Cái cười trong ngôn từ Việt Nam
Trầm Thanh Hùng
Trong tiểu luận “Nói nghĩa là gì?” đăng trong Văn – Nghiên cứu và Phê bình Văn học – tập 1, nhà văn Lê Văn Siêu đã định nghĩa tổng quát tiếng nói như sau:
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />“Nói là cái cách dùng những lời như những phương tiện để diễn tình và ý của mình trong cuộc sống” [1] .
Như vậy, nói là một hình thức rất quan trọng để diễn tả, để trình bày hay để giảng giải cái ý nghĩ, tư tưởng, sở học của mình cho những người xung quanh hiểu, hoặc thông cảm đối đáp với mình.
Thường thường, để nhấn mạnh, để làm đậm nét và để gây một ấn tượng trong đầu óc của người đối diện, ta thường chua thêm một tiếng cười kèm trước hay sau câu ta nói. Cố nhiên, tùy theo từng trường hợp một, cái cười có thể làm cho người ta khoái trá hơn, vui hơn và cũng có thể làm cho người ta căm giận, sôi máu hơn…
Tiếng nói bộc lộ “trắng” ý tưởng của người nói nhưng cái cười nó không rõ rệt, sáng sủa như tiếng nói. Nó đòi hỏi người đón nhận cái cười ấy phải mất một thời gian hoặc ngắn vài giây hoặc dài đến vài năm hay có thể, cả đời nữa để mà hiểu rõ những cái nghĩa sâu sắc và cốt yếu của nó. Tiếng nói có một bề sâu vô cùng thì tiếng cười khi đi với tiếng nói cũng có một chiều diễn tả – gồm nhiều mặt – ra đến vô hạn.
Phạm vi của cái cười đã vô chừng và đối với dân tộc Việt thì nó lại càng dồi dào phong phú hơn nữa: nó là cái kết quả âm ỉ, không ai ngờ đến trong suốt ba, bốn ngàn năm xây dựng và kiến tạo văn hiến, văn học.
Trở về với những bề mặt mênh mông của cái cười Việt, ta nhận xét thấy điều này: cười không hẳn là kết quả của một trạng thái vui tươi trong tâm hồn mà nó còn là kết quả của vô số những trạng thái rung động khác của lý trí, tư tưởng con người nữa.
Vui thì cười, đó là lẽ tự nhiên của trời đất, thế mà buồn cũng cười, hả hê thoảmãn cũng cười, bị đè nén bóc lột cũng cười, tức giận cũng cười, sung sướng hài lòng cũng cười, đau khổ chán chường cũng cười, khinh bỉ ngạo mạn hay kính phục cũng cười nốt.
Nhưng cái cười của người Việt ta không phải lối cười mà Nguyễn Văn Vĩnh đã cho rằng “người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì mà dở cũng hì, quấy cũng hì, phải cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang”. Mà là cái hì trong đó nó ẩn náu, nó tiềm tàng cả một khối những ý nghĩ thâm trầm, sâu sắc và tế nhị vô cùng chứ không vô bổ và vô ý thức như Nguyễn tiên sinh đã nghĩ. Và nếu nhận xét kỹ, ta sẽ thấy những cái cười vô bổ vô ý thức đó nó chỉ là một cái gì bé nhỏ lạc lõng trong làng cười của người Việt mình.
Chủ đích của tác giả không phải là quay bề mặt của cái cười về phương diện triết học hay văn học mà chỉ dụng tâm nêu ra một số những ý nghĩ mở đầu, lôi kéo dần đến việc tìm xét từng ý nghĩa một của cái cười Việt Nam, vì vấn đề tra khảo những cái cười trên phương diện triết học này đã được nhà văn Vũ Đình Lưu đem ra bàn rất tỉ mỉ trước kia rồi [2] .
Vì tính cách bao la rộng rãi của cái cười nên để dễ suy nghĩ và dễ cho độc giả theo dõi, chúng tôi sẽ lần lượt phanh phui cái cười trên những phương diện khác nhau và những hình thức khác nhau mà độc giả sẽ xem dưới đây.
A. Cười vì vui
Vui vẻ, thích thú thì tất phải cười. Điều đó không ai hiểu nổi và cũng không giải thích được tại sao. Vui thì tự nhiên hai bên miệng từ từ kéo dài ra và chúng ta cười. Cười như vậy là cười vui vẻ, nó tô điểm cho gương mặt thêm nét rạng rỡ và tươi tắn và khiến cho người đối diện chưa cười cũng phải cười theo. Người nào tính tính ít nói, nghiêm trang, thì khi gặp vui như vậy cũng sẽ cười, cái cười đó là cười kín đáo, ngược lại với cười kín đáo là cười xô bồ, cười phá lên ầm ầm, cười ha hả. Vui sướng đột ngột hay thích thú quá vì một câu châm biếm hay thì là cười rú lên hay cười ré lên, phá lên cười, cười rộ lên, cười ồ. Yên lặng hơn nhưng cũng không kém phần thích thú là phì cười, bật cười.
Cười vì thích thì tiếng cười tự nhiên lắm, nó sẽ là cười ầm ầm, cười dậy trời dậy đất, cười tróc nóc nhà, cười như trốt hốt, cười như vũ bão. Cười như vậy làm cho những người ngoài cuộc cũng vui lây mà cười theo. Dân mình có câu “hiền như bụt cũng phải cười” để chỉ những cái cười nhộn nhịp, ồn ào ghê lắm. Không biết đã có ai thấy Bụt cười bao giờ chưa nhưng thành ngữ trên chứng tỏ người Việt cũng rất tự nhiên trong khi ví von, so sánh. Có thể người ta gởi lầm Bụt là ông Địa chăng? Ông Địa thì bao giờ cũng ngồi phơi cả rốn ra – không biết có đau bụng không? – miệng lúc nào cũng cười toe toét, chẳng hiểu thích thú cái gì. Vì cớ ấy nên hễ ai cười rộng miệng quá thì bị ban cho chữ cười toe toét như ông Địa! Có lẽ trong tất cả thần thánh mà người Việt tôn thờ chỉ có ông Địa là cười vui đáo để mà thôi nên ông hay bị đem ra trêu chọc, đùa bỡn nhiều nhất…
Cười giòn tan là tiếng cười hết sức tự nhiên, nó biểu lộ sự khoái trá tột cùng. Cười giòn tan thật ra cũng chỉ là một tiếng rất rộng nghĩa, nó bao gồm những tiếng cười khác ngụ một ý thích thú hồn nhiên chứ không gượng ép. Nhiều người cùng cười giòn thì người ta nói là cười dòn như pháo nổ, tiếng cười lúc đó cứ rào rào lên như pháo giao thừa ấy.
Cười reo lên, cười hồn nhiên là tiếng cười của mấy đứa bé con hay đôi khi, còn để chỉ tiếng cười của những cô gái khi gặp điều gì thích thú, vừa lòng. Trẻ con còn có thêm giọng cười khúc khích nữa. Tuy vậy, để chỉ tiếng của một nhóm đôi ba người đang nói lén hay đang trêu ngầm một nhóm đôi ba người đứng đó không xa lắm người ta cũng dùng chữ cười khúc khích. Nhỏ hơn và nhộn hơn thì lại là cười rinh rích cười rúc rích. Thú vị quá, không đè nén nổi thì bật lên cười sặc sụa, cười như nắc nẻ, cười ầm ĩ như phá làng phá chợ.
Cười khanh khách cũng đồng nghĩa như cười hăng hắc nhưng hai cái cười này thường thì không được tự nhiên và chủ đích của tiếng cười một phần cũng để làm vừa ý người đối diện. Cười trong trẻo như tiếng chuông ngân thì có thể gọi là cười sang sảng hay cười rổn rảng, ai có cái giọng cười này thì người đó ắt phải có phổi tốt và tiếng nói tốt lắm vì đồng thời với cười sang sảng còn có nói sang sảng nữa. Tiếng mới bây giờ do các ông nhà báo vừa khai sinh là cười tồ tồ như… nước chảy. Nghe qua thì có hơi dơ dáy và rẻ tiền thật. Đi kèm với tiếng ấy người ta có thành ngữ: Vén môi cười tồ tồ.
Cười khoái trá quá độ hay cười khoái chí tử thì lại là cười đỏ cả mặt, cười lăn lộn, cười sằng sặc như bị ai bóp cổ hay cười ằng ặc như lợn bị chọc tiết… Đồng nghĩa với cười lăn lộn ta lại có tiếng cười bò lê, cười bò kềnh hay bò càng, cười quay cu lơ chổng bốn vó lên trời. Những cái cười đó gọi chung là cười trửng giỡn, cười đủ mỡ, cười nghe có vẻ mát da mát thịt lắm.
Cười như điên là để chỉ cười nhiều lắm, cười nổi đình nổi đám thì cũng vậy nhưng tả chân hơn, có người còn gọi là cười đổ ly nước. Từ bé đến lớn, tác giả chưa hề thấy ai có cái cười đến đổ ly nước cả. Cười làm rung động mặt nước trong ly thì có nhưng đâu chỉ một lần khi người cười đặt miệng gần miệng ly rượu. Nhưng biết đâ đó vì là hơi thở của y chăng?
Cười nhiều quá đến thất thanh là cười lạc giọng, cười chảy nước mắt, cười ngất, cười ngoác mồm ra. Cười ngất còn đi với thành ngữ là ôm bụng cười ngất. Diễn tả hành động ôm bụng cười ngất ấy người mình còn có tiếng nói là cười ngặt nghẽo, cười gục đầu gục cổ, cười bật cả người ra sau. Nếu rủi ro ghế không có thành dựa hay không có ai đỡ thì lại là cười té ngửa, cười ngã bổ chửng, cười lăn lông lốc v.v… Cười như thế thì quả là hả hê, quả là đáng đồng tiền bát gạo nuôi cho lớn thật!
Cười lâu quá thì sẽ bị chửi cho là thứ đồ gì mà cười dai như giẻ rách, cười dai nhách như đỉa đói. Dùng chữ nhẹ nhàng êm ái hơn thì là cười liên tu bất tận, cười mê man như bị quỷ ám, cười quên thôi, cười như lên đồng lên bóng thì cũng có nghĩa như vậy. Nhưng coi chừng, cười quá thì mệt lắm và có thể bị nghẹn thở được. Ở Phi châu, một vài sắc dân hay mắc phải một chứng bệnh kỳ quặc là cười, cười mãi, cười đến độ tắt tiếng đến ngộp thở và… về Giời luôn.
Người mình mà cười nhiều quá thì khi nín cười hay im cười rồi thường thở phào nhẹ nhõm: “Gớm, tao cười đến lộn cả ruột”. Cười nôn ruột là một điều rất nguy hiểm, nó làm ta cảm thấy mệt nhọc vô cùng có lẽ là bị hụt hơi. Người miền Nam thay chữ cười nôn ruột bằng cười đau bụng, cười quặn ruột, cười phát thốn hay cười bể bụng – mấy anh Ba hủ tíu nhai lại là cười pể pụng, pể pụng… - Người Bắc đôi khi còn thay tiếng cười nôn ruột bằng cười ù cả tai, cười nghẹn thở, cười chóng vánh mặt mày, cười đến xây xẩm, cười đến nỗi thấy trời đất quay cuồng mù tịt chả biết mô tê gì nữa…
Nhiều người có hàm răng đẹp, cười chỉ với mục đích là khoe răng cho người khác thấy, cười như rứa là cười khoe răng, ra cái bộ ta có hàm răng đều và đẹp lắm – điển hình nhất là cái cười bất hủ của chú chà Hynos – Nhưng cũng phải cẩn thận, gặp người có cảm tình với mình thì không sao chứ rủi gặp đứa khốn nạn thối mồm nói lại tán cho là: “Thằng cha thấy tởm quá, cười răng cả rổ ấy!”. Răng mà cả rổ thì cũng hơi quá, nhẹ hơn thì nó lại gọi là cười gì mà phơi cả răng cấm răng hàm ra thấy mà ghê. Danh từ thích hợp nhất mà người ta dùng để gọi tên cái cười lởm chởm ấy là nụ cười ấp chiến lược. Răng đẹp thì khoe răng ra mới có người ngắm và mình mới hả dạ, chứ loại răng hàng rào ấp chiến lược, răng bừa cào hay loại răng cải mả vàng bợn thì ai mà dám nhìn. Mới liếc không cũng đủ giãy lên đành đạch rồi, ngắm với nghía cái nỗi gì? Trước kia, người ta có cái mốt bịt mỗi một chiếc răng vàng – răng chó ở một bên miệng – để lâu lêu khè ra một cái làm duyên với đời chơi cho vui. Tiếc rằng mấy lúc sau này, mốt bịt răng vàng duyên bị chìm dần chứ nếu không thì có lẽ còn nhiều màn đau tim hy hữu và chữ cười trong ngôn ngữ Việt Nam may ra được thêm vài chữ nữa chứ chẳng chơi…
Cười là một điều tốt, nó là một liều thuốc bổ làm cho ta thấy tươi tắn và yêu đời hơn, nhưng cũng đừng vì vậy mà lạm dụng cái cười. Thú vật không có con nào là biết cười cả, vậy con người biết cười phải cười cho đúng chỗ. Người mà đụng đâu cười đó thì bị mắng cho là cười vô duyên, cười lãng nhách, cười lãng xẹt, cười không phải chỗ, cười vô lối. Vì không đáng cười cũng cười nên lắm khi nụ cười thành sượng sùng, tiếng cười thành lạt lẽo khó nghe. Lúc cần tiếng cười để tăng thêm phần giá trị của câu nói lại không cười, lúc cần nghiêm trang thì lại muốn phì cười, ấy là cười vô ý thức. Dân ta có câu “Vô duyên chưa nói đã cười” là vậy. Chọc cho người khác cười mà người ta không cười thì thành cười gượng, cười ngượng nghịu, mắc cỡ…
Cũng trong cái cười vô ý thức, người không biết giữ gìn khi khoái trá thì bật cười lên như khùng, cười văng nước bọt vào đầy người đối diện, làm cho họ phải ghê tởm và rủa thầm là thứ đồ cười không ý không tứ gì hết. Gặp hạng người này khi nói chuyện với nó thì phải nhớ mặc áo mưa, đội mũ tử tế kẻo ướt cả áo quần rồi lại ho, hen, sài, đẹn thì khốn!
Cười sái mùa, cười lộn ngõ cũng cùng một nghĩa là cười sai chỗ, cười trật búa, cười hả hê là ci đến mức đã đời, cười rồi thấy khoan dung trong lòng, thấy đáng tiền đáng gạo quá. Đôi khi dùng ép người ta cũng có cười no nê, cười hả dạ thay cho chữ cười hả hê đã tương đối cũ.
Cười ha hả là tiếng cười biểu lộ sự thích thú của các cụ già ngồi rung đùi, ngâm thơ, uống rượu. Kể chuyện con cháu, các cụ cũng cười hà hà để tỏ ý yêu thương dễ dãi.
Cười hí hởn cũng là vui mà có; loại cười này thường thấy nở trên mặt của mấy cậu bé con được mẹ cho quà, thích chí lắm. Nhiều nơi còn gọi là cười hí hửng, cười cẩng mặt lên như khỉ phải gió ấy! Cười thoả mãn là tiếng cười biểu lộ sự vừa ý, nó cũng đồng nghĩa với cười hài lòng, cười khoan khoái, cười sung sướng, cười mãn nguyện. Khi đó, đương sự vui vẻ lắm, mồm cười tươi tắn, cười tươi như hoa mõm chó í mà. Mặt bấy giờ rạng rỡ hẳn lên, ấy là cười rạng rỡ.
Được ai kể cho nghe chuyện gì bí mật mà bấy lâu nay hằng ao ước thì lại cười thích thú. Cười thích thú thì cũng tùy người, có khi nó chỉ là những nụ cười thoáng qua và có khi nó là cả một trận cười trời long đất lở không chừng.
Trở về với những cái cười rung nhà chuyển núi, người ta có thành ngữ cười như vượn trên rừng hay cười như đười ươi sở thú. Cả hai tiếng đều được dùng để chỉ tiếng cười không có khuôn phép, tiếng cười vừa dài dằng dặc lại vừa ầm ầm như sấm dậy của mấy tay anh hùng đứng bến gặp điều gì hài lòng thích thú.
Trầm Thanh Hùng
Trong tiểu luận “Nói nghĩa là gì?” đăng trong Văn – Nghiên cứu và Phê bình Văn học – tập 1, nhà văn Lê Văn Siêu đã định nghĩa tổng quát tiếng nói như sau:
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />“Nói là cái cách dùng những lời như những phương tiện để diễn tình và ý của mình trong cuộc sống” [1] .
Như vậy, nói là một hình thức rất quan trọng để diễn tả, để trình bày hay để giảng giải cái ý nghĩ, tư tưởng, sở học của mình cho những người xung quanh hiểu, hoặc thông cảm đối đáp với mình.
Thường thường, để nhấn mạnh, để làm đậm nét và để gây một ấn tượng trong đầu óc của người đối diện, ta thường chua thêm một tiếng cười kèm trước hay sau câu ta nói. Cố nhiên, tùy theo từng trường hợp một, cái cười có thể làm cho người ta khoái trá hơn, vui hơn và cũng có thể làm cho người ta căm giận, sôi máu hơn…
Tiếng nói bộc lộ “trắng” ý tưởng của người nói nhưng cái cười nó không rõ rệt, sáng sủa như tiếng nói. Nó đòi hỏi người đón nhận cái cười ấy phải mất một thời gian hoặc ngắn vài giây hoặc dài đến vài năm hay có thể, cả đời nữa để mà hiểu rõ những cái nghĩa sâu sắc và cốt yếu của nó. Tiếng nói có một bề sâu vô cùng thì tiếng cười khi đi với tiếng nói cũng có một chiều diễn tả – gồm nhiều mặt – ra đến vô hạn.
Phạm vi của cái cười đã vô chừng và đối với dân tộc Việt thì nó lại càng dồi dào phong phú hơn nữa: nó là cái kết quả âm ỉ, không ai ngờ đến trong suốt ba, bốn ngàn năm xây dựng và kiến tạo văn hiến, văn học.
Trở về với những bề mặt mênh mông của cái cười Việt, ta nhận xét thấy điều này: cười không hẳn là kết quả của một trạng thái vui tươi trong tâm hồn mà nó còn là kết quả của vô số những trạng thái rung động khác của lý trí, tư tưởng con người nữa.
Vui thì cười, đó là lẽ tự nhiên của trời đất, thế mà buồn cũng cười, hả hê thoảmãn cũng cười, bị đè nén bóc lột cũng cười, tức giận cũng cười, sung sướng hài lòng cũng cười, đau khổ chán chường cũng cười, khinh bỉ ngạo mạn hay kính phục cũng cười nốt.
Nhưng cái cười của người Việt ta không phải lối cười mà Nguyễn Văn Vĩnh đã cho rằng “người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì mà dở cũng hì, quấy cũng hì, phải cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang”. Mà là cái hì trong đó nó ẩn náu, nó tiềm tàng cả một khối những ý nghĩ thâm trầm, sâu sắc và tế nhị vô cùng chứ không vô bổ và vô ý thức như Nguyễn tiên sinh đã nghĩ. Và nếu nhận xét kỹ, ta sẽ thấy những cái cười vô bổ vô ý thức đó nó chỉ là một cái gì bé nhỏ lạc lõng trong làng cười của người Việt mình.
Chủ đích của tác giả không phải là quay bề mặt của cái cười về phương diện triết học hay văn học mà chỉ dụng tâm nêu ra một số những ý nghĩ mở đầu, lôi kéo dần đến việc tìm xét từng ý nghĩa một của cái cười Việt Nam, vì vấn đề tra khảo những cái cười trên phương diện triết học này đã được nhà văn Vũ Đình Lưu đem ra bàn rất tỉ mỉ trước kia rồi [2] .
Vì tính cách bao la rộng rãi của cái cười nên để dễ suy nghĩ và dễ cho độc giả theo dõi, chúng tôi sẽ lần lượt phanh phui cái cười trên những phương diện khác nhau và những hình thức khác nhau mà độc giả sẽ xem dưới đây.
A. Cười vì vui
Vui vẻ, thích thú thì tất phải cười. Điều đó không ai hiểu nổi và cũng không giải thích được tại sao. Vui thì tự nhiên hai bên miệng từ từ kéo dài ra và chúng ta cười. Cười như vậy là cười vui vẻ, nó tô điểm cho gương mặt thêm nét rạng rỡ và tươi tắn và khiến cho người đối diện chưa cười cũng phải cười theo. Người nào tính tính ít nói, nghiêm trang, thì khi gặp vui như vậy cũng sẽ cười, cái cười đó là cười kín đáo, ngược lại với cười kín đáo là cười xô bồ, cười phá lên ầm ầm, cười ha hả. Vui sướng đột ngột hay thích thú quá vì một câu châm biếm hay thì là cười rú lên hay cười ré lên, phá lên cười, cười rộ lên, cười ồ. Yên lặng hơn nhưng cũng không kém phần thích thú là phì cười, bật cười.
Cười vì thích thì tiếng cười tự nhiên lắm, nó sẽ là cười ầm ầm, cười dậy trời dậy đất, cười tróc nóc nhà, cười như trốt hốt, cười như vũ bão. Cười như vậy làm cho những người ngoài cuộc cũng vui lây mà cười theo. Dân mình có câu “hiền như bụt cũng phải cười” để chỉ những cái cười nhộn nhịp, ồn ào ghê lắm. Không biết đã có ai thấy Bụt cười bao giờ chưa nhưng thành ngữ trên chứng tỏ người Việt cũng rất tự nhiên trong khi ví von, so sánh. Có thể người ta gởi lầm Bụt là ông Địa chăng? Ông Địa thì bao giờ cũng ngồi phơi cả rốn ra – không biết có đau bụng không? – miệng lúc nào cũng cười toe toét, chẳng hiểu thích thú cái gì. Vì cớ ấy nên hễ ai cười rộng miệng quá thì bị ban cho chữ cười toe toét như ông Địa! Có lẽ trong tất cả thần thánh mà người Việt tôn thờ chỉ có ông Địa là cười vui đáo để mà thôi nên ông hay bị đem ra trêu chọc, đùa bỡn nhiều nhất…
Cười giòn tan là tiếng cười hết sức tự nhiên, nó biểu lộ sự khoái trá tột cùng. Cười giòn tan thật ra cũng chỉ là một tiếng rất rộng nghĩa, nó bao gồm những tiếng cười khác ngụ một ý thích thú hồn nhiên chứ không gượng ép. Nhiều người cùng cười giòn thì người ta nói là cười dòn như pháo nổ, tiếng cười lúc đó cứ rào rào lên như pháo giao thừa ấy.
Cười reo lên, cười hồn nhiên là tiếng cười của mấy đứa bé con hay đôi khi, còn để chỉ tiếng cười của những cô gái khi gặp điều gì thích thú, vừa lòng. Trẻ con còn có thêm giọng cười khúc khích nữa. Tuy vậy, để chỉ tiếng của một nhóm đôi ba người đang nói lén hay đang trêu ngầm một nhóm đôi ba người đứng đó không xa lắm người ta cũng dùng chữ cười khúc khích. Nhỏ hơn và nhộn hơn thì lại là cười rinh rích cười rúc rích. Thú vị quá, không đè nén nổi thì bật lên cười sặc sụa, cười như nắc nẻ, cười ầm ĩ như phá làng phá chợ.
Cười khanh khách cũng đồng nghĩa như cười hăng hắc nhưng hai cái cười này thường thì không được tự nhiên và chủ đích của tiếng cười một phần cũng để làm vừa ý người đối diện. Cười trong trẻo như tiếng chuông ngân thì có thể gọi là cười sang sảng hay cười rổn rảng, ai có cái giọng cười này thì người đó ắt phải có phổi tốt và tiếng nói tốt lắm vì đồng thời với cười sang sảng còn có nói sang sảng nữa. Tiếng mới bây giờ do các ông nhà báo vừa khai sinh là cười tồ tồ như… nước chảy. Nghe qua thì có hơi dơ dáy và rẻ tiền thật. Đi kèm với tiếng ấy người ta có thành ngữ: Vén môi cười tồ tồ.
Cười khoái trá quá độ hay cười khoái chí tử thì lại là cười đỏ cả mặt, cười lăn lộn, cười sằng sặc như bị ai bóp cổ hay cười ằng ặc như lợn bị chọc tiết… Đồng nghĩa với cười lăn lộn ta lại có tiếng cười bò lê, cười bò kềnh hay bò càng, cười quay cu lơ chổng bốn vó lên trời. Những cái cười đó gọi chung là cười trửng giỡn, cười đủ mỡ, cười nghe có vẻ mát da mát thịt lắm.
Cười như điên là để chỉ cười nhiều lắm, cười nổi đình nổi đám thì cũng vậy nhưng tả chân hơn, có người còn gọi là cười đổ ly nước. Từ bé đến lớn, tác giả chưa hề thấy ai có cái cười đến đổ ly nước cả. Cười làm rung động mặt nước trong ly thì có nhưng đâu chỉ một lần khi người cười đặt miệng gần miệng ly rượu. Nhưng biết đâ đó vì là hơi thở của y chăng?
Cười nhiều quá đến thất thanh là cười lạc giọng, cười chảy nước mắt, cười ngất, cười ngoác mồm ra. Cười ngất còn đi với thành ngữ là ôm bụng cười ngất. Diễn tả hành động ôm bụng cười ngất ấy người mình còn có tiếng nói là cười ngặt nghẽo, cười gục đầu gục cổ, cười bật cả người ra sau. Nếu rủi ro ghế không có thành dựa hay không có ai đỡ thì lại là cười té ngửa, cười ngã bổ chửng, cười lăn lông lốc v.v… Cười như thế thì quả là hả hê, quả là đáng đồng tiền bát gạo nuôi cho lớn thật!
Cười lâu quá thì sẽ bị chửi cho là thứ đồ gì mà cười dai như giẻ rách, cười dai nhách như đỉa đói. Dùng chữ nhẹ nhàng êm ái hơn thì là cười liên tu bất tận, cười mê man như bị quỷ ám, cười quên thôi, cười như lên đồng lên bóng thì cũng có nghĩa như vậy. Nhưng coi chừng, cười quá thì mệt lắm và có thể bị nghẹn thở được. Ở Phi châu, một vài sắc dân hay mắc phải một chứng bệnh kỳ quặc là cười, cười mãi, cười đến độ tắt tiếng đến ngộp thở và… về Giời luôn.
Người mình mà cười nhiều quá thì khi nín cười hay im cười rồi thường thở phào nhẹ nhõm: “Gớm, tao cười đến lộn cả ruột”. Cười nôn ruột là một điều rất nguy hiểm, nó làm ta cảm thấy mệt nhọc vô cùng có lẽ là bị hụt hơi. Người miền Nam thay chữ cười nôn ruột bằng cười đau bụng, cười quặn ruột, cười phát thốn hay cười bể bụng – mấy anh Ba hủ tíu nhai lại là cười pể pụng, pể pụng… - Người Bắc đôi khi còn thay tiếng cười nôn ruột bằng cười ù cả tai, cười nghẹn thở, cười chóng vánh mặt mày, cười đến xây xẩm, cười đến nỗi thấy trời đất quay cuồng mù tịt chả biết mô tê gì nữa…
Nhiều người có hàm răng đẹp, cười chỉ với mục đích là khoe răng cho người khác thấy, cười như rứa là cười khoe răng, ra cái bộ ta có hàm răng đều và đẹp lắm – điển hình nhất là cái cười bất hủ của chú chà Hynos – Nhưng cũng phải cẩn thận, gặp người có cảm tình với mình thì không sao chứ rủi gặp đứa khốn nạn thối mồm nói lại tán cho là: “Thằng cha thấy tởm quá, cười răng cả rổ ấy!”. Răng mà cả rổ thì cũng hơi quá, nhẹ hơn thì nó lại gọi là cười gì mà phơi cả răng cấm răng hàm ra thấy mà ghê. Danh từ thích hợp nhất mà người ta dùng để gọi tên cái cười lởm chởm ấy là nụ cười ấp chiến lược. Răng đẹp thì khoe răng ra mới có người ngắm và mình mới hả dạ, chứ loại răng hàng rào ấp chiến lược, răng bừa cào hay loại răng cải mả vàng bợn thì ai mà dám nhìn. Mới liếc không cũng đủ giãy lên đành đạch rồi, ngắm với nghía cái nỗi gì? Trước kia, người ta có cái mốt bịt mỗi một chiếc răng vàng – răng chó ở một bên miệng – để lâu lêu khè ra một cái làm duyên với đời chơi cho vui. Tiếc rằng mấy lúc sau này, mốt bịt răng vàng duyên bị chìm dần chứ nếu không thì có lẽ còn nhiều màn đau tim hy hữu và chữ cười trong ngôn ngữ Việt Nam may ra được thêm vài chữ nữa chứ chẳng chơi…
Cười là một điều tốt, nó là một liều thuốc bổ làm cho ta thấy tươi tắn và yêu đời hơn, nhưng cũng đừng vì vậy mà lạm dụng cái cười. Thú vật không có con nào là biết cười cả, vậy con người biết cười phải cười cho đúng chỗ. Người mà đụng đâu cười đó thì bị mắng cho là cười vô duyên, cười lãng nhách, cười lãng xẹt, cười không phải chỗ, cười vô lối. Vì không đáng cười cũng cười nên lắm khi nụ cười thành sượng sùng, tiếng cười thành lạt lẽo khó nghe. Lúc cần tiếng cười để tăng thêm phần giá trị của câu nói lại không cười, lúc cần nghiêm trang thì lại muốn phì cười, ấy là cười vô ý thức. Dân ta có câu “Vô duyên chưa nói đã cười” là vậy. Chọc cho người khác cười mà người ta không cười thì thành cười gượng, cười ngượng nghịu, mắc cỡ…
Cũng trong cái cười vô ý thức, người không biết giữ gìn khi khoái trá thì bật cười lên như khùng, cười văng nước bọt vào đầy người đối diện, làm cho họ phải ghê tởm và rủa thầm là thứ đồ cười không ý không tứ gì hết. Gặp hạng người này khi nói chuyện với nó thì phải nhớ mặc áo mưa, đội mũ tử tế kẻo ướt cả áo quần rồi lại ho, hen, sài, đẹn thì khốn!
Cười sái mùa, cười lộn ngõ cũng cùng một nghĩa là cười sai chỗ, cười trật búa, cười hả hê là ci đến mức đã đời, cười rồi thấy khoan dung trong lòng, thấy đáng tiền đáng gạo quá. Đôi khi dùng ép người ta cũng có cười no nê, cười hả dạ thay cho chữ cười hả hê đã tương đối cũ.
Cười ha hả là tiếng cười biểu lộ sự thích thú của các cụ già ngồi rung đùi, ngâm thơ, uống rượu. Kể chuyện con cháu, các cụ cũng cười hà hà để tỏ ý yêu thương dễ dãi.
Cười hí hởn cũng là vui mà có; loại cười này thường thấy nở trên mặt của mấy cậu bé con được mẹ cho quà, thích chí lắm. Nhiều nơi còn gọi là cười hí hửng, cười cẩng mặt lên như khỉ phải gió ấy! Cười thoả mãn là tiếng cười biểu lộ sự vừa ý, nó cũng đồng nghĩa với cười hài lòng, cười khoan khoái, cười sung sướng, cười mãn nguyện. Khi đó, đương sự vui vẻ lắm, mồm cười tươi tắn, cười tươi như hoa mõm chó í mà. Mặt bấy giờ rạng rỡ hẳn lên, ấy là cười rạng rỡ.
Được ai kể cho nghe chuyện gì bí mật mà bấy lâu nay hằng ao ước thì lại cười thích thú. Cười thích thú thì cũng tùy người, có khi nó chỉ là những nụ cười thoáng qua và có khi nó là cả một trận cười trời long đất lở không chừng.
Trở về với những cái cười rung nhà chuyển núi, người ta có thành ngữ cười như vượn trên rừng hay cười như đười ươi sở thú. Cả hai tiếng đều được dùng để chỉ tiếng cười không có khuôn phép, tiếng cười vừa dài dằng dặc lại vừa ầm ầm như sấm dậy của mấy tay anh hùng đứng bến gặp điều gì hài lòng thích thú.
Comment