Khuyết tật và đời sống sinh hoạt tình dục trong nghệ thuật ở Anh
Bản thân nó đã vượt ra khỏi mọi biên giới, khiến con người phải suy nghĩ lại về cách mà chúng ta nhìn nhận cuộc sống, bản thân và những người xung quanh mình. Những khao khát dục vọng được cho là rất bình thường ở những người không khuyết tật, vậy thì tại sao lại không thể đối với những người khuyết tật?
Cách đây bốn năm, tôi đã từng có một bản nghiên cứu đầu tiên về vấn đề “khuyết tật và đời sống sinh hoạt tình dục”. Tuy nhiên cho đến nay, tất cả các khái niệm này vẫn còn rất lạ lẫm và thậm chí còn bị coi là điều kiêng kị trong cuộc sống đời thường. Những chuẩn mực về cái đẹp vẫn luôn có quyền quyết định cái gì mới luôn là đối tượng được khao khát trong đời sống tình dục.
Nhưng gần đây đã có rất nhiều sự thay đổi tiến bộ trong xã hội, đáng chú ý là tác phẩm nghệ thuật “tượng đài cẩm thạch tạc Alison Lapper”, một phụ nữ mang thai, được đặt tại quảng trường Trafalgar, London của nghệ nhân Marc Quinn. Lapper đang ngày càng trở nên nổi tiếng khi cô được coi là hình mẫu nghệ thuật và là biểu tượng công khai của những người tàn tật trên toàn quốc.
Nhưng cũng phải nhận định rằng việc Marc Quinn, một nghệ sĩ hoàn toàn không tàn tật, khắc họa chân dung của một phụ nữ tật nguyền đã tạo ra nhiều tranh cãi trong dư luận, tuy nhiên so với những tư tưởng cấm kị liên quan đến tình dục thì còn đối đầu nào thách thức hơn việc làm này?
Tượng đài Alison Lapper không đi sâu vào khắc họa những đặc điểm dị dạng của người khuyết tật, điều đó chỉ càng làm tăng thêm những thành kiến về sự vô tính, kì dị hay thậm chí là những định kiến coi họ là những người lố lăng, luôn quan tâm hay khao khát một cách bệnh hoạn đến tình dục. Thay vào đó, công trình nghệ thuật này đã thay đổi những quy định, chuẩn mực về cái đẹp, đồng thời nhấn mạnh quyền được sinh con của những người khuyết tật.
Từ năm 2002, các tổ chức sáng lập nghệ thuật của chính phủ đã tăng thêm nhiều viện trợ cho các nghệ sĩ khai thác các chủ đề về người khuyết tật, nhưng đến khi có sự xuất hiện của công trình nghệ thuật trên thì có một sự thay đổi đang dần dần được hình thành. Đó là sự thay thế của khái niệm “nghệ thuật tàn tật” thành “tàn tật và nghệ thuật”.
Có lẽ văn hóa đời sống và những đặc điểm của người khuyết tật đang dần được nhiều người quan tâm, và người nghệ sĩ không cần phải khai thác thêm những đặc điểm đặc trưng đó trong các tác phẩm nghệ thuật của họ. Còn xã hội chính thống thì chỉ ngắm nhìn và cảm nhận xem những tác phẩm đó muốn nói tới điều gì để suy nghĩ, đối chất và thay đổi tư tưởng hay cái nhìn về những người tàn tật như việc thừa nhận rằng người khuyết tật hoàn toàn có thể quan hệ tình dục và hoàn toàn có quyền thực hiện việc đó.
Mặc dù những biến đổi trong cách nhìn về những người khuyết tật diễn ra còn chậm chạp nhưng tôi tin rằng những người khuyết tật và nghệ thuật khuyết tật vẫn luôn có cơ hội để được nhìn nhận. Nghệ thuật - bản thân nó đã vượt ra khỏi mọi biên giới, khiến con người phải suy nghĩ lại về cách mà chúng ta nhìn nhận cuộc sống, bản thân và những người xung quanh mình. Những khao khát dục vọng được cho là rất bình thường ở những người không khuyết tật, vậy thì tại sao lại không thể đối với những người khuyết tật?
Tượng đài cẩm thạch tạc Alison Lapper”
Từ những năm 1980, khi các phong trào đấu tranh vì quyền lợi của người khuyết tật bắt đầu nổi lên, nghệ thuật khuyết tật đã cố gắng tác động vào những quan điểm được xem là phổ biến của xã hội về người khuyết tật nhằm thay đổi cách nhìn của mọi người về họ và đề cao hình tượng của họ. Cuộc đấu tranh đã nêu ra quan điểm: “Khuyết tật không phải là một căn bệnh của một cá nhân nào.
Nhưng những gì mà người tàn tật phải chịu đựng là quá lớn, đó là sự kì thị của xã hội, của thế giới xung quanh họ”. Thêm vào đó, nghệ thuật khuyết tật còn nhằm mục đích thay đổi những suy nghĩ, tư tưởng lệch lạc cho rằng người khuyết tật là tượng trưng cho một hình ảnh tiêu cực.
Gần đây, một số nghệ sĩ nghiên cứu về khuyết tật đã tìm cách chống lại những tư tưởng lệch lạc ấy bằng cách chỉ ra những mặt tích cực trong các hình ảnh tiêu cực của người khuyết tật. Họ lập luận rằng, những hình ảnh như vậy chỉ đơn thuần minh họa cho một số mặt tốt và mặt xấu của sự tật nguyền dựa trên những quy tắc chuẩn mực của cái đẹp.
Bằng cách đó, những nghệ sĩ như Ann Whitehurst, Jo Pearson, và Ju Gosling đã đi vào khai thác những hình tượng mang tính đặc trưng nhất trong tác phẩm của họ nhằm chống lại những định kiến xung quanh. Sự khai thác này mang tính chất phản kháng mạnh mẽ và gây nhiều tranh cãi nhất qua hình tượng khắc họa đời sống tình dục trong thế giới của những người khuyết tật.
Bắt đầu từ bài diễn văn về thuyết nam nữ bình quyền tại buổi thảo luận “chống lại những định kiến: Thay đổi cách nhìn, thái độ đối với những người khuyết tật”, Jenny Morris đã phát biểu đầy xúc động: “Trong xã hội, luôn có một xu hướng phổ biến, đó là những người khuyết tật thường chối bỏ những gì vốn thuộc về cơ thể của họ, họ khăng khăng rằng những khác biệt, hạn chế về thể chất đều được hình thành từ những nhân tố xã hội. Họ cảm thấy tự ti về những hạn chế này của mình trước những người khác. Liệu có ai hiểu được những gì mà người khuyết tật đã phải chịu đựng?”
Tác phẩm “Wheelchairbound” của Ann Whitehurst được hoàn thành khi những quan niệm “chính thống” của xã hội về những người khuyết tật đã trở nên phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Tác phẩm đã đem đến những ảnh hưởng nhất định về mặt chính trị, văn hóa, đồng thời cũng gây ảnh hưởng rất lớn cho phong trào “đấu tranh chống lại thái độ kì thị đối với những người tật nguyền” năm 1955.
Tác phẩm đã phản ánh những biểu tượng đặc trưng của người khuyết tật, trong đó có hình ảnh chiếc xe lăn, một hình ảnh làm cho người ta liên tưởng tới tư thế ngồi gò bó, kì dị của những người tật nguyền. Whitehurst đã chỉ ra được những khó khăn, hạn chế trong các vấn đề liên quan đến sức khỏe giới tính mà người khuyết tật gặp phải qua việc tìm hiểu thêm ở các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Whitehurst đã phản ánh một cách chân thực những hạn chế, thiệt thòi của người tàn tật trong giao tiếp và trong những quan hệ gần gũi, thân mật.
Whitehurst nói rằng cô vẫn luôn tìm cách để phá vỡ những quan điểm tiêu cực về người khuyết tật của xã hội. Tuy nhiên, cô cũng đã phải gặp rất nhiều khó khăn, đối đầu với công luận khi tạo nên những hình ảnh và khát vọng diễn tả đời sống tình dục của những người khuyết tật trong cuộc sống đời thường.
Tác phẩm này thú vị ở chỗ, nó không khắc họa hình thể con người, một khía cạnh mà người ta vẫn thường sử dụng để xây dựng các quan điểm xã hội về mặt sinh lý của người khuyết tật như: sự yếu ớt, sự phụ thuộc và sự ngây ngô khó tả; Nó là hình ảnh của một chiếc xe lăn, một công cụ hữu ích đối với người khuyết tật. Mục đích của Whitehurst là muốn mọi người nhìn nhận và trân trọng hơn những người khuyết tật.
Whitehurst muốn rằng thay vì quan tâm đến chiếc xe lăn rất gây chú ý ấy, xã hội cần nhìn nhận những khát vọng thầm kín trong đời sống tình dục của người tàn tật. Có lẽ cũng vì thế mà trong bài trình bày của mình, Stuart Hall đã lưu ý: “Một niềm đam mê hoặc khát vọng mãnh liệt có thể vừa được nuôi dưỡng vừa bị chối bỏ. Nhưng cũng chính từ đó mà những gì bị cấm kỵ đã tự mình tìm cách để được bộc lộ tốt hơn”.
Jo Pearson là nghệ sĩ đã giành giải thưởng của giới truyền thông, đồng thời là nhà chủ một tờ thời báo về khuyết tật của BBC From the Edge và tác giả của một bộ phim nhận được nhiều sự ủng hộ những cũng gây rất nhiều tranh cãi trong dư luận: Thế giới tình dục của người khuyết tật. Đó là một bộ phim tài liệu đề cập đến những kinh nghiệm bản thân về thế giới khuyết tật, đời sống sinh hoạt tình dục và những định kiến xung quanh nó.
Nhân vật chính của bộ phim là Mat Fraser, một nhạc công, một nghệ sĩ khuyết tật có danh tiếng. Đây là một bộ phim đen trắng dài 30 phút đề cập đến những kinh nghiệm cá nhân của Mat trong đời sống sinh hoạt tình dục, kết hợp với một đệm nhạc của nhân vật chính cho một bài hát: “Ca khúc này viết về bạn, về tôi, về tình dục và việc thực hiện nó, về khát vọng mạnh mẽ rất tự nhiên…”. Bài hát giống như một sự đương đầu với hiện thực của thế giới vậy.
“Đương đầu với hiện thực thế giới” thực chất là tiếng nói đòi quyền lợi. Mat cho ta thấy rằng đã và đang tồn tại những thành kiến coi người khuyết tật như một sinh thể lạ, thuộc trong số cộng đồng có đời sống thấp trong xã hội. Tom Shakespeare đã ghi lại trong tác phẩm “Niềm tin vào đời sống tình dục của những người khuyết tật: Những khao khát thầm kín” rằng: “Những người khuyết tật thường nhìn nhận bản thân họ như tâm điểm của mọi sự chú ý. Họ cho rằng tất cả mọi người luôn muốn khám phá những khiếm khuyết của họ”.
Điểm đáng chú ý của bộ phim này là Jo Pearson chỉ đưa ra những diễn giải cá nhân về kinh nghiệm trong đời sống tình dục của những người khuyết tật là đàn ông. Xét về nhiều khía cạnh, điều này có thể gây ra sự bất bình đẳng trong đời sống tình dục. Tuy nhiên, bộ phim đã phản ánh được cả sức mạnh võ thuật của một người đàn ông và còn tô điểm thêm cho những chuẩn mực xã hội về nam tính và những ham muốn chính đáng của họ.
Nghệ sĩ của giới truyền thông Ju Gosling cũng tiếp tục vấn đề này bằng cách tiếp cận tương tự. Cô đã xây dựng hình tượng của chính bản thân mình thành một công trình nghệ thuật ảo tên là “Ju90” trên máy tính, một nhân vật mà Gosling diễn tả là “cuộc sống không hề kì bí của một rôbốt như tôi”. Và cô đã khai thác được những gì mà xã hội quan niệm về cuộc sống của người khuyết tật thông qua các tác phẩm nghệ thuật.
Khi bàn luận những vấn đề xung quanh sự tàn tật và đời sống tình dục, Gosling minh họa bằng rất nhiều bức tự họa. Trong “Borg/Brace”, Ju90 đầy cao ngạo quay lưng về phía người xem, để lộ ra tấm lưng với những sợi dây chằng nhân tạo bằng nhựa (sau này được Gosling mạ bạc). Chạy dọc theo sống lưng của cô là sợi dây chằng nilon. Gosling xây dựng hình ảnh của cô như một đối tượng của sự ham muốn và những dục vọng lạ thường. Gosling tiếp tục nhấn mạnh sự hạn chế, bó hẹp bằng cách quấn quanh mình bằng những sợi dây chằng.
Tên thật của Gosling là Juliet, một cái tên có liên quan nhiều đến những bi kịch, đồng thời cũng rất nữ tính, nhưng cô lại chọn một cái tên ảo Ju90, một cái tên được sáng tạo lại từ tên của một nhân vật hoạt họa nổi tiếng những năm 1960. Chỉ đọc cái tên thôi người ta không thể biết được giới tính, đặc điểm nhận dạng, chính điều này càng làm tăng thêm sự mơ hồ, hấp dẫn cho nhân vật của cô. Cô còn nói thêm: “Nữ tính và những khiếm khuyết của tôi dường như được phóng đại lên khi kết hợp cả hai thứ đó với nhau”. Gosling và Borg/Brace đã trở thành biểu tượng tình dục của người khuyết tật.
Những gì mà các nghệ sĩ đang cố gắng truyền tải là để xóa bỏ những định kiến của xã hội đối với những người khuyết tật. Hãy thử đặt bạn vào vị trí của họ để cảm nhận được những gì mà họ đang phải chịu đựng, bạn sẽ có được những cái nhìn bao dung hơn, đầy cảm thông hơn với những người không may mắn này.
Ronda Gowland sống tại Anh. Cô nghiên cứu Nghệ thuật và lịch sử thiết kế tại học viện Southampton. Cô nhận bằng cao học quản lý nghệ thuật tại đại học Porthsmouth năm 2004. Vấn đề nghiên cứu mà Ronda quan tâm là nghệ thuật về sự khuyết tật và những nghiên cứu về khuyết tật.
Nguồn: Tác giả Ronda Gowland, theo American Sexuality Magazine

Bản thân nó đã vượt ra khỏi mọi biên giới, khiến con người phải suy nghĩ lại về cách mà chúng ta nhìn nhận cuộc sống, bản thân và những người xung quanh mình. Những khao khát dục vọng được cho là rất bình thường ở những người không khuyết tật, vậy thì tại sao lại không thể đối với những người khuyết tật?
Cách đây bốn năm, tôi đã từng có một bản nghiên cứu đầu tiên về vấn đề “khuyết tật và đời sống sinh hoạt tình dục”. Tuy nhiên cho đến nay, tất cả các khái niệm này vẫn còn rất lạ lẫm và thậm chí còn bị coi là điều kiêng kị trong cuộc sống đời thường. Những chuẩn mực về cái đẹp vẫn luôn có quyền quyết định cái gì mới luôn là đối tượng được khao khát trong đời sống tình dục.
Nhưng gần đây đã có rất nhiều sự thay đổi tiến bộ trong xã hội, đáng chú ý là tác phẩm nghệ thuật “tượng đài cẩm thạch tạc Alison Lapper”, một phụ nữ mang thai, được đặt tại quảng trường Trafalgar, London của nghệ nhân Marc Quinn. Lapper đang ngày càng trở nên nổi tiếng khi cô được coi là hình mẫu nghệ thuật và là biểu tượng công khai của những người tàn tật trên toàn quốc.
Nhưng cũng phải nhận định rằng việc Marc Quinn, một nghệ sĩ hoàn toàn không tàn tật, khắc họa chân dung của một phụ nữ tật nguyền đã tạo ra nhiều tranh cãi trong dư luận, tuy nhiên so với những tư tưởng cấm kị liên quan đến tình dục thì còn đối đầu nào thách thức hơn việc làm này?
Tượng đài Alison Lapper không đi sâu vào khắc họa những đặc điểm dị dạng của người khuyết tật, điều đó chỉ càng làm tăng thêm những thành kiến về sự vô tính, kì dị hay thậm chí là những định kiến coi họ là những người lố lăng, luôn quan tâm hay khao khát một cách bệnh hoạn đến tình dục. Thay vào đó, công trình nghệ thuật này đã thay đổi những quy định, chuẩn mực về cái đẹp, đồng thời nhấn mạnh quyền được sinh con của những người khuyết tật.
Từ năm 2002, các tổ chức sáng lập nghệ thuật của chính phủ đã tăng thêm nhiều viện trợ cho các nghệ sĩ khai thác các chủ đề về người khuyết tật, nhưng đến khi có sự xuất hiện của công trình nghệ thuật trên thì có một sự thay đổi đang dần dần được hình thành. Đó là sự thay thế của khái niệm “nghệ thuật tàn tật” thành “tàn tật và nghệ thuật”.
Có lẽ văn hóa đời sống và những đặc điểm của người khuyết tật đang dần được nhiều người quan tâm, và người nghệ sĩ không cần phải khai thác thêm những đặc điểm đặc trưng đó trong các tác phẩm nghệ thuật của họ. Còn xã hội chính thống thì chỉ ngắm nhìn và cảm nhận xem những tác phẩm đó muốn nói tới điều gì để suy nghĩ, đối chất và thay đổi tư tưởng hay cái nhìn về những người tàn tật như việc thừa nhận rằng người khuyết tật hoàn toàn có thể quan hệ tình dục và hoàn toàn có quyền thực hiện việc đó.
Mặc dù những biến đổi trong cách nhìn về những người khuyết tật diễn ra còn chậm chạp nhưng tôi tin rằng những người khuyết tật và nghệ thuật khuyết tật vẫn luôn có cơ hội để được nhìn nhận. Nghệ thuật - bản thân nó đã vượt ra khỏi mọi biên giới, khiến con người phải suy nghĩ lại về cách mà chúng ta nhìn nhận cuộc sống, bản thân và những người xung quanh mình. Những khao khát dục vọng được cho là rất bình thường ở những người không khuyết tật, vậy thì tại sao lại không thể đối với những người khuyết tật?
Tượng đài cẩm thạch tạc Alison Lapper”
Từ những năm 1980, khi các phong trào đấu tranh vì quyền lợi của người khuyết tật bắt đầu nổi lên, nghệ thuật khuyết tật đã cố gắng tác động vào những quan điểm được xem là phổ biến của xã hội về người khuyết tật nhằm thay đổi cách nhìn của mọi người về họ và đề cao hình tượng của họ. Cuộc đấu tranh đã nêu ra quan điểm: “Khuyết tật không phải là một căn bệnh của một cá nhân nào.
Nhưng những gì mà người tàn tật phải chịu đựng là quá lớn, đó là sự kì thị của xã hội, của thế giới xung quanh họ”. Thêm vào đó, nghệ thuật khuyết tật còn nhằm mục đích thay đổi những suy nghĩ, tư tưởng lệch lạc cho rằng người khuyết tật là tượng trưng cho một hình ảnh tiêu cực.
Gần đây, một số nghệ sĩ nghiên cứu về khuyết tật đã tìm cách chống lại những tư tưởng lệch lạc ấy bằng cách chỉ ra những mặt tích cực trong các hình ảnh tiêu cực của người khuyết tật. Họ lập luận rằng, những hình ảnh như vậy chỉ đơn thuần minh họa cho một số mặt tốt và mặt xấu của sự tật nguyền dựa trên những quy tắc chuẩn mực của cái đẹp.
Bằng cách đó, những nghệ sĩ như Ann Whitehurst, Jo Pearson, và Ju Gosling đã đi vào khai thác những hình tượng mang tính đặc trưng nhất trong tác phẩm của họ nhằm chống lại những định kiến xung quanh. Sự khai thác này mang tính chất phản kháng mạnh mẽ và gây nhiều tranh cãi nhất qua hình tượng khắc họa đời sống tình dục trong thế giới của những người khuyết tật.
Bắt đầu từ bài diễn văn về thuyết nam nữ bình quyền tại buổi thảo luận “chống lại những định kiến: Thay đổi cách nhìn, thái độ đối với những người khuyết tật”, Jenny Morris đã phát biểu đầy xúc động: “Trong xã hội, luôn có một xu hướng phổ biến, đó là những người khuyết tật thường chối bỏ những gì vốn thuộc về cơ thể của họ, họ khăng khăng rằng những khác biệt, hạn chế về thể chất đều được hình thành từ những nhân tố xã hội. Họ cảm thấy tự ti về những hạn chế này của mình trước những người khác. Liệu có ai hiểu được những gì mà người khuyết tật đã phải chịu đựng?”
Tác phẩm “Wheelchairbound” của Ann Whitehurst được hoàn thành khi những quan niệm “chính thống” của xã hội về những người khuyết tật đã trở nên phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Tác phẩm đã đem đến những ảnh hưởng nhất định về mặt chính trị, văn hóa, đồng thời cũng gây ảnh hưởng rất lớn cho phong trào “đấu tranh chống lại thái độ kì thị đối với những người tật nguyền” năm 1955.
Tác phẩm đã phản ánh những biểu tượng đặc trưng của người khuyết tật, trong đó có hình ảnh chiếc xe lăn, một hình ảnh làm cho người ta liên tưởng tới tư thế ngồi gò bó, kì dị của những người tật nguyền. Whitehurst đã chỉ ra được những khó khăn, hạn chế trong các vấn đề liên quan đến sức khỏe giới tính mà người khuyết tật gặp phải qua việc tìm hiểu thêm ở các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Whitehurst đã phản ánh một cách chân thực những hạn chế, thiệt thòi của người tàn tật trong giao tiếp và trong những quan hệ gần gũi, thân mật.
Whitehurst nói rằng cô vẫn luôn tìm cách để phá vỡ những quan điểm tiêu cực về người khuyết tật của xã hội. Tuy nhiên, cô cũng đã phải gặp rất nhiều khó khăn, đối đầu với công luận khi tạo nên những hình ảnh và khát vọng diễn tả đời sống tình dục của những người khuyết tật trong cuộc sống đời thường.
Tác phẩm này thú vị ở chỗ, nó không khắc họa hình thể con người, một khía cạnh mà người ta vẫn thường sử dụng để xây dựng các quan điểm xã hội về mặt sinh lý của người khuyết tật như: sự yếu ớt, sự phụ thuộc và sự ngây ngô khó tả; Nó là hình ảnh của một chiếc xe lăn, một công cụ hữu ích đối với người khuyết tật. Mục đích của Whitehurst là muốn mọi người nhìn nhận và trân trọng hơn những người khuyết tật.
Whitehurst muốn rằng thay vì quan tâm đến chiếc xe lăn rất gây chú ý ấy, xã hội cần nhìn nhận những khát vọng thầm kín trong đời sống tình dục của người tàn tật. Có lẽ cũng vì thế mà trong bài trình bày của mình, Stuart Hall đã lưu ý: “Một niềm đam mê hoặc khát vọng mãnh liệt có thể vừa được nuôi dưỡng vừa bị chối bỏ. Nhưng cũng chính từ đó mà những gì bị cấm kỵ đã tự mình tìm cách để được bộc lộ tốt hơn”.
Jo Pearson là nghệ sĩ đã giành giải thưởng của giới truyền thông, đồng thời là nhà chủ một tờ thời báo về khuyết tật của BBC From the Edge và tác giả của một bộ phim nhận được nhiều sự ủng hộ những cũng gây rất nhiều tranh cãi trong dư luận: Thế giới tình dục của người khuyết tật. Đó là một bộ phim tài liệu đề cập đến những kinh nghiệm bản thân về thế giới khuyết tật, đời sống sinh hoạt tình dục và những định kiến xung quanh nó.
Nhân vật chính của bộ phim là Mat Fraser, một nhạc công, một nghệ sĩ khuyết tật có danh tiếng. Đây là một bộ phim đen trắng dài 30 phút đề cập đến những kinh nghiệm cá nhân của Mat trong đời sống sinh hoạt tình dục, kết hợp với một đệm nhạc của nhân vật chính cho một bài hát: “Ca khúc này viết về bạn, về tôi, về tình dục và việc thực hiện nó, về khát vọng mạnh mẽ rất tự nhiên…”. Bài hát giống như một sự đương đầu với hiện thực của thế giới vậy.
“Đương đầu với hiện thực thế giới” thực chất là tiếng nói đòi quyền lợi. Mat cho ta thấy rằng đã và đang tồn tại những thành kiến coi người khuyết tật như một sinh thể lạ, thuộc trong số cộng đồng có đời sống thấp trong xã hội. Tom Shakespeare đã ghi lại trong tác phẩm “Niềm tin vào đời sống tình dục của những người khuyết tật: Những khao khát thầm kín” rằng: “Những người khuyết tật thường nhìn nhận bản thân họ như tâm điểm của mọi sự chú ý. Họ cho rằng tất cả mọi người luôn muốn khám phá những khiếm khuyết của họ”.
Điểm đáng chú ý của bộ phim này là Jo Pearson chỉ đưa ra những diễn giải cá nhân về kinh nghiệm trong đời sống tình dục của những người khuyết tật là đàn ông. Xét về nhiều khía cạnh, điều này có thể gây ra sự bất bình đẳng trong đời sống tình dục. Tuy nhiên, bộ phim đã phản ánh được cả sức mạnh võ thuật của một người đàn ông và còn tô điểm thêm cho những chuẩn mực xã hội về nam tính và những ham muốn chính đáng của họ.
Nghệ sĩ của giới truyền thông Ju Gosling cũng tiếp tục vấn đề này bằng cách tiếp cận tương tự. Cô đã xây dựng hình tượng của chính bản thân mình thành một công trình nghệ thuật ảo tên là “Ju90” trên máy tính, một nhân vật mà Gosling diễn tả là “cuộc sống không hề kì bí của một rôbốt như tôi”. Và cô đã khai thác được những gì mà xã hội quan niệm về cuộc sống của người khuyết tật thông qua các tác phẩm nghệ thuật.
Khi bàn luận những vấn đề xung quanh sự tàn tật và đời sống tình dục, Gosling minh họa bằng rất nhiều bức tự họa. Trong “Borg/Brace”, Ju90 đầy cao ngạo quay lưng về phía người xem, để lộ ra tấm lưng với những sợi dây chằng nhân tạo bằng nhựa (sau này được Gosling mạ bạc). Chạy dọc theo sống lưng của cô là sợi dây chằng nilon. Gosling xây dựng hình ảnh của cô như một đối tượng của sự ham muốn và những dục vọng lạ thường. Gosling tiếp tục nhấn mạnh sự hạn chế, bó hẹp bằng cách quấn quanh mình bằng những sợi dây chằng.
Tên thật của Gosling là Juliet, một cái tên có liên quan nhiều đến những bi kịch, đồng thời cũng rất nữ tính, nhưng cô lại chọn một cái tên ảo Ju90, một cái tên được sáng tạo lại từ tên của một nhân vật hoạt họa nổi tiếng những năm 1960. Chỉ đọc cái tên thôi người ta không thể biết được giới tính, đặc điểm nhận dạng, chính điều này càng làm tăng thêm sự mơ hồ, hấp dẫn cho nhân vật của cô. Cô còn nói thêm: “Nữ tính và những khiếm khuyết của tôi dường như được phóng đại lên khi kết hợp cả hai thứ đó với nhau”. Gosling và Borg/Brace đã trở thành biểu tượng tình dục của người khuyết tật.
Những gì mà các nghệ sĩ đang cố gắng truyền tải là để xóa bỏ những định kiến của xã hội đối với những người khuyết tật. Hãy thử đặt bạn vào vị trí của họ để cảm nhận được những gì mà họ đang phải chịu đựng, bạn sẽ có được những cái nhìn bao dung hơn, đầy cảm thông hơn với những người không may mắn này.
Ronda Gowland sống tại Anh. Cô nghiên cứu Nghệ thuật và lịch sử thiết kế tại học viện Southampton. Cô nhận bằng cao học quản lý nghệ thuật tại đại học Porthsmouth năm 2004. Vấn đề nghiên cứu mà Ronda quan tâm là nghệ thuật về sự khuyết tật và những nghiên cứu về khuyết tật.
Nguồn: Tác giả Ronda Gowland, theo American Sexuality Magazine