Mùa Dế
Thu Phong
Phần chàng,
nằm trên giường lắng nghe tiếng nó,
ngủ lúc nào không biết.
Ban đêm, trong hốc tối, chàng không nhìn rõ, không biết nó màu gì.
Đến sáng, vội đến chỗ của nó tạm trú, nó đã ra đi. Từ lúc nào, như một người khách lỡ đường, trọ một đêm, cám ơn gia chủ bằng cách tấu lên một bản nhạc du dương ru chàng vào giấc ngủ. Chàng thầm mong nó quay lại.
Từ đó, mỗi mùa dế, bao giờ chàng thiếu niên cũng bắt vài con, dế than có, dế lửa có, cả dế dầu nữa, đựng trong những hộp thiếc, nắp có đục lỗ và gắn kính. Chàng cũng làm cho chúng những cái hang bằng đất sét, cho chúng ăn cỏ tươi, có khi giá sống. Để kích thích dế, chàng không ngắt đầu dế mà lấy một cục nhựa đường nhỏ, vo tròn, gắn sợi tóc, cắm vào chân nhang.
Băng qua nghĩa địa đá ong, chàng thiếu niên chú ý đến tiếng gáy của một con dế với âm lực mạnh, vang xa, khác hẳn tiếng những con dế chàng vừa nghe. Đây là một con dế khoẻ, chàng nghĩ.
Chàng thiếu niên đi về hướng ngôi mộ nơi phát ra tiếng dế. Âm thanh mỗi lúc mỗi lớn. Chàng chậm lại, bước rón rén; tuy nhiên, chỉ kịp nhìn thấy vóc dáng to khoẻ, màu cánh vàng ngả nâu, con dế biến mất. Nó sống trong hốc đá, ra ngoài để gáy, phát hiện chàng nên nhanh chân chui trở lại nơi ấy. Kinh nghiệm cho chàng thiếu niên biết những con dế sống trong đá có càng khoẻ, sức lực dẻo dai.
Chàng thiếu niên bỏ ra hàng giờ, với một cái que tre, đuổi nó từ khe này qua khe khác, có lúc nó mất dạng rồi lại hiện ra. Đá ong vốn có rất nhiều lỗ thông nhau. Không bắt được con dế, chàng đành ra về trong tâm trạng tiếc rẻ.
Vài ngày trước ngày khởi hành, nằm trên gường bên cạnh cha, chàng thiếu niên chờ giấc ngủ đến, thầm nghĩ “Mình phải bắt được con dế ấy.” Trong sát na ý tưởng ấy xuất hiện trong tâm trí chàng, trong đêm tối mịt, với bộ đồ ngủ quần đùi áo thun, chàng thiếu niên nhìn thấy con dế ban chiều trong khe đá ong, thọc que vào, con dế chạy ra ngoài, về phía chàng. Chàng thiếu niên xoè bàn tay; nó nhảy vào lòng tay chàng.
Xe khách liên tỉnh 30 chỗ chỉ có 5 hành khách: ông cụ râu tóc dài màu mây trắng, cô gái quê trẻ tóc kẹp, người đàn bà chấc phác vấn khăn, nhà sư trẻ mặc áo nâu, và chàng thiếu niên.
Ông cụ râu tóc dài màu mây trắng thầm nghĩ “Ta chỉ có một ít khô cá sặc. Đến thành phố, ta sẽ mua thêm một thứ gì đấy, để coi mua gì đây…chẳng nhẽ ta lại mua ớt?” Ha…ha…ha…ông cụ bật cười to, rồi nghĩ tiếp “Ngày xưa ông ấy là một bợm nhậu có hạng chuyên uống rượu đế với ớt … Ta không biết uống rượu, nhưng nhất định sẽ cụng với ông ấy vài ly.”
Trong sân trước một ngôi nhà ngói khang trang, ông cụ tóc dài màu mây trắng-chính là ông cụ đang ngồi trên xe, ngồi cùng một ông lão khác tóc hoa râm ở một cái bàn nhỏ dưới giàn hoa giấy; hai người đang cụng ly nhau. Trên bàn có chai rượu trắng, một dĩa khô cá sặc nướng.
Trông thấy những người trên xe nhìn mình với ánh mắt kỳ lạ, ông cụ giở nón, quay sang cô gái quê trẻ tóc kẹp ngồi cạnh, hỏi: “Cháu gái, bác mua ớt tặng bạn, cháu thấy có được không?”
Trong sân trước một ngôi nhà ngói khang trang,ông cụ tóc dài màu mây trắng chính là ông cụ đang ngồi trên xe, ngồi cùng một ông lão khác tóc hoa râm ở một cái bàn nhỏ dưới giàn hoa giấy. Ông cụ tóc dài màu mây trắng nói “Anh biết không,các vị khách trên xe nhìn tôi như nhìn một lão khùng vậy.”
Cô gái quê trẻ tóc kẹp mặc bộ đồ sa- tanh màu hồng lợt, nắm chặt chiếc khăn tay, vuốt lại nếp gấp trên áo, rồi tháo chiếc kẹp , chải lại mái tóc dài ngang lưng, nhỏm lên nhìn ra ngoài, quay vào nói với anh lơ xe: “Anh ơi, nhớ cho tui xuống chỗ cây mít nha!” Anh lơ xe liếc cô gái: “Ừ, tui nhớ rồi mà.” Cô gái ngồi yên, nhìn xa xăm, nghĩ “Mình sẽ nói gì khi gặp anh ấy …”
Dưới gốc một cây mít khá to ven lộ ,cô gái quê trẻ tóc kẹp – cô gái đang ngồi trên xe, e thẹn đứng bên một thanh niên tóc chảy mượt, áo quần bảnh bao. Chàng trai vuốt tóc cười ngượng, trong lúc cô gái hết nhìn lên trời lại nhìn về phía chiếc xe đạp của chàng trai dựng ở gốc cây.
Cũng như ông cụ tóc màu mây trắng và cô gái quê tóc kẹp, người đàn bà chấc phác vấn khăn, nhà sư trẻ mặc áo nâu, anh lơ xe, mỗi người đều có một thế giới riêng của mình: người đàn bà đang mua hàng tạp hoá trong một ngôi chợ bán sỉ lớn, nhà sư trẻ đang ngồi bên giường mẹ trong bệnh viện, anh lơ xe hết nhìn hai bên đường lại nhìn về phía sau, anh thấy những người khách đang đứng vẫy xe dọc đường, anh thấy chiếc xe khách chạy sau đang rút ngắn khoảng cách giữa hai xe.
Ông cụ râu tóc dài màu mây trắng, cô gái quê trẻ tóc kẹp, người đàn bà chấc phác vấn khăn, nhà sư trẻ mặc áo nâu, anh lơ xe, và cả bác tài xế, đều không có trong thế giới của chàng thiếu niên; nhưng con dế dầu thì có. Chàng đang nghĩ đến con dế dầu.
Con dế mèn màu vàng nâu to chừng ngón tay cái, nằm im lìm trong không gian hẹp mờ tối cạnh một cái hang nhỏ dẹp bằng đất sét đã khô, một ít cỏ khô.
Chàng nghĩ đến lần lên tỉnh thăm bà nội, chàng đã mang nó theo để nó tỉ thí với dế người anh bà con.
Con dế dầu nghiến thật mạnh đôi càng và ra sức đẩy. Tiến lên, tiến lên, chàng thiếu niên vung hai nắm tay; con dế than gìm hai chân sau cố giữ thế. Cố lên, cố lên - người anh em bà con bặm môi lo lắng. Con dế than lùi dần, lùi dần vào vách hộp, nhả càng, xoay người tránh sang một bên. Con dế dầu đuổi con dế than chạy một quãng ngắn, dừng lại, giương cánh trổi lên một khúc khải hoàn ca.
Nhưng chuyến đi này, chàng không thể cho nhà vô địch của chàng cùng đi, vì nơi chàng đến tận thành phố, và phải xa nhà thời gian một năm học.
Chàng thiếu niên nghĩ con dế cần được thả; cha chàng không biết nơi chàng cất chiếc hộp. Sát na ấy,chàng thiếu niên mở nắp hộp, thả con dế trên mộ đá ong giữa nghĩa địa.
Ra khỏi bến xe, chàng thiếu niên xách va-li đi dọc một con đường thuộc khu phố bình dân, chợt nghe nhiều tiếng dế gáy vang, đủ âm điệu.
Chàng nhìn quanh, trông thấy một người đàn ông dừng xe trên vỉa hè, vài cậu bé vây quanh một thùng gỗ cột ở ba-ga xe. Chàng đi tới đó.
Mua dế đi cậu, người đàn ông da rám nắng, đội nón nỉ cũ, cất tiếng mời chàng. Chàng nhìn vào thùng gỗ có ba mặt lưới.
Đó là một thế giới khác nữa, thế giới loài dế, một nhà tù nhốt mấy chục con dế than, dế lửa, dế dầu. Nhiều con gáy rét rét, một con phát ra tiếng tắc tắc đều đặn, lùi về phía con dế bên cạnh, chàng biết đó là động tác nhằm quyến rũ con dế mái, tự hỏi chẳng lẽ nó không phân biệt được trống và mái, hai con vô tình chạm râu nhau, một xoè càng, giương cánh gáy vang để doạ nạt đối thủ.
Chàng thiếu niên không có vẻ muốn mua. Người đàn ông nói “Cậu thích dế hộp quẹt phải không?” Không đợi chàng phản ứng, ông ta lấy từ một cái hộp gỗ ra một hộp quẹt diêm, dùng ngón tay đẩy nhẹ thân hộp. Qua khe hở, chàng nhìn thấy một cái đầu dế to, hai râu bung ra khỏi hộp. Chàng ngạc nhiên, con dế không thể di chuyển được trong không gian chật hẹp đó. “Nó làm sao thoải mái được khi phải ở trong đó”, chàng hỏi. “Chỉ là tạm thời thôi, cậu xem đi, nó khoẻ lắm”, người đàn ông nói. “Không, cháu chỉ muốn xem qua thôi, cám ơn chú”, chàng thiếu niên nói rồi bước đi.
Một người lái xe ôm chạy bám theo chàng. “Đi xe không cậu?” Chàng lắc đầu, nói “Cám ơn chú, nhà trọ của cháu gần đây thôi.”
Chàng thiếu niên thực sự kinh ngạc khi đến nhà trọ: Đó là một ngôi nhà ngang 3m dài 7m, chủ nhà ngăn hai, dành cho chàng 1mx7m, dành cho chủ 2mx5m, phần còn lại 2mx2m phía sau dùng làm phòng tắm và toilet. Muốn sử dụng toilet chàng phải kéo cửa lùa ngăn 2 phòng để qua phòng chủ nhà, rồi mở cửa phòng toilet. Chàng có một cái ghế, một giường chính là một miếng ván gắn vào tường bởi bản lề có thề dỡ xuống, xếp lên. Ngay sau đó, chàng biết mọi nhà trong khu phố đều có diện tích như vậy.
Thành phố là một thế giới khác. Ở đấy có quang cảnh khác: những toà nhà cao ngất, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, tiệm thuốc tây, công viên, bồn phun nước, người xe không biết từ đâu tuôn ra đầy lộ…
Ở đấy có âm thanh, màu sắc khác: tiếng nhạc xập xình, tiếng còi xe cứu thương in ỏi, tiếng động cơ xe rền vang… Và đèn nê-ông, những ống đèn tròn có màu xoay tít ở các hiệu uốn tóc, những bảng hiệu sặc sỡ…
Ở thành phố, chàng thiếu niên ngửi thấy mùi vị khác. Chàng ngửi thấy mùi bơ, mùi vải vóc, mùi xăng dầu, và nhiều mùi thơm rất lạ; ban đầu chàng không biết chúng xuất phát từ đâu; sau đó chàng vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện chúng từ những người phụ nữ đi ngang qua. “Lạ thật, các bà các cô ở thành phố đều có mùi thơm; họ đều cao sang, họ giống như các thiên thần.” Ở đồng quê chỉ có mùi rơm rạ, hoa chanh hoa bưởi, mùi đất…
Chàng trai dừng bước, nhìn tấm hình quảng cáo một cuốn phim chụp cảnh một thanh niên đứng trên nóc toà nhà rất cao, dang hai tay sẵn sàng nhảy xuống, ngay dưới hình ảnh đó là dòng chữ: “Cú nhảy vào hư vô”. Chàng trai nhìn đăm đăm vào tấm hình, lẩm bẩm: “Mình cũng đã nhiều lần nằm mơ thấy mình bay.”
Chàng thiếu niên đang ở bên trong một toà nhà rất rộng, một không gian trống không. Toà nhà ấy có mái vòm rất cao cấu tạo bằng thép ống.
Chàng đứng thẳng người, giang thẳng hai cánh tay, từ từ đập nhẹ, nhanh dần.
Chàng bắt đầu chạy lấy đà.
Chàng tăng tốc, hai tay đập rất nhanh.
Đến giữa gian phòng, thân thể chàng rời khỏi mặt đất.
Chàng chỉ bay là đà song song với mặt đất, không cất lên cao được. Có lúc cả người có khuynh hướng lao xuống .
Sợ rơi, chàng cố sức rướn người lên phía trước, hai tay quạt liên tục.Với tất cả sức lực và ý chí, chàng bay lên.
Chàng thiếu niên rời nơi có tấm bảng, tiếp tục bước đi trên vỉa hè lát gạch rộng rãi, nơi nam thanh nữ tú trong các bộ y phục đủ kiểu đủ màu đang dạo bước, nơi nhiều cửa hàng sang trọng bày bán đủ loại hàng, có thứ chàng chưa bao giờ nhìn thấy. Màu đỏ làm chàng nhớ cảnh hoàng hôn, màu vàng nhắc chàng lá vào thu, màu xanh khiến chàng nhớ nước biển.
Chàng thiếu niên lúc nào cũng sẵn sàng ra khỏi nhà.
Và chàng thường xuyên làm như vậy, vì không gian chật chội, thiếu không khí nơi chàng ở, có cảm giác mình là một con dế hộp quẹt. Phải, hầu hết nhà ở thành phố giống như hộp quẹt! Hàng ngày chàng phải đi học bằng xe buýt, và hầu như lúc nào cũng phải đứng, chen chúc với những hành khách khác. Chàng ít nhìn thấy mặt trời, ít dầm mình trong nắng, trong mưa. Chàng mong mau đến kỳ nghỉ hè, để được trở về quê.
Chàng thiếu niên lại ra khỏi nhà. Đi một lúc, tình cờ chàng đến chỗ một toà nhà cao ngất, giống hệt toà nhà trong bức hình người thanh niên đứng dang tay mà chàng đã nhìn thấy ngày mới đến thành phố.
Đứng trước toà nhà ,chàng thiếu niên ngước nhìn, thầm đếm số tầng của nó. Nó cao đến 15 tầng, hơn gấp đôi ngôi chùa cao nhất làng quê chàng. Chàng ngập ngừng giây lát, rồi bước theo nhiều người đi vào trong toà nhà.
Tòa nhà là một siêu thị, mỗi tầng bán một loại hàng hoá.
Chàng đi từ gian hàng này đến gian hàng khác, tầng này đến tầng khác.
Có lẽ không có thứ gì trên đời mà không có ở đây, chàng nghĩ .
Để lên các tầng cao, chàng quyết định đi thang máy; tuy nhiên, khi lên đến tầng thứ 12, chàng không sử dụng thang máy nữa. Chàng thấy nó giống chiếc quan tài chôn đứng, ngột ngạt, thiếu không khí. Chàng leo lên 3 tầng trên cùng bằng thang chân. Tầng thứ 13 là phòng tập thể thao, tầng 14 là nhà hàng.
Ở cầu thang dẫn lên tầng 15, người ta dựng một bảng cấm hình tròn màu đỏ có vạch trắng giống như bảng cấm xe lưu thông. Cẩn thận hơn, phía dưới người ta vẽ dòng chữ “cấm lên sân thượng”.
Nhìn quanh thấy không ai để ý, chàng thiếu niên nép mình tránh tấm bảng, bước nhanh lên những bậc tam cấp.
Sân thượng lát gạch tàu, chung quanh có rào chắn thấp. Chàng thiếu niên bước về phía rào chắn, nhìn thấy bên ngoài là các rãnh nước.
Đứng tỳ tay vào thanh sắt tròn của rào chắn, chàng trai nhìn xuống đường phố phía dưới.
Phía dưới, người, xe nhỏ xíu di chuyển tới lui chậm chạp trong im lặng, như hình ảnh trong một cuốn phim câm. Ở đây không có tiếng động, ngoài tiếng gió.
Gió thổi lồng lộng phát ra tiếng vu vu khiến chàng thiếu niên nghĩ đến con diều giấy.
Chàng thiếu niên, tay cầm chiếc lon sữa bò quấn dầy dây nhợ. Đầu kia của sợi dây là con diều do chính tay chàng làm bằng giấy tập cũ. Chàng chạy băng lên đồi, mặt quay nhìn về phía con diều đang bộc gió cất lên cao.
Rồi chàng lại nghĩ đến đã có lần nằm mơ thấy mình đang bay.
Thân thể chàng thiếu niên cất lên, rời khỏi mặt đất. Chàng bay là đà song song với mặt đất. Sợ rơi, chàng cố sức rướn người lên phía trước, hai tay quạt liên tục, có lúc tưởng mình rơi xuống; tuy nhiên, với tất cả sức lực và ý chí, chàng lại bay lên.
Ta sẽ thoát khỏi không gian chật hẹp chung quanh, khỏi các bức tường, mắt ta có thể phóng tầm nhìn tận chân trời, gió mát rượi, da thịt ta được gió mơn trớn vuốt ve, ta hít thở bầu không khí thanh sạch trong lành…
Chàng thiếu niên leo qua rào chắn,
bước về phía trước một bước.
Chân chàng đang đứng ở mép rãnh thoát nước, ranh giới cheo leo giữa sàn sân thượng và khoảng không.
Chàng trai khẽ nhắm mắt lại, nghe tiếng gió mơn man da mặt, trong thoáng chốc chàng nhìn thấy những cụm mây trắng nõn bồng bềnh, nhẹ như bông trôi quanh mình.
Đúng lúc ấy, chàng thiếu niên nghe tiếng dế gáy cất lên.
Tất cả đều có
(Sarvastivada)
Thu Phong
Chàng thiếu niên thả nó vào ụ đất dưới chân bụi Mua, nơi chàng đã bắt nó. Là con dế cuối cùng, chàng vẫn thả, theo thông lệ của chàng. Nó đã thua trận lần thứ ba. Có phải trớ trêu lắm không, chàng thiếu niên tự hỏi, chiến bại được tưởng thưởng, với phần thưởng quý nhất; chiến thắng lại 
404 Not Found" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />tiếp tục bị giam giữ? Loài dế có biết giả vờ không, chàng tự hỏi. Nếu biết, nó có biết thêm cái thông lệ ấy của chàng? Nhưng nếu thả một nhà vô địch thì thật là tiếc, chàng thiếu niên nghĩ. Khi cất bước, chàng tự nhủ sẽ nghĩ về điều ấy, về việc có cần thay đổi cách đối xử với lũ dế.
Không có ý định tìm kiếm một con dế nào ngay lúc này, chàng thiếu niên quay về nhà, luôn dừng bước lắng nghe mỗi khi có tiếng dế đâu đó vang lên.
Sống ở nông thôn, chàng có dịp nghe thiên nhiên lên tiếng quanh mình với nhiều cung bậc: mưa rơi, gió thổi, nước chảy, chim hót, côn trùng nỉ non… Chàng thích các âm thanh ấy, tất cả, cả tiếng ếch, nhái, cho dù nó luôn tạo cảm giác hiu quạnh, đôi lúc buồn tái tê.
Với tiếng dế, đêm thường dài hơn, nhưng cũng êm đềm hơn. Chàng thiếu niên nhớ lần đầu nhìn thấy một con dế mèn, cũng là lần đầu nghe tiếng gáy của nó. Khi ấy, chàng đã thản nhiên bước về phía phát ra âm thanh thi vị ấy, nhưng nó ngưng bặt.
Chàng đứng bất động, rất lâu, mãi đến khi không thể chờ được nữa, dợm bước đi, nó lại cất giọng, những tiếng hát ban đầu nghe chừng dè dặt, sau đó mạnh dạn, vang lừng. Vì vậy, cuối cùng chàng cũng nhìn thấy nó, nó nép vào chân tủ góc phòng. Nó không biết hoặc không màng tới sự hiện diện của chàng (vì biết chàng sẽ để nó yên chăng?), cứ phồng đôi cánh lên, cọ vào nhau liên tục cho đến khi chàng buộc phải cử động vì mỏi, nó ngưng bặt; để rồi lát sau lại tiếp tục bản dạ khúc muôn thuở của mình. Nó gáy mải miết, tiếng của nó quả quyết, kiêu hãnh, sảng khoái,vang lừng cả nhà, thỉnh thoảng ngưng nghỉ một quãng ngắn như để lấy hơi rồi lại tiếp tục.
Không có ý định tìm kiếm một con dế nào ngay lúc này, chàng thiếu niên quay về nhà, luôn dừng bước lắng nghe mỗi khi có tiếng dế đâu đó vang lên.
Sống ở nông thôn, chàng có dịp nghe thiên nhiên lên tiếng quanh mình với nhiều cung bậc: mưa rơi, gió thổi, nước chảy, chim hót, côn trùng nỉ non… Chàng thích các âm thanh ấy, tất cả, cả tiếng ếch, nhái, cho dù nó luôn tạo cảm giác hiu quạnh, đôi lúc buồn tái tê.
Với tiếng dế, đêm thường dài hơn, nhưng cũng êm đềm hơn. Chàng thiếu niên nhớ lần đầu nhìn thấy một con dế mèn, cũng là lần đầu nghe tiếng gáy của nó. Khi ấy, chàng đã thản nhiên bước về phía phát ra âm thanh thi vị ấy, nhưng nó ngưng bặt.
Chàng đứng bất động, rất lâu, mãi đến khi không thể chờ được nữa, dợm bước đi, nó lại cất giọng, những tiếng hát ban đầu nghe chừng dè dặt, sau đó mạnh dạn, vang lừng. Vì vậy, cuối cùng chàng cũng nhìn thấy nó, nó nép vào chân tủ góc phòng. Nó không biết hoặc không màng tới sự hiện diện của chàng (vì biết chàng sẽ để nó yên chăng?), cứ phồng đôi cánh lên, cọ vào nhau liên tục cho đến khi chàng buộc phải cử động vì mỏi, nó ngưng bặt; để rồi lát sau lại tiếp tục bản dạ khúc muôn thuở của mình. Nó gáy mải miết, tiếng của nó quả quyết, kiêu hãnh, sảng khoái,vang lừng cả nhà, thỉnh thoảng ngưng nghỉ một quãng ngắn như để lấy hơi rồi lại tiếp tục.
Phần chàng,
nằm trên giường lắng nghe tiếng nó,
ngủ lúc nào không biết.
Ban đêm, trong hốc tối, chàng không nhìn rõ, không biết nó màu gì.
Đến sáng, vội đến chỗ của nó tạm trú, nó đã ra đi. Từ lúc nào, như một người khách lỡ đường, trọ một đêm, cám ơn gia chủ bằng cách tấu lên một bản nhạc du dương ru chàng vào giấc ngủ. Chàng thầm mong nó quay lại.
Từ đó, mỗi mùa dế, bao giờ chàng thiếu niên cũng bắt vài con, dế than có, dế lửa có, cả dế dầu nữa, đựng trong những hộp thiếc, nắp có đục lỗ và gắn kính. Chàng cũng làm cho chúng những cái hang bằng đất sét, cho chúng ăn cỏ tươi, có khi giá sống. Để kích thích dế, chàng không ngắt đầu dế mà lấy một cục nhựa đường nhỏ, vo tròn, gắn sợi tóc, cắm vào chân nhang.
Băng qua nghĩa địa đá ong, chàng thiếu niên chú ý đến tiếng gáy của một con dế với âm lực mạnh, vang xa, khác hẳn tiếng những con dế chàng vừa nghe. Đây là một con dế khoẻ, chàng nghĩ.
Chàng thiếu niên đi về hướng ngôi mộ nơi phát ra tiếng dế. Âm thanh mỗi lúc mỗi lớn. Chàng chậm lại, bước rón rén; tuy nhiên, chỉ kịp nhìn thấy vóc dáng to khoẻ, màu cánh vàng ngả nâu, con dế biến mất. Nó sống trong hốc đá, ra ngoài để gáy, phát hiện chàng nên nhanh chân chui trở lại nơi ấy. Kinh nghiệm cho chàng thiếu niên biết những con dế sống trong đá có càng khoẻ, sức lực dẻo dai.
Chàng thiếu niên bỏ ra hàng giờ, với một cái que tre, đuổi nó từ khe này qua khe khác, có lúc nó mất dạng rồi lại hiện ra. Đá ong vốn có rất nhiều lỗ thông nhau. Không bắt được con dế, chàng đành ra về trong tâm trạng tiếc rẻ.
Vài ngày trước ngày khởi hành, nằm trên gường bên cạnh cha, chàng thiếu niên chờ giấc ngủ đến, thầm nghĩ “Mình phải bắt được con dế ấy.” Trong sát na ý tưởng ấy xuất hiện trong tâm trí chàng, trong đêm tối mịt, với bộ đồ ngủ quần đùi áo thun, chàng thiếu niên nhìn thấy con dế ban chiều trong khe đá ong, thọc que vào, con dế chạy ra ngoài, về phía chàng. Chàng thiếu niên xoè bàn tay; nó nhảy vào lòng tay chàng.
Xe khách liên tỉnh 30 chỗ chỉ có 5 hành khách: ông cụ râu tóc dài màu mây trắng, cô gái quê trẻ tóc kẹp, người đàn bà chấc phác vấn khăn, nhà sư trẻ mặc áo nâu, và chàng thiếu niên.
Ông cụ râu tóc dài màu mây trắng thầm nghĩ “Ta chỉ có một ít khô cá sặc. Đến thành phố, ta sẽ mua thêm một thứ gì đấy, để coi mua gì đây…chẳng nhẽ ta lại mua ớt?” Ha…ha…ha…ông cụ bật cười to, rồi nghĩ tiếp “Ngày xưa ông ấy là một bợm nhậu có hạng chuyên uống rượu đế với ớt … Ta không biết uống rượu, nhưng nhất định sẽ cụng với ông ấy vài ly.”
Trong sân trước một ngôi nhà ngói khang trang, ông cụ tóc dài màu mây trắng-chính là ông cụ đang ngồi trên xe, ngồi cùng một ông lão khác tóc hoa râm ở một cái bàn nhỏ dưới giàn hoa giấy; hai người đang cụng ly nhau. Trên bàn có chai rượu trắng, một dĩa khô cá sặc nướng.
Trông thấy những người trên xe nhìn mình với ánh mắt kỳ lạ, ông cụ giở nón, quay sang cô gái quê trẻ tóc kẹp ngồi cạnh, hỏi: “Cháu gái, bác mua ớt tặng bạn, cháu thấy có được không?”
Trong sân trước một ngôi nhà ngói khang trang,ông cụ tóc dài màu mây trắng chính là ông cụ đang ngồi trên xe, ngồi cùng một ông lão khác tóc hoa râm ở một cái bàn nhỏ dưới giàn hoa giấy. Ông cụ tóc dài màu mây trắng nói “Anh biết không,các vị khách trên xe nhìn tôi như nhìn một lão khùng vậy.”
Cô gái quê trẻ tóc kẹp mặc bộ đồ sa- tanh màu hồng lợt, nắm chặt chiếc khăn tay, vuốt lại nếp gấp trên áo, rồi tháo chiếc kẹp , chải lại mái tóc dài ngang lưng, nhỏm lên nhìn ra ngoài, quay vào nói với anh lơ xe: “Anh ơi, nhớ cho tui xuống chỗ cây mít nha!” Anh lơ xe liếc cô gái: “Ừ, tui nhớ rồi mà.” Cô gái ngồi yên, nhìn xa xăm, nghĩ “Mình sẽ nói gì khi gặp anh ấy …”
Dưới gốc một cây mít khá to ven lộ ,cô gái quê trẻ tóc kẹp – cô gái đang ngồi trên xe, e thẹn đứng bên một thanh niên tóc chảy mượt, áo quần bảnh bao. Chàng trai vuốt tóc cười ngượng, trong lúc cô gái hết nhìn lên trời lại nhìn về phía chiếc xe đạp của chàng trai dựng ở gốc cây.
Cũng như ông cụ tóc màu mây trắng và cô gái quê tóc kẹp, người đàn bà chấc phác vấn khăn, nhà sư trẻ mặc áo nâu, anh lơ xe, mỗi người đều có một thế giới riêng của mình: người đàn bà đang mua hàng tạp hoá trong một ngôi chợ bán sỉ lớn, nhà sư trẻ đang ngồi bên giường mẹ trong bệnh viện, anh lơ xe hết nhìn hai bên đường lại nhìn về phía sau, anh thấy những người khách đang đứng vẫy xe dọc đường, anh thấy chiếc xe khách chạy sau đang rút ngắn khoảng cách giữa hai xe.
Ông cụ râu tóc dài màu mây trắng, cô gái quê trẻ tóc kẹp, người đàn bà chấc phác vấn khăn, nhà sư trẻ mặc áo nâu, anh lơ xe, và cả bác tài xế, đều không có trong thế giới của chàng thiếu niên; nhưng con dế dầu thì có. Chàng đang nghĩ đến con dế dầu.
Con dế mèn màu vàng nâu to chừng ngón tay cái, nằm im lìm trong không gian hẹp mờ tối cạnh một cái hang nhỏ dẹp bằng đất sét đã khô, một ít cỏ khô.
Chàng nghĩ đến lần lên tỉnh thăm bà nội, chàng đã mang nó theo để nó tỉ thí với dế người anh bà con.
Con dế dầu nghiến thật mạnh đôi càng và ra sức đẩy. Tiến lên, tiến lên, chàng thiếu niên vung hai nắm tay; con dế than gìm hai chân sau cố giữ thế. Cố lên, cố lên - người anh em bà con bặm môi lo lắng. Con dế than lùi dần, lùi dần vào vách hộp, nhả càng, xoay người tránh sang một bên. Con dế dầu đuổi con dế than chạy một quãng ngắn, dừng lại, giương cánh trổi lên một khúc khải hoàn ca.
Nhưng chuyến đi này, chàng không thể cho nhà vô địch của chàng cùng đi, vì nơi chàng đến tận thành phố, và phải xa nhà thời gian một năm học.
Chàng thiếu niên nghĩ con dế cần được thả; cha chàng không biết nơi chàng cất chiếc hộp. Sát na ấy,chàng thiếu niên mở nắp hộp, thả con dế trên mộ đá ong giữa nghĩa địa.
Ra khỏi bến xe, chàng thiếu niên xách va-li đi dọc một con đường thuộc khu phố bình dân, chợt nghe nhiều tiếng dế gáy vang, đủ âm điệu.
Chàng nhìn quanh, trông thấy một người đàn ông dừng xe trên vỉa hè, vài cậu bé vây quanh một thùng gỗ cột ở ba-ga xe. Chàng đi tới đó.
Mua dế đi cậu, người đàn ông da rám nắng, đội nón nỉ cũ, cất tiếng mời chàng. Chàng nhìn vào thùng gỗ có ba mặt lưới.
Đó là một thế giới khác nữa, thế giới loài dế, một nhà tù nhốt mấy chục con dế than, dế lửa, dế dầu. Nhiều con gáy rét rét, một con phát ra tiếng tắc tắc đều đặn, lùi về phía con dế bên cạnh, chàng biết đó là động tác nhằm quyến rũ con dế mái, tự hỏi chẳng lẽ nó không phân biệt được trống và mái, hai con vô tình chạm râu nhau, một xoè càng, giương cánh gáy vang để doạ nạt đối thủ.
Chàng thiếu niên không có vẻ muốn mua. Người đàn ông nói “Cậu thích dế hộp quẹt phải không?” Không đợi chàng phản ứng, ông ta lấy từ một cái hộp gỗ ra một hộp quẹt diêm, dùng ngón tay đẩy nhẹ thân hộp. Qua khe hở, chàng nhìn thấy một cái đầu dế to, hai râu bung ra khỏi hộp. Chàng ngạc nhiên, con dế không thể di chuyển được trong không gian chật hẹp đó. “Nó làm sao thoải mái được khi phải ở trong đó”, chàng hỏi. “Chỉ là tạm thời thôi, cậu xem đi, nó khoẻ lắm”, người đàn ông nói. “Không, cháu chỉ muốn xem qua thôi, cám ơn chú”, chàng thiếu niên nói rồi bước đi.
Một người lái xe ôm chạy bám theo chàng. “Đi xe không cậu?” Chàng lắc đầu, nói “Cám ơn chú, nhà trọ của cháu gần đây thôi.”
Chàng thiếu niên thực sự kinh ngạc khi đến nhà trọ: Đó là một ngôi nhà ngang 3m dài 7m, chủ nhà ngăn hai, dành cho chàng 1mx7m, dành cho chủ 2mx5m, phần còn lại 2mx2m phía sau dùng làm phòng tắm và toilet. Muốn sử dụng toilet chàng phải kéo cửa lùa ngăn 2 phòng để qua phòng chủ nhà, rồi mở cửa phòng toilet. Chàng có một cái ghế, một giường chính là một miếng ván gắn vào tường bởi bản lề có thề dỡ xuống, xếp lên. Ngay sau đó, chàng biết mọi nhà trong khu phố đều có diện tích như vậy.
Thành phố là một thế giới khác. Ở đấy có quang cảnh khác: những toà nhà cao ngất, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, tiệm thuốc tây, công viên, bồn phun nước, người xe không biết từ đâu tuôn ra đầy lộ…
Ở đấy có âm thanh, màu sắc khác: tiếng nhạc xập xình, tiếng còi xe cứu thương in ỏi, tiếng động cơ xe rền vang… Và đèn nê-ông, những ống đèn tròn có màu xoay tít ở các hiệu uốn tóc, những bảng hiệu sặc sỡ…
Ở thành phố, chàng thiếu niên ngửi thấy mùi vị khác. Chàng ngửi thấy mùi bơ, mùi vải vóc, mùi xăng dầu, và nhiều mùi thơm rất lạ; ban đầu chàng không biết chúng xuất phát từ đâu; sau đó chàng vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện chúng từ những người phụ nữ đi ngang qua. “Lạ thật, các bà các cô ở thành phố đều có mùi thơm; họ đều cao sang, họ giống như các thiên thần.” Ở đồng quê chỉ có mùi rơm rạ, hoa chanh hoa bưởi, mùi đất…
Chàng trai dừng bước, nhìn tấm hình quảng cáo một cuốn phim chụp cảnh một thanh niên đứng trên nóc toà nhà rất cao, dang hai tay sẵn sàng nhảy xuống, ngay dưới hình ảnh đó là dòng chữ: “Cú nhảy vào hư vô”. Chàng trai nhìn đăm đăm vào tấm hình, lẩm bẩm: “Mình cũng đã nhiều lần nằm mơ thấy mình bay.”
Chàng thiếu niên đang ở bên trong một toà nhà rất rộng, một không gian trống không. Toà nhà ấy có mái vòm rất cao cấu tạo bằng thép ống.
Chàng đứng thẳng người, giang thẳng hai cánh tay, từ từ đập nhẹ, nhanh dần.
Chàng bắt đầu chạy lấy đà.
Chàng tăng tốc, hai tay đập rất nhanh.
Đến giữa gian phòng, thân thể chàng rời khỏi mặt đất.
Chàng chỉ bay là đà song song với mặt đất, không cất lên cao được. Có lúc cả người có khuynh hướng lao xuống .
Sợ rơi, chàng cố sức rướn người lên phía trước, hai tay quạt liên tục.Với tất cả sức lực và ý chí, chàng bay lên.
Chàng thiếu niên rời nơi có tấm bảng, tiếp tục bước đi trên vỉa hè lát gạch rộng rãi, nơi nam thanh nữ tú trong các bộ y phục đủ kiểu đủ màu đang dạo bước, nơi nhiều cửa hàng sang trọng bày bán đủ loại hàng, có thứ chàng chưa bao giờ nhìn thấy. Màu đỏ làm chàng nhớ cảnh hoàng hôn, màu vàng nhắc chàng lá vào thu, màu xanh khiến chàng nhớ nước biển.
Chàng thiếu niên lúc nào cũng sẵn sàng ra khỏi nhà.
Và chàng thường xuyên làm như vậy, vì không gian chật chội, thiếu không khí nơi chàng ở, có cảm giác mình là một con dế hộp quẹt. Phải, hầu hết nhà ở thành phố giống như hộp quẹt! Hàng ngày chàng phải đi học bằng xe buýt, và hầu như lúc nào cũng phải đứng, chen chúc với những hành khách khác. Chàng ít nhìn thấy mặt trời, ít dầm mình trong nắng, trong mưa. Chàng mong mau đến kỳ nghỉ hè, để được trở về quê.
Chàng thiếu niên lại ra khỏi nhà. Đi một lúc, tình cờ chàng đến chỗ một toà nhà cao ngất, giống hệt toà nhà trong bức hình người thanh niên đứng dang tay mà chàng đã nhìn thấy ngày mới đến thành phố.
Đứng trước toà nhà ,chàng thiếu niên ngước nhìn, thầm đếm số tầng của nó. Nó cao đến 15 tầng, hơn gấp đôi ngôi chùa cao nhất làng quê chàng. Chàng ngập ngừng giây lát, rồi bước theo nhiều người đi vào trong toà nhà.
Tòa nhà là một siêu thị, mỗi tầng bán một loại hàng hoá.
Chàng đi từ gian hàng này đến gian hàng khác, tầng này đến tầng khác.
Có lẽ không có thứ gì trên đời mà không có ở đây, chàng nghĩ .
Để lên các tầng cao, chàng quyết định đi thang máy; tuy nhiên, khi lên đến tầng thứ 12, chàng không sử dụng thang máy nữa. Chàng thấy nó giống chiếc quan tài chôn đứng, ngột ngạt, thiếu không khí. Chàng leo lên 3 tầng trên cùng bằng thang chân. Tầng thứ 13 là phòng tập thể thao, tầng 14 là nhà hàng.
Ở cầu thang dẫn lên tầng 15, người ta dựng một bảng cấm hình tròn màu đỏ có vạch trắng giống như bảng cấm xe lưu thông. Cẩn thận hơn, phía dưới người ta vẽ dòng chữ “cấm lên sân thượng”.
Nhìn quanh thấy không ai để ý, chàng thiếu niên nép mình tránh tấm bảng, bước nhanh lên những bậc tam cấp.
Sân thượng lát gạch tàu, chung quanh có rào chắn thấp. Chàng thiếu niên bước về phía rào chắn, nhìn thấy bên ngoài là các rãnh nước.
Đứng tỳ tay vào thanh sắt tròn của rào chắn, chàng trai nhìn xuống đường phố phía dưới.
Phía dưới, người, xe nhỏ xíu di chuyển tới lui chậm chạp trong im lặng, như hình ảnh trong một cuốn phim câm. Ở đây không có tiếng động, ngoài tiếng gió.
Gió thổi lồng lộng phát ra tiếng vu vu khiến chàng thiếu niên nghĩ đến con diều giấy.
Chàng thiếu niên, tay cầm chiếc lon sữa bò quấn dầy dây nhợ. Đầu kia của sợi dây là con diều do chính tay chàng làm bằng giấy tập cũ. Chàng chạy băng lên đồi, mặt quay nhìn về phía con diều đang bộc gió cất lên cao.
Rồi chàng lại nghĩ đến đã có lần nằm mơ thấy mình đang bay.
Thân thể chàng thiếu niên cất lên, rời khỏi mặt đất. Chàng bay là đà song song với mặt đất. Sợ rơi, chàng cố sức rướn người lên phía trước, hai tay quạt liên tục, có lúc tưởng mình rơi xuống; tuy nhiên, với tất cả sức lực và ý chí, chàng lại bay lên.
Ta sẽ thoát khỏi không gian chật hẹp chung quanh, khỏi các bức tường, mắt ta có thể phóng tầm nhìn tận chân trời, gió mát rượi, da thịt ta được gió mơn trớn vuốt ve, ta hít thở bầu không khí thanh sạch trong lành…
Chàng thiếu niên leo qua rào chắn,
bước về phía trước một bước.
Chân chàng đang đứng ở mép rãnh thoát nước, ranh giới cheo leo giữa sàn sân thượng và khoảng không.
Chàng trai khẽ nhắm mắt lại, nghe tiếng gió mơn man da mặt, trong thoáng chốc chàng nhìn thấy những cụm mây trắng nõn bồng bềnh, nhẹ như bông trôi quanh mình.
Đúng lúc ấy, chàng thiếu niên nghe tiếng dế gáy cất lên.
Tất cả đều có
(Sarvastivada)