• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Vĩnh biệt một nhân cách lớn

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Vĩnh biệt một nhân cách lớn

    Vĩnh biệt một nhân cách lớn


    Người từng vinh dự đoạt giải Nobel về Hòa bình năm 1984, tổng giám mục Nam Phi Desmond Tutu đã tổ chức một buổi lễ vinh danh nữ ca sĩ đồng hương quá cố Miriam Makeba.
    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Bà Miriam Makeba qua đời ngày 10/11, thọ 76 tuổi, sau khi tham gia trình diễn tại buổi hòa nhạc ủng hộ nhà văn Roberto Saviano, người đang bị mafia Ý đe dọa tính mạng do đã có tác phẩm lột trần tội ác xấu xa của chúng. Suốt những năm tháng cuộc đời, “Mẹ Châu Phi” (Mama Africa – tên gọi quen thuộc của Miriam Makeba) đã đấu tranh vì quyền con người bằng chính giọng ca của mình. Và dưới đây là bài phát biểu của tổng giám mục Desmond Tutu dành để tưởng niệm bà.

    Nam Phi đang phải trải qua những ngày buồn. Sự qua đời của Miriam Makeba thực sự là một cú sốc đối với riêng tôi cũng như toàn thể dân tộc. Chỉ còn lại một cảm giác sụp đổ. Tưởng chừng như người dân Nam Phi là những con người không bao giờ biết đến sự sụp đổ hay cái chết, và “Mẹ Châu Phi” cũng là một người như vậy. Chúng tôi tin bà vẫn luôn ở bên cạnh chúng tôi và sẽ mãi là như thế. Vậy mà giờ đây, đất nước này đã mất đi một nhân cách lớn.

    Lần đầu tiên tôi gặp Miriam Makeba là vào năm 1959. Lúc đó, bà vẫn còn trẻ nhưng đã là một ngôi sao sáng, từng hát chung với nhóm Manhattan Brothers và Skylarks. Tôi vẫn còn nhớ, trong vở nhạc kịch King Kong, Makeba đã hát một bản balade mang tên Back of the Moon. Bài hát không nói về ánh trăng mà về một quán bar bí mật.

    Chính vở diễn đó đã đưa bà vươn ra thế giới, đến với Luân Đôn rồi nước Mỹ, nơi bà được nghệ sĩ da đen Harry Belafonte, người nổi tiếng với vai trò là người tranh đấu cho dân quyền và những hoạt động xã hội tại Mỹ nâng đỡ. Chưa được công chúng biết đến nhiều nên bước đầu Makeba cần có một người đỡ đầu như Belafonte; nhưng sau đó, với những thành công liên tiếp đạt được qua các ca khúc như Qongqothwane, Makeba đã tự tạo dựng được tên tuổi bằng chính tài năng của mình.

    Trong những năm 60, Makeba đã bị buộc phải đi sống lưu vong sau khi tên của bà xuất hiện trong một tài liệu về chế độ kỳ thị chủng tộc Apartheid. Nhiều người trong số chúng tôi khi đó đang ở tại Nam Phi đã rất buồn khi phải chứng kiến sự ra đi của một tài năng như bà, nhưng sau đó nhiều người khác cũng đã phải rời khỏi đất nước bởi không còn lựa chọn nào khác.

    Nhưng sự ra đi của những con người như Miriam, Oliver Tambo hay Thabo Mbeki đã chứng tỏ cho cả thế giới biết rằng chúng tôi không phải là những kẻ ăn thịt người, rằng chúng tôi vẫn đang đứng trên hai chân và mặc quần mặc áo. Điều đó hoàn toàn trái ngược với hình ảnh mà chủ nghĩa Apartheid vẫn luôn thêu dệt về dân tộc tôi.

    Mặc dù đứng trước nhiều chướng ngại, nhưng Miriam Makeba đã đưa tên tuổi mình vượt qua biên giới Nam Phi thông qua tiếng nói diệu kỳ của bà. Và Makeba đã trở thành một trong những chiến sĩ tiên phong trong phong trào chiến đấu chống chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc Apartheid.

    Năm 1963, với bài phát biểu trước Ủy ban chống chủ nghĩa Aparthied của Liên hợp quốc, Makeba đã nhận được sự ủng hộ không ngờ từ phía cộng đồng quốc tế. Toàn thể cử tọa đều tỏ ra ngạc nhiên khi được nghe bài phát biểu đầy thuyết phục, nhất quán và thông minh đến thế. Cùng với những người khác, Makeba đã làm lộ rõ sự ngu ngốc tột cùng của chủ nghĩa Aparthied.

    Bà đã góp phần hướng sự quan tâm của thế giới đến với số phận đau khổ của dân tộc mình, và những ai đã có lần gặp bà đều cảm nhận được ở bà một con người quyến rũ, vui vẻ và luôn nhìn vào mắt người đối diện khi trò chuyện. Khi so sánh thực tế đó với những gì Apartheid thêu dệt về dân tộc chúng tôi, họ đã thực sự hiểu vì sao nên ủng hộ phong trào chống chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc này.

    Mặc dù không phải là một nhân vật chính trị nhưng chỉ riêng sự xuất hiện của bà cũng đã đủ là một tuyên ngôn chính trị. Cách đây vài năm, tôi đã có dịp gặp Makeba tại một buổi lễ trao giải ở Thụy Điển. Tiếng nói của bà đã làm nóng cả hội trường. Trên sân khấu, bà vẫn còn tỏ ra rất linh hoạt mặc dù đã ở vào cái tuổi mà đối với phần lớn những người trong chúng ta thì có lẽ đã phải “thương lượng” với cơ thể mình để nó chịu hoạt động.
    Khó ai có thể nghĩ rằng bà đã ở tuổi lục tuần bởi trông bà vẫn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống với vẻ nhiệt thành tuyệt vời và cũng rất dịu dàng, quyến rũ.

    Trong vòng hơn 30 năm, “Mẹ Châu Phi” đã phải sống cuộc đời lưu vong xa nhà, nhưng sẽ không bao giờ tôi quên được vẻ hấp tấp, nóng lòng của bà trong chuyến quay trở về Nam Phi khi tình hình đất nước đã có nhiều biến chuyển lạc quan hơn. Và tôi biết rằng Makeba cũng ủng hộ cho chiến thắng của ông Barack Obama bởi đó chính là hiện thân của “khoảnh khắc Mandela”, của niềm hy vọng ngập tràn và cũng chính là thành công mà Miriam Makeba dành cho dân tộc Nam Phi, đó là dấu hiệu chứng tỏ rằng sự thay đổi hay nói đúng hơn là một sự thay đổi tích cực là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

    Có lẽ khi đó, Miriam Makeba sẽ nhảy lên vì vui sướng và reo to: “Ôi chúa ơi, con hạnh phúc làm sao!”

    (Nguồn Courrier International)
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom