Nữ kiếm sĩ trên xe lăn
Rất lâu khi Andrea de Mello tham gia 20 cuộc marathon và trước khi chị đấu kiếm trong màu áo Brazil tại Paralympic ở Atlanta, Sydney và Athens, chị đứng bên một cột đèn ở Công viên Trung tâm và tự hỏi mình có thể lết nổi tới cây cột gần nhất không.
Chỉ cách có 50 thước (khoảng 45.7 mét). Nhưng de Mello, khi đó 16 tuổi, đã phải dành phần lớn thời gian của 5 năm trước đó ngồi trên xe lăn hoặc nằm trên giường bệnh sau một ca đột quị trong lúc đi chơi ở một công viên giải trí Brazil. Khi đó, chị hầu như không cử động được nửa người bên phải và đi lại rất khó khăn dù đã chống gậy.
Chị đi tới cây cột tiếp theo, nghỉ một chút, rồi lại đi tới cây cột tiếp nữa: toàn bộ hành trình có độ dài sáu cây cột. “Có lẽ cô ấy chẳng đi được quãng đường dài thế trong nhiều năm,” Richard Traum, người sáng lập câu lạc bộ điền kinh Achilles, nói. Ông là người đã hướng dẫn de Mello những bài tập đầu tiên giúp chị bắt đầu sự nghiệp thể thao.
“Rồi bất ngờ, cô ấy thấy một mục tiêu,” ông Traum nói. “Cô ấy quay lại, và đi hết tám cột.” Đó là thời điểm 23 năm trước. Chị de Mello, nay đã 39 tuổi, vẫn tập luyện từ đó tới nay. Chị bắt đầu đấu kiếm từ năm 1993. Tháng này, chị cũng có mặt ở Bắc Kinh để dự kỳ Paralympic thứ tư trong đời và là kỳ Paralympic đầu tiên với tư cách thành viên tuyển đấu kiếm trên xe lăn của Hoa Kỳ - de Mello nay đã là công dân Mỹ.
Chị chưa đoạt huy chương, và cũng không phải ứng cử viên vô địch. Nhưng chị vẫn háo hức muốn thi đấu với tư cách công dân Hoa Kỳ. Ông khuyên Andrea hãy tươi cười và tập trung. “Sẵn sàng,” ông hô. “Đỡ, phản công.” Bằng hai động tác nhanh nhẹn, mũi kiếm của de Mello chạm lên ngực Gershon.
Trước khi chuyển sang đấu kiếm, Andrea de Mello chạy marathon nhiều năm – “Rất, rất chậm,” chị nói. Đấu kiếm trên xe lăn là một thử thách mới và là một cách giữ sức khỏe của chị. Andrea de Mello bình luận: “Một sự hồi phục mạnh mẽ. Bên trong lẫn bên ngoài.”
Ban đầu, Andrea không tìm nổi một huấn luyện viên đấu kiếm cho đến khi ông Gershon, người từng huấn luyện tuyển đấu kiếm Liên Xô hồi những năm 1980 xuất hiện. Ông chưa từng dạy kiếm sĩ nào ngồi trên xe lăn, nhưng ông có những lý thuyết đấu kiếm mà de Mello cần.
Chị phải học đấu kiếm bằng tay trái vì nửa người bên phải hoạt động rất hạn chế. Khác với những người bị liệt hai chân hoặc mất một chân mà chị có thể sẽ gặp trên sàn đấu, de Mello không thể trông đợi gì ở tay phải khi cần tấn công. Chị phải dùng chân trái để giữ thăng bằng.
Ông Gershon không phải là huấn luyện viên duy nhất của chị. Ông dạy foil, nội dung kiếm chỉ tập trung đánh vào ngực. Một huấn luyện viên khác là Jerzy Grzymski dạy chị épée, nội dung kiếm không giới hạn mục tiêu và thanh kiếm nặng hơn – trong môn đấu kiếm trên xe lăn thì luật giới hạn tấn công từ hông đối thủ trở lên.
Khi tập luyện, huấn luyện viên Gershon yêu cầu de Mello phải tiết kiệm động tác. “Nếu giá chỉ là 1 đồng thì đừng có trả 20 đồng,” ông nói. Gần đó, các thành viên của đội đấu kiếm bình thường đang luyện tập – các động tác tấn công và rút lui của họ trông có phần lộn xộn so với những cử động thận trọng của de Mello.
Mr. Gershon không tới Paralympic Bắc Kinh (vừa khai mạc thứ Bảy tuần trước). Tuyển đấu kiếm Hoa Kỳ có huấn luyện viên riêng. Ông chỉ nhắc de Mello nghỉ ngơi và uống nước. “Không có xăng thì xe không chạy,” ông nói. “Đây là một chiếc Mercedes đấy.”
Andrea de Mello và chị cô Valeria đã đi khắp nơi để đấu kiếm. Ba Lan là điểm đến yêu thích của họ và họ cũng thường ở chơi thêm vài ngày (sau các cuộc thi) để thăm Krakow. Họ phải tự trang trải theo cách của mình: Andrea không đi làm, còn Valeria thì làm việc cho tổ chức của ông Traum, một tổ chức nỗ lực cổ vũ người khuyết tật tham gia vào thể thao chính thống.
Andrea de Mello suýt nữa không giành được vé đi Bắc Kinh. Ba năm trước, một người đi xe đạp đâm phải chị ở Công viên Trung tâm và sau đó chị không thể tham dự một số giải đấu điều kiện. Nhưng chị đã kiếm được đủ điểm để giành vé đi Bắc Kinh hồi tháng Một năm nay sau Cúp Thế giới (môn đấu kiếm) ở Đức. Dù đang tập trung cho Bắc Kinh, Andrea vẫn hy vọng sẽ đấu kiếm lâu dài.
Chị nói, “tôi đang tới 2012.”

Rất lâu khi Andrea de Mello tham gia 20 cuộc marathon và trước khi chị đấu kiếm trong màu áo Brazil tại Paralympic ở Atlanta, Sydney và Athens, chị đứng bên một cột đèn ở Công viên Trung tâm và tự hỏi mình có thể lết nổi tới cây cột gần nhất không.
Chỉ cách có 50 thước (khoảng 45.7 mét). Nhưng de Mello, khi đó 16 tuổi, đã phải dành phần lớn thời gian của 5 năm trước đó ngồi trên xe lăn hoặc nằm trên giường bệnh sau một ca đột quị trong lúc đi chơi ở một công viên giải trí Brazil. Khi đó, chị hầu như không cử động được nửa người bên phải và đi lại rất khó khăn dù đã chống gậy.
Chị đi tới cây cột tiếp theo, nghỉ một chút, rồi lại đi tới cây cột tiếp nữa: toàn bộ hành trình có độ dài sáu cây cột. “Có lẽ cô ấy chẳng đi được quãng đường dài thế trong nhiều năm,” Richard Traum, người sáng lập câu lạc bộ điền kinh Achilles, nói. Ông là người đã hướng dẫn de Mello những bài tập đầu tiên giúp chị bắt đầu sự nghiệp thể thao.
“Rồi bất ngờ, cô ấy thấy một mục tiêu,” ông Traum nói. “Cô ấy quay lại, và đi hết tám cột.” Đó là thời điểm 23 năm trước. Chị de Mello, nay đã 39 tuổi, vẫn tập luyện từ đó tới nay. Chị bắt đầu đấu kiếm từ năm 1993. Tháng này, chị cũng có mặt ở Bắc Kinh để dự kỳ Paralympic thứ tư trong đời và là kỳ Paralympic đầu tiên với tư cách thành viên tuyển đấu kiếm trên xe lăn của Hoa Kỳ - de Mello nay đã là công dân Mỹ.
Chị chưa đoạt huy chương, và cũng không phải ứng cử viên vô địch. Nhưng chị vẫn háo hức muốn thi đấu với tư cách công dân Hoa Kỳ. Ông khuyên Andrea hãy tươi cười và tập trung. “Sẵn sàng,” ông hô. “Đỡ, phản công.” Bằng hai động tác nhanh nhẹn, mũi kiếm của de Mello chạm lên ngực Gershon.
Trước khi chuyển sang đấu kiếm, Andrea de Mello chạy marathon nhiều năm – “Rất, rất chậm,” chị nói. Đấu kiếm trên xe lăn là một thử thách mới và là một cách giữ sức khỏe của chị. Andrea de Mello bình luận: “Một sự hồi phục mạnh mẽ. Bên trong lẫn bên ngoài.”
Ban đầu, Andrea không tìm nổi một huấn luyện viên đấu kiếm cho đến khi ông Gershon, người từng huấn luyện tuyển đấu kiếm Liên Xô hồi những năm 1980 xuất hiện. Ông chưa từng dạy kiếm sĩ nào ngồi trên xe lăn, nhưng ông có những lý thuyết đấu kiếm mà de Mello cần.
Chị phải học đấu kiếm bằng tay trái vì nửa người bên phải hoạt động rất hạn chế. Khác với những người bị liệt hai chân hoặc mất một chân mà chị có thể sẽ gặp trên sàn đấu, de Mello không thể trông đợi gì ở tay phải khi cần tấn công. Chị phải dùng chân trái để giữ thăng bằng.
Ông Gershon không phải là huấn luyện viên duy nhất của chị. Ông dạy foil, nội dung kiếm chỉ tập trung đánh vào ngực. Một huấn luyện viên khác là Jerzy Grzymski dạy chị épée, nội dung kiếm không giới hạn mục tiêu và thanh kiếm nặng hơn – trong môn đấu kiếm trên xe lăn thì luật giới hạn tấn công từ hông đối thủ trở lên.
Khi tập luyện, huấn luyện viên Gershon yêu cầu de Mello phải tiết kiệm động tác. “Nếu giá chỉ là 1 đồng thì đừng có trả 20 đồng,” ông nói. Gần đó, các thành viên của đội đấu kiếm bình thường đang luyện tập – các động tác tấn công và rút lui của họ trông có phần lộn xộn so với những cử động thận trọng của de Mello.
Mr. Gershon không tới Paralympic Bắc Kinh (vừa khai mạc thứ Bảy tuần trước). Tuyển đấu kiếm Hoa Kỳ có huấn luyện viên riêng. Ông chỉ nhắc de Mello nghỉ ngơi và uống nước. “Không có xăng thì xe không chạy,” ông nói. “Đây là một chiếc Mercedes đấy.”
Andrea de Mello và chị cô Valeria đã đi khắp nơi để đấu kiếm. Ba Lan là điểm đến yêu thích của họ và họ cũng thường ở chơi thêm vài ngày (sau các cuộc thi) để thăm Krakow. Họ phải tự trang trải theo cách của mình: Andrea không đi làm, còn Valeria thì làm việc cho tổ chức của ông Traum, một tổ chức nỗ lực cổ vũ người khuyết tật tham gia vào thể thao chính thống.
Andrea de Mello suýt nữa không giành được vé đi Bắc Kinh. Ba năm trước, một người đi xe đạp đâm phải chị ở Công viên Trung tâm và sau đó chị không thể tham dự một số giải đấu điều kiện. Nhưng chị đã kiếm được đủ điểm để giành vé đi Bắc Kinh hồi tháng Một năm nay sau Cúp Thế giới (môn đấu kiếm) ở Đức. Dù đang tập trung cho Bắc Kinh, Andrea vẫn hy vọng sẽ đấu kiếm lâu dài.
Chị nói, “tôi đang tới 2012.”