PHỦ CAM XÓM ĐÁ
Giáp Cẩm Tú
Phủ cam nằm sát bờ con sông đào An Cựu, cách cồn Dã Viên của sông Hương về phía nam chừng hơn một cây số ngàn. Phía đông giáp xã An Cựu có cánh đồng sản xuất thứ gạo dẻo mềm mướt thơm ngon nhứt hạng, sánh đôi với con tôm bóc vỏ đuôi kho om trong cái trách đất dâng lên mời mạ thời. Phía tây Phủ Cam giáp phường Phú Ninh thuộc xã Dương Xuân Hạ có chùa Vạn Phước vô ngôn cùng các chùa Pháp Hoa, Linh Quang và nhất là chùa Từ Đàm nỗi tiếng. Phía nam Phủ Cam là xóm ray hiền hòa thuộc vùng Tam Thai Nội và Tam Thai Ngoại triều kiến núi Ngự Bình, Ngắm lên xứ Thiên Thai có trái núi Thiên nằm bảnh chọe. Phía bắc giáp vùng Bến Ngự với tòa Tổng Giám Mục và hai trường Đồng Khánh Quốc Học thân thương. Xứ Tứ Tây của phủ Cam nghe xưa lắc xưa lơ. Vì thế đất quý Bối sơn Diện thủy, vua Thành Thái có cho dựng An Lăng nho nhỏ. Con đường mới quanh co mấy độ, xã Phước Quả trổ đường đá dọc ngang. Nhớ ơi là nhớ, cái xóm Phú Cam. Cả một vùng rộng lớn của người ta mà cứ kêu là xóm. Nhớ cái thời có biệt danh Tự Trị. Nhà không cần địa chỉ. Xóm không có tên đường. Hỏi thăm nhà sẽ bị chỉ quanh chỉ quẩn lần ra tới tận mồ ma. Thơ từ gửi về đều tập trung tại nhà cha sở để trước hiên, cứ đến mà kiếm, chậm thì có chậm nhưng không bao giờ thất lạc. Thời Tây bắt lính đưa qua Pháp để đánh giặc Đức, thanh niên bên phố Huế lẻn sang đây ẩn trốn là khỏi sợ lính sen đầm xét soát giấy tùy thân phiền hà lắm chuyện.
Phú Hay Phủ?
Phú là giàu. Phủ là cái kho. Phải giàu có mới đủ tiền xây kho, xây lẫm. Nói hai tiếng Phủ Cam hay Phú Cam chỉ khác nhau một chút giọng nhẹ nhàng. Còn như Phu Văn Lâu nói nặng thành Phú Văn Lâu đã sai, có người còn đổi Văn thành Vân mới thiệt là tầm bậy. Hỏi thăm quanh quẩn, nhất là dân địa phương, người nào cũng nói Phủ Cam hiểu theo nghĩa là cái kho cam như kho lúa kho gạo. Lại còn có nghĩa khác là ở trong dinh thự có nhà cửa sang trọng, vườn tược rộng rãi trồng rất nhiều cam. Từ các mệ các mự, đến các chú các em, nhất nhất ai ai cũng đều nói Phủ trong ý nghĩa phủ phòng kho lẫm. Còn Phú là giàu ít nghe nhắc đến.
Địa danh xứ Huế thường mang tên kép, có nghĩa là một tên gồm hai chữ như Kim Long, Thừa Thiên, Phú Xuân, v.v.. Tên đơn một chữ như Huế, Sình, Sịa, Truồi, Trẹm, Trạch, Tuần, Lụ, Nong, Chuồn, Sam v.v.. Tên đơn thường thêm thắt thành hai tiếng một cách dễ thương như Phố Huế, Chợ Sịa, Làng Chuồn, hoặc luôn dùng đơn như trẹm, Lụ, Trạch, Nguồn. Tên Phủ Cam hai chữ. Cam dùng không thay đổi. Phú với Phủ mới rắc rối cuộc đời. Lật trang sách cũ, nhắc chuyện chúa Nguyễn Phước Chu cho nhà cố đạo mua đất làm nơi giảng đạo trên chỗ Phú Cam thuộc xứ Tứ Tây! Nếu chuyện này có thật thì tên Phú Cam có trước tên Phú Xuân, vì sau khi chúa Nguyễn Phúc Chu mất, chúa Nguyễn Phúc Khoát mới lập dinh Phú Xuân, phủ Kim Long. Xuân tươi trẻ. Cam ngọt ngào. Trong chữ Hán, Phú và Phủ viết khác nhau. Phía bắc Hương Giang có Phú Xuân, nam Hương Giang có Phú Cam, Phú Ninh, Phú Vĩnh ! Phú Cát gần khu vực Bãi Dâu, Phú Ốc gần chợ Sịa. Thêm Phú Vang, Phú Thứ, Phú Lộc ở gần Thuận An; Phú Lương, Phú Bài đi về Hướng Truồi. Ngay trước nhà thờ Phú Cam có Phủ Trấn Biên của Quận Công Hường Thuyên thân sinh của hoàng thân Ưng Trạo. Trên cửa phủ Trấn Biên có cây thánh giá đường bệ vững vàng. Nếu nói rằng phủ Trấn Biên nằm trong Phủ Cam cũng giống như Phủ Cam nằm trong Phủ Thừa Thiên thì hình ảnh nầy thiệt bao la êm dịu với ít có người tưởng tượng cho ra. Chữ Phủ ít khi dùng trước tên, ngoại trừ trong ngôn ngữ nói. Ta nói với nhau là Phủ Thừa Thiên, nhưng khi viết phải là Thừa Thiên Phủ; hay Phủ Thọ Xuân thì phải viết là Thọ Xuân Phủ. Phủ Trấn Biên khi viết là Trấn Biên Phủ. Ơi mấy anh Quốc Học, mấy chị Đồng Khánh ở bên tê sông có còn nhớ con đò Thừa Phủ ? Cam không phải là một phủ. Lại không phải một dinh phủ có trồng nhiều cam tuy trong Phủ Cam có mấy vườn cam. Năm 1930, còn sót lại đồi đất trồng cam, vườn nhỏ của ông Hùng. Phủ Cam là một vùng nhỏ thuộc xã Phước Quả. Trong xã có nhiều xóm như xóm Nam, xóm Đường Đá, xóm Chợ Xép, xóm Cồn Mồ, xóm Giếng Khe, v.v. Giấy khai sinh ghi “Làng Phước Quả, Tổng Cư Chánh, Huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên”. Không thấy ghi hai chữ Phủ Cam. Khi ghi bằng chữ Hán thì dùng chữ Xã thay cho Làng, vì Làng là tiếng Việt, muốn viết phải dùng chữ Nôm chứ chữ Hán của người Tàu không có chữ Làng. Phủ Cam nằm sát vùng Phú Vĩnh. Phú Vĩnh thuộc vùng Bến Ngự, sau Phú Vĩnh đổi làm phường. Thơ từ đề địa chỉ, không dùng hai chữ Phú Vĩnh, thay bằng mấy chữ Bến Ngự là Bến Ngự, không phường, không xã, không xứ, không làng. Chợ Bến Ngự đề tên rõ ràng, gắn trên hai cột trụ xi măng chắc chắn. Chợ nằm sát bờ sông, có cây thị xanh um tàn lá. Trường tiểu học Phú Vĩnh nằm phía sau lưng trường Quốc Học. Trụ sở phường Phú Vĩnh gần chợ Bến Ngự cạnh bến xe. Con hẻm nhỏ vô ra nhộn nhịp.
Phủ là cái búa. Cân là cái rìu. Phủ cân trỏ sự trừng phạt vì có tội. Kết án Phủ Cân là án tử hình. Án Phủ Cân Giam Hậu là án tử hình nhưng vẫn còn giam chưa ấn định ngày thọ tử. Phủ Cam đã từng là vùng biệt lập lưu đày giam giữ những tử tội vì theo đạo Thiên Chúa bởi luật cấm đạo của triều Nguyễn, mãi cho đến gần cuối triều Tự Đức mới được chiếu chỉ giải tỏa dung tha. Nhà thờ Phủ Cam theo thế đất thuộc loại Bối Sơn Diện Thủy tức là sau lưng có núi, trước mặt có sông nhưng cũng bị gọi lại là thế đất Bối Sơn Diện Thủy. Chữ diệp ở đây được giải thích là tươi mát ! Diện hay Diệp trúng trật ra răng thưa thầy địa lý? Từ Phủ Cân mà đọc lâu ngày trại thành Phủ Cam chăng ? Giống như Dữu dân, chữ của ông Nguyễn Văn Tường chỉ người Việt theo đạo Thiên Chúa, tai hại như cây cỏ dữu mọc lẫn trong lúa. Người Pháp không chịu, ông Tường đổi thành chữ Giáo. Lương dân và Giáo dân. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có lúc khác nhau.
Đọc sai nhiều thứ như chùa Tra Am, có nghĩa là cái am làm nơi nghiên cứu. Chữ Tra không có dấu huyền. Người sau thêm dấu vào, đọc thành Trà Am nghĩa bóng là tên chùa, nghĩa đen là cái am làm nơi uống trà như trà đình, trà thất, trà phòng, v.v. có lẽ vì âm Tra đọc không hay lại nghe ra như có dấu huyền thành Trà. Còn Phú Ninh thì thuộc vùng chùa Báo Quốc, dốc Nam Giao, ga xe lửa Huế, v.v. Sau ga xe lửa có miếu Lịch Đại Đế Vương. Khu vực quanh miếu, người ta gọi là vùng Lệt Đợi ấy là do kiêng tên vua Hàm Nghi (Ưng Lịch) mà gọi trại đi hai tiếng Lịch Đại. Biết đâu âm Cân và Cam vì lý do nào đó nên có khi lẫn lộn ?
Thăm xứ Tứ Tây
Người Huế đến nay vẫn còn truyền nhau câu tục ngữ “Phế vua không Khả, đào mả không Bài” để trỏ quan đại thần Ngô Đình Khả không đồng ý nhà nước Bảo Hộ phế vua Thành Thái, và Thượng thư Nguyễn Hữu Bài ngăn cản việc người Pháp đòi khai quật lăng vua Tự Đức để tìm châu báu. Trong triều, hai cụ Khả (Bảo Hộ) và cụ Bài (Nam Triều) cùng làm quan lớn. Ngoài quận, hai người lại là thông gia với nhau. Khi thôi làm quan, cụ Thượng Bài về cố hương là xã Phước Môn ngoài Quảng Trị sống quãng đời còn lại. Cụ Thượng Khả không về quê, ở luôn tại Phủ Cam, khi mất chôn ở đấy. Mộ cụ Thượng Khả cách nhà chừng hơn một cây số.
Có người Pháp là ông Gerald chuyên nghề làm dầu sả, lên xóm Phước Quả, xứ Phủ Cam xây nhà lầu gần chỗ ngã ba đầu con đường mới. Lầu ông Gerald còn cao hơn cả nhà thờ. Ngã ba nầy sau có dựng một cây thánh giá thật lớn và mang biệt danh là Ngã Ba Thánh Giá. Ngày khánh thành cây thánh giá, có linh mục chánh xứ Phú làm lễ, cùng các linh mục khác như Chân Tín, Cha Thanh đồng tế. Linh mục Thanh rao giảng tuyên xưng ơn thập giá. Năm 1975, linh mục Thanh nổi danh chống tham nhũng.
Ngã ba Thánh giá nằm về phía tây nam Phủ Cam, đại thế cao nhất xứ. Đỉnh đồi được san bằng, dùng làm nghĩa trang họ Ngô. Nghĩa trang có trồng thông, hoa mai, cây kiểng. Tứ phía tây tường đá. Lối vô ra có cái cổng sắt rất kềnh càng hoa mỹ.
Các con đường của Phủ Cam được người Pháp chăm sóc kỹ, cho rãi đá cho nên vẫn gọi là xóm Đường Đá. Người ta đồn rằng có khi đất của tư nhân bị người Pháp trưng dụng làm nghĩa trang như đất của ông Trương Đình Tùng, tức là ông Thừa Tùng bị lấy một nửa khoản vườn, làm rộng thêm Nghĩa Trang Âu Châu. Trong khi đó, đất cất nhà cho ông Gerald lại được bảo vệ tối đa, phóng thêm con đường cho tới ngã ba gần đỉnh đồi, lại trải đá hoa cương cho ông dễ lái xe đi làm. Ôn Tây Gerald có xưởng cất lọc dầu sả bên bờ sông Hương và sông An Cựu có cây dừa cao to chi lạ. Một chi tiết khác là ông Trương Đình Tùng phúc hậu, cho con rể là Nguyễn Văn Bửu đất nhà, sau ông Bửu bán địa trạch lại cho người Pháp thành lập nghĩa trang Âu Châu. Ngay trong lầu ông Bửu trước nhà thờ Phủ Cam có ngôi mộ của người vợ trước của ông Bửu, con gái ông Thừa Tùng. Khi ông Ngô Đình Cẩn trưng dụng lầu ông Bửu để làm Văn Phòng Cố Vấn Lãnh Đạo Miền Trung, ngôi mộ vẫn còn.
Con đường từ ngã ba thánh giá băng qua An Lăng, thông ra cầu Kho Rèn có tên Tây trước 1944 là đường Nghĩa Trang (Rue De Lacimentiere), tên Việt là con đường Mới. Con đường mới được tráng nhựa rộng rãi, đổi tên làm đường Hàm Nghi, sau 1975 cải thành đường Trần Phú. Ông Tây Gerald về nước, biệt thự bị trưng thu, nhà cầm quyền cho thả mấy con nai trong vườn làm cảnh. Tên ông Tây là Gerald khó đọc, bèn gọi đại ra thành hai tiếng Đuya-Ra, ai nghe cũng hiểu.
Nhà Ngô cáo chung, lầu Đuya-Ra do ông Cẩn chiếm chưa kịp khánh thành đã bị một số sinh viên và học sinh quá khích, suốt mấy tuần liên tiếp, mở cổng xông vào đập phá gọi là hỏi tội chế độ độc tài gia đình trị, luôn thể bắt mấy con chim quý như các loại yến và họa mi cùng bẻ gãy một số lớn cây cảnh kể luôn những buồng cau non, mang về làm kỷ niệm “chiến thắng riêng”.
Thời điểm giữa Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa, nhà chức trách cho lập một chuồng thú trước nhà thương lớn, tức Bệnh Viện Trung Ương Huế. Chuồng thú xây trên miếng đất trống sát bờ sông Hương, sau này nằm sát chân cây cầu mới Sông Hương, đối diện với Câu Lạc Bộ thể thao. Vườn thú xây tường đá thêm nhà hầm thả mấy con nai. Vườn thú lợp mái tôn chận song sắt nhốt mấy con khỉ.
Người ta đồn rằng, nai lấy từ biệt thự ngã ba thánh giá, và khỉ bắt về cũng từ lầu ông dầu sả Đuya-Ra. Mậu thân lửa đạn, đàn khỉ biệt tăm, còn mấy con nai ngơ ngác bước vào nồi ! Mấy trăm thanh niên sinh viên học sinh và công chức Phú Cam bị bắt giải lên khe Đá Mài chết thảm. Đồn ông Mậu, chốt trong lầu ông Gerald khoản cả đại đội, thường ngày vẫn bị dân anh chị Phủ Cam kiếm cách gây sự. Lính của ông Mậu gồm bọn C.T. Nùng và Nùng gác nhà cho tư gia Mỹ từ Sài Gòn ra. Đại đội ông Mậu thua trận rút chạy về Phú Bài. Dân Phủ Cam đánh nhau với Việt Cộng phần lớn thuộc thành phần lính nghỉ phép.
Tên xã Phước Quả, cũng dùng đặt cho tên người cả nam lẫn nữ. Tiền Đạo Tướng Quân, có con trai với bà sau, mang nặng đẻ đau ở mô tuốt bên tê thành nội, đặt tên Nguyễn Phước Quả, sau này tức là nhà báo Kinh Châu viết cho báo Sóng Thần. Bài “Ăn cơm Xương Rồng” tả chuyện dưới Mỹ Lợi gây xúc động một thời.
Hoa khôi Phủ Cam tên là Phước Quả học trường Đồng Khánh, mới mười sáu tuổi tây tức mười bảy tuổi ta, Tết Mậu Thân 1968 theo gia đình chạy loạn, bị lạc đạn trên cầu Bến Ngự thác oan.
Bảy năm sau, vườn thú trước nhà thương mở trở lại với con hưu sao đủng đỉnh hiền lành. Kể chuyện thời xưa, dưới thời Cậu Cẩn, có ông Quảng mở lò bánh mì trong xóm Đường Đá, cùng ông Lợi làm men nấu rựu và làm bánh. Cả hai trở thành triệu phú đúng như câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Tuy nhiên phước lộc cũng tùy phần, bất đồ năm 1963, sau khi nhà Ngô bị thảm sát, ông Quảng nhường lò bánh mì để Tòa Giám Mục Huế cho nhà Chung nhà Phúc cai quản, gia đình ông âm thầm vô tận Ba Ngòi gió cát tái tạo cuộc đời. Ông Lợi cũng dẹp hãng men sau mùa hè đỏ lửa đốt cháy tháng tư đen.
Giáp Cẩm Tú
Phú Hay Phủ?
Phú là giàu. Phủ là cái kho. Phải giàu có mới đủ tiền xây kho, xây lẫm. Nói hai tiếng Phủ Cam hay Phú Cam chỉ khác nhau một chút giọng nhẹ nhàng. Còn như Phu Văn Lâu nói nặng thành Phú Văn Lâu đã sai, có người còn đổi Văn thành Vân mới thiệt là tầm bậy. Hỏi thăm quanh quẩn, nhất là dân địa phương, người nào cũng nói Phủ Cam hiểu theo nghĩa là cái kho cam như kho lúa kho gạo. Lại còn có nghĩa khác là ở trong dinh thự có nhà cửa sang trọng, vườn tược rộng rãi trồng rất nhiều cam. Từ các mệ các mự, đến các chú các em, nhất nhất ai ai cũng đều nói Phủ trong ý nghĩa phủ phòng kho lẫm. Còn Phú là giàu ít nghe nhắc đến.
Địa danh xứ Huế thường mang tên kép, có nghĩa là một tên gồm hai chữ như Kim Long, Thừa Thiên, Phú Xuân, v.v.. Tên đơn một chữ như Huế, Sình, Sịa, Truồi, Trẹm, Trạch, Tuần, Lụ, Nong, Chuồn, Sam v.v.. Tên đơn thường thêm thắt thành hai tiếng một cách dễ thương như Phố Huế, Chợ Sịa, Làng Chuồn, hoặc luôn dùng đơn như trẹm, Lụ, Trạch, Nguồn. Tên Phủ Cam hai chữ. Cam dùng không thay đổi. Phú với Phủ mới rắc rối cuộc đời. Lật trang sách cũ, nhắc chuyện chúa Nguyễn Phước Chu cho nhà cố đạo mua đất làm nơi giảng đạo trên chỗ Phú Cam thuộc xứ Tứ Tây! Nếu chuyện này có thật thì tên Phú Cam có trước tên Phú Xuân, vì sau khi chúa Nguyễn Phúc Chu mất, chúa Nguyễn Phúc Khoát mới lập dinh Phú Xuân, phủ Kim Long. Xuân tươi trẻ. Cam ngọt ngào. Trong chữ Hán, Phú và Phủ viết khác nhau. Phía bắc Hương Giang có Phú Xuân, nam Hương Giang có Phú Cam, Phú Ninh, Phú Vĩnh ! Phú Cát gần khu vực Bãi Dâu, Phú Ốc gần chợ Sịa. Thêm Phú Vang, Phú Thứ, Phú Lộc ở gần Thuận An; Phú Lương, Phú Bài đi về Hướng Truồi. Ngay trước nhà thờ Phú Cam có Phủ Trấn Biên của Quận Công Hường Thuyên thân sinh của hoàng thân Ưng Trạo. Trên cửa phủ Trấn Biên có cây thánh giá đường bệ vững vàng. Nếu nói rằng phủ Trấn Biên nằm trong Phủ Cam cũng giống như Phủ Cam nằm trong Phủ Thừa Thiên thì hình ảnh nầy thiệt bao la êm dịu với ít có người tưởng tượng cho ra. Chữ Phủ ít khi dùng trước tên, ngoại trừ trong ngôn ngữ nói. Ta nói với nhau là Phủ Thừa Thiên, nhưng khi viết phải là Thừa Thiên Phủ; hay Phủ Thọ Xuân thì phải viết là Thọ Xuân Phủ. Phủ Trấn Biên khi viết là Trấn Biên Phủ. Ơi mấy anh Quốc Học, mấy chị Đồng Khánh ở bên tê sông có còn nhớ con đò Thừa Phủ ? Cam không phải là một phủ. Lại không phải một dinh phủ có trồng nhiều cam tuy trong Phủ Cam có mấy vườn cam. Năm 1930, còn sót lại đồi đất trồng cam, vườn nhỏ của ông Hùng. Phủ Cam là một vùng nhỏ thuộc xã Phước Quả. Trong xã có nhiều xóm như xóm Nam, xóm Đường Đá, xóm Chợ Xép, xóm Cồn Mồ, xóm Giếng Khe, v.v. Giấy khai sinh ghi “Làng Phước Quả, Tổng Cư Chánh, Huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên”. Không thấy ghi hai chữ Phủ Cam. Khi ghi bằng chữ Hán thì dùng chữ Xã thay cho Làng, vì Làng là tiếng Việt, muốn viết phải dùng chữ Nôm chứ chữ Hán của người Tàu không có chữ Làng. Phủ Cam nằm sát vùng Phú Vĩnh. Phú Vĩnh thuộc vùng Bến Ngự, sau Phú Vĩnh đổi làm phường. Thơ từ đề địa chỉ, không dùng hai chữ Phú Vĩnh, thay bằng mấy chữ Bến Ngự là Bến Ngự, không phường, không xã, không xứ, không làng. Chợ Bến Ngự đề tên rõ ràng, gắn trên hai cột trụ xi măng chắc chắn. Chợ nằm sát bờ sông, có cây thị xanh um tàn lá. Trường tiểu học Phú Vĩnh nằm phía sau lưng trường Quốc Học. Trụ sở phường Phú Vĩnh gần chợ Bến Ngự cạnh bến xe. Con hẻm nhỏ vô ra nhộn nhịp.
Phủ là cái búa. Cân là cái rìu. Phủ cân trỏ sự trừng phạt vì có tội. Kết án Phủ Cân là án tử hình. Án Phủ Cân Giam Hậu là án tử hình nhưng vẫn còn giam chưa ấn định ngày thọ tử. Phủ Cam đã từng là vùng biệt lập lưu đày giam giữ những tử tội vì theo đạo Thiên Chúa bởi luật cấm đạo của triều Nguyễn, mãi cho đến gần cuối triều Tự Đức mới được chiếu chỉ giải tỏa dung tha. Nhà thờ Phủ Cam theo thế đất thuộc loại Bối Sơn Diện Thủy tức là sau lưng có núi, trước mặt có sông nhưng cũng bị gọi lại là thế đất Bối Sơn Diện Thủy. Chữ diệp ở đây được giải thích là tươi mát ! Diện hay Diệp trúng trật ra răng thưa thầy địa lý? Từ Phủ Cân mà đọc lâu ngày trại thành Phủ Cam chăng ? Giống như Dữu dân, chữ của ông Nguyễn Văn Tường chỉ người Việt theo đạo Thiên Chúa, tai hại như cây cỏ dữu mọc lẫn trong lúa. Người Pháp không chịu, ông Tường đổi thành chữ Giáo. Lương dân và Giáo dân. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có lúc khác nhau.
Đọc sai nhiều thứ như chùa Tra Am, có nghĩa là cái am làm nơi nghiên cứu. Chữ Tra không có dấu huyền. Người sau thêm dấu vào, đọc thành Trà Am nghĩa bóng là tên chùa, nghĩa đen là cái am làm nơi uống trà như trà đình, trà thất, trà phòng, v.v. có lẽ vì âm Tra đọc không hay lại nghe ra như có dấu huyền thành Trà. Còn Phú Ninh thì thuộc vùng chùa Báo Quốc, dốc Nam Giao, ga xe lửa Huế, v.v. Sau ga xe lửa có miếu Lịch Đại Đế Vương. Khu vực quanh miếu, người ta gọi là vùng Lệt Đợi ấy là do kiêng tên vua Hàm Nghi (Ưng Lịch) mà gọi trại đi hai tiếng Lịch Đại. Biết đâu âm Cân và Cam vì lý do nào đó nên có khi lẫn lộn ?
Thăm xứ Tứ Tây
Người Huế đến nay vẫn còn truyền nhau câu tục ngữ “Phế vua không Khả, đào mả không Bài” để trỏ quan đại thần Ngô Đình Khả không đồng ý nhà nước Bảo Hộ phế vua Thành Thái, và Thượng thư Nguyễn Hữu Bài ngăn cản việc người Pháp đòi khai quật lăng vua Tự Đức để tìm châu báu. Trong triều, hai cụ Khả (Bảo Hộ) và cụ Bài (Nam Triều) cùng làm quan lớn. Ngoài quận, hai người lại là thông gia với nhau. Khi thôi làm quan, cụ Thượng Bài về cố hương là xã Phước Môn ngoài Quảng Trị sống quãng đời còn lại. Cụ Thượng Khả không về quê, ở luôn tại Phủ Cam, khi mất chôn ở đấy. Mộ cụ Thượng Khả cách nhà chừng hơn một cây số.
Có người Pháp là ông Gerald chuyên nghề làm dầu sả, lên xóm Phước Quả, xứ Phủ Cam xây nhà lầu gần chỗ ngã ba đầu con đường mới. Lầu ông Gerald còn cao hơn cả nhà thờ. Ngã ba nầy sau có dựng một cây thánh giá thật lớn và mang biệt danh là Ngã Ba Thánh Giá. Ngày khánh thành cây thánh giá, có linh mục chánh xứ Phú làm lễ, cùng các linh mục khác như Chân Tín, Cha Thanh đồng tế. Linh mục Thanh rao giảng tuyên xưng ơn thập giá. Năm 1975, linh mục Thanh nổi danh chống tham nhũng.
Ngã ba Thánh giá nằm về phía tây nam Phủ Cam, đại thế cao nhất xứ. Đỉnh đồi được san bằng, dùng làm nghĩa trang họ Ngô. Nghĩa trang có trồng thông, hoa mai, cây kiểng. Tứ phía tây tường đá. Lối vô ra có cái cổng sắt rất kềnh càng hoa mỹ.
Các con đường của Phủ Cam được người Pháp chăm sóc kỹ, cho rãi đá cho nên vẫn gọi là xóm Đường Đá. Người ta đồn rằng có khi đất của tư nhân bị người Pháp trưng dụng làm nghĩa trang như đất của ông Trương Đình Tùng, tức là ông Thừa Tùng bị lấy một nửa khoản vườn, làm rộng thêm Nghĩa Trang Âu Châu. Trong khi đó, đất cất nhà cho ông Gerald lại được bảo vệ tối đa, phóng thêm con đường cho tới ngã ba gần đỉnh đồi, lại trải đá hoa cương cho ông dễ lái xe đi làm. Ôn Tây Gerald có xưởng cất lọc dầu sả bên bờ sông Hương và sông An Cựu có cây dừa cao to chi lạ. Một chi tiết khác là ông Trương Đình Tùng phúc hậu, cho con rể là Nguyễn Văn Bửu đất nhà, sau ông Bửu bán địa trạch lại cho người Pháp thành lập nghĩa trang Âu Châu. Ngay trong lầu ông Bửu trước nhà thờ Phủ Cam có ngôi mộ của người vợ trước của ông Bửu, con gái ông Thừa Tùng. Khi ông Ngô Đình Cẩn trưng dụng lầu ông Bửu để làm Văn Phòng Cố Vấn Lãnh Đạo Miền Trung, ngôi mộ vẫn còn.
Con đường từ ngã ba thánh giá băng qua An Lăng, thông ra cầu Kho Rèn có tên Tây trước 1944 là đường Nghĩa Trang (Rue De Lacimentiere), tên Việt là con đường Mới. Con đường mới được tráng nhựa rộng rãi, đổi tên làm đường Hàm Nghi, sau 1975 cải thành đường Trần Phú. Ông Tây Gerald về nước, biệt thự bị trưng thu, nhà cầm quyền cho thả mấy con nai trong vườn làm cảnh. Tên ông Tây là Gerald khó đọc, bèn gọi đại ra thành hai tiếng Đuya-Ra, ai nghe cũng hiểu.
Nhà Ngô cáo chung, lầu Đuya-Ra do ông Cẩn chiếm chưa kịp khánh thành đã bị một số sinh viên và học sinh quá khích, suốt mấy tuần liên tiếp, mở cổng xông vào đập phá gọi là hỏi tội chế độ độc tài gia đình trị, luôn thể bắt mấy con chim quý như các loại yến và họa mi cùng bẻ gãy một số lớn cây cảnh kể luôn những buồng cau non, mang về làm kỷ niệm “chiến thắng riêng”.
Thời điểm giữa Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa, nhà chức trách cho lập một chuồng thú trước nhà thương lớn, tức Bệnh Viện Trung Ương Huế. Chuồng thú xây trên miếng đất trống sát bờ sông Hương, sau này nằm sát chân cây cầu mới Sông Hương, đối diện với Câu Lạc Bộ thể thao. Vườn thú xây tường đá thêm nhà hầm thả mấy con nai. Vườn thú lợp mái tôn chận song sắt nhốt mấy con khỉ.
Người ta đồn rằng, nai lấy từ biệt thự ngã ba thánh giá, và khỉ bắt về cũng từ lầu ông dầu sả Đuya-Ra. Mậu thân lửa đạn, đàn khỉ biệt tăm, còn mấy con nai ngơ ngác bước vào nồi ! Mấy trăm thanh niên sinh viên học sinh và công chức Phú Cam bị bắt giải lên khe Đá Mài chết thảm. Đồn ông Mậu, chốt trong lầu ông Gerald khoản cả đại đội, thường ngày vẫn bị dân anh chị Phủ Cam kiếm cách gây sự. Lính của ông Mậu gồm bọn C.T. Nùng và Nùng gác nhà cho tư gia Mỹ từ Sài Gòn ra. Đại đội ông Mậu thua trận rút chạy về Phú Bài. Dân Phủ Cam đánh nhau với Việt Cộng phần lớn thuộc thành phần lính nghỉ phép.
Tên xã Phước Quả, cũng dùng đặt cho tên người cả nam lẫn nữ. Tiền Đạo Tướng Quân, có con trai với bà sau, mang nặng đẻ đau ở mô tuốt bên tê thành nội, đặt tên Nguyễn Phước Quả, sau này tức là nhà báo Kinh Châu viết cho báo Sóng Thần. Bài “Ăn cơm Xương Rồng” tả chuyện dưới Mỹ Lợi gây xúc động một thời.
Hoa khôi Phủ Cam tên là Phước Quả học trường Đồng Khánh, mới mười sáu tuổi tây tức mười bảy tuổi ta, Tết Mậu Thân 1968 theo gia đình chạy loạn, bị lạc đạn trên cầu Bến Ngự thác oan.
Bảy năm sau, vườn thú trước nhà thương mở trở lại với con hưu sao đủng đỉnh hiền lành. Kể chuyện thời xưa, dưới thời Cậu Cẩn, có ông Quảng mở lò bánh mì trong xóm Đường Đá, cùng ông Lợi làm men nấu rựu và làm bánh. Cả hai trở thành triệu phú đúng như câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Tuy nhiên phước lộc cũng tùy phần, bất đồ năm 1963, sau khi nhà Ngô bị thảm sát, ông Quảng nhường lò bánh mì để Tòa Giám Mục Huế cho nhà Chung nhà Phúc cai quản, gia đình ông âm thầm vô tận Ba Ngòi gió cát tái tạo cuộc đời. Ông Lợi cũng dẹp hãng men sau mùa hè đỏ lửa đốt cháy tháng tư đen.
Comment