Gần hai mươi năm qua, thỉnh thoảng Nhài vẫn lấy lý do để vào bệnh viện, thực tình chỉ để mong gặp lại người đàn ông ngày xưa. Giờ đây, Nhài đã già và cũ kỹ quá rồi, chắc người ấy cũng vậy.Trong thâm tâm mình, cô vẫn thấy áy náy và day dứt, không biết bao giờ mình được gặp người đàn ông ấy, dù sao cũng còn nợ nhau một câu cảm ơn và một lời xin lỗi.
Nhài cũng không hiểu sao cô còn sống đến giờ phút này, những bầm dập của cuộc sống đã hằn lên trên khuôn mặt cô bằng những vết nhăn và nám. Nhài lấy chồng sớm, chả biết thế nào là tình yêu đã phải về lo phụ dưỡng gia đình nhà chồng. Chồng Nhài hờ hững với mọi thứ, nhạt nhẽo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, đặc biệt là chuyện vợ chồng. Ngày tháng dần trôi, nhiều người nhìn Nhài với con mắt trách móc pha chút thương hại, cô cứ như cái cây đực, càng ngày càng khô ngẳng.
Ý nghĩ phải có một đứa con cứ lớn dần trong cô. Mỗi đêm nghe tiếng trẻ nhỏ khóc vọng ra từ nhà hàng xóm cô lại thấy cô đơn, thấy lòng dạ xót xa như bóp muối. Bố mẹ chồng cũng buồn, ban đầu chỉ thở dài mỗi khi nhắc đến chuyện hiếm muộn của cô, sau này mẹ chồng cô nói bóng, nói gió, rồi tỏ thái độ ra mặt. Bố mẹ chồng cô ở được vài năm thì ông anh cả đón ông bà về quê trông cháu. Hai vợ chồng Nhài ở trong ngôi nhà khá rộng, chống chếnh và vắng vẻ vô cùng.
Đã gần chục năm trôi qua, sự mệt mỏi và căng thẳng đã làm cô thấy gần như kiệt sức. Nhài phải có con, như cái cây phải có hoa có trái, không thì vô nghĩa quá. Cô bàn với chồng về việc này, Hưng đồng ý và hai vợ chồng bàn nhau việc thụ tinh nhân tạo trong bệnh viện, việc này không được lộ cho bất kỳ ai. Cảm giác khi vào bệnh viện thật kỳ lạ. Nhài không biết họ sẽ làm gì mình, chắc sẽ kỳ cục lắm. Sự phấn chấn pha chút lo sợ chen lấn nhau, có lúc làm cô thấy nghẹt thở. Các bác sĩ cho cô nhập viện, Hưng lo lắng cho vợ, nhưng Nhài trấn an và bảo chồng cứ về nhà, mọi việc sẽ ổn cả thôi.
Cô được đưa vào một buồng nhỏ có ánh sáng màu hồng, có tiếng nhạc du dương, ga trải giường trắng muốt, cô giật mình... Nhài cứ nghĩ họ sẽ tiêm cho cô thuốc mê và làm phẫu thuật gì đó, ai ngờ lại bố trí một phòng ngủ đẹp đẽ, thơm tho như đêm tân hôn thế này, không có lấy một chút mùi kháng sinh của bệnh viện. Nhài ú ớ hỏi cô hộ lý: “Em ơi, thụ tinh nhân tạo sao lại thế này?”. Cô hộ lý nói: “Chị có muốn có con không?”. “Có, có”. “Thế thì đừng hỏi gì nữa, tuyệt đối không được trao đổi, nói chuyện trong thời gian làm việc... Chị đã ký giấy cam kết và đồng ý với những thỏa thuận của khoa rồi cơ mà...”. Cô hộ lý lạnh lùng đi ra, Nhài ngồi đó chưa kịp định thần thì ánh đèn phụt tắt, chỉ còn tiếng nhạc. Căn phòng tối như màn đêm. Một bàn tay to và ấm áp cầm lấy tay cô...
Thoáng giật mình, rồi cô hiểu ngay ra thế nào là thụ tinh “nhân tạo”. Quả là “nhân tạo” thật. Nhài run lên cầm cập, thậm chí ú ớ không nói được thành câu. Nhài sợ đến sởn da gà, người lạnh toát... Người đàn ông cầm tay cô thật nhẹ, thật lâu, bàn tay anh ta rắn chắc và ấm áp. Người đàn ông ngồi nhích lại gần Nhài, cô vẫn còn run, người đàn ông không nói gì mà nhẹ nhàng vuốt má cô, những giọt nước mắt lăn trên khóe mắt, xuống má, môi. Người đàn ông lấy tay lau nước mắt cho cô và đỡ cô nằm xuống, lật vai cô quay về phía anh, xoa vai cô, ngực cô... Cơn run rẩy, sợ hãi ban đầu dần biến mất, thay vào đó là một sự hưng phấn. Cô cảm thấy được người đàn ông này trân trọng cô thực sự. Chồng cô thì khác hoàn toàn, thường thì Hưng cư xử với cô như một cái bánh...
Người đàn ông ôm cô vào lòng vỗ về cô, khiến cô thấy mình như một con mèo nhỏ được chiều chuộng, cưng nựng... Thân hình anh ấm áp và săn chắc, những cử chỉ thật nhẹ, thật êm đã làm cho cô thấy mình như lần đầu tiên được làm đàn bà. Gần mười năm sống với Hưng, Nhài chưa bao giờ có cảm giác êm ái và dễ chịu đến vậy... Rồi cô ngủ thiếp đi, chắc là một giấc ngủ sâu và dài, không chút mộng mị. Khi tỉnh dậy, cô thấy người đàn ông đã biến mất như một giấc mơ...
Sau đó, cái cảm giác được gần gũi người đàn ông xa lạ ấy cứ đeo đuổi cô. Chín tháng sau, một cậu bé trai kháu khỉnh chào đời, nó đẹp như tranh vẽ, cả hai vợ chồng Nhài cưng chiều nó vô cùng, đặc biệt là Hưng, nó đòi cái gì anh cũng đáp ứng cái đó, nửa đêm nó đòi ăn bánh rán, hay uống nước dừa Hưng cũng tìm mua cho được... Nó thông minh và hiếu động nhưng cũng rất nhạy cảm và tinh tế... Khi được 15 tuổi, nó đã nói nhỏ với Nhài rằng bố Hưng là người nhạt nhẽo và thiếu thực tế... Rồi đến năm 18 tuổi, nó ra đi, bỏ lại người bố nuông chiều con và người mẹ đã gần 50 tuổi vô cùng buồn tẻ...
Mọi việc diễn ra chóng vánh như một đêm mơ, thế là Nhài lại trắng tay.
***
Không lâu sau, Nhài và Hưng chia tay nhau. Một lần nữa cô lại bị giáng một đòn quyết định, lại trắng tay, lại đau khổ, lại khóc và ân hận... Nói đúng ra, ở cái tuổi xấp xỉ năm mươi mà chia tay cũng kỳ quá, nhưng sống mà như hành hạ nhau còn khốn khổ hơn nhiều... Đã mấy lần Nhài muốn chết, muốn chết để khỏi phải đối diện với sự thật tàn nhẫn hàng ngày gặm nhấm tâm can... Song nghĩ đến người đàn ông trong bệnh viện đã hai mươi năm không gặp lại, Nhài lại nuôi một hy vọng, dù là mong manh thôi, nhưng đôi khi cô có cảm giác hy vọng đó đã là nguồn động viên và thực sự nó đã nuôi sống.
Bạn bè muốn làm mối, làm mai cho Nhài, cô cứ khất lần mãi. Một lần, Nhài đi dự sinh nhật người bạn cũ, cô gặp một người đàn ông đã góa vợ, đó là anh họ của bạn gái Nhài. Cô bạn có vẻ mong Nhài và anh họ mình tiến xa hơn nên chủ động giới thiệu để họ làm quen nhau. Nhài thấy anh ta có vẻ gì đó e dè, nên cô cũng không thấy mấy mặn mà. Anh ta tên là Khâm, làm ở một công ty môi trường. Thỉnh thoảng anh mời Nhài đi uống cà phê, đi ăn tối...
Anh ít nói, Nhài cũng vậy nên mỗi buổi gặp nhau cũng không lấy gì làm vui. Tuy nhiên vẻ chân thành và điềm đạm của Khâm làm cô thấy yên tâm và dễ chịu. Nhài chỉ nói về công việc mà không hề nhắc đến chuyện gia đình, chắc bạn cô đã nói với Khâm rồi. Còn Khâm chủ động kể cho cô nghe về người vợ của anh, cô ấy mất đã gần mười năm rồi, mà khi đấy họ còn chưa có con với nhau. Vợ anh là người đã cưu mang anh và gia đình anh khi anh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, bố anh từng vướng vào vòng lao lý chỉ vì lấy cắp nửa bao bột mì của nhà máy, mẹ anh thì bệnh tật, anh đã phải làm nhiều nghề để kiếm tiềm sống.
Nhài thấy sự chân thành và thẳng thắn của Khâm hiện lên qua ánh mắt và vẻ mặt cương nghị, rắn rỏi. Nhài biết anh nói thật lòng, Nhài cũng tin anh là người tử tế. Cô bạn gái thỉnh thoảng lại gọi điện hỏi thăm tình hình hai người. Nhài nói rằng anh ấy chỉ cư xử như một người bạn, với lại Nhài còn một số việc riêng đang còn băn khoăn...
Thực tế từ khi có Khâm, Nhài thấy bớt cô đơn, vả lại thấy mình ít ra còn có ý nghĩa cho một người. Khâm hay gọi điện cho Nhài, thỉnh thoảng dịp nào đó lại tặng một món quà nhỏ nhưng ý nghĩa. Đối với Nhài, việc làm lại từ đầu là rất khủng khiếp, quá nửa đời người rồi, làm lại từ đầu thật quá khó khăn, không biết có còn tìm thấy ý nghĩa gì?
Thỉnh thoảng Nhài đến thăm mộ con. Khi nó mất, cô chưa dám nói sự thật với nó, tội nghiệp thằng bé.
Chồng Nhài đã lấy vợ, cô ấy chính là người đã có mối quan hệ với chồng cô. Trước khi cô ấy chia tay chồng trước, hai người đã có một đứa con trai, nên cũng là rổ rá cạp lại. Nhài mừng cho Hưng, cô ta mê vẻ bên ngoài hào hoa của Hưng. Còn Nhài thì ngược lại, vẻ bên ngoài ấy không thể lấn át sự đơn điệu từ tâm hồn của Hưng.
Hầu như đêm nào trước khi ngủ, Nhài cũng nhớ đến con, thỉnh thoảng cô lại mơ đến người đàn ông trong bệnh viện. Nhiều đêm tỉnh dậy trong căn hộ trống vắng, không một chút ánh sáng, Nhài lại buồn... Cô cứ nằm im, nghe đêm trôi đi thật chậm, thật chậm. Rồi cô nằm nghiêng, những giọt nước mắt âm ấm chảy từ khóe mắt qua sống mũi rồi chảy tràn qua khóe mắt bên kia lành lạnh... Đã nhiều đêm như vậy, cô quen rồi, nó như một thứ phản xạ tự nhiên, như thể màn đêm và sự trống trải cùng đồng tình với nỗi cô đơn tột cùng của Nhài.
Trên đôi vai nhẹ tênh, không một chút gánh nặng, không có chút tự tình nào, cô cảm giác chống chếnh như người mất cắp, như kẻ say mèm sau một trận nhậu ra trò.
***
Bây giờ là mùa thu, nền trời màu trắng đục, còn những đám mây thì màu ghi trôi thật nhẹ, thật êm, Nhài ước gì những đám mây mang hết những ưu phiền của cô đi thật xa, đi vĩnh viễn.
Nhài trở lại bệnh viện, gửi xe và chen lẫn vào đám đông, lố nhố kẻ đứng người ngồi. Người thì đi khám, người thì đưa người nhà tới sinh, họ mang theo cả đồ dùng cá nhân, chăn màn, chiếu cói... Khó khăn lắm Nhài mới tìm được một chỗ ngồi. Nhài còn nhớ cái ngày cô gặp người đàn ông ấy, những cây xà cừ vẫn còn nhỏ, chỉ cao hơn đầu người, nền sân bệnh viện lát bằng những viên gạch vỡ, bệnh viện vắng hơn. Giờ thì bệnh viện đã xây sáu tầng, những cây xà cừ đã thành những cây cổ thụ, các bà bầu to hơn, váy xớ rộn ràng, lòe loẹt... Người chờ thì đông, ngồi đứng ngổn ngang từ cổng viện cho tới phòng khám, bất cứ thứ gì họ cũng có thể biến thành ghế ngồi, như quạt giấy, dép, báo, túi vải... Họ ngồi lẫn vào nhau không kể người giàu, người nghèo, đã vào đến bệnh viện thì bác sĩ là “lớn” nhất.
Mỗi lần vào đây, cô thường để ý đến những khuôn mặt chờ đợi, đúng hơn là những khuôn mặt đàn ông, biết đâu cô lại gặp được anh ta. Khổ nỗi, chờ đợi một người không rõ mặt, chỉ bằng linh cảm thôi thì quả là hão huyền, vậy mà cô vẫn hy vọng, vẫn tin vào linh cảm của mình cho dù thời gian ngày càng lấy đi niềm hy vọng mong manh ấy. Đang mải nghĩ miên man, Nhài giật mình khi thấy Khâm đang lơ ngơ như thể tìm ai đó. Nhài chủ động hỏi Khâm lý do vào bệnh viện, Khâm cũng vậy, cả hai đều trả lời có vẻ lúng túng, thiếu tự nhiên...
Tối hôm đó họ cùng nhau đi uống cà phê, trên sân thượng ngôi nhà bảy tầng lộng gió. Một lần nữa họ lại lúng túng. Khâm đẩy ly nước về phía Nhài.
- Em uống nước đi.
- Vâng cảm ơn anh.
Thật là khó khăn, Khâm mới rụt rè hỏi:
- Thực ra... chiều nay em vào bệnh viện có việc gì?
Nhài thấy tim đập nhanh, linh cảm cho thấy người đàn ông ngồi trước mặt đã hiểu hết mọi chuyện của mình. Nhài trả lời, cố làm ra vẻ tự nhiên:
- Cũng không có gì quan trọng lắm đâu, thỉnh thoảng em vẫn vào bệnh viện.
- Lạ thật, thỉnh thoảng anh cũng vào bệnh viện, sao mãi hôm nay anh mới gặp em nhỉ?
Nghe đến đó, toàn thân Nhài run lên, cô không thể kiềm chế lòng mình và bật khóc... Những giọt nước mắt mừng vui lăn trên gò má cô. Nhài biết rằng, trong cuộc đời đã là nước mắt thường đi kèm với nỗi buồn, có được những giọt nước mắt mừng vui hiếm lắm.
Nhài cũng không hiểu sao cô còn sống đến giờ phút này, những bầm dập của cuộc sống đã hằn lên trên khuôn mặt cô bằng những vết nhăn và nám. Nhài lấy chồng sớm, chả biết thế nào là tình yêu đã phải về lo phụ dưỡng gia đình nhà chồng. Chồng Nhài hờ hững với mọi thứ, nhạt nhẽo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, đặc biệt là chuyện vợ chồng. Ngày tháng dần trôi, nhiều người nhìn Nhài với con mắt trách móc pha chút thương hại, cô cứ như cái cây đực, càng ngày càng khô ngẳng.
Ý nghĩ phải có một đứa con cứ lớn dần trong cô. Mỗi đêm nghe tiếng trẻ nhỏ khóc vọng ra từ nhà hàng xóm cô lại thấy cô đơn, thấy lòng dạ xót xa như bóp muối. Bố mẹ chồng cũng buồn, ban đầu chỉ thở dài mỗi khi nhắc đến chuyện hiếm muộn của cô, sau này mẹ chồng cô nói bóng, nói gió, rồi tỏ thái độ ra mặt. Bố mẹ chồng cô ở được vài năm thì ông anh cả đón ông bà về quê trông cháu. Hai vợ chồng Nhài ở trong ngôi nhà khá rộng, chống chếnh và vắng vẻ vô cùng.
Đã gần chục năm trôi qua, sự mệt mỏi và căng thẳng đã làm cô thấy gần như kiệt sức. Nhài phải có con, như cái cây phải có hoa có trái, không thì vô nghĩa quá. Cô bàn với chồng về việc này, Hưng đồng ý và hai vợ chồng bàn nhau việc thụ tinh nhân tạo trong bệnh viện, việc này không được lộ cho bất kỳ ai. Cảm giác khi vào bệnh viện thật kỳ lạ. Nhài không biết họ sẽ làm gì mình, chắc sẽ kỳ cục lắm. Sự phấn chấn pha chút lo sợ chen lấn nhau, có lúc làm cô thấy nghẹt thở. Các bác sĩ cho cô nhập viện, Hưng lo lắng cho vợ, nhưng Nhài trấn an và bảo chồng cứ về nhà, mọi việc sẽ ổn cả thôi.
Cô được đưa vào một buồng nhỏ có ánh sáng màu hồng, có tiếng nhạc du dương, ga trải giường trắng muốt, cô giật mình... Nhài cứ nghĩ họ sẽ tiêm cho cô thuốc mê và làm phẫu thuật gì đó, ai ngờ lại bố trí một phòng ngủ đẹp đẽ, thơm tho như đêm tân hôn thế này, không có lấy một chút mùi kháng sinh của bệnh viện. Nhài ú ớ hỏi cô hộ lý: “Em ơi, thụ tinh nhân tạo sao lại thế này?”. Cô hộ lý nói: “Chị có muốn có con không?”. “Có, có”. “Thế thì đừng hỏi gì nữa, tuyệt đối không được trao đổi, nói chuyện trong thời gian làm việc... Chị đã ký giấy cam kết và đồng ý với những thỏa thuận của khoa rồi cơ mà...”. Cô hộ lý lạnh lùng đi ra, Nhài ngồi đó chưa kịp định thần thì ánh đèn phụt tắt, chỉ còn tiếng nhạc. Căn phòng tối như màn đêm. Một bàn tay to và ấm áp cầm lấy tay cô...
Thoáng giật mình, rồi cô hiểu ngay ra thế nào là thụ tinh “nhân tạo”. Quả là “nhân tạo” thật. Nhài run lên cầm cập, thậm chí ú ớ không nói được thành câu. Nhài sợ đến sởn da gà, người lạnh toát... Người đàn ông cầm tay cô thật nhẹ, thật lâu, bàn tay anh ta rắn chắc và ấm áp. Người đàn ông ngồi nhích lại gần Nhài, cô vẫn còn run, người đàn ông không nói gì mà nhẹ nhàng vuốt má cô, những giọt nước mắt lăn trên khóe mắt, xuống má, môi. Người đàn ông lấy tay lau nước mắt cho cô và đỡ cô nằm xuống, lật vai cô quay về phía anh, xoa vai cô, ngực cô... Cơn run rẩy, sợ hãi ban đầu dần biến mất, thay vào đó là một sự hưng phấn. Cô cảm thấy được người đàn ông này trân trọng cô thực sự. Chồng cô thì khác hoàn toàn, thường thì Hưng cư xử với cô như một cái bánh...
Người đàn ông ôm cô vào lòng vỗ về cô, khiến cô thấy mình như một con mèo nhỏ được chiều chuộng, cưng nựng... Thân hình anh ấm áp và săn chắc, những cử chỉ thật nhẹ, thật êm đã làm cho cô thấy mình như lần đầu tiên được làm đàn bà. Gần mười năm sống với Hưng, Nhài chưa bao giờ có cảm giác êm ái và dễ chịu đến vậy... Rồi cô ngủ thiếp đi, chắc là một giấc ngủ sâu và dài, không chút mộng mị. Khi tỉnh dậy, cô thấy người đàn ông đã biến mất như một giấc mơ...
Sau đó, cái cảm giác được gần gũi người đàn ông xa lạ ấy cứ đeo đuổi cô. Chín tháng sau, một cậu bé trai kháu khỉnh chào đời, nó đẹp như tranh vẽ, cả hai vợ chồng Nhài cưng chiều nó vô cùng, đặc biệt là Hưng, nó đòi cái gì anh cũng đáp ứng cái đó, nửa đêm nó đòi ăn bánh rán, hay uống nước dừa Hưng cũng tìm mua cho được... Nó thông minh và hiếu động nhưng cũng rất nhạy cảm và tinh tế... Khi được 15 tuổi, nó đã nói nhỏ với Nhài rằng bố Hưng là người nhạt nhẽo và thiếu thực tế... Rồi đến năm 18 tuổi, nó ra đi, bỏ lại người bố nuông chiều con và người mẹ đã gần 50 tuổi vô cùng buồn tẻ...
Mọi việc diễn ra chóng vánh như một đêm mơ, thế là Nhài lại trắng tay.
***
Không lâu sau, Nhài và Hưng chia tay nhau. Một lần nữa cô lại bị giáng một đòn quyết định, lại trắng tay, lại đau khổ, lại khóc và ân hận... Nói đúng ra, ở cái tuổi xấp xỉ năm mươi mà chia tay cũng kỳ quá, nhưng sống mà như hành hạ nhau còn khốn khổ hơn nhiều... Đã mấy lần Nhài muốn chết, muốn chết để khỏi phải đối diện với sự thật tàn nhẫn hàng ngày gặm nhấm tâm can... Song nghĩ đến người đàn ông trong bệnh viện đã hai mươi năm không gặp lại, Nhài lại nuôi một hy vọng, dù là mong manh thôi, nhưng đôi khi cô có cảm giác hy vọng đó đã là nguồn động viên và thực sự nó đã nuôi sống.
Bạn bè muốn làm mối, làm mai cho Nhài, cô cứ khất lần mãi. Một lần, Nhài đi dự sinh nhật người bạn cũ, cô gặp một người đàn ông đã góa vợ, đó là anh họ của bạn gái Nhài. Cô bạn có vẻ mong Nhài và anh họ mình tiến xa hơn nên chủ động giới thiệu để họ làm quen nhau. Nhài thấy anh ta có vẻ gì đó e dè, nên cô cũng không thấy mấy mặn mà. Anh ta tên là Khâm, làm ở một công ty môi trường. Thỉnh thoảng anh mời Nhài đi uống cà phê, đi ăn tối...
Anh ít nói, Nhài cũng vậy nên mỗi buổi gặp nhau cũng không lấy gì làm vui. Tuy nhiên vẻ chân thành và điềm đạm của Khâm làm cô thấy yên tâm và dễ chịu. Nhài chỉ nói về công việc mà không hề nhắc đến chuyện gia đình, chắc bạn cô đã nói với Khâm rồi. Còn Khâm chủ động kể cho cô nghe về người vợ của anh, cô ấy mất đã gần mười năm rồi, mà khi đấy họ còn chưa có con với nhau. Vợ anh là người đã cưu mang anh và gia đình anh khi anh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, bố anh từng vướng vào vòng lao lý chỉ vì lấy cắp nửa bao bột mì của nhà máy, mẹ anh thì bệnh tật, anh đã phải làm nhiều nghề để kiếm tiềm sống.
Nhài thấy sự chân thành và thẳng thắn của Khâm hiện lên qua ánh mắt và vẻ mặt cương nghị, rắn rỏi. Nhài biết anh nói thật lòng, Nhài cũng tin anh là người tử tế. Cô bạn gái thỉnh thoảng lại gọi điện hỏi thăm tình hình hai người. Nhài nói rằng anh ấy chỉ cư xử như một người bạn, với lại Nhài còn một số việc riêng đang còn băn khoăn...
Thực tế từ khi có Khâm, Nhài thấy bớt cô đơn, vả lại thấy mình ít ra còn có ý nghĩa cho một người. Khâm hay gọi điện cho Nhài, thỉnh thoảng dịp nào đó lại tặng một món quà nhỏ nhưng ý nghĩa. Đối với Nhài, việc làm lại từ đầu là rất khủng khiếp, quá nửa đời người rồi, làm lại từ đầu thật quá khó khăn, không biết có còn tìm thấy ý nghĩa gì?
Thỉnh thoảng Nhài đến thăm mộ con. Khi nó mất, cô chưa dám nói sự thật với nó, tội nghiệp thằng bé.
Chồng Nhài đã lấy vợ, cô ấy chính là người đã có mối quan hệ với chồng cô. Trước khi cô ấy chia tay chồng trước, hai người đã có một đứa con trai, nên cũng là rổ rá cạp lại. Nhài mừng cho Hưng, cô ta mê vẻ bên ngoài hào hoa của Hưng. Còn Nhài thì ngược lại, vẻ bên ngoài ấy không thể lấn át sự đơn điệu từ tâm hồn của Hưng.
Hầu như đêm nào trước khi ngủ, Nhài cũng nhớ đến con, thỉnh thoảng cô lại mơ đến người đàn ông trong bệnh viện. Nhiều đêm tỉnh dậy trong căn hộ trống vắng, không một chút ánh sáng, Nhài lại buồn... Cô cứ nằm im, nghe đêm trôi đi thật chậm, thật chậm. Rồi cô nằm nghiêng, những giọt nước mắt âm ấm chảy từ khóe mắt qua sống mũi rồi chảy tràn qua khóe mắt bên kia lành lạnh... Đã nhiều đêm như vậy, cô quen rồi, nó như một thứ phản xạ tự nhiên, như thể màn đêm và sự trống trải cùng đồng tình với nỗi cô đơn tột cùng của Nhài.
Trên đôi vai nhẹ tênh, không một chút gánh nặng, không có chút tự tình nào, cô cảm giác chống chếnh như người mất cắp, như kẻ say mèm sau một trận nhậu ra trò.
***
Bây giờ là mùa thu, nền trời màu trắng đục, còn những đám mây thì màu ghi trôi thật nhẹ, thật êm, Nhài ước gì những đám mây mang hết những ưu phiền của cô đi thật xa, đi vĩnh viễn.
Nhài trở lại bệnh viện, gửi xe và chen lẫn vào đám đông, lố nhố kẻ đứng người ngồi. Người thì đi khám, người thì đưa người nhà tới sinh, họ mang theo cả đồ dùng cá nhân, chăn màn, chiếu cói... Khó khăn lắm Nhài mới tìm được một chỗ ngồi. Nhài còn nhớ cái ngày cô gặp người đàn ông ấy, những cây xà cừ vẫn còn nhỏ, chỉ cao hơn đầu người, nền sân bệnh viện lát bằng những viên gạch vỡ, bệnh viện vắng hơn. Giờ thì bệnh viện đã xây sáu tầng, những cây xà cừ đã thành những cây cổ thụ, các bà bầu to hơn, váy xớ rộn ràng, lòe loẹt... Người chờ thì đông, ngồi đứng ngổn ngang từ cổng viện cho tới phòng khám, bất cứ thứ gì họ cũng có thể biến thành ghế ngồi, như quạt giấy, dép, báo, túi vải... Họ ngồi lẫn vào nhau không kể người giàu, người nghèo, đã vào đến bệnh viện thì bác sĩ là “lớn” nhất.
Mỗi lần vào đây, cô thường để ý đến những khuôn mặt chờ đợi, đúng hơn là những khuôn mặt đàn ông, biết đâu cô lại gặp được anh ta. Khổ nỗi, chờ đợi một người không rõ mặt, chỉ bằng linh cảm thôi thì quả là hão huyền, vậy mà cô vẫn hy vọng, vẫn tin vào linh cảm của mình cho dù thời gian ngày càng lấy đi niềm hy vọng mong manh ấy. Đang mải nghĩ miên man, Nhài giật mình khi thấy Khâm đang lơ ngơ như thể tìm ai đó. Nhài chủ động hỏi Khâm lý do vào bệnh viện, Khâm cũng vậy, cả hai đều trả lời có vẻ lúng túng, thiếu tự nhiên...
Tối hôm đó họ cùng nhau đi uống cà phê, trên sân thượng ngôi nhà bảy tầng lộng gió. Một lần nữa họ lại lúng túng. Khâm đẩy ly nước về phía Nhài.
- Em uống nước đi.
- Vâng cảm ơn anh.
Thật là khó khăn, Khâm mới rụt rè hỏi:
- Thực ra... chiều nay em vào bệnh viện có việc gì?
Nhài thấy tim đập nhanh, linh cảm cho thấy người đàn ông ngồi trước mặt đã hiểu hết mọi chuyện của mình. Nhài trả lời, cố làm ra vẻ tự nhiên:
- Cũng không có gì quan trọng lắm đâu, thỉnh thoảng em vẫn vào bệnh viện.
- Lạ thật, thỉnh thoảng anh cũng vào bệnh viện, sao mãi hôm nay anh mới gặp em nhỉ?
Nghe đến đó, toàn thân Nhài run lên, cô không thể kiềm chế lòng mình và bật khóc... Những giọt nước mắt mừng vui lăn trên gò má cô. Nhài biết rằng, trong cuộc đời đã là nước mắt thường đi kèm với nỗi buồn, có được những giọt nước mắt mừng vui hiếm lắm.