ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG THI CA VIỆT NAM
Thái Tú Hạp
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển. Đạo Phật đã gắn liền với giòng Văn Học và cùng với sinh mệnh thăng trầm của Dân Tộc đã gần hai mươi thế kỷ. Tư tưởng sâu xa vi diệu của Phật Giáo đã hiện hữu trong mạch sống dân tộc ngay từ những khởi nguyên Trung Tâm Phật Giáo Luy Lâu (thuộc Bắc Ninh ngày nay) do Ngài Mâu Tử, một vị chân tu Phật Giáo đến từ Ấn Độ khởi dựng, phát huy song song với hai trung tâm Phật Giáo của Trung Hoa là Lạc Dương và Bành Thành, khoảng đầu kỷ nguyên Tây Lịch. Liên tục nhiều năm sau đó, những vị Thiền Sư được tôn kính như vị Bồ Tát sống, Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi từ Trung Hoa đến cư trú tại chùa Chúng Thiện truyền dạy về tinh hoa cao quý của Đạo Phật. Qua nhiều thế kỷ kế tiếp Phật Giáo càng ngày càng phát huy rộng lớn do các Ngài Vô Ngôn Thông, Ngài Khương Tăng Hội, Ngài Khuôn Việt Thái Sư. Đến thế kỷ thứ ba Ngài Khương Tăng Hội, người Giao Chỉ đã viết luận giải về Đại Thừa và Thiền Tông nên được nhiều người cho rằng chính Ngài Khương Tăng Hội là vị Thiền Sư lập nên Thiền Việt Nam chứ không phải truyền nhập từ Trung Hoa của Ngài Bồ Đề Đạt Ma. Và trải dài trong nhiều thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn...cho đến thời đại hôm nay, với thể tính triết học, khoa học, tâm lý nhân sinh...tư tưởng Phật Giáo đã hiển nhiên thẩm thấu vào tâm hồn, hiện hữu thường trực trong đời sống của đại chúng dân Việt, từ những câu kinh tiếng kệ, hồi chuông ngân, tiếng trống Bát Nhã, trầm hương nghi ngút, mái chùa uy nghi ẩn khuất sau những tàng cây xanh, tĩnh mịch trầm lắng. Tư tưởng Đạo Phật quá cao siêu mênh mông và vời vợi như những ngọn đỉnh trời Hy Mã, suốt cả một đời tu học chưa hẳn đã bước tới ven khu rừng giáo lý uyên thâm vi diệu đó. Ở đây, chúng tôi chỉ xin mạo muội đề cập tới vài nét ảnh hưởng Phật Giáo trong thi ca Việt Nam như giòng suối nhỏ từ một vách đá núi thăm thẳm.
Cho đến nay, chúng ta chỉ cần đọc qua bất cứ tuyển tập thi ca Phật Giáo Việt Nam cổ điển nào, là y như chúng ta đều cảm nhận ngay hồn tính dân tộc ẩn dụ qua từng giòng chữ nồng thắm quê hương sâu thẳm tình người. Các Thiền Sư Việt Nam bao giờ cũng là những đại biểu độc đáo của giòng thi ca chính thống của dân tộc trong mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử dân tộc. Trong cuộc hành trình đầy khởi sắc và phong phú của nguồn văn học ảnh hưởng Phật Giáo, chúng ta bắt gặp những dấu vết tuyệt vời của Thiền Sư Khuông Việt, Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Huệ Sinh, Ngộ Ấn, Mãn Giác, Đạo Hạnh, Không Lộ, Diệu Nhân, Huyền Quang, Trúc Lâm, Thượng Hải, Chân Nguyên...Chưa kể đến kho tàng văn chương bình dân, ca dao, tục ngữ.
Chúng tôi xin đan cử một vài thi phẩm của các vị Thiền Sư danh tiếng, như bài Trăng và Nước của Đạo Hạnh:Nói đến cái không của tâm để hòa nhập vào cái tâm ảo hóa của vũ trụ, Thiền sư Hương Hải đã thể hiện rõ nét trong bài Nhạn Ảnh:Sự cấu tạo nên thể xác con người do sự kết hợp tứ đại (đất, nước, gió, lửa), cho nên qua thời gian con người phải chấp nhận sự hủy hoại một cách tự nhiên, cũng như loài hoa sớm nở tối tàn, vô thường, biến chuyển theo cái nghiệp nhân quả luân hồi, cứ thế tiếp tục từ thế hệ này qua thế hệ khác. Thấu triệt nguyên lý tử sinh đó, Thiền Sư Viên Chiếu đã viết nên thơ dạy đệ tử:
Thái Tú Hạp

Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển. Đạo Phật đã gắn liền với giòng Văn Học và cùng với sinh mệnh thăng trầm của Dân Tộc đã gần hai mươi thế kỷ. Tư tưởng sâu xa vi diệu của Phật Giáo đã hiện hữu trong mạch sống dân tộc ngay từ những khởi nguyên Trung Tâm Phật Giáo Luy Lâu (thuộc Bắc Ninh ngày nay) do Ngài Mâu Tử, một vị chân tu Phật Giáo đến từ Ấn Độ khởi dựng, phát huy song song với hai trung tâm Phật Giáo của Trung Hoa là Lạc Dương và Bành Thành, khoảng đầu kỷ nguyên Tây Lịch. Liên tục nhiều năm sau đó, những vị Thiền Sư được tôn kính như vị Bồ Tát sống, Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi từ Trung Hoa đến cư trú tại chùa Chúng Thiện truyền dạy về tinh hoa cao quý của Đạo Phật. Qua nhiều thế kỷ kế tiếp Phật Giáo càng ngày càng phát huy rộng lớn do các Ngài Vô Ngôn Thông, Ngài Khương Tăng Hội, Ngài Khuôn Việt Thái Sư. Đến thế kỷ thứ ba Ngài Khương Tăng Hội, người Giao Chỉ đã viết luận giải về Đại Thừa và Thiền Tông nên được nhiều người cho rằng chính Ngài Khương Tăng Hội là vị Thiền Sư lập nên Thiền Việt Nam chứ không phải truyền nhập từ Trung Hoa của Ngài Bồ Đề Đạt Ma. Và trải dài trong nhiều thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn...cho đến thời đại hôm nay, với thể tính triết học, khoa học, tâm lý nhân sinh...tư tưởng Phật Giáo đã hiển nhiên thẩm thấu vào tâm hồn, hiện hữu thường trực trong đời sống của đại chúng dân Việt, từ những câu kinh tiếng kệ, hồi chuông ngân, tiếng trống Bát Nhã, trầm hương nghi ngút, mái chùa uy nghi ẩn khuất sau những tàng cây xanh, tĩnh mịch trầm lắng. Tư tưởng Đạo Phật quá cao siêu mênh mông và vời vợi như những ngọn đỉnh trời Hy Mã, suốt cả một đời tu học chưa hẳn đã bước tới ven khu rừng giáo lý uyên thâm vi diệu đó. Ở đây, chúng tôi chỉ xin mạo muội đề cập tới vài nét ảnh hưởng Phật Giáo trong thi ca Việt Nam như giòng suối nhỏ từ một vách đá núi thăm thẳm.
Cho đến nay, chúng ta chỉ cần đọc qua bất cứ tuyển tập thi ca Phật Giáo Việt Nam cổ điển nào, là y như chúng ta đều cảm nhận ngay hồn tính dân tộc ẩn dụ qua từng giòng chữ nồng thắm quê hương sâu thẳm tình người. Các Thiền Sư Việt Nam bao giờ cũng là những đại biểu độc đáo của giòng thi ca chính thống của dân tộc trong mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử dân tộc. Trong cuộc hành trình đầy khởi sắc và phong phú của nguồn văn học ảnh hưởng Phật Giáo, chúng ta bắt gặp những dấu vết tuyệt vời của Thiền Sư Khuông Việt, Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Huệ Sinh, Ngộ Ấn, Mãn Giác, Đạo Hạnh, Không Lộ, Diệu Nhân, Huyền Quang, Trúc Lâm, Thượng Hải, Chân Nguyên...Chưa kể đến kho tàng văn chương bình dân, ca dao, tục ngữ.
Chúng tôi xin đan cử một vài thi phẩm của các vị Thiền Sư danh tiếng, như bài Trăng và Nước của Đạo Hạnh:
Tác hữu trầm sa hữu
Vi không nhất thiết không
Hữu không như thủy nguyệt
Vật trước hữu không không
(Thủy Nguyệt)
Có thì có tự mảy may
Không thì cả vũ trụ này cũng không
Có, không: bóng nguyệt lòng sông
Cả hai tuy vậy chẳng không chút nào
(Võ Đình)
Vi không nhất thiết không
Hữu không như thủy nguyệt
Vật trước hữu không không
(Thủy Nguyệt)
Có thì có tự mảy may
Không thì cả vũ trụ này cũng không
Có, không: bóng nguyệt lòng sông
Cả hai tuy vậy chẳng không chút nào
(Võ Đình)
Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm
Nhạn vút qua không
Bóng chìm nước lạnh
Để dấu: nhạn không có ý
Giữ bóng: nước cũng vô tâm
(Nhạn Và Bóng)
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm
Nhạn vút qua không
Bóng chìm nước lạnh
Để dấu: nhạn không có ý
Giữ bóng: nước cũng vô tâm
(Nhạn Và Bóng)
Thân như tường bích dĩ đồi thì
Cử thế thông thông thục bất bi
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng
Sắc không ẩn hiện nhiệm suy di
(Vô Tật Thị Chúng)
Thân như tường nát đợi ngày
Trăm năm vất vả tới rày xót thương
Tâm không nếu đạt nẻo đường
Mặc cho không sắc vô thường đến đi
(Răn Chúng Khi Thầy Còn Mạnh - Võ Đình dịch)
Cử thế thông thông thục bất bi
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng
Sắc không ẩn hiện nhiệm suy di
(Vô Tật Thị Chúng)
Thân như tường nát đợi ngày
Trăm năm vất vả tới rày xót thương
Tâm không nếu đạt nẻo đường
Mặc cho không sắc vô thường đến đi
(Răn Chúng Khi Thầy Còn Mạnh - Võ Đình dịch)
Comment