BÙI GIÁNG GIANG SAN MỘT GÁNH DỊ THƯỜNG...
Thái Tú Hạp
... Rêu trời phủ xuống hiên xanh
Một bờ chim én vây thành sang thu
Sương Hy lạp phương lên mù
Ba mươi thế kỷ cầm dù dưới mưa
Đầu sông nước gọi cây mùa
Gốc du sung đẩy sông đùa phăng trôi
Cành nguyên thủy mọc xa trời
Chùm xuân xanh thổi lại đời lang thang...
... Chín phương trời tuyết ra bông
Trong nguồn thủy thảo đất đồng khai nguyên
Đầu sơ mộng cuối phi thuyền
Ngàn năm mai trúc chim chuyền bữa nay...
(Lá Hoa Cồn)
Ở những bài thơ khác, Bùi Giáng biểu lộ toàn bộ hình ảnh cất dấu từ trong tiềm thức thuở ấu thơ, chăn dê trên những cánh đồng hoa bát ngát:
...Bữa nay ruộng nhớ lưng trời
Thông ngàn lũng hạ núi ngồi chiêm bao
Ra đi mang hận hội nào
Cổng xô còn vọng điệu chào bay ngang...
Mười lăm năm ngó triều dâng
Bóng trăng thánh thót ngọn gần ngọn xa
Ngọn cây người ở bên ta
Ngọn cây đón bóng trăng tà tà nghiêng
Mười lăm năm mộng kim tuyền
Tính vân như mãi uy quyền đầy vơi
Chim bay cất cánh từng hồi
Chim về ở lại bên đời đời dâng
Mười lăm năm ngọn tử phần
Mù sương cố quận chín tầng tầng rơi.
(Mười Lăm Năm)
Nguồn thi hứng của Bùi Giáng, phát sinh từ những giòng suối róc rách ven ngọn đồi Trung Phước, từ những giọt sương mai lấp lánh trên cành lá biếc, từ những sợi khói lam tương tư chiều trong thôn xóm Vĩnh Trinh, thuở ấu thơ đầy hoa mộng... Thơ Bùi Giáng đã chứa chan tình cảm đôn hậu của hương đồng phấn nội, của đêm trăng tỏa sáng trong vườn cam Đại Bình:
...Ruộng đồng mọc lúa quanh năm
Em về Đại Lộc tôi nằm Bình Dương
Kể ra hai nẻo lộn đường
Sầu riêng châu chấu một nường năm xưa...
Những hình ảnh thân thương lấp lánh trên đôi cánh chuồn chuồn, châu chấu, những giọt sương như đính ngọc trên lối cỏ sớm mai làm sao nguôi ngoai trong tâm hồn thi sĩ, cho dù cuộc đời đã chia cách đôi nơi:
...Bữa nay ruộng nhớ lưng trời
Thông ngàn lũng hạ núi ngồi chiêm bao
Ra đi mang hận hội nào
Cổng xô còn vọng điệu chào bay ngang...
Thái Tú Hạp
Lời Giáo Đầu: Những câu chuyện trở thành những giai thoại thích thú trong giới văn học nghệ thuật cho dù đông hay tây vẫn là những câu chuyện đời sống thật bên kia thế giới văn chương. Cho đến bây giờ, mỗi lần nhắc đến những giai thoại đầy chất người của Cụ Tiên Điền Link" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Nhược Pháp... mới hiểu sự thật rất bình thường của thiên tài lỗi lạc, lừng lẫy tiếng tăm mà tác phẩm để lại vượt qua hàng mấy trăm năm vẫn không giảm đi giá trị sâu xa về văn chương. Có rất nhiều những nhà trí thức triết gia, giáo sư và những nhà thơ, văn Việt Nam viết rất nhiều cõi văn chương tuyệt tác của thi sĩ Bùi Giáng, đều những khám phá, tán dương, ca ngợi một cách chân tình, trung thực. Trong thời gian gần đây có nhiều bằng hữu, đa số họ không ở trong giới sinh hoạt văn học nghệ thuật, vì yêu mến con người siêu lãng tử Bùi Giáng, lẫn thiên tài độc đáo của thi sĩ Bùi Giáng nên đã kể lại những giai thoại buồn vui đầy châm biếm, khí khái, rất tỉnh táo... của nhà thơ mà đa số quần chúng miền Nam một thời yêu mến.
Trước thời điểm lịch sử đầy nghiệt ngã, đau thương 75, trong những sinh hoạt văn nghệ gây nhiều chấn động bất thường nhất ở miền Nam, là hiện tượng Nguyễn Ngu Í, Nguyễn Đức Sơn Sao Trên Rừng, Thế Phong, Phạm Công Thiện và Bùi Giáng... Riêng biệt ở thế giới nửa vời hiện thực và hư vô có Phạm Công Thiện và Bùi Giáng. Phạm Công Thiện xuất hiện như một thiên tài của tuổi trẻ, anh đã đề cập đến trí tuệ uyên bác của Nietzche, của Hegel, của Schelling, của Jean-Paul-Sartre, của Camus... Những giòng thơ trữ tình ẩn mật trong ngôn ngữ Apollinaire hay nỗi buồn cô đơn của con người lang thang trong đời sống... Phạm Công Thiện bao giờ cũng tỉnh táo trong công trình khai phá những tư tưởng hiện đại mới mẻ của thế giới cũng như tình yêu những thiên tài và những siêu nhiên ở cõi hư vô. Cuộc rong chơi trăng sao vẫn triền miên, cho đến những năm gần đây, khi thì ông ở Paris, khi thì Úc Đại Lợi và thỉnh thoảng uống rượu tại Los Angeles với bạn bè đồng điệu... như cánh chim đại bàng vượt đại dương cùng khắp. Ông Nguyễn Ngu Í đã chết ở Saigon và vợ con đang sống những tháng ngày khốn cùng nhất trong địa ngục trần gian. Với Bùi Giáng thì khác. Điên khùng có hơn hai mươi năm qua, làm thơ đến cả ngàn bài và vẫn đuổi theo cõi ảo giác siêu hình. Đã từ lâu, tôi yêu thơ Bùi Giáng từ những tập Lá Hoa Cồn, Mưa Nguồn, Ngàn Thu Rớt Hột... và đã cố ý sưu tầm những nguyên nhân dẫn tới những chấn động mất bình thường trong đời sống của Bùi Giáng. Theo Trần Phong Giao... “Thuở nhỏ, Bùi Giáng học rất thông minh, có năng khiếu xuất sắc về sinh ngữ và văn chương. Lập gia đình năm 18 tuổi, nhưng không được hưởng hạnh phúc bao lâu vì chiến tranh và nạn lụt đã cướp mất vợ và hai đứa con thơ của ông...”. Có thể đây là một trong những giả thuyết biện chứng cho những cơn điên của Bùi Giáng? Ở một tài liệu khác của Giáo sư Vũ Ký, hiện ở Bỉ, viết về những kỷ niệm giữa Giáo sư và Bùi Giáng, Tạ Ký, Nguyễn Thùy là những tâm giao đồng điệu văn nghệ cùng xứ Quảng Nam. Có đoạn Giáo sư đề cập tới Bùi Giáng: “...Năm 1943 Bùi Giáng từ Trung Phước xuống học ở trường Viên Minh, Hội An được một thời gian ngắn, đột nhiên, bỏ về quê sống đời Tô Vũ Mục Dương làm thơ ca hát nghêu ngao giữa trời đất và phát điên từ đó không hiểu nguyên nhân...” nhiều bạn bè thương Bùi Giáng khám phá chiều sâu tư tưởng của ông thì lại nhận định khoa học hơn... “Bùi Giáng có cái biệt tài học và hiểu ngoại ngữ rất nhanh như Pháp, Anh, Đức Ngữ nên ông đã đi vào thế giới của Simone de Beauvoire, Jean Paul Sartre, Heidegger, Somerset Maugham, của Sagan, của Camus, Henry Miller... thêm vào những triết lý của Khổng, Lão và Phật giáo đã làm cho Bùi Giáng nghịch lý triền miên trong tâm thức. Tuy nhiên, Bùi Giáng tinh lọc những tuyệt vời nhất để hình thành những giòng thơ rất Đông Phương và cũng rất là Bùi Giáng:
Trước thời điểm lịch sử đầy nghiệt ngã, đau thương 75, trong những sinh hoạt văn nghệ gây nhiều chấn động bất thường nhất ở miền Nam, là hiện tượng Nguyễn Ngu Í, Nguyễn Đức Sơn Sao Trên Rừng, Thế Phong, Phạm Công Thiện và Bùi Giáng... Riêng biệt ở thế giới nửa vời hiện thực và hư vô có Phạm Công Thiện và Bùi Giáng. Phạm Công Thiện xuất hiện như một thiên tài của tuổi trẻ, anh đã đề cập đến trí tuệ uyên bác của Nietzche, của Hegel, của Schelling, của Jean-Paul-Sartre, của Camus... Những giòng thơ trữ tình ẩn mật trong ngôn ngữ Apollinaire hay nỗi buồn cô đơn của con người lang thang trong đời sống... Phạm Công Thiện bao giờ cũng tỉnh táo trong công trình khai phá những tư tưởng hiện đại mới mẻ của thế giới cũng như tình yêu những thiên tài và những siêu nhiên ở cõi hư vô. Cuộc rong chơi trăng sao vẫn triền miên, cho đến những năm gần đây, khi thì ông ở Paris, khi thì Úc Đại Lợi và thỉnh thoảng uống rượu tại Los Angeles với bạn bè đồng điệu... như cánh chim đại bàng vượt đại dương cùng khắp. Ông Nguyễn Ngu Í đã chết ở Saigon và vợ con đang sống những tháng ngày khốn cùng nhất trong địa ngục trần gian. Với Bùi Giáng thì khác. Điên khùng có hơn hai mươi năm qua, làm thơ đến cả ngàn bài và vẫn đuổi theo cõi ảo giác siêu hình. Đã từ lâu, tôi yêu thơ Bùi Giáng từ những tập Lá Hoa Cồn, Mưa Nguồn, Ngàn Thu Rớt Hột... và đã cố ý sưu tầm những nguyên nhân dẫn tới những chấn động mất bình thường trong đời sống của Bùi Giáng. Theo Trần Phong Giao... “Thuở nhỏ, Bùi Giáng học rất thông minh, có năng khiếu xuất sắc về sinh ngữ và văn chương. Lập gia đình năm 18 tuổi, nhưng không được hưởng hạnh phúc bao lâu vì chiến tranh và nạn lụt đã cướp mất vợ và hai đứa con thơ của ông...”. Có thể đây là một trong những giả thuyết biện chứng cho những cơn điên của Bùi Giáng? Ở một tài liệu khác của Giáo sư Vũ Ký, hiện ở Bỉ, viết về những kỷ niệm giữa Giáo sư và Bùi Giáng, Tạ Ký, Nguyễn Thùy là những tâm giao đồng điệu văn nghệ cùng xứ Quảng Nam. Có đoạn Giáo sư đề cập tới Bùi Giáng: “...Năm 1943 Bùi Giáng từ Trung Phước xuống học ở trường Viên Minh, Hội An được một thời gian ngắn, đột nhiên, bỏ về quê sống đời Tô Vũ Mục Dương làm thơ ca hát nghêu ngao giữa trời đất và phát điên từ đó không hiểu nguyên nhân...” nhiều bạn bè thương Bùi Giáng khám phá chiều sâu tư tưởng của ông thì lại nhận định khoa học hơn... “Bùi Giáng có cái biệt tài học và hiểu ngoại ngữ rất nhanh như Pháp, Anh, Đức Ngữ nên ông đã đi vào thế giới của Simone de Beauvoire, Jean Paul Sartre, Heidegger, Somerset Maugham, của Sagan, của Camus, Henry Miller... thêm vào những triết lý của Khổng, Lão và Phật giáo đã làm cho Bùi Giáng nghịch lý triền miên trong tâm thức. Tuy nhiên, Bùi Giáng tinh lọc những tuyệt vời nhất để hình thành những giòng thơ rất Đông Phương và cũng rất là Bùi Giáng:
... Rêu trời phủ xuống hiên xanh
Một bờ chim én vây thành sang thu
Sương Hy lạp phương lên mù
Ba mươi thế kỷ cầm dù dưới mưa
Đầu sông nước gọi cây mùa
Gốc du sung đẩy sông đùa phăng trôi
Cành nguyên thủy mọc xa trời
Chùm xuân xanh thổi lại đời lang thang...
... Chín phương trời tuyết ra bông
Trong nguồn thủy thảo đất đồng khai nguyên
Đầu sơ mộng cuối phi thuyền
Ngàn năm mai trúc chim chuyền bữa nay...
(Lá Hoa Cồn)
Ở những bài thơ khác, Bùi Giáng biểu lộ toàn bộ hình ảnh cất dấu từ trong tiềm thức thuở ấu thơ, chăn dê trên những cánh đồng hoa bát ngát:
...Bữa nay ruộng nhớ lưng trời
Thông ngàn lũng hạ núi ngồi chiêm bao
Ra đi mang hận hội nào
Cổng xô còn vọng điệu chào bay ngang...
Mười lăm năm ngó triều dâng
Bóng trăng thánh thót ngọn gần ngọn xa
Ngọn cây người ở bên ta
Ngọn cây đón bóng trăng tà tà nghiêng
Mười lăm năm mộng kim tuyền
Tính vân như mãi uy quyền đầy vơi
Chim bay cất cánh từng hồi
Chim về ở lại bên đời đời dâng
Mười lăm năm ngọn tử phần
Mù sương cố quận chín tầng tầng rơi.
(Mười Lăm Năm)
Nguồn thi hứng của Bùi Giáng, phát sinh từ những giòng suối róc rách ven ngọn đồi Trung Phước, từ những giọt sương mai lấp lánh trên cành lá biếc, từ những sợi khói lam tương tư chiều trong thôn xóm Vĩnh Trinh, thuở ấu thơ đầy hoa mộng... Thơ Bùi Giáng đã chứa chan tình cảm đôn hậu của hương đồng phấn nội, của đêm trăng tỏa sáng trong vườn cam Đại Bình:
...Ruộng đồng mọc lúa quanh năm
Em về Đại Lộc tôi nằm Bình Dương
Kể ra hai nẻo lộn đường
Sầu riêng châu chấu một nường năm xưa...
Những hình ảnh thân thương lấp lánh trên đôi cánh chuồn chuồn, châu chấu, những giọt sương như đính ngọc trên lối cỏ sớm mai làm sao nguôi ngoai trong tâm hồn thi sĩ, cho dù cuộc đời đã chia cách đôi nơi:
...Bữa nay ruộng nhớ lưng trời
Thông ngàn lũng hạ núi ngồi chiêm bao
Ra đi mang hận hội nào
Cổng xô còn vọng điệu chào bay ngang...
Comment