Mùa nhót chín
Những quả nhót chín đã trở thành món quà quê quen thuộc từ thủa nhỏ với bất cứ ai. Chả thế mà cây nhót đã mang ẩn ức gợi cảm qua những vần thơ:Nhót là loài cây thường trồng bằng cành chiết từ cây to đã trồng được hai, ba năm hơn là trồng bằng hạt sẽ lâu mọc. Cây nhót hay trồng ở trong vườn, sân nhà hoặc nơi gần bờ tường, để khi cây mọc cao, trả nhiều cành, nhánh vươn dài có thể ngả ngựa vào bờ tường nâng đỡ. Khi cây lớn khoảng 1,5m trở lên sẽ đâm nhiều cành non và nẩy nhiều nhánh lá rậm xanh toả bóng râm mát.
Hoa nhót nhỏ, cánh trắng mịn như giấy. Khi hoa héo rụng hết cánh, từ những đài hoa, những quả nhót xanh non, nhỏ, xinh nhú dậy được cây nuôi dưỡng ngày một to dần. Nhót có hai loại cây cho quả khác nhau: Một loại cho quả tròn, ngọt hơn, một loại cho quả dài, chua hơn. Đến thì quả to, ngả chín, những chùm quả xanh nhạt mầu ngọc bích chuyển sang vàng tươi màu nắng xuân, rồi chín mọng, đỏ thắm mầu hồng tiết. Khắp lùm cây, những chùm năm, bẩy quả chín chi chít, xum xuê khắp cành la, cành bổng, trông tươi, vui đẹp mắt khách nào những chùm bóng đèn điện nhỏ, xinh, nhiều màu treo trên cành khẽ đung đưa, la đà theo gió xuân ghẹo đùa, mơn trớn.
Hàng năm, cây nhót bói quả vào tháng giêng, quả nhiều, to chín rộ vào tháng hai âm lịch, rồi mùa nhót ngắn ngủi. Chóng lụi tàn rụng lá héo vàng. Khi ấy, người trồng dùng dao đốn, chặt bỏ đi những nhánh cỗi đã cho quả và những cành già khô, cạn nhựa sống, để đến mùa nhót sang năm lại đâm chồi, nẩy lộc, mọc ra những cành non mới. Với năm, ba quả nhót xanh tươi hoặc chín vàng cũng như ở thành phố một món ăn đậm đà vị ngọt ngon, chua dịu của những bát canh nấu với thịt nạc hoặc sườn lợn vào những ngày nắng hanh, khô ráo. Nhót còn là thứ quà để ăn vặt, luôn hấp dẫn đối với những thiếu phụ và phụ nữ mang thai thường khát thèm ăn dở của chua, cũng như con gái thường ưu thích.
Nhót chín được bầy bán ở các mẹt, rổ của các bà, các chị bán hàng quà, hàng nước và các hàng quẩy gánh bán rong ở các chợ quê và chợ phố Hà Nội. Những năm xưa, thủa tôi còn nhỏ, sống ở làng quê. Vườn nhà tôi có một cây nhót to lâu năm, do ông nội tôi trồng lúc sinh thời. Cây nhót tươi tốt, lá rườm rà cho rất nhiều quả. Những buổi cắp sách đến trường, tôi không quên mang theo đầy trong túi áo, túi quần những quả nhót chín chia cho các bạn học cùng lớp. Những buổi trưa nắng, đánh trâu ra đồng chăn, thả, tôi mang theo chùm nhót đỏ mọng. Thấy tôi, các bạn trẻ chăn trâu cùng xóm đến ngắt lấy những quả nhót mân mê xát nhẹ vào ngực áo hoặc cánh tay áo cho những mảng vẩy trắng nhỏ li ti, bám ở quanh quả bong ra và cắn ăn chấm với muối tinh và trộn bột ớt khô đựng trong mảnh giấy gói được xé ra từ quyển vở học cũ, bữa ăn nhót vui nhộn ấy, được bọn trẻ chăn trâu chúng tôi coi như một bữa tiệc linh đình của người lớn.
Ôi mùa nhót đến khiến lòng tôi bồi hồi, xốn xang với những hoài niệm tuổi thợ..
ST
Những quả nhót chín đã trở thành món quà quê quen thuộc từ thủa nhỏ với bất cứ ai. Chả thế mà cây nhót đã mang ẩn ức gợi cảm qua những vần thơ:
Xum xuê chùm quả chín chen
Kẽ răng ứa nước bỗng thèm vị chua
Yêu sao cây nhót đến mùa
Chín như nỗi nhớ tuổi thơ học trò
Kẽ răng ứa nước bỗng thèm vị chua
Yêu sao cây nhót đến mùa
Chín như nỗi nhớ tuổi thơ học trò
Hoa nhót nhỏ, cánh trắng mịn như giấy. Khi hoa héo rụng hết cánh, từ những đài hoa, những quả nhót xanh non, nhỏ, xinh nhú dậy được cây nuôi dưỡng ngày một to dần. Nhót có hai loại cây cho quả khác nhau: Một loại cho quả tròn, ngọt hơn, một loại cho quả dài, chua hơn. Đến thì quả to, ngả chín, những chùm quả xanh nhạt mầu ngọc bích chuyển sang vàng tươi màu nắng xuân, rồi chín mọng, đỏ thắm mầu hồng tiết. Khắp lùm cây, những chùm năm, bẩy quả chín chi chít, xum xuê khắp cành la, cành bổng, trông tươi, vui đẹp mắt khách nào những chùm bóng đèn điện nhỏ, xinh, nhiều màu treo trên cành khẽ đung đưa, la đà theo gió xuân ghẹo đùa, mơn trớn.
Hàng năm, cây nhót bói quả vào tháng giêng, quả nhiều, to chín rộ vào tháng hai âm lịch, rồi mùa nhót ngắn ngủi. Chóng lụi tàn rụng lá héo vàng. Khi ấy, người trồng dùng dao đốn, chặt bỏ đi những nhánh cỗi đã cho quả và những cành già khô, cạn nhựa sống, để đến mùa nhót sang năm lại đâm chồi, nẩy lộc, mọc ra những cành non mới. Với năm, ba quả nhót xanh tươi hoặc chín vàng cũng như ở thành phố một món ăn đậm đà vị ngọt ngon, chua dịu của những bát canh nấu với thịt nạc hoặc sườn lợn vào những ngày nắng hanh, khô ráo. Nhót còn là thứ quà để ăn vặt, luôn hấp dẫn đối với những thiếu phụ và phụ nữ mang thai thường khát thèm ăn dở của chua, cũng như con gái thường ưu thích.
Nhót chín được bầy bán ở các mẹt, rổ của các bà, các chị bán hàng quà, hàng nước và các hàng quẩy gánh bán rong ở các chợ quê và chợ phố Hà Nội. Những năm xưa, thủa tôi còn nhỏ, sống ở làng quê. Vườn nhà tôi có một cây nhót to lâu năm, do ông nội tôi trồng lúc sinh thời. Cây nhót tươi tốt, lá rườm rà cho rất nhiều quả. Những buổi cắp sách đến trường, tôi không quên mang theo đầy trong túi áo, túi quần những quả nhót chín chia cho các bạn học cùng lớp. Những buổi trưa nắng, đánh trâu ra đồng chăn, thả, tôi mang theo chùm nhót đỏ mọng. Thấy tôi, các bạn trẻ chăn trâu cùng xóm đến ngắt lấy những quả nhót mân mê xát nhẹ vào ngực áo hoặc cánh tay áo cho những mảng vẩy trắng nhỏ li ti, bám ở quanh quả bong ra và cắn ăn chấm với muối tinh và trộn bột ớt khô đựng trong mảnh giấy gói được xé ra từ quyển vở học cũ, bữa ăn nhót vui nhộn ấy, được bọn trẻ chăn trâu chúng tôi coi như một bữa tiệc linh đình của người lớn.
Ôi mùa nhót đến khiến lòng tôi bồi hồi, xốn xang với những hoài niệm tuổi thợ..
ST
Comment