SỰ CẦN THIẾT CỦA GIÁNG SINH
Một tác giả viết sách nhi đồng, Dr Seuss, có một cuốn sách rất được các em bé ở Mỹ mê thích trong dịp Giáng Sinh. Cuốn sách nhan đề How The Grinch Stole Christmas kể chuyện một sinh vật tưởng tượng, The Grinch, vì tâm địa nhỏ nhen, bực bội khi thấy mọi người cử hành Giáng Sinh vui vẻ đã tìm cách phá niềm vui ấy bằng cách lấy đi những gói đồ chơi, những vật trang hoàng cho Giáng Sinh để ngăn không cho Giáng Sinh tới với thành phố Whoville. Nhưng Giáng Sinh vẫn đến với thành phố, mọi người vẫn vui vẻ cử hành Giáng Sinh và The Grinch nhìn ra được một điều là Giáng Sinh không phải chỉ là dịp quà cáp, mà là không khí, là tâm tình, là hạnh phúc không ai có thể dập tắt hay phá tan đi được. The Grinch ân hận, mang trả lại tất cả những thứ mà nó lấy trộm và được dân thành phố mở vòng tay đón nó.
Charles ****ens, một nhà văn của văn học Anh quốc cũng có một nhân vật gần giống như The Grinch. Người đàn ông già khó tính trong truyện A Christmas Carol, ông Ebenezer Scrooge là người không yêu ai, trẻ con cũng như người lớn. Ông ta còn ghét cay, ghét đắng Giáng Sinh chỉ vì Giáng Sinh đem lại niềm vui cho mọi người. Ông ta không muốn ai vui vẻ hạnh phúc. Ông tỏ ra rất khó chịu trước cảnh mọi người chung quanh cử hành Giáng Sinh bằng mấy tiếng bầy ra tất cả những hậm hực, bực bội của ông: "Bah humbug!"
Gần tương đương vói Bah Humbug trong tiếng Việt là Tầm bậy tầm bạ, tào lao.
Ông già Scrooge phản đối Giáng Sinh, coi những lễ lạc, quà cáp, những câu chúc mừng Giáng Sinh là những trò giả dối, không thật, toàn là lừa bịp.
Tên của ông, Scrooge, đã trở thành một tĩnh từ để chỉ cái tính khó chịu, bần tiện, keo kiệt, ích kỷ.
Tưởng những người như Ebeneze Scrooge đã biến mất trong thế giói ngày nay, và The Grinch cũng chỉ nằm trong những trang sách của Dr Seuss. Nhưng họ vẫn còn đâu đây sống chung quanh chúng ta.
Họ tìm cách lấy đi niềm vui, hạnh phúc mà Giáng Sinh mang lại trong mùa tiết lạnh buốt của cuối năm.
Năm ngoái, một ông giáo sĩ Do Thái đòi phải dẹp cây Giáng Sinh tại phi trường Seattle nếu không trưng thêm hình tượng của các tôn giáo khác. Nhà chức trách sợ bị kiện liền tháo gỡ cây Giáng Sinh xuống. Vài ngày sau, ông giáo sĩ này bị nhiều người chỉ trích nên đã yêu cầu phi trường Seattle dựng lại cây Giáng Sinh và hứa sẽ không kiện tụng gì nữa. Cuối cùng cây Giáng Sinh được bầy trở lại ở phi trường. Cũng những dịp này, chắc chắn sẽ có những tiếng nói than phiền và phản đối không cho trưng bầy cảnh hang đá tại những nơi công cộng vì như thế là cổ võ cho một tôn giáo.
Là một người không theo đạo Thiên Chúa tôi thấy những đòi hỏi, phản đối đó không khác gì việc của The Grinch và cái khó tính đáng hét của ông già Scrooge.
Trưng cảnh hang đá thì đã sao. Trời đêm tháng 12 lạnh lẽo đi ngang qua một góc phố thấy cảnh hang đá bao giờ tôi cũng thấy lòng vui và ấm lại. Tại sao phải đòi dẹp cây thông đèn đuốc sáng trưng cho góc phi trường vui lên một chút?
Tôi nhớ mấy câu đầu của một bài thơ trong tập Mấy Vần Tươi Sáng của Trần Trung Phương đọc từ năm còn rất nhỏ: Câu ấy theo tôi bao nhiêu năm, cứ mỗi Giáng Sinh, quà cáp cho lũ con cháu là hai câu ấy lại trỏ về, trở về để thấy không quà cáp cho chúng thì không thể được.
Lớn lên một chút, là tấm thiệp Giáng Sinh đầu tiên nhận được, tấm thiệp vẽ chiếc xe trượt tuyết, ông thánh Nicholas, cảnh tuyết trắng, những chấm kim tuyến lấp lánh, và hàng chữ nắn nót viết với câu chúc rất ngô nghê mà đẹp tuyệt vời.
Những năm đi học xa, Giáng Sinh bao giờ cũng là nhưng kỷ niệm tuyệt đẹp.
Và một đêm tuyết lạnh ở một thành phố đông bắc Hoa kỳ, mấy câu thơ Ðinh Hùng lại trở về: Không ai có thể làm hỏng những Giáng Sinh như thế.
BBT
Một tác giả viết sách nhi đồng, Dr Seuss, có một cuốn sách rất được các em bé ở Mỹ mê thích trong dịp Giáng Sinh. Cuốn sách nhan đề How The Grinch Stole Christmas kể chuyện một sinh vật tưởng tượng, The Grinch, vì tâm địa nhỏ nhen, bực bội khi thấy mọi người cử hành Giáng Sinh vui vẻ đã tìm cách phá niềm vui ấy bằng cách lấy đi những gói đồ chơi, những vật trang hoàng cho Giáng Sinh để ngăn không cho Giáng Sinh tới với thành phố Whoville. Nhưng Giáng Sinh vẫn đến với thành phố, mọi người vẫn vui vẻ cử hành Giáng Sinh và The Grinch nhìn ra được một điều là Giáng Sinh không phải chỉ là dịp quà cáp, mà là không khí, là tâm tình, là hạnh phúc không ai có thể dập tắt hay phá tan đi được. The Grinch ân hận, mang trả lại tất cả những thứ mà nó lấy trộm và được dân thành phố mở vòng tay đón nó.
Charles ****ens, một nhà văn của văn học Anh quốc cũng có một nhân vật gần giống như The Grinch. Người đàn ông già khó tính trong truyện A Christmas Carol, ông Ebenezer Scrooge là người không yêu ai, trẻ con cũng như người lớn. Ông ta còn ghét cay, ghét đắng Giáng Sinh chỉ vì Giáng Sinh đem lại niềm vui cho mọi người. Ông ta không muốn ai vui vẻ hạnh phúc. Ông tỏ ra rất khó chịu trước cảnh mọi người chung quanh cử hành Giáng Sinh bằng mấy tiếng bầy ra tất cả những hậm hực, bực bội của ông: "Bah humbug!"
Gần tương đương vói Bah Humbug trong tiếng Việt là Tầm bậy tầm bạ, tào lao.
Ông già Scrooge phản đối Giáng Sinh, coi những lễ lạc, quà cáp, những câu chúc mừng Giáng Sinh là những trò giả dối, không thật, toàn là lừa bịp.
Tên của ông, Scrooge, đã trở thành một tĩnh từ để chỉ cái tính khó chịu, bần tiện, keo kiệt, ích kỷ.
Tưởng những người như Ebeneze Scrooge đã biến mất trong thế giói ngày nay, và The Grinch cũng chỉ nằm trong những trang sách của Dr Seuss. Nhưng họ vẫn còn đâu đây sống chung quanh chúng ta.
Họ tìm cách lấy đi niềm vui, hạnh phúc mà Giáng Sinh mang lại trong mùa tiết lạnh buốt của cuối năm.
Năm ngoái, một ông giáo sĩ Do Thái đòi phải dẹp cây Giáng Sinh tại phi trường Seattle nếu không trưng thêm hình tượng của các tôn giáo khác. Nhà chức trách sợ bị kiện liền tháo gỡ cây Giáng Sinh xuống. Vài ngày sau, ông giáo sĩ này bị nhiều người chỉ trích nên đã yêu cầu phi trường Seattle dựng lại cây Giáng Sinh và hứa sẽ không kiện tụng gì nữa. Cuối cùng cây Giáng Sinh được bầy trở lại ở phi trường. Cũng những dịp này, chắc chắn sẽ có những tiếng nói than phiền và phản đối không cho trưng bầy cảnh hang đá tại những nơi công cộng vì như thế là cổ võ cho một tôn giáo.
Là một người không theo đạo Thiên Chúa tôi thấy những đòi hỏi, phản đối đó không khác gì việc của The Grinch và cái khó tính đáng hét của ông già Scrooge.
Trưng cảnh hang đá thì đã sao. Trời đêm tháng 12 lạnh lẽo đi ngang qua một góc phố thấy cảnh hang đá bao giờ tôi cũng thấy lòng vui và ấm lại. Tại sao phải đòi dẹp cây thông đèn đuốc sáng trưng cho góc phi trường vui lên một chút?
Tôi nhớ mấy câu đầu của một bài thơ trong tập Mấy Vần Tươi Sáng của Trần Trung Phương đọc từ năm còn rất nhỏ:
Ðêm qua có đức cha già
Trên Trời lén xuống ban quà trẻ con...
Trên Trời lén xuống ban quà trẻ con...
Lớn lên một chút, là tấm thiệp Giáng Sinh đầu tiên nhận được, tấm thiệp vẽ chiếc xe trượt tuyết, ông thánh Nicholas, cảnh tuyết trắng, những chấm kim tuyến lấp lánh, và hàng chữ nắn nót viết với câu chúc rất ngô nghê mà đẹp tuyệt vời.
Những năm đi học xa, Giáng Sinh bao giờ cũng là nhưng kỷ niệm tuyệt đẹp.
Và một đêm tuyết lạnh ở một thành phố đông bắc Hoa kỳ, mấy câu thơ Ðinh Hùng lại trở về:
Khi mắt em rung bóng giáo đường
Mùa đông và mái tóc tha hương
Anh đi trong gió và anh nguyện
Tìm những hồn đau lạc biển sương.
Anh đợi em về đêm Giáng Sinh
Nghe hồi chuông vọng thấu tâm linh
Mùi hương thoảng gót chân hoài niệm
Thương nhớ từ đâu bỗng hiện hình
Ðêm xuống mênh mang bóng giáo đường
Linh hồn thập tự cũng tha hương
Nơi đâu tuyết phủ nhòa biên giới
Rung động ngàn sao nhũng tiếng chuông...
Mùa đông và mái tóc tha hương
Anh đi trong gió và anh nguyện
Tìm những hồn đau lạc biển sương.
Anh đợi em về đêm Giáng Sinh
Nghe hồi chuông vọng thấu tâm linh
Mùi hương thoảng gót chân hoài niệm
Thương nhớ từ đâu bỗng hiện hình
Ðêm xuống mênh mang bóng giáo đường
Linh hồn thập tự cũng tha hương
Nơi đâu tuyết phủ nhòa biên giới
Rung động ngàn sao nhũng tiếng chuông...
BBT
Comment