Vài nét về người Mỹ bản xứ - Nhân ngày Thanksgiving
Vào tuần lễ thứ ba của tháng 11 hàng năm, người Hoa Kỳ lại nô nức chuẩn bị đón mừng lễ Thanksgiving để nhớ lại bữa ăn mừng mùa thu hoạch
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />đầu tiên của những người di dân Âu Châu tại Tân Thế Giới. Sự thành công bước đầu trong việc sinh tồn tại một mảnh đất mới của người gốc Âu Châu không thể không kể đến tác động của những thổ dân hay các bộ lạc da đỏ, được biết đến là những người đầu tiên có mặt tại Mỹ.
Tại Hoa Kỳ, người da đỏ thường được gọi với nhiều danh từ: Native American, Indian American, Amerindian, hay Original American. Ðây là những nhóm người được lịch sử ghi nhận là có mặt đầu tiên tại Bắc Mỹ. Họ có nhiều nguồn gốc khác nhau và sống thành từng bộ lạc rải rác khắp nơi với nếp sống du mục. Do đó, các bộ lạc người da đỏ đều dùng thổ ngữ riêng và có những tập tục riêng. Không chỉ người da đỏ có mặt tại Mỹ từ lâu đời mà tại Hoa Kỳ còn có một số nhóm thổ dân khác cư ngụ tại tiểu bang giá lạnh Alaska hay tiểu bang ấm áp Hawaii. Trong nhóm thổ dân tại Alaska, người Eskimo được thế giới biết đến nhiều nhất. Riêng tại Hawaii, hai nhóm thổ dân có mặt đầu tiên là Kanaka Maoli và Kanaka Oiwi.
Theo lịch sử ghi nhận, nhóm thổ dân da đỏ đầu tiên gặp đoàn thám hiểm của Christopher Columbus vào năm 1492 là bộ lạc Taino. Nhóm người này đã tỏ ra thân thiện với đoàn thám hiểm nhưng đã trở thành đối nghịch về sau do có một số mâu thuẫn. Tuy nhiên, sự xung đột giữa người da đỏ và nhóm người mới không phải là lý do duy nhất khiến cho dân số người da đỏ giảm đi đáng kể sau khi có sự hiện diện của người Âu Châu. Một số bộ lạc da đỏ đã bị tuyệt chủng vì người Âu Châu mang theo một số bệnh mà người thổ dân không có phương tiện y dược để chống đỡ. Ðậu mùa là một trong những căn bệnh làm chết khá nhiều người trong các bộ lạc da đỏ; chỉ trong hai năm, từ 1617 đến 1619, đã có 90% người thổ dân da đỏ tại bang Massachusetts bị thiệt mạng vì căn bệnh này.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa người da đỏ và người da trắng đã khiến cho các bộ lạc da đỏ dần dần mất đi các phần lãnh thổ của họ. Trong thế kỷ 19, tổng thống Andrew Jackson và quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật Di Dời 1830 (Removal Act), cho phép tổng thống ký hiệp ước với người da đỏ lấy phần đất phía đông của con sông Mississippi và trao đổi cho phần đất phía tây của con sông. Kết quả là trên 100,000 người da đỏ đã phải di chuyển về phía Tây. Theo hiệp ước, sự di chuyển của dân da đỏ là hoàn toàn thiện nguyện, nhưng trên thực tế, các tù trưởng của những bộ lạc da đỏ đã gặp rất nhiều áp lực trong việc ký hiệp ước và sự di chuyển ra khỏi phần đất có mồ mả tổ tiên không phải là ước nguyện của nhiều bộ lạc da đỏ. Chính vì vậy mà nhiều bộ lạc da đỏ, điển hình là bộ lạc Cherokee, đã bị cưỡng bách phải di dời, kết quả đã làm thiệt mạng gần bốn ngàn người thuộc bộ lạc này. Do đó, sự di chuyển của người da đỏ vượt sông Mississippi còn được nhắc đến với tên gọi "Trail of Tears".
Trải qua nhiều năm với các cuộc chạm trán giữa quân đội Hoa Kỳ và người dân da đỏ bản xứ, chính sách đối đãi với người da đỏ của Hoa Kỳ dần dần được cải thiện. Vào cuối thế kỷ 19, trong nỗ lực giúp người da đỏ hội nhập vào cuộc sống của xã hội tây phương, các nhà cải cách đã có chủ trương mở trường học cho trẻ em người da đỏ. Những trường này thường do các dòng tu Thiên Chúa Giáo thành lập. Tuy nhiên, song song với việc nâng cao dân trí, việc mở trường cũng còn có mục đích khuyến khích trẻ em da đỏ thay thế các giá trị văn hóa của người da đỏ bằng văn hóa Âu-Mỹ cũng như sống đạo Thiên Chúa Giáo thay vì các tôn giáo của người bản xứ. Ðạo luật cho người da đỏ vào quốc tịch được ban hành vào năm 1924 (The Indian Citizenship Act) cho phép người da đỏ được trở thành công dân Hoa Kỳ. Ðạo luật này được ban ra vì có những sự hy sinh của các người lính da đỏ trong Thế Chiến Thứ Nhất cũng như sự hội nhập của các bộ lạc da đỏ vào dòng chính ngày càng gia tăng.
Hiện nay có khoảng 561 bộ lạc da đỏ được chính quyền liên bang công nhận. Những bộ lạc da đỏ này có quyền tự lập chính phủ riêng. Khi những bộ lạc lập chính phủ riêng, họ được chính phủ Hoa Kỳ cho họ quyền tự lập hay áp dụng các luật riêng về dân sự cũng như hình sự, luật thuế, luật cấp giấy phép cho các sinh hoạt trong bộ tộc và cả luật trục xuất một người nào đó ra khỏi cộng đồng da đỏ. Họ cũng có quyền được xác nhận những sản phẩm nghệ thuật và thủ công nghệ là đặc trưng của người da đỏ và có quyền thu lợi nhuận trên những sản phẩm đó. Ngoài ra, họ còn được quyền xin trợ cấp tài chánh của chính phủ từ các ngân khoản dành riêng cho người da đỏ. Tuy nhiên, các bộ lạc da đỏ này cũng bị một số giới hạn khi họ điều hành chính quyền riêng của họ. Quyền của các bộ lạc da đỏ được chính phủ liên bang công nhận cũng giống như quyền lực của một tiểu bang, có nghĩa là các bộ lạc da đỏ không có quyền tuyên chiến, không có quyền can dự vào việc đối ngoại cũng như không có quyền sản xuất tiền bạc và tiền giấy.
Theo thống kê thì hiện nay tại Hoa Kỳ có khoảng gần 3 triệu người da đỏ và tập trung sống tại ba tiểu bang: California, Arizona và Oklahoma cũng như rải rác ở nhiều tiểu bang khác. Các bộ lạc da đỏ chính yếu tại Hoa Kỳ gồm có Navajo, Cherokee, Sioux, Chippewa, Apache, Lumbee, Blackfeet, Iroquois, và Pueblo. Nhiều bộ lạc nhỏ hiện nay cũng đang nỗ lực phát triển mạnh để được chính quyền liên bang công nhận là một bộ lạc độc lập và được hưởng các quyền lợi kể trên. Ðể đạt được điều này, các bộ lạc cần phải chứng minh sự hiện diện liên tục của họ từ năm 1900 cho tới hiện tại. Ðiều này đã tạo khó khăn cho rất nhiều nhóm người da đỏ muốn được chính quyền liên bang công nhận.
Về mặt kinh tế, loại thương vụ mang lại nguồn lợi chủ yếu của nhiều bộ lạc da đỏ là mở và điều hành các sòng bạc. Tuy nhiên, ngay cả điều này cũng đang tạo mâu thuẫn trong cộng đồng người da đỏ vì nhiều bộ lạc da đỏ cho rằng các sòng bạc mọc lên hàng loạt trên phần đất của người da đỏ đã làm tổn hại đến văn hóa đặc thù của người da đỏ. Chính vì vậy mà nhiều bộ lạc, chủ yếu là các bộ lạc nhỏ, đã có chủ trương không can dự vào kỹ nghệ lập sòng bạc.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, người da đỏ hay còn được gọi là những người bản xứ đầu tiên ở Mỹ vẫn đang tranh đấu cho quyền tự trị của họ. Tuy hầu như tất cả các bộ lạc đều hội nhập vào dòng chính nhưng họ vẫn giữ cho cộng đồng của mình một sắc thái riêng. Chính điều này đã giúp Hoa Kỳ trở thành một quốc gia đa chủng tộc và đa văn hóa.
Vào tuần lễ thứ ba của tháng 11 hàng năm, người Hoa Kỳ lại nô nức chuẩn bị đón mừng lễ Thanksgiving để nhớ lại bữa ăn mừng mùa thu hoạch
Tại Hoa Kỳ, người da đỏ thường được gọi với nhiều danh từ: Native American, Indian American, Amerindian, hay Original American. Ðây là những nhóm người được lịch sử ghi nhận là có mặt đầu tiên tại Bắc Mỹ. Họ có nhiều nguồn gốc khác nhau và sống thành từng bộ lạc rải rác khắp nơi với nếp sống du mục. Do đó, các bộ lạc người da đỏ đều dùng thổ ngữ riêng và có những tập tục riêng. Không chỉ người da đỏ có mặt tại Mỹ từ lâu đời mà tại Hoa Kỳ còn có một số nhóm thổ dân khác cư ngụ tại tiểu bang giá lạnh Alaska hay tiểu bang ấm áp Hawaii. Trong nhóm thổ dân tại Alaska, người Eskimo được thế giới biết đến nhiều nhất. Riêng tại Hawaii, hai nhóm thổ dân có mặt đầu tiên là Kanaka Maoli và Kanaka Oiwi.
Theo lịch sử ghi nhận, nhóm thổ dân da đỏ đầu tiên gặp đoàn thám hiểm của Christopher Columbus vào năm 1492 là bộ lạc Taino. Nhóm người này đã tỏ ra thân thiện với đoàn thám hiểm nhưng đã trở thành đối nghịch về sau do có một số mâu thuẫn. Tuy nhiên, sự xung đột giữa người da đỏ và nhóm người mới không phải là lý do duy nhất khiến cho dân số người da đỏ giảm đi đáng kể sau khi có sự hiện diện của người Âu Châu. Một số bộ lạc da đỏ đã bị tuyệt chủng vì người Âu Châu mang theo một số bệnh mà người thổ dân không có phương tiện y dược để chống đỡ. Ðậu mùa là một trong những căn bệnh làm chết khá nhiều người trong các bộ lạc da đỏ; chỉ trong hai năm, từ 1617 đến 1619, đã có 90% người thổ dân da đỏ tại bang Massachusetts bị thiệt mạng vì căn bệnh này.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa người da đỏ và người da trắng đã khiến cho các bộ lạc da đỏ dần dần mất đi các phần lãnh thổ của họ. Trong thế kỷ 19, tổng thống Andrew Jackson và quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật Di Dời 1830 (Removal Act), cho phép tổng thống ký hiệp ước với người da đỏ lấy phần đất phía đông của con sông Mississippi và trao đổi cho phần đất phía tây của con sông. Kết quả là trên 100,000 người da đỏ đã phải di chuyển về phía Tây. Theo hiệp ước, sự di chuyển của dân da đỏ là hoàn toàn thiện nguyện, nhưng trên thực tế, các tù trưởng của những bộ lạc da đỏ đã gặp rất nhiều áp lực trong việc ký hiệp ước và sự di chuyển ra khỏi phần đất có mồ mả tổ tiên không phải là ước nguyện của nhiều bộ lạc da đỏ. Chính vì vậy mà nhiều bộ lạc da đỏ, điển hình là bộ lạc Cherokee, đã bị cưỡng bách phải di dời, kết quả đã làm thiệt mạng gần bốn ngàn người thuộc bộ lạc này. Do đó, sự di chuyển của người da đỏ vượt sông Mississippi còn được nhắc đến với tên gọi "Trail of Tears".
Trải qua nhiều năm với các cuộc chạm trán giữa quân đội Hoa Kỳ và người dân da đỏ bản xứ, chính sách đối đãi với người da đỏ của Hoa Kỳ dần dần được cải thiện. Vào cuối thế kỷ 19, trong nỗ lực giúp người da đỏ hội nhập vào cuộc sống của xã hội tây phương, các nhà cải cách đã có chủ trương mở trường học cho trẻ em người da đỏ. Những trường này thường do các dòng tu Thiên Chúa Giáo thành lập. Tuy nhiên, song song với việc nâng cao dân trí, việc mở trường cũng còn có mục đích khuyến khích trẻ em da đỏ thay thế các giá trị văn hóa của người da đỏ bằng văn hóa Âu-Mỹ cũng như sống đạo Thiên Chúa Giáo thay vì các tôn giáo của người bản xứ. Ðạo luật cho người da đỏ vào quốc tịch được ban hành vào năm 1924 (The Indian Citizenship Act) cho phép người da đỏ được trở thành công dân Hoa Kỳ. Ðạo luật này được ban ra vì có những sự hy sinh của các người lính da đỏ trong Thế Chiến Thứ Nhất cũng như sự hội nhập của các bộ lạc da đỏ vào dòng chính ngày càng gia tăng.
Hiện nay có khoảng 561 bộ lạc da đỏ được chính quyền liên bang công nhận. Những bộ lạc da đỏ này có quyền tự lập chính phủ riêng. Khi những bộ lạc lập chính phủ riêng, họ được chính phủ Hoa Kỳ cho họ quyền tự lập hay áp dụng các luật riêng về dân sự cũng như hình sự, luật thuế, luật cấp giấy phép cho các sinh hoạt trong bộ tộc và cả luật trục xuất một người nào đó ra khỏi cộng đồng da đỏ. Họ cũng có quyền được xác nhận những sản phẩm nghệ thuật và thủ công nghệ là đặc trưng của người da đỏ và có quyền thu lợi nhuận trên những sản phẩm đó. Ngoài ra, họ còn được quyền xin trợ cấp tài chánh của chính phủ từ các ngân khoản dành riêng cho người da đỏ. Tuy nhiên, các bộ lạc da đỏ này cũng bị một số giới hạn khi họ điều hành chính quyền riêng của họ. Quyền của các bộ lạc da đỏ được chính phủ liên bang công nhận cũng giống như quyền lực của một tiểu bang, có nghĩa là các bộ lạc da đỏ không có quyền tuyên chiến, không có quyền can dự vào việc đối ngoại cũng như không có quyền sản xuất tiền bạc và tiền giấy.
Theo thống kê thì hiện nay tại Hoa Kỳ có khoảng gần 3 triệu người da đỏ và tập trung sống tại ba tiểu bang: California, Arizona và Oklahoma cũng như rải rác ở nhiều tiểu bang khác. Các bộ lạc da đỏ chính yếu tại Hoa Kỳ gồm có Navajo, Cherokee, Sioux, Chippewa, Apache, Lumbee, Blackfeet, Iroquois, và Pueblo. Nhiều bộ lạc nhỏ hiện nay cũng đang nỗ lực phát triển mạnh để được chính quyền liên bang công nhận là một bộ lạc độc lập và được hưởng các quyền lợi kể trên. Ðể đạt được điều này, các bộ lạc cần phải chứng minh sự hiện diện liên tục của họ từ năm 1900 cho tới hiện tại. Ðiều này đã tạo khó khăn cho rất nhiều nhóm người da đỏ muốn được chính quyền liên bang công nhận.
Về mặt kinh tế, loại thương vụ mang lại nguồn lợi chủ yếu của nhiều bộ lạc da đỏ là mở và điều hành các sòng bạc. Tuy nhiên, ngay cả điều này cũng đang tạo mâu thuẫn trong cộng đồng người da đỏ vì nhiều bộ lạc da đỏ cho rằng các sòng bạc mọc lên hàng loạt trên phần đất của người da đỏ đã làm tổn hại đến văn hóa đặc thù của người da đỏ. Chính vì vậy mà nhiều bộ lạc, chủ yếu là các bộ lạc nhỏ, đã có chủ trương không can dự vào kỹ nghệ lập sòng bạc.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, người da đỏ hay còn được gọi là những người bản xứ đầu tiên ở Mỹ vẫn đang tranh đấu cho quyền tự trị của họ. Tuy hầu như tất cả các bộ lạc đều hội nhập vào dòng chính nhưng họ vẫn giữ cho cộng đồng của mình một sắc thái riêng. Chính điều này đã giúp Hoa Kỳ trở thành một quốc gia đa chủng tộc và đa văn hóa.