Làm sao tránh cúm
Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng... dân lại nôn nao lo sợ bị cúm.
Và giờ này mới đầu thu nhưng thuốc cúm đã được gửi tới hầu hết các phòng mạch. Năm nay có tới 6 nhà chế tạo thuốc, bảo đảm có đầy đủ thuốc chích ngừa cho toàn thể những ai cần chích. Số người chích ngừa năm nay sẽ tăng lên đáng kể vì hiện giờ, CDC đưa ra lời khuyên chích ngừa cúm cho tất cả các trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi, cộng với số người cần chích cúm như thường lệ. Và cách tránh cúm tốt nhất vẫn là phải chích ngừa.
Dưới đây là những câu hỏi và trả lời liên quan tới việc ngừa cúm
Lúc nào nên chích ngừa cúm?
Thường thì thuốc được gửi tới các phòng mạch hoặc clinic vào cuối tháng 9, trước khi mùa cúm bắt đầu, khoảng cuối tháng 12 mỗi năm. Khi bác sĩ của bạn có thuốc, bạn nên tới chích ngay vì từ khi chích đến khi thuốc có hiệu quả phòng bệnh là khoảng 2 tuần. Tuy nhiên chích trễ cũng vẫn được vì mùa cúm nhiều khi kéo dài đến tháng Tư hay tháng Năm năm sau.
Chích ngừa cúm thì có chắc là sẽ không bị cúm không?
Nếu thuốc ngừa cúm mỗi năm được đoán đúng, “match” với loại siêu vi cúm đang hoành hành thì tỉ lệ hiệu quả ngừa bệnh là 70 tới 90% cho những người khỏe mạnh dưới 65 tuổi. Ðối với những người lớn hơn và không sống trong nhà dưỡng lão hoặc không có những bệnh kinh niên, thuốc ngừa có hiệu quả từ 30 tới 70% trong việc ngừa phải nằm nhà thương vì cúm hay sưng phổi. Cho những người già ở nhà dưỡng lão, tỉ lệ này là 50 tới 60%, còn ngừa tử vong vì cúm thì tỉ lệ là 80%.
Trong một vài trường hợp, người đã chích ngừa vẫn có thể bị cúm nhưng bệnh nhẹ hơn nhiều và cũng ít bị những biến chứng của cúm như sưng phổi, đột quỵ tim, tai biến mạch máu não và tử vong.
Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy thuốc ngừa cúm xịt vào mũi thay vì chích (FluMist) chỉ có hiệu quả từ 30 tới 70% ngừa bệnh cho người lớn. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác cũng năm 2006 cho thấy dùng thuốc ngừa này cho trẻ em trong tuổi đi học giúp giảm lây lan cúm trong cộng đồng. Thuốc Flu Mist hiện nay có thể được dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và không bị suyễn hay khò khè.
Tại sao lại phải chích ngừa cúm mỗi năm?
Siêu vi cúm thay đổi mỗi năm. Do đó bạn phải chích ngừa mỗi năm. Thuốc chích năm ngoái sẽ không bảo vệ bạn năm nay vì siêu vi cúm có khả năng thay đổi nhanh chóng. Một hội đồng CDC họp mỗi đầu năm để ước đoán loại siêu vi nào sẽ hoành hành trong mùa cúm sắp tới dựa trên những loại siêu vi gây cúm ngay trước đó. Các nhà chế tạo sẽ theo lời khuyên của hội đồng này để chế tạo thuốc ngừa thích hợp.
Có mấy loại thuốc ngừa cúm?
Có 2 loại:
-Thuốc chích: chứa siêu vi đã chết không có khả năng gây bệnh nhưng sẽ làm cơ thể chúng ta chế tạo ra kháng thể chống lại siêu vi cúm. Người chích thuốc ngừa có thể bị sưng và đau chỗ chích hay đau nhức khắp người và sốt chút ít. Phản ứng này chỉ kéo dài 1,2 ngày và dễ xẩy ra ở trẻ em chưa hề chích. Thuốc chích có thể được dùng cho trẻ em từ 6 tháng trở lên và người lớn. Có thể được dùng cho những người dễ bị những biến chứng của bệnh cúm như đàn bà có thai, người mắc những bệnh kinh niên.
-Thuốc xịt vào mũi: chứa một lượng siêu vi đã bị làm cho rất yếu không gây bệnh được nhưng giúp tạo ra kháng thể ở mũi và toàn cơ thể. Thuốc này chỉ được dùng cho người khỏe mạnh trong hạn tuổi từ 2 tới 49. Không được dùng cho đàn bà có thai hay người mắc bệnh kinh niên cũng như người có hệ miễn nhiễm yếu và người đang uống thuốc aspirin thường ngày.
Những ai nên ngừa cúm?
Tất cả những ai muốn tránh bị cúm đều có thể chích ngừa cúm. Cơ quan CDC khuyên nên ngừa cúm mỗi năm nếu bạn
-Trong hạn tuổi từ 6 tháng tới 19 tuổi
-Ðang có thai
-Tuổi 50 hay hơn
-Bị một bệnh kinh niên như suyễn, tiểu đường, tim, thận, phổi.
-Bị hệ miễn nhiễm yếu do thuốc hay đang bị bệnh HIV,
-Ở trong nhà dưỡng lão hay nơi săn sóc dài hạn
-Là người săn sóc trẻ em hay nhân viên y tế hay đang sống gần hoặc đang săn sóc người dễ bị biến chứng từ bệnh cúm.
Ai không nên chích ngừa cúm?
Nếu bạn ở vào 1 trong những trường hợp sau, không nên chích ngừa cúm:
-Ðã từng bị phản ứng với thuốc chích ngừa trong quá khứ
-Bị phản ứng với trứng gà
-Ðã từng bị hội chứng Guillain-Barre, một bệnh tự miễn nhiễm liên hệ tới thần kinh ngoài não và tủy sống trong vòng 6 tuần sau khi chích ngừa.
-Ðang bị sốt.
Tại sao một số các em bé phải chích ngừa cúm hai lần trong cùng năm?
Trẻ em dưới 9 tuổi và chích ngừa cúm lần đầu cần được chích 2 lần cách nhau 4 tuần vì lần đầu chích sẽ không cho đủ kháng thể chống bệnh.
Tôi nghe nói thuốc chích ngừa cúm không hiệu nghiệm lắm cho người lớn tuổi. Vậy có nên chích cho người trên 65 tuổi không?
Ở người lớn hơn 65 tuổi, thuốc ngừa không hiệu quả lắm vì người già không làm ra kháng thể nhiều như người trẻ. Tuy vậy, có chích vẫn hơn là không chích gì cả vì thuốc ngừa cúm làm giảm nguy cơ bị những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mà người già thường bị như sưng phổi, đột quỵ tim, tai biến mạch máu não, tử vong.
Còn cách nào khác ngoài chích ngừa để tránh cúm không?
Dù có chích ngừa hay không, theo những cách dưới đây sẽ giúp bạn tránh cúm
-Rửa tay kỹ và thướng xuyên với nước và xà bông hoặc thuốc rửa tay có chứa chất cồn
-Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng
-Tránh vào đám đông khi đang mùa cúm
-Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hay hắt xì.
Nếu tôi đã bị cúm, tôi còn có thể bị nữa không?
Khi đã bị cúm do một loại siêu vi nào đó gây ra, bệnh nhân sẽ có kháng thể chống lại siêu vi đó trong người. Nếu bị nhiễm lại đúng siêu vi đó, họ sẽ không bị bệnh. Nhưng nếu nhiễm cũng siêu vi đó nhưng đã biến dạng hoặc một loại siêu vi cúm khác, họ sẽ bị bệnh.
Có thuốc trụ sinh chữa bệnh cúm không?
Thuốc trụ sinh chữa cúm thường chỉ có thể làm giảm bớt triệu chứng và chiều dài của cơn bệnh chút ít. Tuy nhiên, cần phải uống những thuốc này thật sớm trong vòng 48 giờ sau khi có triệu chứng bệnh. Có một thử nghiệm nhanh để định bệnh cúm, bạn có thể hỏi bác sĩ về thử nghiệm này cũng như thuốc chữa cúm. Có 2 loại trụ sinh cúm:
-Zanamivir, tên thương mại là Relenza
-Oseltamivir, tên thương mại Tamiflu
Tác dụng phụ của các thuốc này là chóng mặt, buồn nôn, không muốn ăn, khó thở. Chúng cũng có thể đưa tới việc các siêu vi chống lại thuốc được.
Ngoài ra người ta, nhất là trẻ em, còn có thể bị lẫn, tự làm thương tổn khi uống thuốc Tamiflu. Do đó bệnh nhân uống thuốc tamiflu cần được theo dõi xem có cử chỉ khác thường không.
Uống thuốc trụ sinh cúm chưa chắc là đã giúp được nhiều. Các cách chữa cúm thông thường dưới đây sẽ làm bạn thấy dễ chịu hơn một chút:
-Nghỉ ngơi, uống chất lỏng nhiều
-Uống Tylenol, Motrin... để giảm đau nhức và sốt.
Theo US Health
Phụ đề: Link
Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng... dân lại nôn nao lo sợ bị cúm.
Và giờ này mới đầu thu nhưng thuốc cúm đã được gửi tới hầu hết các phòng mạch. Năm nay có tới 6 nhà chế tạo thuốc, bảo đảm có đầy đủ thuốc chích ngừa cho toàn thể những ai cần chích. Số người chích ngừa năm nay sẽ tăng lên đáng kể vì hiện giờ, CDC đưa ra lời khuyên chích ngừa cúm cho tất cả các trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi, cộng với số người cần chích cúm như thường lệ. Và cách tránh cúm tốt nhất vẫn là phải chích ngừa.
Dưới đây là những câu hỏi và trả lời liên quan tới việc ngừa cúm
Lúc nào nên chích ngừa cúm?
Thường thì thuốc được gửi tới các phòng mạch hoặc clinic vào cuối tháng 9, trước khi mùa cúm bắt đầu, khoảng cuối tháng 12 mỗi năm. Khi bác sĩ của bạn có thuốc, bạn nên tới chích ngay vì từ khi chích đến khi thuốc có hiệu quả phòng bệnh là khoảng 2 tuần. Tuy nhiên chích trễ cũng vẫn được vì mùa cúm nhiều khi kéo dài đến tháng Tư hay tháng Năm năm sau.
Chích ngừa cúm thì có chắc là sẽ không bị cúm không?
Nếu thuốc ngừa cúm mỗi năm được đoán đúng, “match” với loại siêu vi cúm đang hoành hành thì tỉ lệ hiệu quả ngừa bệnh là 70 tới 90% cho những người khỏe mạnh dưới 65 tuổi. Ðối với những người lớn hơn và không sống trong nhà dưỡng lão hoặc không có những bệnh kinh niên, thuốc ngừa có hiệu quả từ 30 tới 70% trong việc ngừa phải nằm nhà thương vì cúm hay sưng phổi. Cho những người già ở nhà dưỡng lão, tỉ lệ này là 50 tới 60%, còn ngừa tử vong vì cúm thì tỉ lệ là 80%.
Trong một vài trường hợp, người đã chích ngừa vẫn có thể bị cúm nhưng bệnh nhẹ hơn nhiều và cũng ít bị những biến chứng của cúm như sưng phổi, đột quỵ tim, tai biến mạch máu não và tử vong.
Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy thuốc ngừa cúm xịt vào mũi thay vì chích (FluMist) chỉ có hiệu quả từ 30 tới 70% ngừa bệnh cho người lớn. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác cũng năm 2006 cho thấy dùng thuốc ngừa này cho trẻ em trong tuổi đi học giúp giảm lây lan cúm trong cộng đồng. Thuốc Flu Mist hiện nay có thể được dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và không bị suyễn hay khò khè.
Tại sao lại phải chích ngừa cúm mỗi năm?
Siêu vi cúm thay đổi mỗi năm. Do đó bạn phải chích ngừa mỗi năm. Thuốc chích năm ngoái sẽ không bảo vệ bạn năm nay vì siêu vi cúm có khả năng thay đổi nhanh chóng. Một hội đồng CDC họp mỗi đầu năm để ước đoán loại siêu vi nào sẽ hoành hành trong mùa cúm sắp tới dựa trên những loại siêu vi gây cúm ngay trước đó. Các nhà chế tạo sẽ theo lời khuyên của hội đồng này để chế tạo thuốc ngừa thích hợp.
Có mấy loại thuốc ngừa cúm?
Có 2 loại:
-Thuốc chích: chứa siêu vi đã chết không có khả năng gây bệnh nhưng sẽ làm cơ thể chúng ta chế tạo ra kháng thể chống lại siêu vi cúm. Người chích thuốc ngừa có thể bị sưng và đau chỗ chích hay đau nhức khắp người và sốt chút ít. Phản ứng này chỉ kéo dài 1,2 ngày và dễ xẩy ra ở trẻ em chưa hề chích. Thuốc chích có thể được dùng cho trẻ em từ 6 tháng trở lên và người lớn. Có thể được dùng cho những người dễ bị những biến chứng của bệnh cúm như đàn bà có thai, người mắc những bệnh kinh niên.
-Thuốc xịt vào mũi: chứa một lượng siêu vi đã bị làm cho rất yếu không gây bệnh được nhưng giúp tạo ra kháng thể ở mũi và toàn cơ thể. Thuốc này chỉ được dùng cho người khỏe mạnh trong hạn tuổi từ 2 tới 49. Không được dùng cho đàn bà có thai hay người mắc bệnh kinh niên cũng như người có hệ miễn nhiễm yếu và người đang uống thuốc aspirin thường ngày.
Những ai nên ngừa cúm?
Tất cả những ai muốn tránh bị cúm đều có thể chích ngừa cúm. Cơ quan CDC khuyên nên ngừa cúm mỗi năm nếu bạn
-Trong hạn tuổi từ 6 tháng tới 19 tuổi
-Ðang có thai
-Tuổi 50 hay hơn
-Bị một bệnh kinh niên như suyễn, tiểu đường, tim, thận, phổi.
-Bị hệ miễn nhiễm yếu do thuốc hay đang bị bệnh HIV,
-Ở trong nhà dưỡng lão hay nơi săn sóc dài hạn
-Là người săn sóc trẻ em hay nhân viên y tế hay đang sống gần hoặc đang săn sóc người dễ bị biến chứng từ bệnh cúm.
Ai không nên chích ngừa cúm?
Nếu bạn ở vào 1 trong những trường hợp sau, không nên chích ngừa cúm:
-Ðã từng bị phản ứng với thuốc chích ngừa trong quá khứ
-Bị phản ứng với trứng gà
-Ðã từng bị hội chứng Guillain-Barre, một bệnh tự miễn nhiễm liên hệ tới thần kinh ngoài não và tủy sống trong vòng 6 tuần sau khi chích ngừa.
-Ðang bị sốt.
Tại sao một số các em bé phải chích ngừa cúm hai lần trong cùng năm?
Trẻ em dưới 9 tuổi và chích ngừa cúm lần đầu cần được chích 2 lần cách nhau 4 tuần vì lần đầu chích sẽ không cho đủ kháng thể chống bệnh.
Tôi nghe nói thuốc chích ngừa cúm không hiệu nghiệm lắm cho người lớn tuổi. Vậy có nên chích cho người trên 65 tuổi không?
Ở người lớn hơn 65 tuổi, thuốc ngừa không hiệu quả lắm vì người già không làm ra kháng thể nhiều như người trẻ. Tuy vậy, có chích vẫn hơn là không chích gì cả vì thuốc ngừa cúm làm giảm nguy cơ bị những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mà người già thường bị như sưng phổi, đột quỵ tim, tai biến mạch máu não, tử vong.
Còn cách nào khác ngoài chích ngừa để tránh cúm không?
Dù có chích ngừa hay không, theo những cách dưới đây sẽ giúp bạn tránh cúm
-Rửa tay kỹ và thướng xuyên với nước và xà bông hoặc thuốc rửa tay có chứa chất cồn
-Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng
-Tránh vào đám đông khi đang mùa cúm
-Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hay hắt xì.
Nếu tôi đã bị cúm, tôi còn có thể bị nữa không?
Khi đã bị cúm do một loại siêu vi nào đó gây ra, bệnh nhân sẽ có kháng thể chống lại siêu vi đó trong người. Nếu bị nhiễm lại đúng siêu vi đó, họ sẽ không bị bệnh. Nhưng nếu nhiễm cũng siêu vi đó nhưng đã biến dạng hoặc một loại siêu vi cúm khác, họ sẽ bị bệnh.
Có thuốc trụ sinh chữa bệnh cúm không?
Thuốc trụ sinh chữa cúm thường chỉ có thể làm giảm bớt triệu chứng và chiều dài của cơn bệnh chút ít. Tuy nhiên, cần phải uống những thuốc này thật sớm trong vòng 48 giờ sau khi có triệu chứng bệnh. Có một thử nghiệm nhanh để định bệnh cúm, bạn có thể hỏi bác sĩ về thử nghiệm này cũng như thuốc chữa cúm. Có 2 loại trụ sinh cúm:
-Zanamivir, tên thương mại là Relenza
-Oseltamivir, tên thương mại Tamiflu
Tác dụng phụ của các thuốc này là chóng mặt, buồn nôn, không muốn ăn, khó thở. Chúng cũng có thể đưa tới việc các siêu vi chống lại thuốc được.
Ngoài ra người ta, nhất là trẻ em, còn có thể bị lẫn, tự làm thương tổn khi uống thuốc Tamiflu. Do đó bệnh nhân uống thuốc tamiflu cần được theo dõi xem có cử chỉ khác thường không.
Uống thuốc trụ sinh cúm chưa chắc là đã giúp được nhiều. Các cách chữa cúm thông thường dưới đây sẽ làm bạn thấy dễ chịu hơn một chút:
-Nghỉ ngơi, uống chất lỏng nhiều
-Uống Tylenol, Motrin... để giảm đau nhức và sốt.
Theo US Health
Phụ đề: Link