hồ lựa chọn tựa game hợp ý. Hy vọng sẽ chỉ ngừng ở việc “tận tụy phục vụ người chơi về một thế giới webgame đặc sắc, phong phú”.

                Mặc dù webgame “dễ làm” nhưng việc điều hành và phát triển nó cũng lắm nỗi chua cay. Đặc biệt, với những công ty chỉ mua quyền “phát hành” webgame tại Việt Nam còn lắm cảnh “không nói nên lời”. Hãy cùng Game360 đến với kỳ cuối: Vận hành webgame tại nước ta: dễ hay khó?
                Game360 Team
                Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
                Webgame.vn

                1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
                2. Nạp thẻ tặng thẻ
                3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội

                Comment

                • #53

                  Trình diễn thời trang cosplay game tại Hàn Quốc [18-11-2008]

                  game360.com.vn Ngày 13/11/2008, trong khuôn khổ giải đấu game quốc tế INTERNATION E-SPORT FEDERATION diễn ra tại Hàn Quốc đã diễn ra màn trình diễn thời trang Cosplay game cực kỳ ấn tượng do các người mẫu Hàn Quốc thể hiện.

                  Game360 đã kịp ghi lại những hình ảnh đẹp nhất về buổi trình diễn thời trang cosplay này.

                  >> Những hình ảnh đầu tiên tại Hàn Quốc
                  >> Q9.Gaming bước vào trận chung kết tại Hàn Quốc

                  >> Bỡ ngỡ nơi xứ sở Kim Chi

                  >> Q9.Gaming Việt Nam đoạt giải nhì



















                  Trầm Ngư
                  Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
                  Webgame.vn

                  1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
                  2. Nạp thẻ tặng thẻ
                  3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội

                  Comment

                  • #54

                    Dân Việt chơi game sắp đạt mốc 10 triệu [18-11-2008]

                    Dân Việt chơi game sắp đạt mốc 10 triệu [18-11-2008]

                    game360.com.vn Công ty nghiên cứu thị trường Pearl Research (Mỹ) vừa công bố nghiên cứu mới nhan đề “Thị trường game trực tuyến ở Việt Nam”, trong đó dự báo số người chơi game trực tuyến tại Việt Nam sẽ vượt quá con số 10 triệu người vào năm 2011. Năm ngoái, Vinagame dự tính có khoảng 1,5 triệu người chơi game thường xuyên ở Việt Nam, chủ yếu là giới trẻ.

                    Theo Pearl Research, thu nhập tăng cao, số lượng máy tính và Internet ngày càng nhiều cùng với số lượng lớn dân số là người trẻ khiến thị trường game trực tuyến phát triển mạnh. Khoảng 50% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 25 và có xấp xỉ 21 triệu người sử dụng Internet với tốc độ tăng trưởng 23,5%.



                    Đa số người chơi game là thanh thiếu niên

                    Theo nghiên cứu của Pearl Research, nhiều người chơi game ở Việt Nam tiêu khoảng 60-100.000 đồng mỗi tháng cho việc mua đồ vật ảo trong game. Có một số ít game thủ chi trung bình tới 500.000 đồng mỗi tháng. Với số lượng người chơi game đông đảo và cùng với mức thu nhập thấp, có dự báo Việt Nam sẽ trở thành vương quốc “cày” game thuê. Người “cày” game là người thu thập tiền trong game trực tuyến nhiều người chơi (MMORPG) để bán cho người chơi khác lấy tiền.

                    “Cày” game sẽ rất sôi động

                    Ông Phạm Trường Sơn, Giám đốc Công ty VietPay hiện sở hữu “chợ” chuyên mua bán đồ vật ảo trong game và cũng có dịch vụ “cày” game thuê dự tính thị trường dịch vụ cày game tại Việt Nam tới đây sẽ rất sôi động. Ông Sơn cho biết VietPay hiện có 5 gói cày thuê khác nhau, gói đặc biệt giá từ 50-100 nghìn đồng/ngày. Dịch vụ cày game, theo ông Sơn, cũng giống như dịch vụ đi học hộ, đối tượng thuê cày game chủ yếu là những người có nhiều tiền, họ bận rộn công việc nhưng thích chơi game. Tuy nhiên, phí thuê cày game mới chỉ phí nuôi nhân vật, chưa kể sắm đồ vật ảo trong game. “Nhiều người thuê cày game tại VietPay là những người thành đạt, có người chi trung bình 400-500 nghìn đồng mỗi ngày cho nhân vật để đua level (cấp độ trong game)”, ông Sơn nói.

                    Hiện nay, Võ Lâm Truyền Kỳ là game có thị trường mua bán tài sản ảo sôi động nhất. Ông Sơn ước tính mỗi tháng giá trị giao dịch đồ vật trong game này khoảng 17 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Hải Phòng. Đặc biệt với sự xuất hiện chính thức của các tựa game nổi tiếng của phương Tây như FIFA Online 2 hay tới đây là World of Warcraft thì thị trường cày game bán qua mạng trực tuyến như trên eBay sẽ phát triển rộ hơn tại Việt Nam, như đang diễn ra tại Trung Quốc hiện nay.

                    Theo báo cáo của đại học Manchester (Anh), Trung Quốc hiện có khoảng một nửa triệu người “cày” game chuyên nghiệp để bán đồ vật và tiền ảo trong game trên eBay lấy tiền thật. Trung bình, mỗi người “cày” game chuyên nghiệp ở Trung Quốc có thu nhập khoảng 80 bảng Anh (2,5 triệu đồng) mỗi tháng.

                    Đỗ Duy
                    Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
                    Webgame.vn

                    1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
                    2. Nạp thẻ tặng thẻ
                    3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội

                    Comment

                    • #55

                      VTC: Kẻ thức thời hay chỉ ăn hên? [20-11-2008]
                      VTC: Kẻ thức thời hay chỉ ăn hên? [20-11-2008]

                      game360.com.vn Nếu ví VinaGame là chàng hiệp khách bảo kiếm sáng loáng, kỳ mã tung vó giữa núi rừng cổ trang với hàng loạt “đại hiệp, thiếu gia” như VLTK 1 & 2, Phong Thần, Cửu Long Tranh Bá, Chinh Đồ; Còn VTC sẽ mang dung mạo cô gái chân dài đầy quyến rũ của thế giới rực rỡ sắc màu hiện đại cùng các “cô chiêu, cậu ấm” như Audition, Cao Bồi Không Gian, Đột Kích và FiFa Online 2. Hai trường phái đối lập hiện đại và cổ trang đã song song tồn tại, thiết lập tên tuổi của hai đại gia trong quá trình chạy đua vũ trang, tranh đoạt thị phần game online.



                      Nhắc đến VTC không thể nào quên ánh sáng huy hoàng của bà hoàng Audition – gà đẻ trứng vàng của VTC Game suốt bao năm qua. Nói cách khác, chính Audition đã làm nên tên tuổi cho VTC trong lĩnh vực game online. Nếu ngày trước VTC chậm tay một chút để nàng Audition bị một “thế lực” nào đó “dụ dỗ” trước thì sự nghiệp của VTC Game hiện nay sẽ trở nên như thế nào? Nhiều giả thuyết được vẽ ra và suy tưởng, nhưng có thể khẳng định, để nâng đỡ và bảo hộ Audition được danh tiếng lẫy lừng như hiện nay, nhiệm vụ này không ai cáng đáng tốt hơn VTC. Mối liên hệ giữa Audition – VTC trở nên mật thiết và hỗ trợ tuyệt đối ăn ý cho nhau. Để chu toàn sứ mệnh cao cả này, nói không ngoa VTC Game đã hội tụ đủ thiên thời, địa lợi và nhân hòa trong chính sự vươn vai lớn mạnh của Audtion.

                      Trong bối cảnh dư luận nước nhà đang hầm hập nóng, muôn nghìn tia nhìn chĩa vào mổ xẻ, xoi mói khi một vài ca đột tử do nghiện game online được ghi nhận thì Audition lả lướt hiện thân, chúm chím môi hồng, giương cao ngọn cờ giải trí nhẹ nhàng, mang lại luồng gió mát lành, tươi sáng cho game online. Thuần phục được Audition trong thời điểm đó chính là thiên thời mà VTC đã “tóm” được.



                      Với thế mạnh vượt trội về truyền thông - Đài truyền hình Kỹ thuật số lớn nhất nước hiện nay, “cục cưng” của Bộ Bưu Chính Viễn Thông - VTC đã tận dụng khả năng truyền thông mình đang sở hữu để “thuần hóa” thành địa lợi. Đôi đũa thần kỳ ấy dễ dàng phù phép thăng hoa và thu lợi triệt để xoay quanh Audition: Miss Audition, Audition radio, Audition game show và “ăn” quảng cáo ngon lành trong chính thành phố vũ hội. Cũng là cái may của Audition – thuộc dòng casual game, đậm tính thể thao, giải trí, đất lành cho các ý tưởng quảng cáo nhen nhóm và nảy nở. Chính nhờ thế, Audition đã bỏ túi không ít khi mời gọi thành công vị khách hàng giàu sụ SamSung quảng bá thương hiệu trong nhịp điệu cuộc sống. Trong khi những game theo dòng MMORPG đậm chất thần thoạt, cổ trang, đánh đấm thì dẫu “thèm thuồng” mong mỏi bán quảng cáo cũng đành lắc đầu lè lưỡi vì không biết phải “vẽ vời” thế nào cho hợp với phong thái game, không chọi nhau chan chát. Đó chẳng phải là địa lợi mà VTC có được hay sao?



                      Nhân hòa ở đâu ư? Dò đúng cơn khát phong cách trẻ trung, năng động của giới trẻ để lòng người ngã nhào say sưa cuồng nhiệt trong nhịp điệu cuộc sống. Mặc dù không cần phải nạp tiền vẫn có thể chơi Audition, nhưng “ngân lượng” từ túi game thủ cứ đội nón ra đi theo tiếng gọi của vũ điệu, quy đổi thành V-Coin để thỏa sức sắm sửa trang phục, trang hoàng cho nhân vật mình trông và... chỉ trông thêm hấp dẫn. Người chơi Audition tự nguyện bỏ tiền ra để mua lifestyle (phong cách), dù họ đang đầu tư cho những ảo ảnh phù phiếm trong thế giới ảo cũng toàn tâm toàn ý vui lòng tự nguyện.

                      Có lẽ không muốn VTC Game say sưa trong giấc mộng êm đềm cùng giai nhân Audition, một hiện thực phũ phàng đã ào ạt ập đến khiến các nhà điều hành VTC nhức đầu chóng mặt khi phải đối diện với thực trạng “giặc hack lộng hành”!



                      Không cần mỏi tay vẫn perfect liên miên, nhà nhà giết boss như cưỡi ngựa xem hoa, cả thành phố vũ hội như tràn ngập những công dân “mũ đen” ngược xuôi nhộn nhịp như trẩy hội. Hoặc uất ức đến bốc khói khi tử trận lại không rõ nguyên do, “vì sao tôi chết” có lẽ là câu hỏi thường trực của những tay súng Đột Kích. Ngay cả những chàng cao bồi không quản hiểm nguy, xem thường tính mạng, nối đuôi nhau bay mãi vào không gian, đứng trước muôn nghìn làn đạn dày đặc của phi thuyền đối phương không hề nao núng, lại xót xa ngậm ngùi, giương cờ trắng quy hàng dưới nạn hack hoành hành.



                      Tuy nhiên, với những trận mưa rào quảng bá rầm rộ khi trở thành nhà độc quyền phát hành FiFa Online 2 - phiên bản mới nhất của loạt trò chơi bóng đá FIFA – hy vọng giải tỏa cơn khát thể thao của dân Việt, VTC Game buộc lòng không thể làm ngơ “mắt nhắm mắt mở”, ngược lại nảy sinh động lực thôi thúc phải làm gì đó để cứu giữ những đứa con từ lâu bị bịt mắt và bảo hộ cho cánh rừng xanh tươi vừa được gieo trồng. Liên tục nhắc đi nhắc lại thái độ nghiêm túc diệt trừ hack, bug, quyết tâm dàn trận, quét sạch những bóng tối ám muội trong hàng loạt chiến dịch, đặc biệt không nề hà căng cao biển báo: “Chặn Hack - Cơ quan nhà nước vào cuộc”, hòng sử dụng gọng kìm sắt thép của pháp luật để xua đuổi những bóng ma tay đã nhúng chàm. Người xưa có câu “Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt”, chẳng rõ VTC Game là một trang tuấn kiệt thực thụ hay đơn thuần chỉ là vận hên chạy theo hộ trì? Rồi đây quả bóng tròn sẽ vang danh bốn phương hay đá phản lưới nhà? Kẻ thành công luôn luôn là người có lý, cùng chờ xem VTC Game sẽ “có lý” đến độ nào.
                      Game360 Team
                      Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
                      Webgame.vn

                      1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
                      2. Nạp thẻ tặng thẻ
                      3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội

                      Comment

                      • #56

                        Vận hành webgame tại nước ta: dễ hay khó? [22-11-2008]

                        Vận hành webgame tại nước ta: dễ hay khó? [22-11-2008]

                        game360.com.vn Chuyên đề về loạt phóng sự webgame của Game360 sẽ khép lại với Kỳ cuối:

                        Vận hành webgame tại nước ta: dễ hay khó?


                        Dân gian ta có câu: “Sống trong chăn mới biết chăn có rận!”. Hãy cùng Game360 hóa thân thành một nhà vận hành webgame tại nước ta để dò xem tấm chăn ấy rất ấm áp hay là nơi sinh sống của rất nhiều rận?



                        Luôn nằm trong tầm ngắm của tin tặc

                        Nhờ đâu webgame được cài vương miện lấp lánh hào quang “không cần cài đặt, cấu hình máy thấp”? Truy tìm tận gốc sẽ dễ dàng nhận ra, nhờ lấy nền tảng trình duyệt web để vẽ ra những ước vọng tranh bá thiên hạ lẫn những thú vui giải trí tao nhã mới giúp webgame nghiễm nhiên an vị ở ghế ngồi thông thoáng ấy. Vốn dĩ mọi việc trong cuộc đời này không có gì toàn vẹn, được lợi đằng này thường song hành với rắc rối đằng kia. Gót chân Asin mà webgame bị buộc phải gánh vác cũng xuất phát từ trình duyệt web mà ra. Như từ trên trời rơi xuống, dòng game “tiện lợi” này tự dưng đeo phải số phận làm miếng mồi béo bở cho những hacker (tin tặc) rèn luyện khả năng phô diễn hiểu biết về các ngôn ngữ lập trình.



                        Bản tính hacker hay chìm đắm mải mê trong mong muốn được "thách thức và thử thách", chưa kể các cao thủ tin học của nước ta luôn sở hữu những đôi tay “không chịu để yên”, và vô hình chung việc webgame trở thành sân khấu để hacker trình diễn những trò ảo thuật với chiếc mũ đen là chuyện gần như là hiển nhiên. Bậc làm cha (làm mẹ) nếu không dày dạn phong trần về tính bảo mật thì đứa con webgame rất dễ phải chết non, hoặc trở thành một đứa trẻ thường xuyên cảm mạo phong hàn để nhẹ thì mặc sức thả cửa cho hacker ăn gian trục lợi, nặng thì phá sập máy chủ, đánh cắp host hay domain cho “thỏa chí tang bồng”.



                        Nhìn chung, những tựa game ngồi chung trên chiếc thuyền webgame thường dễ chuốc phải nguy cơ bị “lật thuyền” hơn hẳn những game online khác.

                        Đinh tai nhức óc với nạn chôm ch**

                        Theo nhịp sống ngày càng hiện đại hóa, Internet càng thể hiện ma lực kỳ vĩ khi “úm ba la” phù phép cho cả trái đất rộng lớn bỗng nhiên xóa nhòa các ranh giới, không còn tức tưởi trước cảnh “ngăn sông cách chợ”, tài tình đến mức những ổ khóa rỉ sét của các tòa thành cổ xưa cũng dường như được tra chìa để khai thông tự lúc nào. Trong thế giới phẳng đấy, mã tài nguyên của website là dễ “chôm” nhất (mã code, hình ảnh, flash…), ngay cả khi website đó đã rất chịu “chi”, bày binh bố trận, thực hiện muôn vàn phương cách bảo mật. Chung quy, các webgame chỉ còn biết “ôm mặt khóc hận” trước cảnh đồ đạc trong nhà bị chôm ch**, bị biến đổi thành một phiên bản khác hoặc có dáng dấp của một trò chơi khác. Đó là chưa kể việc trò chơi này rất hay mượn chút ít tài nguyên của trò chơi kia, chắp chắp vá vá để tô vẽ cho diện mạo mình càng thêm quyến rũ, hấp dẫn.



                        Chính vì quá dễ “chôm ch**” như vậy mà một số webgame nổi tiếng trong nước thường phải gánh chịu nhiều điều tiếng rằng thì là: “Chắc là chôm mã nguồn từ đâu đó chứ gì!”. Điển hình như Loạn 12 Sứ Quân cũng từng chịu một cơn bão chỉ trích vì cho rằng tác giả Đinh Bá Trực đã “chôm” mã nguồn từ một website của Nga. Nhưng cuối cùng, với luận điểm rõ ràng và sự đuối lý của bên khống, chủ nhân của Loạn 12 Sứ Quân đã bảo vệ quyền tác giả của mình thành công trước cộng đồng game thủ lúc đó.

                        Multi - account: Vô phương quản lý!

                        Theo lẽ thường, đáng lý ra nhà phát hành phải cỗ vũ nhiệt liệt trước tinh thần game thủ xả thân multi – account (một người chơi nhiều tài khoản), nhưng với những người vận hành webgame, đó lại là căn bệnh nhức nhối, làm đau đầu ngay cả trong giấc ngủ.



                        Xét về mặt cấu trúc, webgame rất thuận lợi cho việc chơi nhiều tài khoản, một game thủ có thể điều khiển đến năm - mười tài khoản cùng lúc, vì mỗi tài khoản chỉ cần vài cái nhấp chuột là an lòng an dạ để chuyển qua nhấp chuột cho tài khoản khác. Vả chăng, mở hàng loạt trình duyệt web cũng chẳng lo ngại chuyện máy tính “chịu không nổi” như các game online 2D, 3D chỉ cần mở thêm 1 cửa sổ game là đối diện ngay với nguy cơ “ì ạch”. Xét về mặt nội dung, webgame không chú trọng nhiều vào đẳng cấp mà chính tài nguyên mới là yếu tố quyết định để người chơi này tự tin “bi bi bô bô” với người chơi khác. Theo lẽ đó, người chơi multi - account thường chăn nuôi hàng đàn tài khoản nhỏ, thu thập nguồn tài nguyên dồi dào nhằm “cống nạp” tất tần tật cho tài khoản chính của mình để tốc độ phát triển vùn vụt qua mặt những người chơi khác. Nghĩa là, dù có nuôi “hì hục” bao nhiêu tài khoản đi nữa, những người multi – account cũng chỉ thường chịu mua thẻ nạp tiền cho 1 tài khoản. Làm sao nhà phát hành vui lòng cho được khi chính lực lượng đó góp phần gây ra nạn lag cho server lẫn sự bất mãn, phẫn nộ của những người chơi chân chính khác?



                        Vì vậy, rất nhiều biện pháp lẫn bộ luật được đưa ra để giải quyết vấn nạn này. Nói thì dễ, thực hiện mới thấy đầy rẫy những điểm nan giải khi nhà phát hành vừa ban hành luật thì người chơi đã học từ trước đó những thủ pháp để lách luật.

                        Chỉ biết câm nín vì không đủ quyền

                        Mỗi khi game nảy sinh vấn đề, các thượng đế đùng đùng nổi giận kèm theo những thông điệp dân dã kiểu như “nhà phát hành củ chuối”, “làm ăn thật cùi bắp”, “đầy rẫy lỗi không sửa, chỉ giỏi tiền tiền tiền”… Chứ đâu biết rằng, game thủ giận 1 còn nhà phát hành “khóc” 10 vì chạy đôn chạy đáo như con thoi, lực bất tòng tâm, muốn nhảy vào “trị bệnh” liền nhưng đành kiên nhẫn học thuộc lòng bài nhạc “chỉ đành biết chờ thôi”. Sao lại có chuyện tréo nghoe như vậy? Đã biết game lỗi, lo đến phát run lại không sửa gấp, hà cớ gì chờ?



                        Nội tình sâu sa bên trong là thế này, các game online ở nước ta chỉ mua quyền phát hành từ các công ty sản xuất game nước ngoài, theo thỏa thuận chỉ duy nhất được giữ nhiệm vụ phát hành, không được **ng chạm gì đến mã nguồn bên trong game. Vì vậy, khi game phát sinh bug (lỗi) thì nhà phát hành vận hết tốc độ thu thập thông tin, gửi sang cho đối tác, và “thắp nhang cầu khấn” cho bên họ sửa càng nhanh càng tốt. Chưa kể có những vụ án rất thú vị, khi game ở tại bản xứ thì không hề gặp lỗi đó, nhưng sang Việt Nam tự dưng lại đùng đùng nhảy ra lỗi mới lạ, khiến đối tác rất dễ rơi vào vùng trời đậm đặc của những dấu hỏi lớn. Lúc đó tha hồ mà tin đi thư lại, giải thích cặn kẽ cho bên đó hiểu vì sao lại thế, do đâu mà thế sẽ càng ngốn không ít thời gian. Không biết chừng ngay cả cha đẻ của game đó còn chẳng biết phải cho uống “thuốc” gì thì lỗi đó của game mới bị tiêu trừ? Nếu rơi vào thảm cảnh này thì thật là tội nghiệp nhà phát hành vì rất dễ bị dán mác “lỗi lớn như vậy, ai ai cũng biết còn không chịu sửa cho người ta chơi là ý gì đây hả trời!”.



                        Đến đây sẽ nảy sinh câu hỏi, vậy sao không chơi sang, bỏ ra thêm chút tiền để mua luôn cái quyền được sửa lỗi khi game “chóng mặt nhức đầu”, như vậy sẽ khỏi lo lắng sốt vó, lại được lòng game thủ? Đây là điều không tưởng, bởi nhà sản xuất nào cũng sợ bị kẻ khác nắm gáy, cướp trắng luôn thành quả lao động khi sao chép mã nguồn rồi nhào nặn ra 1 game không những giống, mà còn thêm thắt hay hơn thì biết làm sao?



                        Việc tưởng chừng đơn giản nhưng không hề giản đơn chút nào. Hãy nhìn Đế Quốc Quật Khởi (nay là Đế Chế Quật Khởi) đã phải vật lộn với tệ nạn bug trong game như thế nào mới hiểu chút ít cảm giác “trăm dâu đổ đầu tằm”. Với sự bản lĩnh cũng như cứng tay nghề trị bệnh của nhóm vận hành trò chơi ĐQQK, tựa game này cũng đã đi tiếp chặng đường của mình mà không bị sập hầm sập hố, tiến dần vào sự ổn định.



                        Đến đây, các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi: “Vận hành webgame tại nước ta: dễ hay khó?”. Câu trả lời này xin nhường cho các độc giả Game360 đã đi cùng chúng tôi suốt chặng đường loạt phóng sự webgame này!
                        Game360 Team
                        Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
                        Webgame.vn

                        1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
                        2. Nạp thẻ tặng thẻ
                        3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội

                        Comment

                        • #57


                          Truy tìm nguyên nhân một số game “đột quỵ” [06-12-2008]

                          Chuyên đề: Vì đâu Game Online khai tử?


                          game360.com.vn Tự hào là dù game online chỉ mới nhập cảng tại Việt Nam gần 3 năm nhưng tính đến nay trên thị trường đã có gần 50 game khai mở tại đất Việt. Thế nhưng, liệu game thủ có tự đặt câu hỏi liệu trong gần 50 đầu game ấy, thực sự có bao nhiêu game được chuộng và chơi nhiều nhất? Quả thực chưa được 1/3 con số trên. Lý giải vì sao tại nước ngoài là number one nhưng đến Việt Nam lại không được sùng bái và yêu thích? Tại sao game chào đời trong sự thờ ơ và lãnh cảm của cộng đồng game thủ để dẫn đến bại liệt và chết yểu? Để trả lời câu hỏi này game thủ hãy cùng Game360 đi tiếp chuyên đề: Vì đâu Game Online khai tử?

                          Kỳ 2: Truy tìm nguyên nhân một số game “đột quỵ”
                          >> Kỳ 1: Hội chứng đóng cửa game online


                          “Khó chơi, không phù hợp và không như quảng cáo”

                          Đó là nhận xét của bạn Hoàng Anh – Game thủ sùng game ở quận Tân Bình. Theo người chơi này, yếu tố để bạn gắn bó với game là game phải “dễ chơi, nhiều tính năng độc đáo”. Căn bệnh mãn tính của các nhà phát hành là quảng cáo game trên mức thực tế. Đến khi chính thức Closed Beta rồi mới phát hiện: “Treo đầu dê, bán thịt chó”.

                          Thực tế cho thấy, nhiều game mới ra đã chết ngay tại chỗ như cá mắc cạn. Maple Story là một minh chứng rõ ràng nhất. Khi game này vừa ra mắt, rất nhiều game thủ cảm thấy chán vì giao diện khó chơi, game play không có gì vượt trội so với các đàn anh đàn chị thể loại casual đi trước. Thêm vào đó không có chức năng PK hay đối kháng đã vô tình giết chết game ngay từ khi vừa chào đời.
                          Chiến lược quảng cáo còn “hiền như cục bột”
                          Khẳng định rằng, một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công của game đó là chiến lược quảng cáo rầm rộ. Không chỉ quảng bá theo hướng chính thống như phơi bày những tính năng nổi trội mà còn phải quảng bá ngược bằng cả những vấn đề nhạy cảm của xã hội. Chinh Đồ với sự “bạo gan” và máu liều “ phủ sóng” tại hơn 60 tỉnh thành trong cả nước cộng hưởng với chiêu thức PR giật gân là một cách “rung chuông” vô cùng hiệu quả.

                          Game play có hay, có đặc sắc đến mấy nếu không được “tổng tấn công” trên các mặt báo và phương tiện truyền thông khác thì cũng như nhốt công chúa vào cung son. Điển hình là có rất nhiều game hay nhưng đành chịu cảnh ghẻ lạnh của game thủ chỉ vì thiếu một chiến lược PR sắc sảo và bất chấp hoàn cảnh.
                          Số 1 tại nước ngoài chắc chắn sẽ số 1 tại Việt Nam?!
                          Đây là một trong những quan niệm hết sức sai lầm của nhiều NPH khi mang về Việt Nam với lý do: Đang số 1 tại nước ngoài. Văn hóa, tính cách, sở thích cũng như tâm lý của người Việt Nam là hoàn toàn khác so với các nước khác. Không nên đánh đồng game thủ nước ngoài thích thì game thủ việt Nam sẽ thích. Quan niệm sai lầm này đã đưa nhiều game dù độc đáo về tính năng nhưng lại cầu kỳ, phức tạp không phù hợp với cái gu của cộng đồng Việt.


                          Ai dám khẳng định Mapple Story, Jam Online, Vương Quốc Xe Hơi, Ragnarok không nằm trong top 5 của nước ngoài. Thế nhưng tại sao đến Việt Nam lại chịu cảnh đìu hiu? Ở nước ngoài những game này được đầu tư ra sao trong khi khai thông tại việt Nam có được trang bị “bảo bọc” như thế? Rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể bác bỏ hoàn toàn quan niệm cố hữu trên.
                          Hết chiêu để xuất, các tính năng mới lui về ở ẩn
                          Đây được xem là một trong những lý do làm đau đầu các nhà phát hành. Phong Thần không đình đám như VLTK nhưng cũng giữ vững thị trường khi con số CCU ở mức ổn định nhưng gần đây “huyết áp” game này cũng bị tụt giảm nguyên trọng vì không có gì để chơi. Trước đây, game thủ trông chờ vào phiên bản mới công thành chiến nhưng mãi cũng chỉ trên bàn giấy. Vì nhiều lý do ẩn số mà chức năng Công Thành Chiến trong game vẫn không thể hiện thực.
                          Tre già măng mọc
                          Tính cạnh tranh gay gắt đã đẩy game bước vào những thời kỳ khó khăn. Game có thể bị đột tử bất cứ lúc nào khi các đàn em bắt đầu bước vào cuộc chiến sinh tử. Tre già măng mọc, quy luật đào thải khắc nghiệt đó sẽ quyết định tuổi thọ game. Đại Chiến Xích bích, Chinh Đồ, Tru Tiên, HotStep… sẽ là một trong những rào cản đàn anh VLTK, Audition,… muốn chế ngự vị trí độc tôn trong làng game online.
                          Game thủ “chán cơm thèm phở”, NPH bất lực
                          Xét nghiệm cái chết của game thì các nhà phân tích đều tìm ra một đáp án: Không có người chơi hoặc lượng người chơi quá thấp, không đủ kinh phí duy trì và vận hành một game. Điển hình gần nhất là Hiệp Khách Giang hồ và Ghost đành chia tay game thủ có phải vì các yếu tố trên hay lý do Nhà phát hành không nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác mãi vẫn là ẩn số dành cho công đồng game thủ. Kinh phí phải trả hàng tháng cho tất cả các khoản từ server, nhân lực…. là con số không nhỏ trong khi lượng người chơi thì rất ít. Chưa kể, trong số vài trăm game thủ có mấy ai mua thẻ nạp hay chỉ chơi để giải khuây?


                          Với thực trạng quá u ám như vậy, nhà phát hành dù có cố gắng đầu tư vào sự kiện, tính năng hay tìm mọi cách để lôi kéo người chơi quay lại cũng trở nên mịt mờ vì game thủ không còn lửa với game, thờ ơ với nhà phát hành. Và việc Nhà phát hành lực bất tòng tâm dù không muốn cũng đành “viết cáo trạng” báo tử game, chia tay cộng đồng game thủ.
                          Không chỉ dừng lại những nguyên nhân trên để lý giải nguyên nhân vì sao game bị chết yểu. Và dù lý do gì đi chăng nữa thì cũng phải công nhận một điều NPH đã hết sức cố gắng cầm cự để duy trì game của mình đến một thời điểm tốt nhất. Tại sao lại như vậy? Game360 sẽ đi tiếp chuyên đề này với Kỳ 3: Giải mã vì sao game hấp hối, NPH vẫn duy trì?.
                          Game360 Team
                          Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
                          Webgame.vn

                          1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
                          2. Nạp thẻ tặng thẻ
                          3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội

                          Comment

                          • #58

                            game360.com.vn
                            Hội đàm thảo luận “Cái khó của xây dựng sự kiện”

                            Trong một chầu “chén chú chén anh”, đàm đạo hăng say lúc trăng thanh gió mát, bộ sậu của các công ty sống còn với cần câu cơm là game online (GO) nổi tiếng đương thời, mới say sưa thảo luận các bí quyết tuyệt chiêu trong kiểu cách thiết kế các hoạt động sự kiện – thứ vũ khí đặc biệt hữu hiệu được đặc chế cho nhiệm vụ cao cả giữ chân người chơi, sau khi thám hiểm đã đời những tính năng hấp dẫn, thuộc làu những chiêu thức kỹ năng.

                            Nể uy danh của nhà tiên phong – người mạo hiểm từng bước một dẫn đường mở lối cho dòng chảy game online được đóng dấu thừa nhận đặt chân trên đất nước này, nên được các vị đồng liêu trong triều đình kinh doanh GO ưu ái quan tâm, bị ùa vào hỏi han bí kíp trước là để học hỏi, sau là để có chuyện mà 8.
                            - Theo ngài sự kiện dạng nào dễ làm nhất?
                            - Không kể những sự kiện trên website của game khuyến khích nạp thẻ trúng thưởng, càng nạp càng trúng mà hầu như không cần điểm mặt đọc tên thì công ty nào cũng biết đường lối áp dụng triệt để, chỉ khoanh vùng xét riêng ở lĩnh vực của những sự kiện dựa vào bản sắc game, những ảnh hưởng trực tiếp đến hành trình phiêu du của người chơi.
                            Trả lời cho câu hỏi này chính là những sự kiện lấy cốt truyện liên quan đến thần thánh, có ý nghĩa siêu phàm ở các tựa game cổ trang phép thuật như Phong Thần (VinaGame), Thế Giới Hoàn Mỹ (Quang Minh Dec), Thục Sơn Kỳ Hiệp (NetGame), Thiên Long Bát Bộ (FPT)… Bởi thế giới kiếm hiệp, thần tiên ấy chẳng có ai nhìn thấy bao giờ, tận mắt chứng kiến bao giờ nên vẽ vời thế nào cũng mặc sức nhà phát hành vung tay múa bút định đoạt lấy. Lúc bấy giờ, có nói dưới kênh Nhiêu Lộc có thần thú mình như bạch tuột, với những chiếc vòi nhơ nhớp thở ra những cuộn mực đen xì làm đục ngầu không khí, kêu gọi game thủ mang rìu búa, axít diệt được bạch tuột thần thú sẽ nhận được bảo vật uy chấn giang hồ, kinh thiên động địa nghe cũng… hợp hợp tai. Tính logic trong những thể loại game giả tưởng này khá dễ chịu cho cả người chế tác lẫn người nhấm nháp thành phẩm hoàn tất.


                            Vị đại tông sư không thèm uống nước để thông họng vẫn tuôn ào ạt chưa kịp nhận được sự gật gù tán đồng trước khả năng diễn thuyết toàn lời hay ý đẹp, đã tiếp tục bị dồn vào tưởng để “hưởng” tiếp một đòn dò hỏi:
                            - Vậy, kiểu dáng sự kiện nào thường làm đau đầu những người làm game?
                            - Đó là những sự kiện dựa vào dấu móc của các giai đoạn lịch sự, những ấn tích văn hóa mà hầu như ai cũng biết, chẳng hạn như trong khuôn khổ nước Việt, đó là những ngày lễ rất riêng như 02/09, 30/4, 20/11... Lúc đấy, mọi sự sáng tạo đều bị đặt trong một khuôn khổ cân nhắc kỹ càng, bởi dạng sự kiện này quá quen thuộc với mọi người lại còn chịu sự để mắt giám sát nghiêm mật của các nhà chức trách luôn cầm gậy ngồi lườm lượm. Nếu không tìm tòi vẽ vời ra những hoạt động mới mẻ, có tính đột phá, năm nào cũng áp dụng như năm náy thì quá nhàm chán, riết rồi mất đi tính hấp dẫn cuốn hút, chưa diễn ra nhưng ai cũng đoán biết mặt đặt tên. Còn nếu tự do thả hồn thêu dệt tình tiết kỳ thú, hay ho thì dễ được ở trển gửi giấy mời đi uống trà miễn phí hoặc nhận sự phản đối gay gắt từ phía người chơi vì nhiều lý do đại loại như “bịa đặt quá trớn”, “ý đồ phản động”… Quả thật “tiến thoái lưỡng nan” chính là đây vậy. Có câu “9 người 10 ý”, huống hồ phục vụ cho một lực lượng khách hàng đông đảo như thế, nếu chạm tay vào những vùng nhạy cảm sẽ rất dễ dàng tự thắt thòng lọng treo mình.


                            Đến lúc này mới nườm nượp những tràng pháo tay, những cái gật gù tán đồng lẫn trố mắt “giờ mới biết”. Cũng từ đấy, cái khó trong nghệ thuật thêu dệt event cho game dần dần được vén màn. Dẫu sao trong cái khó mới ló tài năng, khó mà vẫn thực hiện được, vẫn hút người chơi được, mới là động lực để thể hiện sự quan tâm và tấm lòng cao cả của doanh nghiệp kinh doanh game với những thượng đế của mình vậy.

                            Game360 Team
                            Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
                            Webgame.vn

                            1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
                            2. Nạp thẻ tặng thẻ
                            3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội

                            Comment

                            • #59

                              Kỳ 3: Game hấp hối NPH vẫn duy trì, vì sao??? [09-12-2008]
                              Chuyên đề: Vì đâu game online khai tử

                              Kỳ 3: Giải mã tại sao game hấp hối NPH vẫn duy trì?
                              Các Tin Đã Đăng

                              >> Kỳ 1: Hội chứng đóng cửa game online
                              >>Kỳ 2: Truy tìm nguyên nhân 1 số game “đột quỵ”
                              Không dễ thấy là hiện nay ngoài những game chính thức nhận bản cáo trạng đóng cửa từ Nhà phát hành (NPH) thì còn rất nhiều game đang đứng trên bờ vực thẳm.Cửu Long Tranh Bá, MU, Shaiya, Tiểu Bá Vương,… là một trong những ví dụ điển hình. Tuy nhiên, không phải bất kỳ NPH nào cũng chọn giải pháp đóng cửa game mà tiếp tục duy trì. Tại sao lại như vậy?
                              Còn nước còn tát

                              Không phải bất kỳ game nào ra mắt cũng được game thủ ưu ái. Có những game phải chịu số phận hẩm hiu khi vừa ra mắt “chưa nổi đã chìm”. Một số game may mắn hơn trải qua các vòng đời mới bắt đầu hiện tượng “lão hóa”. Và đứng trước tình trạng này đa số các NPH đều cố gắng duy trì và tái sinh game bằng sự kiện, phiên bản mới, khuyến mãi,… Tuy vậy, những phương thuốc này chỉ là giải pháp mang tính tạm thời vì hơn ai hết, các công ty game hiểu rằng một khi game thủ đã quay lưng thì khó lòng mà níu kéo họ quay trở lại. Đơn cứ như game Phong Thần, khi QUOCTHINH – nhân vật được xem là thượng đế của Phong Thần chính thức nói lời từ giã để chuyển sang một game khác thì khó lòng mà níu kéo. Lý do để anh dứt áo ra đi là “không còn gì để chơi”, trong game không có gì mới mẻ để anh quan tâm.
                              MU sau một thời làm mưa làm gió cũng rơi vào thế khủng hoảng trầm trọng. Tưởng chừng phải đóng cửa game nhưng FPT vẫn cố gắng duy trì và cho ra mắt máy chủ mới Phục Hưng với nhiều tính năng hấp dẫn và ưu đãi đã lôi kéo được phần lớn game thủ đã dứt áo ra đi quay trở lại. Tuy vậy, theo các nhà nhận định về game, những phương án này chỉ mang tính chữa cháy chứ không thể cứu game trở về thời kỳ hoàng kim ban đầu.
                              Không nằm trong diện cứu thoát game trong cơn hấp hối nhưng “con gà đẻ trứng vàng” World of Warcraft (WoW) hàng năm phải bỏ ra gần 300 triệu USD để duy trì phong độ của game trước cơn bão Zheng Tu đang ngày một tung hoành thống trị.
                              Rất nhiều game rơi vào tình trạng sống không được chết không xong nhưng các nhà phát hành vẫn hạn chế tối đa để tránh việc phải lập giấy báo tử. Vì một khi game chính thức đóng cửa sẽ kéo theo nhiều hệ lụy từ phía game thủ và cả từ phía NPH. Và quan trọng hơn cả là một game báo tử thì uy tín và thương hiệu của nhà đầu tư bị giảm sút.
                              Duy trì game để bảo toàn thương
                              Năm 2008 vừa qua gần như là năm không mấy thành công với NPH VinaGame. Rất nhiều sản phẩm ra mắt ồ ạt như: Maple Story, Biệt Đội, HotStep, nhưng lại không thành công như mong đợi. Trong khi các sản phẩm đàn anh như Cửu Long Tranh Bá, Phong Thần đang trong thế cờ duy trì và cầm cự. Ragnarok đã chính thức đóng cửa. Chỉ đến gần cuối năm 2008 Chinh Đồ với cú hích “độc” đã khôi phục thương hiệu độc tôn của VinaGame trong thế giới ảo.
                              Nếu tính về đầu game hiện nay thì song song với VNG, Asiasoft cũng liên tục cho ra nhiều game mới nhưng không thực sự mát tay. Hầu như game nào của NPH này cũng chỉ dừng lại ở mức độ được biết đến chứ không thu hút được cộng đồng cho riêng mình. Mới đây, Asiasoft đành nói lời tạm biệt với game thủ Hiệp Khách Giang Hồ và Ghost. Việc đóng cửa một lúc 2 game này cũng làm tổn thất thương hiệu và danh tiếng mà Asiasoft đã cố gắng gầy dựng bấy lâu.
                              Không thể đo được mức độ ảnh hưởng ước tính theo cả định tính và định lượng. Tổn thất về doanh thu, búa rìu dư luận đến những ức chế của game thủ… Tất cả sẽ chi phối và thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng hơn là mất đi giá trị và phong độ đỉnh về sản phẩm game, về thương hiệu nhà đầu tư trong lòng cộng đồng game thủ. Đó là lý do tại sao Cửu Long dù đang ngấp ngoải và kiệt sức vẫn phải duy trì, MU dù lượng người chơi giảm đến mức báo động vẫn phải tươi cười ra mắt nhiều sự kiện mới, XDO khó lòng mà vượt qua Audition và HotStep vẫn phải cố gắng hàng ngày. Hay rất nhiều game khác đang trong thời khắc đen tối chống chọi với mùa lũ bành trướng của nhiều game mới.
                              Bỏ ngỏ bài toán game thủ!

                              Giải quyết thấu đáo quyền lợi cho game thủ sau khi game chết là bài toán mà các NPH chưa tìm lời giải. Hầu hết các NPH đều bế tắc khi chưa có một phương án tối ưu nào “xoa dịu” thiệt hại cho người chơi về vật chất. Một số game thủ nắm bắt thông tin tốt và có tầm nhìn xa thì rao bán account trước khi lâm vào thế kẹt. Còn những game thủ lỡ mua phải hàng “hết đát” đành ngậm ngùi “đi kiện củ hành”.
                              Luật pháp, hiện chưa có quy định nào về trường hợp giải quyết giá trị ảo trong game quy ra tiền thật cho người chơi khi NPH đóng cửa game. Thiết nghĩ đó cũng là thiệt thòi lớn cho cộng đồng game thủ - những người đã bỏ ra một số tiền lớn để kinh doanh và đầu tư trong game. Xem như các kinh tế gia ảo tuyên bố phá sản mà lý do lại từ phía “đối tác”?!
                              Về vấn đề nhạy cảm sau bức màn game khai tử, phận game thủ về đâu? Game360 sẽ đi sâu vào phân tích với kỳ cuối: Game đoản mệnh, thiệt thòi về ai ???
                              Game360 Team
                              Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
                              Webgame.vn

                              1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
                              2. Nạp thẻ tặng thẻ
                              3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội

                              Comment

                              • #60

                                Up game Mới Cho Mấy Bác Nè
                                GameHi, nhà phát triển trò chơi Sudden Attack, vừa thông báo trên website của mình về tựa game mới nhất mang tên Metal Rage. Metal Rage là 1 trò chơi bắn súng Robot mà hãng GameHi phải bỏ ra 3 năm để phát triển. Trò chơi cũng nhận được rất nhiều sự chú ý từ người chơi và xem là MMOTPS đầu tiên tại Hàn Quốc với sự tham gia của 32 người chơi cùng lúc
                                Tại trang chủ của Metal Rage, GameHi đã đưa thông báo rằng việc kiểm tra closed beta cho trò chơi sẽ bắt đầu vào 30/12 và việc tuyển người kiểm tra sẽ bắt đầu từ 22/12 đến 28/12. Ngoài ra, GameHi còn cung cấp đoạn video trailer và 1 vài hình ảnh đẹp mắt cho người chơi thưởng thức
                                1 số hình ảnh về Game Nè







                                còn 1 số hình ảnh nừa nhưng upload hơi chậm vì vậy mấy bác cảm phiền vào trang chủ của game360 coi nhé ^^!
                                Thiên Tôn
                                team game360

                                THANKS ủng hộ em THANKS
                                Chính thức rinh 20 triệu cùng chương trình Vui cùng đế chế - Hái lộc đầu Xuân.
                                Webgame.vn

                                1. Sự kiện vui cung Đế Chế - hái lộc đầu Xuân
                                2. Nạp thẻ tặng thẻ
                                3. Mai Đào mừng Xuân – Kim Ngưu trẩy hội

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom