Thiền tính trong thơ Thái Tú Hạp
Nguyễn Vy Khanh
Thơ Thiền ở Việt Nam khởi đi từ những bài thi, phú của các thiền-sư đời nhà Trần thuộc Trúc-Lâm Yên-Tử. Thiền-thi tiên quyết không hẳn là thi-kệ và phải có những chức năng cần đủ để tạo nên thi ca, tức không chỉ nhắc vàiLink" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" /> từ ngữ nhà Phật là đủ. Văn-học miền Nam thời 1954-1975 đã có những bài thơ thám hiểm cõi Thiền của Quách Tấn, Hoài Khanh, Trụ Vũ, Phạm Thiên Thư, Bùi Giáng, Nhất Hạnh, Phổ Đức, ... Sau đó thơ Thiền đã đến chốn tù đày "cải tạo" với Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Thiệp, ... nơi chốn đó thơ trở thành phương tiện để sống còn, thơ thiền như một lối thoát, như hạnh phúc còn lại! Phần tư cuối của thế kỷ XX, tình cảnh lưu đày đem đến những tiếng thơ Du Tử Lê, Thái Tú Hạp, ... riêng với nhà thơ Thái Tú Hạp, thơ thiền như vọng đến từ phương xa xôi nào! Thật vậy, thiền tính bàng bạc rồi có mặt trong thơ ông từ những thi-tập xuất bản ở ngoài nước như Chim Quyên Lạc Đàn (1982), Miền Yêu Dấu Phương Đông (1987) nhưng đến Hạt Bụi Nào Bay Qua (1995) thì thiền-tính càng rõ nét hơn:Tính Thiền đã thể hiện qua thi ca Thái Tú Hạp khi diễn tả, nói đến cái uyên ảo, tôn kính bằng ngôn ngữ trần gian và ngôn ngữ nghệ thuật. Dùng ngôn ngữ nhà Phật, cửa Thiền chưa hẳn đã thành thi-ca, mà xử dụng từ đó phải tự tâm bộc phát tự nhiên; đó là sự phân cách giữa thơ chốn nhà Chùa và thi-ca nghệ thuật ! Hãy theo nhà thơ làm cuộc hành trình tìm Chân như :
"... đông tây nào đốn ngộ / người xa cách tâm linh / đời phù hư trá ngụy / tìm đâu thấy chân kinh” (tr. 159);
“... chân tâm mãi hướng về / tiếng chuông còn vọng lạc / bên vực đời u mê..." (tr. 168);
“...em về tâm mở Pháp Hoa / núi nghe tiếng thở mây qua mặt hồ / lời kim cổ gọi hư vô / tiếng im sỏi đá nguyệt ngơ ngẩn sầu .." (tr. 183);Rõ là chữ-nghĩa chất chứa thơ và thiền!
Con người trong thế-giới thơ Thái Tú Hạp, sống, thở tự do, trong một tinh thần phá chấp, phá tâm vọng ngã, quên ta “đời không biết ta đến / chẳng biết ta đi / không ai còn nhớ trong biển hồ quên lãng / chỉ có hạt bụi chỗ ta ngồi” (tr.10), một thế-giới vô-ngã, là cõi tạm, nên quên mình “gió cát ngàn dặm xa / ta làm thân mục tử / ngủ say trên đồi hoa / bỏ quên đời hư ảo...” (tr. 63), yêu cầu giải phóng khỏi mọi ràng buộc (khác phi nhân bản) để tự do tuyệt đối,... Tự do phá chấp thoát khỏi nhiều ràng buộc kể cả bản thân, "vị tha vọng ngã" : "hỏi muôn vạn nẻo ta bà / hỏi chân như có mù sa chốn nào / ... hỏi ta hạt bụi vô minh / sát na trong cõi hữu hình xuân thơm" (Tự Vấn), còn tự vấn, tâm còn động,... là hãy còn vương vấn, chưa thoát : “ tâm có động mười phương thao thức / cõi bình minh rạng rỡ hồn phương đông”; “tâm động như dòng sông / (...)nụ cười tan theo hoa / sát na rồi vỡ nát” (tr. 162-163). Thoát, kể cả ngôn tự như phương tiện : "khuya nghe vũ trụ chuyển mình / sáng ra trời đất mới tinh / cỏ cây như vừa tắm gội / chữ nghĩa không còn trang kinh / tâm già nua ta chợt thức / đầu cành giọt nắng nguyên trinh" (Vô Tự). Vô tự nhưng con người vẫn cần tiếng nói : "... bây giờ ngôn ngữ chết / ta không còn tri âm.." (tr. 191)!
Con người vô ý trước những hình ảnh tự nhiên : "vườn xuân xưa trổ nụ hồng / em về từ cõi sắc không dấu hài / trăm năm tiếng hát nguyên khai / tâm bao dung nở cành mai nhiệm mầu" (Tâm Khai). Vô tâm nhờ tinh thần vô ngã và nhờ vậy ngộ bất chợt, không chờ, không tính toán : "... sớm mai nào chợt ngộ / tâm ta tưởng là hoa / trong sắc màu giả tướng / có không nào trong ta" (Chợt Ngộ). Có-không không còn là vấn nạn : "... em hỏi ta căn nhà vĩnh cửu? / ta soi tâm thấu triệt vô thường" (Ngộ); "nhân gian dành trọn cuộc chơi / ta cùng em hát bên đồi xuân xưa / nhất quán rồi- mộng mai sau / tâm vô lượng mở - có nhau luân hồi ..." (Luân Hồi Có Nhau). Những lời hiện-đại để nói lên thiền-ý “thân như điện-ảnh hữu hoàn vô”(2) của thiền-sư Vạn-Hạnh!
* Thiên nhiên :
Nhà thơ Thái Tú Hạp đến với thiên nhiên một cách tự nguyện, hoặc để thưởng-lãm hoặc để bày tỏ, buông mình cho tâm động theo cảnh : "... trăm năm chừng ghé lại / cõi tạm đầy thương đau / căn nhà xưa quạnh quẽ / trong mắt sầu thiên thu..." (tr. 203). Thiên nhiên sinh động nên thơ, gợi cảm: “sỏi đá sầu thiên thu / suốt đời ta đau nhức”(tr. 26); “từng hàng cây đứng im / nụ mầm thiên thu nẩy / khu vườn rộn rã chim / mặt trời vừa thức dậy / (...)chỉ một mình ta thôi / trôi theo dòng suy tưởng / những tình xuân vô lượng / rót từ cõi nguyên khôi / lửa tàn trong thạch thất / rừng khoác kín đôi chân / em vì ta bước lại / từ đó lộc ra xuân” (Từ Đó Lộc Ra Xuân). Cả nơi tù hãm, ở một vùng đất nước khốn khổ, nếu không có biến cố đổi đời, chưa chắc đã đặt chân đến! Thiên nhiên nơi nghịch cảnh sống lại trong tâm thức nhà thơ - sống hiện tại là nhớ-lại quá khứ nhất là những quá khứ trầm luân : "Gối đầu lên tảng đá/ buổi trưa rừng Quế Tiên / bầu trời xanh cao vút / hồn nghe dậy tiếng chim / (...)núi vẫn im - hoa rụng / trên áo tả tơi buồn / người tù binh yên lặng / trong dòng suối cánh lan / ba năm con đường cũ / rừng bỗng thấy xác xơ / cây và người khô héo / nỗi sầu giống như nhau / Quế Tiên rừng gục đầu / chiều mưa giăng trên mộ / tiếng chim xưa về đâu / rừng thu nghe hoang vắng / rừng ơi, rừng Quế Tiên / lòng ta buồn không dứt / sỏi đá sầu thiên thu / suốt đời ta đau nhức / (...) chiều nay xa cách rừng/ lòng ta buồn bã quá / rừng Quế Tiên - đau thương / người đi, về hiu hắt..." (Chiều Nhớ Rừng Quế Tiên).
Thiên nhiên thường hằng của bản thể, bên cạnh cái hữu hạn của thế giới, của hiện tượng. Thiên nhiên là hình ảnh của thi-ca, là biểu tượng : vạn vật và con người vốn cùng một bản-thể ("rừng ơi, rừng Quế Tiên / lòng ta buồn không dứt / sỏi đá sầu thiên thu / suốt đời ta đau nhức"), tức Chân-Như, một thành đa, và rồi sẽ quay về cùng nguồn cội uyên nguyên, đa dạng bí nhiệm con người không thể biết hết!
Thế giới hiện tượng đó rồi ra hư ảo, vô thường, luôn biến động và tuân theo luật tuần hoàn :
Nguyễn Vy Khanh
Thơ Thiền ở Việt Nam khởi đi từ những bài thi, phú của các thiền-sư đời nhà Trần thuộc Trúc-Lâm Yên-Tử. Thiền-thi tiên quyết không hẳn là thi-kệ và phải có những chức năng cần đủ để tạo nên thi ca, tức không chỉ nhắc vàiLink" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" /> từ ngữ nhà Phật là đủ. Văn-học miền Nam thời 1954-1975 đã có những bài thơ thám hiểm cõi Thiền của Quách Tấn, Hoài Khanh, Trụ Vũ, Phạm Thiên Thư, Bùi Giáng, Nhất Hạnh, Phổ Đức, ... Sau đó thơ Thiền đã đến chốn tù đày "cải tạo" với Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Thiệp, ... nơi chốn đó thơ trở thành phương tiện để sống còn, thơ thiền như một lối thoát, như hạnh phúc còn lại! Phần tư cuối của thế kỷ XX, tình cảnh lưu đày đem đến những tiếng thơ Du Tử Lê, Thái Tú Hạp, ... riêng với nhà thơ Thái Tú Hạp, thơ thiền như vọng đến từ phương xa xôi nào! Thật vậy, thiền tính bàng bạc rồi có mặt trong thơ ông từ những thi-tập xuất bản ở ngoài nước như Chim Quyên Lạc Đàn (1982), Miền Yêu Dấu Phương Đông (1987) nhưng đến Hạt Bụi Nào Bay Qua (1995) thì thiền-tính càng rõ nét hơn:
"em cười như nụ hoa
trong mai tâm Bồ Tát
tiếng chuông đời thoảng qua
phù vân chim hót lá
(...) sớm mai nào chợt ngộ
tâm ta tưởng là hoa
trong sắc màu giả tướng
có không nào trong ta”
(Chợt Ngộ)(1)
trong mai tâm Bồ Tát
tiếng chuông đời thoảng qua
phù vân chim hót lá
(...) sớm mai nào chợt ngộ
tâm ta tưởng là hoa
trong sắc màu giả tướng
có không nào trong ta”
(Chợt Ngộ)(1)
"... đông tây nào đốn ngộ / người xa cách tâm linh / đời phù hư trá ngụy / tìm đâu thấy chân kinh” (tr. 159);
“... chân tâm mãi hướng về / tiếng chuông còn vọng lạc / bên vực đời u mê..." (tr. 168);
“...em về tâm mở Pháp Hoa / núi nghe tiếng thở mây qua mặt hồ / lời kim cổ gọi hư vô / tiếng im sỏi đá nguyệt ngơ ngẩn sầu .." (tr. 183);
"ta về tịch mặc ngàn hoa
lá cao vút đẫm mây qua đỉnh trời
nhân gian dành trọn cuộc chơi
ta cùng em hát bên đồi xuân xưa
nhất quán rồi- mộng mai sau
tâm vô lượng mở - có nhau luân hồi
cảm ơn thơ, cảm ơn đời
trăm năm nhật nguyệt, đầy vơi nghĩa tình"
(Luân Hồi Có Nhau).
lá cao vút đẫm mây qua đỉnh trời
nhân gian dành trọn cuộc chơi
ta cùng em hát bên đồi xuân xưa
nhất quán rồi- mộng mai sau
tâm vô lượng mở - có nhau luân hồi
cảm ơn thơ, cảm ơn đời
trăm năm nhật nguyệt, đầy vơi nghĩa tình"
(Luân Hồi Có Nhau).
Con người trong thế-giới thơ Thái Tú Hạp, sống, thở tự do, trong một tinh thần phá chấp, phá tâm vọng ngã, quên ta “đời không biết ta đến / chẳng biết ta đi / không ai còn nhớ trong biển hồ quên lãng / chỉ có hạt bụi chỗ ta ngồi” (tr.10), một thế-giới vô-ngã, là cõi tạm, nên quên mình “gió cát ngàn dặm xa / ta làm thân mục tử / ngủ say trên đồi hoa / bỏ quên đời hư ảo...” (tr. 63), yêu cầu giải phóng khỏi mọi ràng buộc (khác phi nhân bản) để tự do tuyệt đối,... Tự do phá chấp thoát khỏi nhiều ràng buộc kể cả bản thân, "vị tha vọng ngã" : "hỏi muôn vạn nẻo ta bà / hỏi chân như có mù sa chốn nào / ... hỏi ta hạt bụi vô minh / sát na trong cõi hữu hình xuân thơm" (Tự Vấn), còn tự vấn, tâm còn động,... là hãy còn vương vấn, chưa thoát : “ tâm có động mười phương thao thức / cõi bình minh rạng rỡ hồn phương đông”; “tâm động như dòng sông / (...)nụ cười tan theo hoa / sát na rồi vỡ nát” (tr. 162-163). Thoát, kể cả ngôn tự như phương tiện : "khuya nghe vũ trụ chuyển mình / sáng ra trời đất mới tinh / cỏ cây như vừa tắm gội / chữ nghĩa không còn trang kinh / tâm già nua ta chợt thức / đầu cành giọt nắng nguyên trinh" (Vô Tự). Vô tự nhưng con người vẫn cần tiếng nói : "... bây giờ ngôn ngữ chết / ta không còn tri âm.." (tr. 191)!
Con người vô ý trước những hình ảnh tự nhiên : "vườn xuân xưa trổ nụ hồng / em về từ cõi sắc không dấu hài / trăm năm tiếng hát nguyên khai / tâm bao dung nở cành mai nhiệm mầu" (Tâm Khai). Vô tâm nhờ tinh thần vô ngã và nhờ vậy ngộ bất chợt, không chờ, không tính toán : "... sớm mai nào chợt ngộ / tâm ta tưởng là hoa / trong sắc màu giả tướng / có không nào trong ta" (Chợt Ngộ). Có-không không còn là vấn nạn : "... em hỏi ta căn nhà vĩnh cửu? / ta soi tâm thấu triệt vô thường" (Ngộ); "nhân gian dành trọn cuộc chơi / ta cùng em hát bên đồi xuân xưa / nhất quán rồi- mộng mai sau / tâm vô lượng mở - có nhau luân hồi ..." (Luân Hồi Có Nhau). Những lời hiện-đại để nói lên thiền-ý “thân như điện-ảnh hữu hoàn vô”(2) của thiền-sư Vạn-Hạnh!
* Thiên nhiên :
Nhà thơ Thái Tú Hạp đến với thiên nhiên một cách tự nguyện, hoặc để thưởng-lãm hoặc để bày tỏ, buông mình cho tâm động theo cảnh : "... trăm năm chừng ghé lại / cõi tạm đầy thương đau / căn nhà xưa quạnh quẽ / trong mắt sầu thiên thu..." (tr. 203). Thiên nhiên sinh động nên thơ, gợi cảm: “sỏi đá sầu thiên thu / suốt đời ta đau nhức”(tr. 26); “từng hàng cây đứng im / nụ mầm thiên thu nẩy / khu vườn rộn rã chim / mặt trời vừa thức dậy / (...)chỉ một mình ta thôi / trôi theo dòng suy tưởng / những tình xuân vô lượng / rót từ cõi nguyên khôi / lửa tàn trong thạch thất / rừng khoác kín đôi chân / em vì ta bước lại / từ đó lộc ra xuân” (Từ Đó Lộc Ra Xuân). Cả nơi tù hãm, ở một vùng đất nước khốn khổ, nếu không có biến cố đổi đời, chưa chắc đã đặt chân đến! Thiên nhiên nơi nghịch cảnh sống lại trong tâm thức nhà thơ - sống hiện tại là nhớ-lại quá khứ nhất là những quá khứ trầm luân : "Gối đầu lên tảng đá/ buổi trưa rừng Quế Tiên / bầu trời xanh cao vút / hồn nghe dậy tiếng chim / (...)núi vẫn im - hoa rụng / trên áo tả tơi buồn / người tù binh yên lặng / trong dòng suối cánh lan / ba năm con đường cũ / rừng bỗng thấy xác xơ / cây và người khô héo / nỗi sầu giống như nhau / Quế Tiên rừng gục đầu / chiều mưa giăng trên mộ / tiếng chim xưa về đâu / rừng thu nghe hoang vắng / rừng ơi, rừng Quế Tiên / lòng ta buồn không dứt / sỏi đá sầu thiên thu / suốt đời ta đau nhức / (...) chiều nay xa cách rừng/ lòng ta buồn bã quá / rừng Quế Tiên - đau thương / người đi, về hiu hắt..." (Chiều Nhớ Rừng Quế Tiên).
Thiên nhiên thường hằng của bản thể, bên cạnh cái hữu hạn của thế giới, của hiện tượng. Thiên nhiên là hình ảnh của thi-ca, là biểu tượng : vạn vật và con người vốn cùng một bản-thể ("rừng ơi, rừng Quế Tiên / lòng ta buồn không dứt / sỏi đá sầu thiên thu / suốt đời ta đau nhức"), tức Chân-Như, một thành đa, và rồi sẽ quay về cùng nguồn cội uyên nguyên, đa dạng bí nhiệm con người không thể biết hết!
Thế giới hiện tượng đó rồi ra hư ảo, vô thường, luôn biến động và tuân theo luật tuần hoàn :
"tình xưa về ngự cõi riêng
đường ngôi em rẽ hai miền phù vân
còn bao nhiêu sóng trong lòng
đổ ra mấy nhánh trăng vàng biển khơi
có không trên ngọn cát bồi
sớm hôm rồi chợt qua đồi cỏ lau
lá xanh biếc núi ngàn sau
cụm hoa còn ngẩn ngơ sầu chia xa
em về hoang tịch đời ta
dấu hương khói muộn nhạt nhòa chân mây"
(Cõi Riêng)
đường ngôi em rẽ hai miền phù vân
còn bao nhiêu sóng trong lòng
đổ ra mấy nhánh trăng vàng biển khơi
có không trên ngọn cát bồi
sớm hôm rồi chợt qua đồi cỏ lau
lá xanh biếc núi ngàn sau
cụm hoa còn ngẩn ngơ sầu chia xa
em về hoang tịch đời ta
dấu hương khói muộn nhạt nhòa chân mây"
(Cõi Riêng)
Comment