Những nghi vấn về William Shakespeare
Trong khi các học giả tiếp tục đặt ra những nghi vấn về tác giả thực sự của các vở kịch của William Shakespeare, thì một Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />cuộc triển lãm đã được tổ chức để đưa tất cả những nghi vấn đó ra xem xét, một lần nữa xác thực lại nguồn gốc các hình tượng mà ông xây dựng trong kịch của mình. Trong số các bản vẽ chân dung Shaskerpeare, chỉ có bức Chandos được cho rằng giống với Shakespeare ngoài đời nhất...
Ngay cả khi bạn là một du khách thường xuyên đến London, có lẽ bạn cũng không bao giờ nghĩ đến chuyện dừng chân tại bảo tàng Anh Quốc hay thư viện để chiêm ngưỡng các bản thảo viết tay của ngài William Shaskerpeare. Âu cũng là điều dễ hiểu, thực tế là chẳng có bản thảo gốc nào được lưu giữ. Không có một bản thảo viết tay của Shaskerpeare còn tồn tại cho đến nay, hoặc có bằng chứng là từng tồn tại.
Tất cả các nhà văn thời bấy giờ đều được ghi chép lại bằng cách này hay cách khác. Nhưng với Shakespeare thì không. Không một bản thảo nào của ông còn sót lại. Và không có bằng chứng nào cho thấy mối liên lạc giữa ông với những người đương thời khác. Không có tài liệu nào công nhận ông là nhà văn, nhưng lại có đến 70 văn bản ghi rằng, Shakespeare là một diễn viên, hay một người cho vay nặng lãi.
Sự thật là, không có một bằng chứng thuyết phục nào chứng minh được William Shakespeare của Stratford-upon-Avon (1564-1616), người được tôn sùng là cây bút nổi tiếng của văn học Anh, đã từng tồn tại trên đời và viết ra được những vở kịch nổi tiếng như thế.
Chưa có ai từng đặt ra nghi vấn liệu William Shakespeare có phải là tác giả thực sự của 154 bài thơ trữ tình và 37 vở kịch? Các nhà nghiên cứu từ lâu đã nghi ngờ rằng một cậu bé xuất thân từ một thị trấn nhỏ với nền giáo dục nghèo nàn như thế làm sao có thể một mình sinh sống, bươn chải tại London với nghề diễn viên, rồi lại có thể viết ra được những kiệt tác vô song và tinh tế đến thế? Henry James đã viết thư cho một người bạn của mình vào năm 1930 trong đó có nói ông đã “ám ảnh bởi sự thật phũ phàng rằng thần tượng Shakespeare là một trong những tên lừa bịp lớn nhất và thành công nhất đã qua mặt được cả thế giới này”.
Thật lòng mà nói, vấn đề tranh cãi về Shakespeare được đề cập đến không chỉ vì không tìm thấy những bản thảo của ông. Nó được được đưa ra xem xét bởi nhu cầu bức thiết muốn biết được tác giả thiên tài thực sự của những tác phẩm, những dòng thơ ấy, muốn lật lại từng dòng thơ của Shakespeare và xác định xem tác giả thật sự đằng sau chúng là ai, đó có thể là bất cứ người nào. Jonathan Bate, một chuyên gia nghiên cứu về Shakespeare tại trường Đại học Warwick, cách Stratford không xa, đã nói “Nếu như Shakespeare không tài ba lỗi lạc đến thế, nếu ông không nổi tiếng nhường ấy thì sẽ không ai nghĩ đến việc phải tranh cãi về nguồn gốc thực sự đằng sau các tác phẩm của ông ta”.
Người ta tất nhiên phải đặt ra nghi vấn về tác giả của những tác phẩm kinh điển đó, tác giả đã sáng tạo ra những nhân vật sống động như đã có thật trên cõi đời như Falstaff, Lear và Hamlet. Tuy nhiên, không có bằng chứng hay manh mối nào chứng tỏ sự tồn tại của những nhân vật ấy, điều đó càng khiến thân thế William Shakespeare như một màn sương hư ảo trên sàn diễn.
Bản mô tả chi tiết nhất về con người ông cho đến nay mà chúng ta biết được cung cấp bởi một người thực sự biết rõ ông ta, người bạn và cũng là đối thủ của ông, nhà soạn kịch Ben Johnson cho biết: “William Shakespeare thực sự là một người thật thà, cởi mở và tự nhiên”. Nhưng suy cho cùng, đó cũng là một câu nói không rõ ràng mà hàm chứa rất nhiều ẩn ý. Về ngoại hình của Shakespeare, không có người cùng thời nào của ông có thể miêu tả và đã miêu tả lại. Cao hay thấp? Gầy hay béo? Đó đều là suy đoán của hậu thế mà thôi.
Một cuộc nghiên cứu để giải đáp những nghi vấn về William Shakespeare được tiến hành với mong muốn xác định được bộ mặt thật của William Shakespeare, theo đúng nghĩa đen – đã được tổ chức tại trung tâm Nghệ thuật Anh Quốc ở New Haven, Connecticut. Cuộc nghiên cứu mang tên “Tìm kiếm Shakespeare” đã mang đến cùng một lúc 8 bức ảnh của Bard (6 bức tranh vẽ, một bức chạm trổ và một bức điêu khắc) - chỉ một trong số đó dường như được vẽ từ cuộc sống thực – đi kèm với dụng cụ sân khấu và các tài liệu hiếm. Không biết những bức tranh này do các họa sĩ nào vẽ ra, cả sáu bức chân dung đều được vẽ sau khi nhà soạn kịch tài ba này qua đời, thậm chí có nhiều bức được sáng tác sau cả một thế kỉ.
Tarnya Cooper, người đã tổ chức cuộc nghiên cứu tại Bảo tàng chân dung quốc gia ở London nhật xét: “Có nhiều điều về Shakespeare mà chúng ta cần phải lý giải, ông là ai, tại sao ông có thể viết nên những tác phẩm thiên tài khiến chúng ta yêu, chúng ta ngưỡng mộ, và khi đọc lên, cảm giác của chúng ta như bị điều khiển bởi chính tác phẩm. Đi tìm chân dung thật sự của Shakespeare, chúng tôi hi vọng tìm thấy được lý giải cho những điều đó, và biết được khuôn mặt thật sự của vị thiên tài này.”
Cuộc nghiên cứu, tìm kiếm vô cùng gian khó, và những bí ẩn về William Shakespeare, một người trần mắt thịt của hàng thế kỷ trước vẫn mờ mịt, vô vọng. Tất cả những gì chúng ta biết về Shakespeare là ông là người vùng Startford, được sinh ra bởi vợ chồng người thợ làm găng tay mù chữ dưới triều đại nữ hoàng Elizabeth đệ nhất. Năm 18 tuổi, ông kết hôn với một phụ nữ đang mang thai tên là Anne Hathaway, lớn hơn ông đến 8 tuổi.
Ở tuổi 21, ông đã là cha của 3 đứa con. Ông chuyển sang một bước ngoặc mới trong đời mình ở tuổi 28 khi ông được nhận vào làm diễn viên. Lúc này ông sống một mình cách xa gia đình ở London. Không lâu sau đó ông được đưa vào danh sách những diễn viên tiềm năng của gánh hát, rồi đến Lord Chamberlain"s Men và sau đó là King’s men. Tên của ông xuất hiện trên trang bìa của các ấn phẩm kịch với lượng tiêu thụ lớn, thành công này đến vào những năm ông quá 30 tuổi. Các ghi chép còn cho biết rằng ông nghỉ hưu vào khoảng 1613 và quay trở về Stratford, ba năm sau ông qua đời ở tuổi 52. Đó là tất cả về cuộc đời của ông.
Những lời bình luận sơ sài về cuộc đời của Shakespeare khiến cho các nhà xuất bản khi đưa ra những ấn phầm có nhắc đến tiểu sử của ông đã phải viết với những từ ngữ đại loại như “có thể” hay “có khả năng”. Năm ngoái, trong cuốn tạp chí số đặc biệt của New York Times, Rachel Donadia đã đau đầu không biết liệu nên đưa cuốn truyện tiểu sử của Stephen Greenblatt viết về ông vào năm 2005 mang tựa đề “Ý chí trong thế giới”, vào danh mục những cuốn sách tiểu thuyết hay phi tiểu thuyết bán chạy nhất.
Mark Aderson, tác giả của cuốn “Shakespeare với một cái tên khác” bàn luận về tác giả thực sự của các vở kịch, đã có nhận xét: “Có vài tài liệu từ cuộc đời của William Shakespeare để cập đến việc anh ta đã từng là một diễn viên và quản lý nhà hát hay đại loại thế, nhưng không có ghi chép nào đề cập đến sự nghiệp văn chương. Những ghi chép để lại thực sự là hết sức vớ vẩn. Một cuộc điều tra rầm rộ nhất trong lịch sử văn chương được mở ra vì không có một bản thảo viết tay, thư từ hay những cuốn nhật kí nào”.
Bằng chứng duy nhất về chữ viết tay của Shakespeare là sáu chữ kí của ông ta, tất cả đều nằm trong các văn bản chỉnh quy. Tuy vậy vẫn có một vài lá thư và nhật kí của những người bình dân tại thời điểm đó còn lưu lại.
Những học giả và các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đã đề cử 60 ứng cứ viên được coi là Shakespeare thực sự, trong đó có ngài Walter Ralegh, Christopher Marlowe và thậm chí là nữ hoàng Elizabeth. Trong số đó, người được nhiều người tin là Shaskespeare nhất là một học giả tương đối nổi tiếng vào thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 là Francis Bacon, một nhà triết học và cũng là một nhà văn.
Những người theo “Chủ nghĩa Bacon” cho biết những đoạn mã bí mật được cất giấu đằng sau các tác phẩm kịch của Shakespeare có thông tin về tác giả thực sự của chúng. (Ví dụ, bằng cách đếm tổng số từ trong 2 đoạn văn của tác phẩm Henry IV phần I, sau đó lấy tổng đó nhân cho số lượng các dấu nối, tiếp tục lấy kết quả đó để di chuyển xuống hay là lên trong trang và có thể sẽ thu được thông điệp bí ẩn đằng sau đó, đại khái như “Shak’st..spur..chưa bao giờ .. viết… một.. chữ nào… trong … này”).
Những người phản đối thì lại cường điệu cho rằng Shakespeare thực sự vốn là một thành viên của giáo hội Henry VIII đã qua đời từ lâu; sự phát triển chóng mặt của các giả thuyết cho thấy nhiều người cảm thấy thực sự không thỏa mãn khi tìm hiểu thông tin vể câu chuyện Stratford. Trong vài thập kỉ gần đây, vấn đề này đã biến thành cuộc tranh luận gay gắt giữa hai phe đối lập nhau.
Một bên theo xu hướng bảo vệ cho ngài Shakespeare, được gọi là trường phái “Stratford” . Còn lại là trường phái “phản Stratford” đã không ngừng lật lại các quyển sách, trang web và các cuộc hội thảo để tìm ra Shakespeare thực sự. Tất cả thông tin và bằng chứng xác thực mà cả hai trường phái tập hợp lại cho ra một kết quả bất ngờ Shakespeare thực sự là Edward de Vere, bá tước vào thế kỉ 17 ở Oxford (1550-1604).
Những nhà nghiên cứu theo trường phái Oxford tin vào chuyện vị bá tước văn vẻ kia đã sử dụng tên của Will vùng Stratford để làm bút danh cho mình. Ngoài ra, họ của Will thường dùng là Shakspeare, nhưng thỉnh thoảng cũng là Shaxpere, Shaspere hay Shaxberd, thực tế là cách phát âm cũng những họ đó cũng không khác nhau mấy.
“Nhà soạn kịch nổi tiếng Shakespeare, một trong những tác giả uyên bác nhất trong văn học Anh, ông là ai?”, học giả Anderson, một người theo trường phái phản Stratford cũng phải thắc mắc. Người ta tin rằng nhà viết kịch và cũng là nhà thơ này đã viết nên bao nhiêu tác phẩm kinh điển, và rất nhiều bài văn hơn 17.000 từ, sáng tạo ra gần 3,200 từ vựng mới – theo thống kê là gấp đôi cả John Milton và những tác giả cùng thời. Anderson thắc mắc, liệu một học vấn uyên thâm đến thế có thể có từ một người tầm thường, người hầu như chỉ mới tiếp nhận nền giáo dục văn phạm – dù cho là trường Văn phạm Stratford?
Ngoài ra còn có một bằng chứng nữa chống lại giả thuyết nhà soạn kịch của Stratford là việc bá tước Oxford thường nhún nhường tự xưng là Shakespeare. Cả vợ và con gái của ông - cô Judith với văn nhã và học thức của mình đều không thường viết tên riêng của mình ra. Bản thân ông không thường đi về phía Nam của nước Anh cho nên phong cách kịch của ông rất đặc biệt được đặt trên nền kiến thức Âu Ý. Một điều khá lạ là nhà văn không đề cập chút gì đến quê hương trong khi 13 vở kịch của ông lại lấy bối cảnh ở Italy.
Ở Stratford, ông được biết đến khi một thương nhân, một ông chủ giàu có và có nhiều liên hệ với các nhà hát, nhưng không phải là một nhà văn. Ở London, cái chết của ông diễn ra thầm lặng, tang lễ đơn giản và ông được chôn cất ở Stratford, bên trên là một tấm bia không khắc tên.
Tuy nhiên, lại còn có một Shakespeare khác, một Shakespeare mà những tài liệu đến nay còn lưu lại những sự kiện trong cuộc đời của ông, qua đó, ta nhận ra một Shakespeare quá khác biệt với những gì hiện tại chúng ta quan niệm về nhà thơ tài ba và cao ngạo này. Cuộc đời của ông nhiều lúc túng quẫn đến nổi đã có lúc bị kiện ra tòa vì 2 shilling. Một người quen biết ở London từng đòi bắt giữ ông vào tù. Và vào năm 1598, ông và những kẻ đồng bọn đã vào tù vì tội đầu cơ lương thực trong khi Stratford đang trải qua nạn đói, khiến những người dân trong vùng vô cùng tức giận đòi phải “treo cổ cả lũ vì những gì mà chúng gây ra”.
Mặc khác con gái Shakespeare lại là người mù chữ. Thật lạ kỳ khi một người mê sách vở và học hành như thế lại để cho con gái không biết đọc biết viết. Ông sống nhiều ở London – một điều kiện khiến nhà văn có thể sẽ phải liên hệ nhiều bằng thư từ với gia đình. Nhưng cũng không có một chút thư từ nào để lại cả. Nhà thơ và nhà tiểu luận Ralph Waldo Emerson vào năm 1850 đã viết “Những người đàn ông tài ba khác đều sống đúng theo cách họ nghĩ, tuy nhiên, con người này sao lại có những mâu thuẫn đến vậy.”
Hai chân dung Shakespeare hoàn toàn trái ngược nhau đều đượcLink" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" /> xác thực có thể là William Shakespeare thực sự đã gây ra bao nhiêu các cuộc tranh luận đến giờ vẫn chưa thể đi đến thống nhất. Shakespeare ngày nay mà chúng ta biết đến là hình ảnh được miêu tả lại sau khi tác giả đã qua đời bởi Martin Droeshout, một nghệ sĩ Hà Lan tài năng ở mức thường sống đầu thế kỷ 16. Những thông tin đó được in ở trang đầu cuốn First Folio (Bản in đầu tiên) là bộ sưu tầm lớn nhất các vở kịch của William Shakespeare đã được biên soạn lại bởi Heminges và Henry Condell, những người bạn đồng sáng tác và là bạn lâu năm của ông ở Bark vào năm 1623, bảy năm sau khi Shakespeare qua đời.
Làm sao mà Droeshout có thể viết về cuộc đời của một người chưa từng tồn tại? Bản tiểu sử của ông khiến vấn đề về Shakespeare thực sự càng xa xôi và bất lợi mặc dù ông viết dường rất thật, không có gì bịa đặt cả. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy một tượng kỷ niệm tạc bán thân Shakespeare tại nhà thờ Trinity của Stratford, tuy nhiên cũng được tạc ra sau khi tác giả qua đời, và bức tượng này thậm chí còn khác xa với những gì mà Droeshout miêu tả.
Một tác giả khác, Critic J. Dover Wilson đã viết một cuốn sách tiểu sử và cho xuất bản năm 1932 có tựa đề “Chân dung thật sự của Shakespeare”, trong đó miêu tả ông như một kẻ no đủ nông cạn, “một gã mổ heo tự mãn”... Cuốn sách này đã đưa ra những hình ảnh “sai lệch một cách chủ quan về nhà thơ vĩ đại nhất của mọi thời đại, khiến cả thế giới phải tức giận.” Wilson xem ra đã cường điệu vấn đề, tuy nhiên, những miêu tả của ông cũng có nhiều điểm tương tự như miêu tả của họ hàng và bạn bè của Shakespeare.
Trong khi các học giả tiếp tục đặt ra những nghi vấn về tác giả thực sự của các vở kịch của William Shakespeare, thì một Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />cuộc triển lãm đã được tổ chức để đưa tất cả những nghi vấn đó ra xem xét, một lần nữa xác thực lại nguồn gốc các hình tượng mà ông xây dựng trong kịch của mình. Trong số các bản vẽ chân dung Shaskerpeare, chỉ có bức Chandos được cho rằng giống với Shakespeare ngoài đời nhất...
Ngay cả khi bạn là một du khách thường xuyên đến London, có lẽ bạn cũng không bao giờ nghĩ đến chuyện dừng chân tại bảo tàng Anh Quốc hay thư viện để chiêm ngưỡng các bản thảo viết tay của ngài William Shaskerpeare. Âu cũng là điều dễ hiểu, thực tế là chẳng có bản thảo gốc nào được lưu giữ. Không có một bản thảo viết tay của Shaskerpeare còn tồn tại cho đến nay, hoặc có bằng chứng là từng tồn tại.
Tất cả các nhà văn thời bấy giờ đều được ghi chép lại bằng cách này hay cách khác. Nhưng với Shakespeare thì không. Không một bản thảo nào của ông còn sót lại. Và không có bằng chứng nào cho thấy mối liên lạc giữa ông với những người đương thời khác. Không có tài liệu nào công nhận ông là nhà văn, nhưng lại có đến 70 văn bản ghi rằng, Shakespeare là một diễn viên, hay một người cho vay nặng lãi.
Sự thật là, không có một bằng chứng thuyết phục nào chứng minh được William Shakespeare của Stratford-upon-Avon (1564-1616), người được tôn sùng là cây bút nổi tiếng của văn học Anh, đã từng tồn tại trên đời và viết ra được những vở kịch nổi tiếng như thế.
Chưa có ai từng đặt ra nghi vấn liệu William Shakespeare có phải là tác giả thực sự của 154 bài thơ trữ tình và 37 vở kịch? Các nhà nghiên cứu từ lâu đã nghi ngờ rằng một cậu bé xuất thân từ một thị trấn nhỏ với nền giáo dục nghèo nàn như thế làm sao có thể một mình sinh sống, bươn chải tại London với nghề diễn viên, rồi lại có thể viết ra được những kiệt tác vô song và tinh tế đến thế? Henry James đã viết thư cho một người bạn của mình vào năm 1930 trong đó có nói ông đã “ám ảnh bởi sự thật phũ phàng rằng thần tượng Shakespeare là một trong những tên lừa bịp lớn nhất và thành công nhất đã qua mặt được cả thế giới này”.
Thật lòng mà nói, vấn đề tranh cãi về Shakespeare được đề cập đến không chỉ vì không tìm thấy những bản thảo của ông. Nó được được đưa ra xem xét bởi nhu cầu bức thiết muốn biết được tác giả thiên tài thực sự của những tác phẩm, những dòng thơ ấy, muốn lật lại từng dòng thơ của Shakespeare và xác định xem tác giả thật sự đằng sau chúng là ai, đó có thể là bất cứ người nào. Jonathan Bate, một chuyên gia nghiên cứu về Shakespeare tại trường Đại học Warwick, cách Stratford không xa, đã nói “Nếu như Shakespeare không tài ba lỗi lạc đến thế, nếu ông không nổi tiếng nhường ấy thì sẽ không ai nghĩ đến việc phải tranh cãi về nguồn gốc thực sự đằng sau các tác phẩm của ông ta”.
Người ta tất nhiên phải đặt ra nghi vấn về tác giả của những tác phẩm kinh điển đó, tác giả đã sáng tạo ra những nhân vật sống động như đã có thật trên cõi đời như Falstaff, Lear và Hamlet. Tuy nhiên, không có bằng chứng hay manh mối nào chứng tỏ sự tồn tại của những nhân vật ấy, điều đó càng khiến thân thế William Shakespeare như một màn sương hư ảo trên sàn diễn.
Bản mô tả chi tiết nhất về con người ông cho đến nay mà chúng ta biết được cung cấp bởi một người thực sự biết rõ ông ta, người bạn và cũng là đối thủ của ông, nhà soạn kịch Ben Johnson cho biết: “William Shakespeare thực sự là một người thật thà, cởi mở và tự nhiên”. Nhưng suy cho cùng, đó cũng là một câu nói không rõ ràng mà hàm chứa rất nhiều ẩn ý. Về ngoại hình của Shakespeare, không có người cùng thời nào của ông có thể miêu tả và đã miêu tả lại. Cao hay thấp? Gầy hay béo? Đó đều là suy đoán của hậu thế mà thôi.
Một cuộc nghiên cứu để giải đáp những nghi vấn về William Shakespeare được tiến hành với mong muốn xác định được bộ mặt thật của William Shakespeare, theo đúng nghĩa đen – đã được tổ chức tại trung tâm Nghệ thuật Anh Quốc ở New Haven, Connecticut. Cuộc nghiên cứu mang tên “Tìm kiếm Shakespeare” đã mang đến cùng một lúc 8 bức ảnh của Bard (6 bức tranh vẽ, một bức chạm trổ và một bức điêu khắc) - chỉ một trong số đó dường như được vẽ từ cuộc sống thực – đi kèm với dụng cụ sân khấu và các tài liệu hiếm. Không biết những bức tranh này do các họa sĩ nào vẽ ra, cả sáu bức chân dung đều được vẽ sau khi nhà soạn kịch tài ba này qua đời, thậm chí có nhiều bức được sáng tác sau cả một thế kỉ.
Tarnya Cooper, người đã tổ chức cuộc nghiên cứu tại Bảo tàng chân dung quốc gia ở London nhật xét: “Có nhiều điều về Shakespeare mà chúng ta cần phải lý giải, ông là ai, tại sao ông có thể viết nên những tác phẩm thiên tài khiến chúng ta yêu, chúng ta ngưỡng mộ, và khi đọc lên, cảm giác của chúng ta như bị điều khiển bởi chính tác phẩm. Đi tìm chân dung thật sự của Shakespeare, chúng tôi hi vọng tìm thấy được lý giải cho những điều đó, và biết được khuôn mặt thật sự của vị thiên tài này.”
Cuộc nghiên cứu, tìm kiếm vô cùng gian khó, và những bí ẩn về William Shakespeare, một người trần mắt thịt của hàng thế kỷ trước vẫn mờ mịt, vô vọng. Tất cả những gì chúng ta biết về Shakespeare là ông là người vùng Startford, được sinh ra bởi vợ chồng người thợ làm găng tay mù chữ dưới triều đại nữ hoàng Elizabeth đệ nhất. Năm 18 tuổi, ông kết hôn với một phụ nữ đang mang thai tên là Anne Hathaway, lớn hơn ông đến 8 tuổi.
Ở tuổi 21, ông đã là cha của 3 đứa con. Ông chuyển sang một bước ngoặc mới trong đời mình ở tuổi 28 khi ông được nhận vào làm diễn viên. Lúc này ông sống một mình cách xa gia đình ở London. Không lâu sau đó ông được đưa vào danh sách những diễn viên tiềm năng của gánh hát, rồi đến Lord Chamberlain"s Men và sau đó là King’s men. Tên của ông xuất hiện trên trang bìa của các ấn phẩm kịch với lượng tiêu thụ lớn, thành công này đến vào những năm ông quá 30 tuổi. Các ghi chép còn cho biết rằng ông nghỉ hưu vào khoảng 1613 và quay trở về Stratford, ba năm sau ông qua đời ở tuổi 52. Đó là tất cả về cuộc đời của ông.
Những lời bình luận sơ sài về cuộc đời của Shakespeare khiến cho các nhà xuất bản khi đưa ra những ấn phầm có nhắc đến tiểu sử của ông đã phải viết với những từ ngữ đại loại như “có thể” hay “có khả năng”. Năm ngoái, trong cuốn tạp chí số đặc biệt của New York Times, Rachel Donadia đã đau đầu không biết liệu nên đưa cuốn truyện tiểu sử của Stephen Greenblatt viết về ông vào năm 2005 mang tựa đề “Ý chí trong thế giới”, vào danh mục những cuốn sách tiểu thuyết hay phi tiểu thuyết bán chạy nhất.
Mark Aderson, tác giả của cuốn “Shakespeare với một cái tên khác” bàn luận về tác giả thực sự của các vở kịch, đã có nhận xét: “Có vài tài liệu từ cuộc đời của William Shakespeare để cập đến việc anh ta đã từng là một diễn viên và quản lý nhà hát hay đại loại thế, nhưng không có ghi chép nào đề cập đến sự nghiệp văn chương. Những ghi chép để lại thực sự là hết sức vớ vẩn. Một cuộc điều tra rầm rộ nhất trong lịch sử văn chương được mở ra vì không có một bản thảo viết tay, thư từ hay những cuốn nhật kí nào”.
Bằng chứng duy nhất về chữ viết tay của Shakespeare là sáu chữ kí của ông ta, tất cả đều nằm trong các văn bản chỉnh quy. Tuy vậy vẫn có một vài lá thư và nhật kí của những người bình dân tại thời điểm đó còn lưu lại.
Những học giả và các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đã đề cử 60 ứng cứ viên được coi là Shakespeare thực sự, trong đó có ngài Walter Ralegh, Christopher Marlowe và thậm chí là nữ hoàng Elizabeth. Trong số đó, người được nhiều người tin là Shaskespeare nhất là một học giả tương đối nổi tiếng vào thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 là Francis Bacon, một nhà triết học và cũng là một nhà văn.
Những người theo “Chủ nghĩa Bacon” cho biết những đoạn mã bí mật được cất giấu đằng sau các tác phẩm kịch của Shakespeare có thông tin về tác giả thực sự của chúng. (Ví dụ, bằng cách đếm tổng số từ trong 2 đoạn văn của tác phẩm Henry IV phần I, sau đó lấy tổng đó nhân cho số lượng các dấu nối, tiếp tục lấy kết quả đó để di chuyển xuống hay là lên trong trang và có thể sẽ thu được thông điệp bí ẩn đằng sau đó, đại khái như “Shak’st..spur..chưa bao giờ .. viết… một.. chữ nào… trong … này”).
Những người phản đối thì lại cường điệu cho rằng Shakespeare thực sự vốn là một thành viên của giáo hội Henry VIII đã qua đời từ lâu; sự phát triển chóng mặt của các giả thuyết cho thấy nhiều người cảm thấy thực sự không thỏa mãn khi tìm hiểu thông tin vể câu chuyện Stratford. Trong vài thập kỉ gần đây, vấn đề này đã biến thành cuộc tranh luận gay gắt giữa hai phe đối lập nhau.
Một bên theo xu hướng bảo vệ cho ngài Shakespeare, được gọi là trường phái “Stratford” . Còn lại là trường phái “phản Stratford” đã không ngừng lật lại các quyển sách, trang web và các cuộc hội thảo để tìm ra Shakespeare thực sự. Tất cả thông tin và bằng chứng xác thực mà cả hai trường phái tập hợp lại cho ra một kết quả bất ngờ Shakespeare thực sự là Edward de Vere, bá tước vào thế kỉ 17 ở Oxford (1550-1604).
Những nhà nghiên cứu theo trường phái Oxford tin vào chuyện vị bá tước văn vẻ kia đã sử dụng tên của Will vùng Stratford để làm bút danh cho mình. Ngoài ra, họ của Will thường dùng là Shakspeare, nhưng thỉnh thoảng cũng là Shaxpere, Shaspere hay Shaxberd, thực tế là cách phát âm cũng những họ đó cũng không khác nhau mấy.
“Nhà soạn kịch nổi tiếng Shakespeare, một trong những tác giả uyên bác nhất trong văn học Anh, ông là ai?”, học giả Anderson, một người theo trường phái phản Stratford cũng phải thắc mắc. Người ta tin rằng nhà viết kịch và cũng là nhà thơ này đã viết nên bao nhiêu tác phẩm kinh điển, và rất nhiều bài văn hơn 17.000 từ, sáng tạo ra gần 3,200 từ vựng mới – theo thống kê là gấp đôi cả John Milton và những tác giả cùng thời. Anderson thắc mắc, liệu một học vấn uyên thâm đến thế có thể có từ một người tầm thường, người hầu như chỉ mới tiếp nhận nền giáo dục văn phạm – dù cho là trường Văn phạm Stratford?
Ngoài ra còn có một bằng chứng nữa chống lại giả thuyết nhà soạn kịch của Stratford là việc bá tước Oxford thường nhún nhường tự xưng là Shakespeare. Cả vợ và con gái của ông - cô Judith với văn nhã và học thức của mình đều không thường viết tên riêng của mình ra. Bản thân ông không thường đi về phía Nam của nước Anh cho nên phong cách kịch của ông rất đặc biệt được đặt trên nền kiến thức Âu Ý. Một điều khá lạ là nhà văn không đề cập chút gì đến quê hương trong khi 13 vở kịch của ông lại lấy bối cảnh ở Italy.
Ở Stratford, ông được biết đến khi một thương nhân, một ông chủ giàu có và có nhiều liên hệ với các nhà hát, nhưng không phải là một nhà văn. Ở London, cái chết của ông diễn ra thầm lặng, tang lễ đơn giản và ông được chôn cất ở Stratford, bên trên là một tấm bia không khắc tên.
Tuy nhiên, lại còn có một Shakespeare khác, một Shakespeare mà những tài liệu đến nay còn lưu lại những sự kiện trong cuộc đời của ông, qua đó, ta nhận ra một Shakespeare quá khác biệt với những gì hiện tại chúng ta quan niệm về nhà thơ tài ba và cao ngạo này. Cuộc đời của ông nhiều lúc túng quẫn đến nổi đã có lúc bị kiện ra tòa vì 2 shilling. Một người quen biết ở London từng đòi bắt giữ ông vào tù. Và vào năm 1598, ông và những kẻ đồng bọn đã vào tù vì tội đầu cơ lương thực trong khi Stratford đang trải qua nạn đói, khiến những người dân trong vùng vô cùng tức giận đòi phải “treo cổ cả lũ vì những gì mà chúng gây ra”.
Mặc khác con gái Shakespeare lại là người mù chữ. Thật lạ kỳ khi một người mê sách vở và học hành như thế lại để cho con gái không biết đọc biết viết. Ông sống nhiều ở London – một điều kiện khiến nhà văn có thể sẽ phải liên hệ nhiều bằng thư từ với gia đình. Nhưng cũng không có một chút thư từ nào để lại cả. Nhà thơ và nhà tiểu luận Ralph Waldo Emerson vào năm 1850 đã viết “Những người đàn ông tài ba khác đều sống đúng theo cách họ nghĩ, tuy nhiên, con người này sao lại có những mâu thuẫn đến vậy.”
Hai chân dung Shakespeare hoàn toàn trái ngược nhau đều đượcLink" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" /> xác thực có thể là William Shakespeare thực sự đã gây ra bao nhiêu các cuộc tranh luận đến giờ vẫn chưa thể đi đến thống nhất. Shakespeare ngày nay mà chúng ta biết đến là hình ảnh được miêu tả lại sau khi tác giả đã qua đời bởi Martin Droeshout, một nghệ sĩ Hà Lan tài năng ở mức thường sống đầu thế kỷ 16. Những thông tin đó được in ở trang đầu cuốn First Folio (Bản in đầu tiên) là bộ sưu tầm lớn nhất các vở kịch của William Shakespeare đã được biên soạn lại bởi Heminges và Henry Condell, những người bạn đồng sáng tác và là bạn lâu năm của ông ở Bark vào năm 1623, bảy năm sau khi Shakespeare qua đời.
Làm sao mà Droeshout có thể viết về cuộc đời của một người chưa từng tồn tại? Bản tiểu sử của ông khiến vấn đề về Shakespeare thực sự càng xa xôi và bất lợi mặc dù ông viết dường rất thật, không có gì bịa đặt cả. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy một tượng kỷ niệm tạc bán thân Shakespeare tại nhà thờ Trinity của Stratford, tuy nhiên cũng được tạc ra sau khi tác giả qua đời, và bức tượng này thậm chí còn khác xa với những gì mà Droeshout miêu tả.
Một tác giả khác, Critic J. Dover Wilson đã viết một cuốn sách tiểu sử và cho xuất bản năm 1932 có tựa đề “Chân dung thật sự của Shakespeare”, trong đó miêu tả ông như một kẻ no đủ nông cạn, “một gã mổ heo tự mãn”... Cuốn sách này đã đưa ra những hình ảnh “sai lệch một cách chủ quan về nhà thơ vĩ đại nhất của mọi thời đại, khiến cả thế giới phải tức giận.” Wilson xem ra đã cường điệu vấn đề, tuy nhiên, những miêu tả của ông cũng có nhiều điểm tương tự như miêu tả của họ hàng và bạn bè của Shakespeare.
Comment