• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Những nghi vấn về William Shakespeare

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Những nghi vấn về William Shakespeare

    Những nghi vấn về William Shakespeare

    Trong khi các học giả tiếp tục đặt ra những nghi vấn về tác giả thực sự của các vở kịch của William Shakespeare, thì một Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />cuộc triển lãm đã được tổ chức để đưa tất cả những nghi vấn đó ra xem xét, một lần nữa xác thực lại nguồn gốc các hình tượng mà ông xây dựng trong kịch của mình. Trong số các bản vẽ chân dung Shaskerpeare, chỉ có bức Chandos được cho rằng giống với Shakespeare ngoài đời nhất...

    Ngay cả khi bạn là một du khách thường xuyên đến London, có lẽ bạn cũng không bao giờ nghĩ đến chuyện dừng chân tại bảo tàng Anh Quốc hay thư viện để chiêm ngưỡng các bản thảo viết tay của ngài William Shaskerpeare. Âu cũng là điều dễ hiểu, thực tế là chẳng có bản thảo gốc nào được lưu giữ. Không có một bản thảo viết tay của Shaskerpeare còn tồn tại cho đến nay, hoặc có bằng chứng là từng tồn tại.

    Tất cả các nhà văn thời bấy giờ đều được ghi chép lại bằng cách này hay cách khác. Nhưng với Shakespeare thì không. Không một bản thảo nào của ông còn sót lại. Và không có bằng chứng nào cho thấy mối liên lạc giữa ông với những người đương thời khác. Không có tài liệu nào công nhận ông là nhà văn, nhưng lại có đến 70 văn bản ghi rằng, Shakespeare là một diễn viên, hay một người cho vay nặng lãi.

    Sự thật là, không có một bằng chứng thuyết phục nào chứng minh được William Shakespeare của Stratford-upon-Avon (1564-1616), người được tôn sùng là cây bút nổi tiếng của văn học Anh, đã từng tồn tại trên đời và viết ra được những vở kịch nổi tiếng như thế.

    Chưa có ai từng đặt ra nghi vấn liệu William Shakespeare có phải là tác giả thực sự của 154 bài thơ trữ tình và 37 vở kịch? Các nhà nghiên cứu từ lâu đã nghi ngờ rằng một cậu bé xuất thân từ một thị trấn nhỏ với nền giáo dục nghèo nàn như thế làm sao có thể một mình sinh sống, bươn chải tại London với nghề diễn viên, rồi lại có thể viết ra được những kiệt tác vô song và tinh tế đến thế? Henry James đã viết thư cho một người bạn của mình vào năm 1930 trong đó có nói ông đã “ám ảnh bởi sự thật phũ phàng rằng thần tượng Shakespeare là một trong những tên lừa bịp lớn nhất và thành công nhất đã qua mặt được cả thế giới này”.

    Thật lòng mà nói, vấn đề tranh cãi về Shakespeare được đề cập đến không chỉ vì không tìm thấy những bản thảo của ông. Nó được được đưa ra xem xét bởi nhu cầu bức thiết muốn biết được tác giả thiên tài thực sự của những tác phẩm, những dòng thơ ấy, muốn lật lại từng dòng thơ của Shakespeare và xác định xem tác giả thật sự đằng sau chúng là ai, đó có thể là bất cứ người nào. Jonathan Bate, một chuyên gia nghiên cứu về Shakespeare tại trường Đại học Warwick, cách Stratford không xa, đã nói “Nếu như Shakespeare không tài ba lỗi lạc đến thế, nếu ông không nổi tiếng nhường ấy thì sẽ không ai nghĩ đến việc phải tranh cãi về nguồn gốc thực sự đằng sau các tác phẩm của ông ta”.

    Người ta tất nhiên phải đặt ra nghi vấn về tác giả của những tác phẩm kinh điển đó, tác giả đã sáng tạo ra những nhân vật sống động như đã có thật trên cõi đời như Falstaff, Lear và Hamlet. Tuy nhiên, không có bằng chứng hay manh mối nào chứng tỏ sự tồn tại của những nhân vật ấy, điều đó càng khiến thân thế William Shakespeare như một màn sương hư ảo trên sàn diễn.

    Bản mô tả chi tiết nhất về con người ông cho đến nay mà chúng ta biết được cung cấp bởi một người thực sự biết rõ ông ta, người bạn và cũng là đối thủ của ông, nhà soạn kịch Ben Johnson cho biết: “William Shakespeare thực sự là một người thật thà, cởi mở và tự nhiên”. Nhưng suy cho cùng, đó cũng là một câu nói không rõ ràng mà hàm chứa rất nhiều ẩn ý. Về ngoại hình của Shakespeare, không có người cùng thời nào của ông có thể miêu tả và đã miêu tả lại. Cao hay thấp? Gầy hay béo? Đó đều là suy đoán của hậu thế mà thôi.

    Một cuộc nghiên cứu để giải đáp những nghi vấn về William Shakespeare được tiến hành với mong muốn xác định được bộ mặt thật của William Shakespeare, theo đúng nghĩa đen – đã được tổ chức tại trung tâm Nghệ thuật Anh Quốc ở New Haven, Connecticut. Cuộc nghiên cứu mang tên “Tìm kiếm Shakespeare” đã mang đến cùng một lúc 8 bức ảnh của Bard (6 bức tranh vẽ, một bức chạm trổ và một bức điêu khắc) - chỉ một trong số đó dường như được vẽ từ cuộc sống thực – đi kèm với dụng cụ sân khấu và các tài liệu hiếm. Không biết những bức tranh này do các họa sĩ nào vẽ ra, cả sáu bức chân dung đều được vẽ sau khi nhà soạn kịch tài ba này qua đời, thậm chí có nhiều bức được sáng tác sau cả một thế kỉ.

    Tarnya Cooper, người đã tổ chức cuộc nghiên cứu tại Bảo tàng chân dung quốc gia ở London nhật xét: “Có nhiều điều về Shakespeare mà chúng ta cần phải lý giải, ông là ai, tại sao ông có thể viết nên những tác phẩm thiên tài khiến chúng ta yêu, chúng ta ngưỡng mộ, và khi đọc lên, cảm giác của chúng ta như bị điều khiển bởi chính tác phẩm. Đi tìm chân dung thật sự của Shakespeare, chúng tôi hi vọng tìm thấy được lý giải cho những điều đó, và biết được khuôn mặt thật sự của vị thiên tài này.”

    Cuộc nghiên cứu, tìm kiếm vô cùng gian khó, và những bí ẩn về William Shakespeare, một người trần mắt thịt của hàng thế kỷ trước vẫn mờ mịt, vô vọng. Tất cả những gì chúng ta biết về Shakespeare là ông là người vùng Startford, được sinh ra bởi vợ chồng người thợ làm găng tay mù chữ dưới triều đại nữ hoàng Elizabeth đệ nhất. Năm 18 tuổi, ông kết hôn với một phụ nữ đang mang thai tên là Anne Hathaway, lớn hơn ông đến 8 tuổi.

    Ở tuổi 21, ông đã là cha của 3 đứa con. Ông chuyển sang một bước ngoặc mới trong đời mình ở tuổi 28 khi ông được nhận vào làm diễn viên. Lúc này ông sống một mình cách xa gia đình ở London. Không lâu sau đó ông được đưa vào danh sách những diễn viên tiềm năng của gánh hát, rồi đến Lord Chamberlain"s Men và sau đó là King’s men. Tên của ông xuất hiện trên trang bìa của các ấn phẩm kịch với lượng tiêu thụ lớn, thành công này đến vào những năm ông quá 30 tuổi. Các ghi chép còn cho biết rằng ông nghỉ hưu vào khoảng 1613 và quay trở về Stratford, ba năm sau ông qua đời ở tuổi 52. Đó là tất cả về cuộc đời của ông.

    Những lời bình luận sơ sài về cuộc đời của Shakespeare khiến cho các nhà xuất bản khi đưa ra những ấn phầm có nhắc đến tiểu sử của ông đã phải viết với những từ ngữ đại loại như “có thể” hay “có khả năng”. Năm ngoái, trong cuốn tạp chí số đặc biệt của New York Times, Rachel Donadia đã đau đầu không biết liệu nên đưa cuốn truyện tiểu sử của Stephen Greenblatt viết về ông vào năm 2005 mang tựa đề “Ý chí trong thế giới”, vào danh mục những cuốn sách tiểu thuyết hay phi tiểu thuyết bán chạy nhất.

    Mark Aderson, tác giả của cuốn “Shakespeare với một cái tên khác” bàn luận về tác giả thực sự của các vở kịch, đã có nhận xét: “Có vài tài liệu từ cuộc đời của William Shakespeare để cập đến việc anh ta đã từng là một diễn viên và quản lý nhà hát hay đại loại thế, nhưng không có ghi chép nào đề cập đến sự nghiệp văn chương. Những ghi chép để lại thực sự là hết sức vớ vẩn. Một cuộc điều tra rầm rộ nhất trong lịch sử văn chương được mở ra vì không có một bản thảo viết tay, thư từ hay những cuốn nhật kí nào”.

    Bằng chứng duy nhất về chữ viết tay của Shakespeare là sáu chữ kí của ông ta, tất cả đều nằm trong các văn bản chỉnh quy. Tuy vậy vẫn có một vài lá thư và nhật kí của những người bình dân tại thời điểm đó còn lưu lại.
    Những học giả và các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đã đề cử 60 ứng cứ viên được coi là Shakespeare thực sự, trong đó có ngài Walter Ralegh, Christopher Marlowe và thậm chí là nữ hoàng Elizabeth. Trong số đó, người được nhiều người tin là Shaskespeare nhất là một học giả tương đối nổi tiếng vào thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 là Francis Bacon, một nhà triết học và cũng là một nhà văn.

    Những người theo “Chủ nghĩa Bacon” cho biết những đoạn mã bí mật được cất giấu đằng sau các tác phẩm kịch của Shakespeare có thông tin về tác giả thực sự của chúng. (Ví dụ, bằng cách đếm tổng số từ trong 2 đoạn văn của tác phẩm Henry IV phần I, sau đó lấy tổng đó nhân cho số lượng các dấu nối, tiếp tục lấy kết quả đó để di chuyển xuống hay là lên trong trang và có thể sẽ thu được thông điệp bí ẩn đằng sau đó, đại khái như “Shak’st..spur..chưa bao giờ .. viết… một.. chữ nào… trong … này”).
    Những người phản đối thì lại cường điệu cho rằng Shakespeare thực sự vốn là một thành viên của giáo hội Henry VIII đã qua đời từ lâu; sự phát triển chóng mặt của các giả thuyết cho thấy nhiều người cảm thấy thực sự không thỏa mãn khi tìm hiểu thông tin vể câu chuyện Stratford. Trong vài thập kỉ gần đây, vấn đề này đã biến thành cuộc tranh luận gay gắt giữa hai phe đối lập nhau.

    Một bên theo xu hướng bảo vệ cho ngài Shakespeare, được gọi là trường phái “Stratford” . Còn lại là trường phái “phản Stratford” đã không ngừng lật lại các quyển sách, trang web và các cuộc hội thảo để tìm ra Shakespeare thực sự. Tất cả thông tin và bằng chứng xác thực mà cả hai trường phái tập hợp lại cho ra một kết quả bất ngờ Shakespeare thực sự là Edward de Vere, bá tước vào thế kỉ 17 ở Oxford (1550-1604).

    Những nhà nghiên cứu theo trường phái Oxford tin vào chuyện vị bá tước văn vẻ kia đã sử dụng tên của Will vùng Stratford để làm bút danh cho mình. Ngoài ra, họ của Will thường dùng là Shakspeare, nhưng thỉnh thoảng cũng là Shaxpere, Shaspere hay Shaxberd, thực tế là cách phát âm cũng những họ đó cũng không khác nhau mấy.

    “Nhà soạn kịch nổi tiếng Shakespeare, một trong những tác giả uyên bác nhất trong văn học Anh, ông là ai?”, học giả Anderson, một người theo trường phái phản Stratford cũng phải thắc mắc. Người ta tin rằng nhà viết kịch và cũng là nhà thơ này đã viết nên bao nhiêu tác phẩm kinh điển, và rất nhiều bài văn hơn 17.000 từ, sáng tạo ra gần 3,200 từ vựng mới – theo thống kê là gấp đôi cả John Milton và những tác giả cùng thời. Anderson thắc mắc, liệu một học vấn uyên thâm đến thế có thể có từ một người tầm thường, người hầu như chỉ mới tiếp nhận nền giáo dục văn phạm – dù cho là trường Văn phạm Stratford?

    Ngoài ra còn có một bằng chứng nữa chống lại giả thuyết nhà soạn kịch của Stratford là việc bá tước Oxford thường nhún nhường tự xưng là Shakespeare. Cả vợ và con gái của ông - cô Judith với văn nhã và học thức của mình đều không thường viết tên riêng của mình ra. Bản thân ông không thường đi về phía Nam của nước Anh cho nên phong cách kịch của ông rất đặc biệt được đặt trên nền kiến thức Âu Ý. Một điều khá lạ là nhà văn không đề cập chút gì đến quê hương trong khi 13 vở kịch của ông lại lấy bối cảnh ở Italy.

    Ở Stratford, ông được biết đến khi một thương nhân, một ông chủ giàu có và có nhiều liên hệ với các nhà hát, nhưng không phải là một nhà văn. Ở London, cái chết của ông diễn ra thầm lặng, tang lễ đơn giản và ông được chôn cất ở Stratford, bên trên là một tấm bia không khắc tên.

    Tuy nhiên, lại còn có một Shakespeare khác, một Shakespeare mà những tài liệu đến nay còn lưu lại những sự kiện trong cuộc đời của ông, qua đó, ta nhận ra một Shakespeare quá khác biệt với những gì hiện tại chúng ta quan niệm về nhà thơ tài ba và cao ngạo này. Cuộc đời của ông nhiều lúc túng quẫn đến nổi đã có lúc bị kiện ra tòa vì 2 shilling. Một người quen biết ở London từng đòi bắt giữ ông vào tù. Và vào năm 1598, ông và những kẻ đồng bọn đã vào tù vì tội đầu cơ lương thực trong khi Stratford đang trải qua nạn đói, khiến những người dân trong vùng vô cùng tức giận đòi phải “treo cổ cả lũ vì những gì mà chúng gây ra”.

    Mặc khác con gái Shakespeare lại là người mù chữ. Thật lạ kỳ khi một người mê sách vở và học hành như thế lại để cho con gái không biết đọc biết viết. Ông sống nhiều ở London – một điều kiện khiến nhà văn có thể sẽ phải liên hệ nhiều bằng thư từ với gia đình. Nhưng cũng không có một chút thư từ nào để lại cả. Nhà thơ và nhà tiểu luận Ralph Waldo Emerson vào năm 1850 đã viết “Những người đàn ông tài ba khác đều sống đúng theo cách họ nghĩ, tuy nhiên, con người này sao lại có những mâu thuẫn đến vậy.”

    Hai chân dung Shakespeare hoàn toàn trái ngược nhau đều đượcLink" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" /> xác thực có thể là William Shakespeare thực sự đã gây ra bao nhiêu các cuộc tranh luận đến giờ vẫn chưa thể đi đến thống nhất. Shakespeare ngày nay mà chúng ta biết đến là hình ảnh được miêu tả lại sau khi tác giả đã qua đời bởi Martin Droeshout, một nghệ sĩ Hà Lan tài năng ở mức thường sống đầu thế kỷ 16. Những thông tin đó được in ở trang đầu cuốn First Folio (Bản in đầu tiên) là bộ sưu tầm lớn nhất các vở kịch của William Shakespeare đã được biên soạn lại bởi Heminges và Henry Condell, những người bạn đồng sáng tác và là bạn lâu năm của ông ở Bark vào năm 1623, bảy năm sau khi Shakespeare qua đời.

    Làm sao mà Droeshout có thể viết về cuộc đời của một người chưa từng tồn tại? Bản tiểu sử của ông khiến vấn đề về Shakespeare thực sự càng xa xôi và bất lợi mặc dù ông viết dường rất thật, không có gì bịa đặt cả. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy một tượng kỷ niệm tạc bán thân Shakespeare tại nhà thờ Trinity của Stratford, tuy nhiên cũng được tạc ra sau khi tác giả qua đời, và bức tượng này thậm chí còn khác xa với những gì mà Droeshout miêu tả.

    Một tác giả khác, Critic J. Dover Wilson đã viết một cuốn sách tiểu sử và cho xuất bản năm 1932 có tựa đề “Chân dung thật sự của Shakespeare”, trong đó miêu tả ông như một kẻ no đủ nông cạn, “một gã mổ heo tự mãn”... Cuốn sách này đã đưa ra những hình ảnh “sai lệch một cách chủ quan về nhà thơ vĩ đại nhất của mọi thời đại, khiến cả thế giới phải tức giận.” Wilson xem ra đã cường điệu vấn đề, tuy nhiên, những miêu tả của ông cũng có nhiều điểm tương tự như miêu tả của họ hàng và bạn bè của Shakespeare.
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    Những nghi vấn về William Shakespeare

    Những nghi vấn về William Shakespeare

    “Nguồn gốc của tác giả Shakespeare là một bí mật mở, ai cũng biết”. Rất có khả năng rằng những người cùng thời của ông không tin rằng một nhà quý tộc cúi đầu xu nịnh giai cấp thống trị lại đi phê bình những người cùng địa vị mình, chính giai cấp của mình, hoặc là phần đông dân chúng “không hứng thú với việc ai là người viết những vở kịch mà họ đi xem.

    Trong những năm dài người ta vẫn tranh cãi về một Shakespeare thực sự, và hình ảnh chân dung Shakespeare vẫn chỉ được vẽ lên bởi ngành công nghiệp thủ công. Người phụ trách Tarnya Cooper ở Luân Đôn cho biết : “Ngày lại có nhiều thêm các bức chân dung mới. Ba tháng vừa qua, tôi đã có đến ba tấm mới”.

    Hơn nữa, tất cả như là chân dung hay tranh vẽ một người nào đó. Năm ngoái, một cuộc nghiên cứu khoa học đã đi đến kết luận, bản chân dung giống nhất là của nhà in Shakespeare hoàng gia, còn có tên là Chân dung hoa – bức này được vẽ thời Bard còn sống và rất có thể là nguồn tư liệu mà Droeshout dùng, đã rất phổ biến vào thế kỷ 19. Vào năm 1988 đã nổ ra một cuộc tranh cãi về bức chân dung của Jasen trong Tủ sách hoàng gia Shakespeare có đề khắc là vào năm 1610, nhưng bức vẽ này đã được chứng thực là vẽ ra vào thế kỷ 17, 18.

    Mặc dù Cooper không thể đoán chắc rằng những miêu tả mà cuộc nghiên cứu “Tìm kiếm Shakespeare” đưa ra là kết quả xác đáng nghiên cứu về cuộc đời ông trong thực tế, bà đặc biệt đánh giá cao tính xác thực của bức chân dung Chandos thuộc sở hữu của Viện trưng bày chân dung quốc gia, bức ảnh được bà đặt tên là “Mona Lisa của chúng ta”. Bức vẽ không có ghi ngày tháng được vẽ nên bởi một họa sĩ người Anh không tên tuổi.
    Có thể chủ nhân của bức họa này là một diễn viên phụ cùng thời với Shakespeare: John Taylor. Bức họa này là một tác phẩm thành công trong việc khiến tất cả những người xem từ giữa thế kỷ 16 tin rằng đó là chân dung thực sự của Shakespeare và đây cũng là tác phẩm chân dung của Shakespeare đầu tiên mà Viện trưng bày tìm được ở Luân Đôn vào năm 1856. Bức chân dung bằng da đã xạm màu.

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Bức ảnh này được vẽ trên da đã xạm cũ, đáng tiếc là có ít người ngưỡng mộ Shakespeare được nhìn thấy nó, và rất có thể, bức tranh này không phải xuất xứ từ nước Anh. “Tác giả của bức tranh đã vẽ Shakespeare mang nước da vàng như da người Do Thái, như nước da một người quét ống khói bị chứng vàng da vậy.” Nhà biên tập vào thế kỷ 18 mang tên George Steevens đã đặt ra nghi vấn.

    Nhưng cuộc nghiên cứu “Tìm kiếm Shakespeare” còn tìm ra một bức chân dung của Edward de Vere, người sống vào thế kỷ 17 tại Oxford. Bức tranh này vẽ ra một chân dung Shakespeare sôi nổi, tự tin hơn những bức tranh Shakespeare khác không diễn tả điều này. Thời Shakespeare học trung học, Oxford là cậu bé lễ phép, bảnh bao, biết nhiều thứ tiếng, học giỏi, đi nhiều nơi và hòa nhã với mọi người. Vào năm 12 tuổi, cha ông qua đời, ông được nuôi dạy bởi William Cecil và sau đó là hầu tước Burghley, lúc đó, ông này đã hơn 40 tuổi và là cố vấn được trọng dụng nhất của nữ hoàng Elizabeth.

    Ông trở thành cha vợ của Oxford vào năm Oxford 21 tuổi đã cưới con gái ông, Anne Cecil. Tại tòa án, ông nổi tiếng là người ăn mặc đẹp, đua ngựa giỏi, được nhiều phụ nữ ngưỡng mộ. “Nữ hoàng Majesty rất thích thú về cá tính của ông, điệu nhảy, sự quả cảm của ông và nhiều đức tính khác”, một nhà quý tộc trẻ khác, sau này trở thành bá tước của Shrewsbury đã nói về Oxford như vậy.

    Oxford cũng có rất nhiều kẻ thù, những kẻ này mô tả ông với những khía cạnh khác: đàng điếm, nóng tính, ăn chơi phóng đãng và đồng tính tự cao tự đại. Năm ông 17 tuổi đã từng dùng kiếm giết chết một phụ bếp ở Burghley dù chỉ với lý do tự vệ. Năm 24 tuổi ông bỏ vợ để đi đến các nước thuộc địa ở hơn một năm. Người viết tiểu sử Oxford, Alan H. Nelson là giáo sư đã nghỉ hưu dạy chuyên ngành tiếng Anh tại Đại học California ở Berkeley và cũng là một người dân Stratford xếp hạng tiểu sử của ông vào loại “vô cùng tồi tệ đến trung bình”.

    Mặc dù vào thời đó, các bài thơ của Oxford đã chiếm được cảm tình và sự ngưỡng mộ của các độc giả. Tài năng viết kịch của ông cũng vậy, cũng được ưa chuộng dù cho không có vở kịch nào của ông được yêu chuộng lâu. Một số học thuyết hiện đại tranh cãi rằng những nhà soạn kịch thời đó không được đánh giá ở địa vị cao, cho nên rất ít người đi theo nghiệp viết lách này và các vở kịch cũng chỉ thỉnh thoảng được trình chiếu tại Rạp hát công cộng Elizabeth.

    Đồng thời họ cũng cho rằng, những người viết kịch dám châm biến giới cầm quyền một cách công khai thì họ đã phạm sai lầm rất nghiêm trọng. Richard Whalen là tác giả của cuốn sách “Shakespeare – ông là ai? Trong cuốn sách này, ông đã không ngại ngần trả lời câu hỏi ở tiêu đề rằng Shakespeare chính là bá tước Oxford. Trong sách ông nói, những người trong giới kịch nghệ đều tiết Shakespeare thực sự chính là bá tước Oxford, trong số đó có một ông Will, một người đáng kính. Dù sao, Whalen cho rằng có đã có âm mưu hoặc ý đồ hòng che đậy vị trí của Oxford.
    Whalen nói: “Nguồn gốc của tác giả Shakespeare là một bí mật mở, ai cũng biết”. Rất có khả năng rằng những người cùng thời của ông không tin rằng một nhà quý tộc cúi đầu xu nịnh giai cấp thống trị lại đi phê bình những người cùng địa vị mình, chính giai cấp của mình, hoặc là phần đông dân chúng “không hứng thú với việc ai là người viết những vở kịch mà họ đi xem.

    Không có để tìm ra mối lên hệ giữa Oxford và Shakespeare. Người con gái cả trong ba người con gái của ông đã kết hôn với vị bác tước thứ ba của Southampton, người mà Shakespeare miêu tả trong hai bài thơ dài của ông. Những người thuộc trường phái Oxford còn đưa ra một bằng chứng khác trong chính các vở kịch.

    Ví dụ trong vở Hamlet và King Lear,Link" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" /> phong cách viết chắc chắn phải là của một nhà quý tộc, không thể là một người dân thường. Whalen nói: “Vở kịch thể hiện những kiến thức sắc sảo và thâm trầm về cuộc sống chốn hoàng gia, hay lối nghĩa của giai cấp thống trị.” “Đúng vậy, những lời văn tuyệt vời luôn là kết quả của một quá trình sáng tạo, nhưng những tác phẩm hay nhất của một tác giả phải bao hàm chính kinh nghiệm sống của người đó. Ví dụ như Tolstoy đã viết về những gì mà ông đã trải nghiệm: gia đình ông, nước Nga, chiến tranh. Tôi tin chắc rằng Bá tước Oxford chính là Shakespeare, là tác giả đã viết nên những tác phẩm nổi tiếng dưới cái tên Shakespeare.”

    Tuy nhiên, tất cả những nhà nghiên cứu thuộc trường phái Oxford vẫn phải thừa nhận rằng những bằng chứng mà họ đưa ra trong các tác phẩm của Shakespeare là hết sức vụn vặt và không mang tính xác thực. Và làm thế nào để giải thích lời ca tụng của Ben Jonson về “nhà thơ thiên tài vùng Avon”: “Thiên tài của thời đại! Tán thưởng! Ngưỡng mộ! Những kiệt tác của sân khấu… Những tác phẩm đó là những đài tưởng niệm sống mãi theo thời gian chứ không như những lăng mộ im lìm. Và chúng ta đọc, và chúng ta ngợi ca.”

    “Vào thời của mình, Shakespeare chưa biết đến như một thiên tài của toàn thế giới”, Marjorie Garber, vị giáo sư ngành văn hóa ngôn ngữ Anh thuộc trường đại học Havard, tác giả của nhiều cuốn sách viết về William Shakespeare ,gồm cả cuốn “Shakespeare, sau tất cả” (2004). Ông nói “Giấy, lúc đó được làm ra theo phương thức thủ công tại Pháp, rất đắt tiền và khó kiếm. Khi nó không còn dùng được nữa, nó sẽ được tái chế, ví dụ làm một cái đĩa giấy, có thể là làm một tấm bìa sách.

    Giấy viết thư và nhật ký là những thứ xa xỉ đối với người dân thường lúc đó. Cho nên, chúng ta dễ dàng thấy rằng những vở kịch mà Shakespeare viết ít hơn hẳn so với những tác phẩm thơ văn, khi chúng được đánh máy ra, thì những giấy thảo còn lại sẽ được dùng cho những mục đích khác.” Ngay cả việc in, các vở kịch cũng được in ít hơn thơ văn. Các nhà học giả đã lần lượt bác bỏ những lý lẽ tranh cãi về thuyết Oxford. Stratford không phải một vùng đất tù túng nghèo nàn về văn hóa, ở đó đã có những người trở thành bá tước của Luân Đôn hay trở thành giám mục của Canterbury.

    Một người tốt nghiệp trường Văn phạm Stratford không thể so sánh với tốt nghiệp lớp 7 bây giờ được. Những đoạn văn kinh điển tiếng Hy Lạp và Latinh trong các tác phẩm của Shakespeare đều là những phần học tiêu chuẩn trong các trường Văn phạm thời bấy giờ. Shakespeare có thể chưa từng đến Ý nhưng ngay cả Shakespeare hay bất kỳ ai cùng thời với ông đi chăng nữa cũng không thể đặt chân lên đất Hy Lạp và La Mã cổ đại, nhưng những tác phẩm thời văn học Anh Phục hưng đó vẫn mang những phong cách văn học cổ điển. Đó là do thế giới cổ điển đã đặt nền móng cơ bản cho thơ và kịch.

    “Văn hóa và văn học Italy thấm sâu vào nền văn học và kịch nghệ Anh thời Elizabeth chứ không riêng gì với Shakespeare. Và có rất nhiều nguồn tư liệu để các trí thức thời bấy giờ tìm hiểu về nền văn hóa Italy”, Kathman giải thích về sự xuất hiện của các bối cảnh Italy trong những vở kịch của Shakespeare. Còn một ý kiến nữa, không chỉ các nhà quý tộc mới có thể viết cho vua và nữ hoàng. Kể cả những tác giả ở tầng lớp bình dân cũng có thể làm vậy, đó là nhu cầu muốn hiểu biết của công chúng thời Elizabeth.


    “Cuối cùng, những gì chúng ta biết về Shakespeare và thời thế của ông đều chứng tỏ được qua phong cách viết của ông và những đề tài mà ông viết.” Jonathan Bate đến từ trường đại học Warwick nói: “Ông là nhà soạn kịch tài ba trong cả thể loại bi kịch lẫn hài kịch và lịch sử. Ông không chỉ có thể viết về hoàng gia mà còn có thể viết về những người dân thường.” Theo Bates, một vở kịch không nhất thiết phải là tiểu thử của một người, cũng như một bản Sonnet không nhất thiết là để bộc lộ tâm tư. ”Shakespeare luôn luôn che đậy chính bản thân ông.

    Ông không thêm những ý kiến riêng của mình vào văn chương, cũng như tránh ra những chủ đề đang gây trong cãi trong xã hội thời ấy. Cũng vì vậy các đạo diễn và nhà làm phim ngày nay dễ dàng dựng lại các vở kịch của ông theo phong cách đương đại. Đó cũng là mấu chốt khiến các tác phẩm Shakespeare sống mãi.” Giải thích cho sự thiếu vắng địa danh Stratford trong tất cả các sáng tác của Shakespeare, Hampton Reeves cho rằng: “Ông viết cho độc giả London chứ không chỉ viết cho người Stratford.

    Ông viết về những thứ độc giả London hiểu và thích thú. Lúc bấy giờ, có những cấm kỵ về việc nói thẳng ra các vấn đề của xã hội đương thời. Làm như thế là nguy hiểm. Nhiều đồng nghiệp của Shakespeare đã bị bắt. Bằng cách lấy bối cảnh cách vở kịch ở Italy hoặc Verona, ông có thể tránh được những rắc rối đối với chính sách kiểm duyệt".

    Còn về việc đám tang của ông không hề được lưu ý đến ở nước Anh, việc này cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Từ năm 1616, Shakespeare đã về nghĩ hưu tại Luân Đôn, sống như một người ở tầng lớp trung lưu, và những vở kịch của ông đã không còn là những vở kịch thời thượng. “Vào thời ông và cả thời sau đó, Shakespeare được ngưỡng mộ và tôn trọng, nhưng không được suy tôn và sùng bái.”. Nhà thơ hoàng gia Anh John Dryden khi tóm tắt tác phẩm “Troilus và Cressida” vào cuối thế kỷ 19 đã nói về cái chết: “Chỉ là một đống rác rửi, nhưng chứa đựng những tư tưởng vĩ đại, nằm dưới nấm mồ”.

    Việc Shakespeare không đề tên trên bia mộ là để những người đời sau không phê phán ông “đã bỏ mặc những giá trị cổ xưa, đã bỏ hết mọi quy phạm đạo đức xã hội bằng những vở bi hài kịch với những nhân vật dị thường, và bằng những bài thơ không vần và chơi chữ”. Có ý kiến cho rằng ông chỉ mới được tôn sùng và đặt vào vị trí một thiên tài từ giữa thế thế kỷ 18.

    Vào thời trước đó, người ta tôn sùng diễn viên David Garrick hơn là Shakespeare, do đó lễ kỷ niệm của Shakespeare vào năm 1769 không được lưu ý. Tuy nhiên, với công chúng ngày nay, Shakespeare là một thiên tài văn chương, cũng như Mozart là thiên tài âm nhạc và Leonardo là thiên tài hội họa và việc tranh cãi về một tác giả là một điều tất yếu khi Shakespeare ngày càng được sùng bái trong nền văn hóa của chúng ta.

    Trường Đại học Havard vẫn tiếp tục tổ chức nhiều cuộc nghiên cứu với nhiều quan điểm khác nhau và nhiều cuộc tranh luận kéo dài. Rất nhiều người, các nhà văn, nhà nghiên cứu, hứng thú với cuộc đời của Shakespeare , nôn nóng đi tìm câu trả lời về cuộc đời ông. Câu trả lời có thể là một người nào đó của một thời đại nào đó, nhưng hiện giờ, khi chưa có những phát hiện mới và xác đáng, chúng ta hãy tin tưởng vào những thông tin mà Ben Jonson cung cấp trong cuốn First Folio. Shakespeare không phải là người của một thời, mà là người của mọi thời đại. Cuộc sống của ông đầy những huyền ảo mơ hồ mà chúng ta luôn phải nghiên cứu để tìm ra sự thật.
    Sống trên đời

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom