NĂM SỬU RƯỚC TRÂU ĐẤT RA ĐÌNH TẾ LỄ LẬP XUÂN
Hồ Đinh
Trên đồng bằng sông Hồng, tổ tiên đầu tiên của giòng giống Lạc Việt là các vi vua Hùng đã tạo dựng nước Văn Lang (tiền thân của VN ngày nay) mang ý nghĩa là những làng văn hóa chính trị lấy dân làm gốc và theo đuổi một nền kinh tế nông nghiệp bình sản qua việc phân chia ruộng đất đồng đều cho con dân trong nước cầy cấy làm ăn. Chúng ta có thể tìm thấy những nét tuyệt vời của tổ tiên ngày trước qua hình ảnh thong dong thanh thoát của nam nữ Việt tộc ca hát nhảy múa tự do sảng khoái được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ.
Nhưng nuớc Việt người Việt đã không được may mắn như tổ tiên mơ ước vì chúng ta bất hạnh nằm sát nách với Trung Hoa to lớn và đầy tham vọng thực dân luôn muốn đồng hóa và cưởng chiếm lảnh thổ của ta thành một quận huyện như đã xảy ra trong mười thế kỷ Bắc thuộc qua cái tên An Nam (Giao Chỉ Bộ).
'Quê hương ta nghèo lắm, ai ơi !
Mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn .. ' '
Lời ca và ý nhạc thật là buồn nói lên hình ảnh của VN qua gần một thế kỷ bị thực dân Pháp thống trị bốc lột, sau đó là mấy chục năm chiến tranh tiếp diễn và tới bây giờ dù đã im tiếng súng nhưng quê hương VN từ Nam tới Bắc cũng đâu có thay đổi gì qua cảnh nghèo đói lạc hậu trong cái gọi là thiên đường xã hôi chủ nghĩa.
Quê hương ta nghèo lắm ai ơi, lời hát mới nghe qua thật là nghịch lý nhưng nếu suy nghĩ tận cùng thì rất đúng vì tài nguyên Quốc Gia buổi trước lọt vào tay của thực dân Pháp, nay toàn bộ thuộc về đảng và nhà nước Cộng Sản, thử hỏi người dân còn gì mà không nghèo không thiếu cơm thiếu áo ?
Nhưng dù có thế nào chăng nữa thì từ bao giờ đếnbây giờ, VN miên viễn cũng vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 80 % người trong nước có thân phận và cuộc đời gắn liền với kiếp ' chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa '.Đó cũng chính là lý do giúp dân tộc Hồng Lạc được tồn tại tới ngày nay bởi vì chỉ có thành phần nông dân mới thật sự tha thiết gắn bó và yêu mến quê hương, mới cam tâm chịu hy sinh để bảo vệ quê cha đất tổ. Máu và nước mắt của họ bao đời đã đổ trên những luống cầy bờ rạ lủy tre làng. Vậy mà hầu hết những thế hệ đó đâu có bao nhiêu người được làm chủ chính trên mảnh đất mảnh vườn do cha tuyền con nối tạo dựng.
Con người đã thế thì kiếp trâu bò làm sao mà sung sướng cho được ? Dù nó rất xứng đáng là con vật tiêu biểu đứng đầu hàng gia súc, một con vật thân thương quen thuộc của mọi người không riêng gì VN mà hầu hết thế giới đâu đâu cũng thấy hình ảnh con trâu gắn liền với đồng quê bờ tre luống mạ và kinh ngạc hơn hết là hình ảnh của một đàn bò Bắc Mỹ, sừng dài, tổng cộng 39 con có kích thước như thật, dúc bằng đồng đen sẫm, đã hiện diện nơi chốn phôn hoa đô hội, tại khu công viên Pioneer Plaza tọa lạc trước Tòa Thị Chính Dallas (Texas), nguyên trước đây là mảnh đất mang tên Shawnee Cattle Trail, có con đường mòn là nơi các mục tử và đàn bò qua lại từ năm 1854, thời Hoa Kỳ mới vừa lập quốc.
Có thể nói không một học trò VN nào nếu đã tới trường mà không từng đọc qua những câu ca dao tục ngữ nói về Trâu như ' Ngưu lực đại, năng canh điền, năng vãn xa (ý nói Trâu có sức mạnh chuyên việc cày ruộng hay kéo xe) nhưng có lẽ bài ' chăn trâu ' trong sách Luân Lý Giáo Khoa Thư Lớp Sơ Đẳng ' là được mọi người ưa thích nhất ' Ai bảo chăn trâu là khổ ? chăn trâu sướng lắm chứ, đầu đội nón mê như lộng che, tay cầm cành tre như roi ngựa, ngất ngưỡng nghe chim hót và nhìn đàn bướm bay lượn trên đám cỏ xanh non.. ' '
Tóm lại, qua hình ảnh của con trâu bàng bạc trong mọi lĩnh vực thời gian và không gian, nhờ đó mà phần nào ta tìm lại được một phần niềm nhớ về quê hương xứ sở như Hà Thượng Nhân đã nhớ :
' Sáu mươi năm bổng nhớ lại chiều nay,
Thửa ruộng sâu bổng nhớ lại trâu cày
Thấy khóm ruối, bờ tre rung tiếng sẻ
Thấy bạn hữu, thấy lại mình tuổi trẻ
Thây quê hương dù xa cách muôn trùng.. ' '
Cách đây hơn 300 thời Vua Lê Chúa Trịnh ở Bắc Hà, vào dịp Tết Nguyên Đán, triều đình đã tổ chức Lễ Lập Xuân với đám rước tượng thần Câu Mang (tượng trưng lực điền) tay dắt một con trâu gọi là Xuân Ngưu, cả hai tượng đều đắp bằng đất sét. Cuộc lễ trên vừa mang ý nghĩa ' Nghinh và Tế Xuân ' cũng là dịp cả nước làm lễ cúng tế Thàn Nông, được coi là vị thần bổn mạng của dân tộc Việt bao đời, được các triều đại VN thờ kính, mà tượng trưng là ngôi đền Ngọc Sơn nằm giữa Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, được nối liền bằng chiếc cầu Thê Húc. Trong đền chỉ thờ vỏn vẹn có Tượng Đức Phật, Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Vị Thần Nông. Mẫu mực của Việt Đạo này cũng được tìm thấy kháp các nẽo đường quê hương yêu dấu.
Tóm lại, đời đòi cha truyền con nối của kiếp trâu bò cũng vẫn là kéo và kéo từ cày tới xe kể luôn cả súng. Dân tộc Việt Nam ngày nay dưới gông cùm độc tài tham nhũng của đảng CS, có một không hai trong giòng lịch sử cũng thế thôi. Nên xét cho cùng đâu có hơn gì trâu bò là mấy, bởi vậy thấy thấm thía vô cùng khi đọc lại bài thơ ' con trâu ' của Phạm Ngọc Khuê :
' Nay là lúc mang sức trâu mãnh liệt
Kéo lưỡi cày rạch vỡ hết ruộng nương
khơi mạch sống từ trong lòng đất chết
Mở đường lên cho hạt thóc đang ươm.. ' '
Con Trâu là đầu sự nghiệp nên ngay từ thời Các Vị Tổ Hùng dựng và cai trị nước Văn Lang, đã cho khắc hình ảnh nó trên trống đồng Đông Sơn (Thanh Hóa) gôm 8 con tại mặt , tang và thân trống, mới vừa đào được vào năm 1996 tại xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc.
1- HỌ TRÂU BÒ TRÊN THẾ GIỚI TỪ XƯA TỚI NAY :
Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh và Nguyễn Quốc Hùng, thì Ngưu có nghĩa là Bò và chú thích rằng người Việt đã nhận lầm chữ Ngưu là Trâu. Còn bộ Hán Ngữ Đại Tự Điển của Tàu mới xuất bản năm 1993 tại Thành Đô (Tứ Xuyên) thì định nghĩa chữ Ngưu chỉ chung loại động vật có vú, đầu có sừng, chân guốc đuôi có chùm lông dài, ăn cỏ nhai lại.. nói chung thuộc Họ Bò bao gồm Trâu, Bò Tây Tạng.. Vì chữ Ngưu là Danh Từ Chung (Nom Générique) nên người ta phải gọi Bò là Hoàng Ngưu, Trâu là Thủy Ngưu, Bò Tây Tạng là Mao Ngưu, Tê Giác là Tê Ngưu khi viết.. nhưng lúc phát âm thì không phân biệt mà chỉ nói chung là ' Ngầu ' như theo âm Quảng Động gọi 'Phở Bò' là Ngầu Phẳn hay Ngầu Phảnh để chỉ món ăn đuợc nấu bằng hủ tiếu với thịt bò. Nhiều bộ tự điển khác kể cả Tam Tự Kinh, Việt-Hán Thông Thoại Tự Vị của Đổ Văn Đáp , Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu cũng nói Ngưu là Trâu.
Ngày nay qua những nghiên cứu và khảo cổ tại vùng lưu vực sông Hoàng Hà là nơi phát xuất của Hán tộc, cũng đã xác nhận được sự có mặt của trâu rất sớm trước bò tại vùng này. Vì vậy trong các thư tịch cổ Trung Hoa, danh từ Ngưu là Trâu và câu chuyện Ngưu Lang theo huyền thoại cũng nói về chàng chăn trâu trên trời. Từ đó mới có các danh từ Hán Việt như Ngưu Manh (con mòng trâu), Ngưu Dăng (ruồi trâu), Ngưu Sắt (ve trâu), Ngưu Điệt (đĩa trâu), Ngưu Đầu Mã Viện (đầu trâu mặt ngựa), Ngưu Ẩm (uống như trâu) . Tóm lại Ngưu là danh từ chung, trước đây khi đứng một mình thì chỉ loài Trâu, ngày nay là họ Bò. Vì vậy để phân biệt người ta phải ghép trước chữ Ngưu một danh từ khác để phân biệt chữ Ngưu đó là Trâu hay Bò.
VN muôn đời vẫn là một quốc gia nông nghiệp trồng lúa nước, tuy ngày nay đã được cơ giới hóa một phần nhưng trâu cũng vẫn là một gia súc thân thuộc và cần thiết cho hầu hết mọi gia đình ở nông thôn và các bảng làng khắp nước. Từ địa vị đó, trâu được đưa vào các bộ môn văn học nghệ thuật, điêu khắc, triết học, y học thế giới.
Là động vật hoang dã nhưng trâu đã được khai hóa rất sớm ở Népal, Assam, Ấn Độ, Miến Điện Tích Lan, Đông Dương, Mã Lai.. Nhà nhân chủng học K.Kenle (1910) cho rằng trâu là con vật đầu tiên trong đàn gia súc của loài người. Tuy thuộc Bộ Bò (Bos) nhưng trâu lại có nhiều đặc tính về sinh học khác hẳn với các loài bò nhà, bò rừng, bò Tây Tạng, bò Tót, bò Balen.. Do đó Trâu được xếp vào nhiều Họ trong Bộ Bò theo các đặc tính tương cận như Họ Trâu Rừng (Bubalus), phụ Họ Buvinac, Họ Sừng Rỗng (Covicornia hay Bovidae), phụ Bộ Răng Lưởi Liềm (Selenodonta), Nhai Lại (Ruminantia) hoặc Họ Móng Guốc Chằn.
Họ Trâu gồm ba loài : Trâu Anoa, Trâu Châu Á và Trâu Châu Phi. Sự phân biệt được căn cứ vào màu lông và hình dạng của cặp sừng. Là loài thú hoang dã, trâu được thuần hóa từ trâu rừng vào khoảng giữa đệ tam thiên niên kỷ trước Tây Lịch. Tại Á Châu có 3 loài : trâu rừng, trâu Anoa, Tamarao và Arnee. Tới nay loài người chỉ mới thuần hóa được giống trâu Arnee.
+ TRÂU CHÂU Á :
- TRÂU ANOA : gần gủi với loài trâu hoá thạch (Bubalus Triquetricornis) đuợc xem là thủy tổ của loài trâu hiện nay. Giống trâu Anoa (Bubalus Depressicornis) có tầm vóc nhỏ nhất trong họ trâu, chỉ cao từ 80-100cm, được xem là con vật trung gian giữa hai bộ Bò và Antilopa.Loài này có sừng ngắn, chỉa thẳng về phía sau, mõm nhọn, đầu cổ và chân to, trán rộng, đỉnh đầu tròn, lông hai màu nâu nhạt hay xám sẩm. Giống trâu này chậm chạm, sống kham khổ đơn độc hay từng cặp thích nước, chỉ có ở đảo Celebes thuộc Indonesia (Nam Dương).
TRÂU TAMARAO : Chỉ có ở đảo Mindoro (Phi Luật Tân) là loài trâu nhỏ, lông màu xám đen hay nâu sậm, sừng ngắn nhưng khỏe, hơi cong vào bên trong. Sống thành từng đàn nhỏ nhiều nhất 10 con, tại các khu rừng tre nứa rậm rạp đầm lầy, hiện còn rất ít.
- TRÂU ARNEE : có nhiều tại Ấn Độ, Tích Lan, Việt Nam, Lào và Kampuchia. Sống thành từng đàn lớn tại các vùng có đầm lầy suốt ngày ngâm mình dưới nước. Đây là loài trâu lớn, cao trên 1,4m nặng gần 1000 kg, da màu đen, xám hay nâu sẩm, sừng lớn cong ra phía ngoài, chóp sừng uốn thành hình lưởi liềm hướng vào trong. Hiện số lượng giảm sút rất nhiều vì bị săn đuổi và bệnh tật.
-TRÂU HOANG ẤN ĐỘ (Bacni) VÀ TRÂU MINDO (B.Mindorensis) : Trâu Mindo đã được thuần hóa, vóc dáng lớn hơn trâu Anoa, lông đen có sừng ngắn, thẳng chỉ hơi uớn cong ở phần trên. Loài trâu này sống ở quần đảo Phi Luật Tân.
Trâu Hoang Ấn Độ hay Acni trước sống tại Bắc Phi và vùng Lưỡng Hà (Trung Đông) nay còn gặp tại vùng rừng rậm sình lầy Đông Nam Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan. Loài này cao gần 2m, nặng trên 1500kg, thường tấn công cả voi lẫn hổ để tự vệ. Trâu Acni có sừng dài, trán rộng, thân hình đẩy đà, to và thấp. Loài này có nhiều điểm tương cận với các loài trâu Zafrabadi ở Katiava (Ấn Độ), trâu rừng Capfe (Châu Phi). Riêng loài trâu Acni được thuần hóa đã hình thành loài trâu sừng ngắn hay đặc biệt có con không có sừng.
Theo nhà động vật học Meeken, thì loài trâu hoang Ấn Độ đã mất tính miển nhiễm với hóa chát mélanin nên lông của chúng từ màu đen biến thành đỏ, hung cả trâu bạch tạng đang được nuôi trong viện nghiên cứu Azechaizan. Do có nhiều đặc tính giống nhau nên loài trâu rừng đuợc coi như tổ tiên của các giống trâu nhà Ấn Độ Sừng Dài (Bubalus Indicus Macrocuro) sống tại Miền Nam Trung Hoa, các đảo Nam Thái Bình Dương và Nam Dương Quần Đảo. Trong nhóm này còn có loài trâu hoang lông đỏ Karabu.
Trâu Sừng Ngắn (Bus, Indicus Brachyeeros) sống ở Nhật Bản, miền bắc Trung Hoa và vùng phía tây Châu Á. Loài Trâu Ấn Độ còn được gọi là Trâu Nước được coi như một gia súc, sinh sống chẳng những khắp vùng Đông Nam Á tới Trung Hoa, Ai Cập, Ý, Pháp, Hung Gia Lợi.. Loài trâu này cao khoảng 1,5m toàn thân màu đen xẩm, mặt thon, cặp sừng vươn rộng tới 1,2m nặng hơn 800kg. Trâu giúp việc đồng áng, kéo xe, cung cấp thịt, da.Trâu cái sau thời gian 10 tháng mang bầu, sẽ sinh một hay hai trâu nghé vào mùa hè.
+ TRÂU CHÂU PHI :
Tên khoa học Sincerus ,Trâu Châu Phi (trâu Cape) hao hao với trâu Ấn Độ, sồng thành từng đàn suốt ngày dầm mình trong bùn lầy. Là loài thú hoang dã mà con người chưa bao giờ thuần hóa được, loài này cực kỳ hung dữ và nguy hiểm nhất là khi bị thương. Hiện chúng còn rất ít vì bị săn đuổi ráo riết và bệnh tật. Loài trâu này cũng to lớn, lông đen thưa, nặng chừng 900 kg và cao khoảng 1,5m. Đặc biệt là bộ sừng cong veo từ dưới lên trên và uốn cuộn vào phía trong, còn lưng trâu thì có nhiều bướu lớn. Cùng loài trâu Cape nhưng ở Tây Phi thì thân hình nhỏ hơn, lông hung vàng và cặp sừng cũng ngắn, chúng sống trong các khu đầm lầy rừng rậm ít người lai vảng.
Có thể nói Sa mạc Sahara là quê hương của loài trâu Châu Phi, vào mùa giao phối, trâu đực thường kèm sát trâu cái và các trâu đực tơ chém đuổi trâu đực già ra khỏi đàn khiến chúng sống cô độc. Trâu Đông Phi thích sống ở vùng bình nguyên như Kilimandaro cao hơn mặt biển 8000m vì có nguồn nước phong phú, khi gặp người thì bỏ chạy chỉ chống lại để tự vệ lúc nguy cấp. Gần đây các đàn trâu bò và loài Antilopa tại Châu Phi bị tử vong rất nhiều do loài ruồi Xéré truyền bệnh dịch tả.
+ TRÂU NHÀ :
TRÂU VÙNG ĐÔNG NAM Á : Rất gần gũi và hơi giống trâu rừng do sự giao phối giữa trâu nuôi và trâu hoang dã tại các làng mạc gần núi rừng, ao đầm sình lầy là nơi sinh hoạt tự nhiên thích hợp của loài trâu. Từ đặc tính thích nước, người ta phân biệt hai loại trâu nhà : Trâu Đầm Lầy (Swamp Buffalo) và Trâu Sông (Riverine Buffalo) chủ yếu là Trâu Ấn Độ và Pakistan, loài trâu này ở vùng sông ngòi và thích tắm giữa giòng nước sạch.
Hai loài Trâu Nhà tại Kampuchia và Phi Luật Tân rất giống nhau về voc dáng, màu da đen, xám hay nâu nhạt. Nói chung, Trâu Nhà vùng Đông Nam Châu Á có đặc tính gần giống nhau vì ngay từ năm 1930 các nước Trung Hoa,Phi Luật Tân, Lào, Kampuchia, Thái Lan, Mã Lai Á và Nam VN đã trao đổi giống trâu lẫn nhau nhất là về màu lông đen, xám hay nâu nhạt. Đặc biệt là giống trâu nhà ' Bạch Tạng ' với lông màu vàng nhạt mọc trên lớp da màu hồng.
Loại Trâu Nhà Đầm Lầy có sừng lớn cong tròn hay hình bán nguyệt có chiều dài từ 60-120cm với khoảng cách hai chóp sừng từ 50-90cm, được dùng để mở đường rừng hay đào hố trong các đầm lầy để dầm mình. Một số Trâu của Tàu có sừng uốn cong gần như một vòng tròn có khoảng cách chỉ 12cm. Trong lúc Trâu Nam Dương có bộsừng dài quá mức với khoảng cách hai chóp sừng tới 210cm trông rất nghênh ngang khi di chuyển. Nông dân Mã Lai Á tại Penang, Kedah hay Người Phi, Nam Dương nuôi Trâu Nhà Đầm Lầy không để lấy sửa bán mà chỉ dùng trong gia đình và để chế tạo một loại phomat mềm ăn rất ngon.
Trái lại các giống Trâu Sông nuôi tại Ấn Độ, Pakistan, Nam Á và Nam Âu.. sản xuất sữa nổi tiếng khắp thế giới. Chỉ riêng Ấn Độ đã có rất nhiều giống trâu sữa được nuôi tại vùng Tây Bắc như các giống trâu Murrah, Nill Ravi, Kundi.. vùng Đông Ấn có giống trâu Surij, Mehsana, Jafarabadi, Trung Ấn có giống Napuri, Pendharpuri, Manda, Jerangi, Kelabandi, Sambalpur, vùng Nam Ấn có giống Toda và Kanara..
Do có năng suất cao về sản xuất sữa và thịt, nên giống trâu Murrah của Ấn Độ đã được xuất cảng sang hầu hết các nước Á Châu kể cả VN và Ba Tây (Nam Mỹ). Người ta nuôi loại trâu này chỉ để lấy sữa vì nó không thích ứng cho việc đồng áng cày bừa.
TRÂU NHÀ ÚC CHÂU : Người Úc bắt đầu nuôi trâu từ năm 1824 khi nhập cảng giống trâu đầm lầy tai miền Timor thuộc Indonesia. Từ đó trâu được phát triển nhanh tai vùng đồng cỏ hoang Bắc Úc. Riêng loại trâu rừng Úc được thợ săn bắn để lấy da.
TRÂU NHÀ MIỀN CẬN ĐÔNG, NAM ÂU, NAM MỸ VÀ CHÂU PHI : Thuộc giống Trâu Sông được nuôi rãi rác khắp Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran, Bảo Gia Lợi, Ý, Hy Lạp, các nước Cộng Hòa cũ của Liên Xô như Azerbaizan, Dagestan. Trâu nhà vùng này được nuôi để lo việc đồng áng, lấy thịt, sữa làm phó mát.. Tại Nam Mỹ chỉ có Ba Tây nuôi giống trâu sữa Murrah và Jafarabadi nhập từ Ấn Độ. Ngoài ra còn giống trâu điạ phương sống tại vùng châu thồ sông Amazone là giống Preto lấy sữa và Rosilo ăn thịt. Tại các nước thuộc vùng Caribé chỉ có Trinidad nuôi trâu để lo việc cày bừa tại các đồn điền mía và Guana nuôi trâu để kéo gổ. Các giống trâu trên đều được nhập từ Ấn Độ tứ năm 1900-1945 như Murrah, Jafarabadi..
Ai Cập là nước duy nhất ở Châu Phi nuôi trâu lấy thịt và sữa với hai giống Beheri (miền Nam) và Saidi (miền Bắc). Trâu Ai Cập có sừng tương đối ngắn cong về phía sau dọc theo đầu và chóp sừng cong dần lên trên. Tóm lại trâu sống khắp hoàn cầu nhưng 90% tại Á Châu và Ấn Độ là quốc gia có số lượng trâu-bò nhiều nhất thế giới .
VN xưa nay vẫn nuôi loài Trâu Đầm Lầy (Swamp Buffalo) có hình vóc vạm vỡ bụng to chân ngắn, lông màu xám đen, sừng hình bán nguyệt nằm ngay trên mặt phẳng trán. Điểm đặc biệt của loài trâu VN là giữa trán có một miếng vá xám trắng, hai vành mắt cũng có hai chấm trắng và một chòm ria mép trắng ở phía môi trên. Ngoài ra còn có hai đai trắng (chevron) , một ở dưới cổ vắt ngang qua cuống họng, còn cái kia thì nằm phía trước ngực.
Trâu nhà VN có tổ tiên là giống trâu rừng Châu Á (Bubalus Arnee) là một trong ba nhóm trâu hoang dã còn thấy tại vùng ba biên giới Việt-Miên-Lào và Cao Nguyên Trung Phần. Cũng từ nhóm trâu rừng trên, người Việt đã sớm biết thuần hóa chúng vào thời đại đồ đá cách đây vài ngàn năm, để giúp việc đồng áng qua nghề trồng lúa nước, mà di chỉ xác nhận có xương trâu nhà, đào được tai Phú Lộc, Hậu Lộc thuộc Thanh Hóa thời Vua Hùng cai trị nước Văn Lang với lảnh thổ gồm Bắc Việt và các tỉnh Thanh, Nghệ, Tỉnh ngày nay. Hiện trâu VN đã được lai giống với Trâu Sông Ấn Độ (Murrah) để tăng thêm năng suất sữa và thịt.
Hồ Đinh
Từ trong huyền thoại Tiên-Rồng tượng trưng cho sự hùng tráng dũng mảnh và nét cao quý hòa điệu, giúp dân tộc Việt suốt mấy ngàn năm lịch sử đã trường tồn tới ngày nay . Bách Việt hay Viêm Tộc ngay từ thuở bình minh dựng nước đã là một quốc gia nông nghiệp có một nền văn minh cao vào thời đó.
Trên đồng bằng sông Hồng, tổ tiên đầu tiên của giòng giống Lạc Việt là các vi vua Hùng đã tạo dựng nước Văn Lang (tiền thân của VN ngày nay) mang ý nghĩa là những làng văn hóa chính trị lấy dân làm gốc và theo đuổi một nền kinh tế nông nghiệp bình sản qua việc phân chia ruộng đất đồng đều cho con dân trong nước cầy cấy làm ăn. Chúng ta có thể tìm thấy những nét tuyệt vời của tổ tiên ngày trước qua hình ảnh thong dong thanh thoát của nam nữ Việt tộc ca hát nhảy múa tự do sảng khoái được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ.
Nhưng nuớc Việt người Việt đã không được may mắn như tổ tiên mơ ước vì chúng ta bất hạnh nằm sát nách với Trung Hoa to lớn và đầy tham vọng thực dân luôn muốn đồng hóa và cưởng chiếm lảnh thổ của ta thành một quận huyện như đã xảy ra trong mười thế kỷ Bắc thuộc qua cái tên An Nam (Giao Chỉ Bộ).
'Quê hương ta nghèo lắm, ai ơi !
Mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn .. ' '
Lời ca và ý nhạc thật là buồn nói lên hình ảnh của VN qua gần một thế kỷ bị thực dân Pháp thống trị bốc lột, sau đó là mấy chục năm chiến tranh tiếp diễn và tới bây giờ dù đã im tiếng súng nhưng quê hương VN từ Nam tới Bắc cũng đâu có thay đổi gì qua cảnh nghèo đói lạc hậu trong cái gọi là thiên đường xã hôi chủ nghĩa.
Quê hương ta nghèo lắm ai ơi, lời hát mới nghe qua thật là nghịch lý nhưng nếu suy nghĩ tận cùng thì rất đúng vì tài nguyên Quốc Gia buổi trước lọt vào tay của thực dân Pháp, nay toàn bộ thuộc về đảng và nhà nước Cộng Sản, thử hỏi người dân còn gì mà không nghèo không thiếu cơm thiếu áo ?
Nhưng dù có thế nào chăng nữa thì từ bao giờ đếnbây giờ, VN miên viễn cũng vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 80 % người trong nước có thân phận và cuộc đời gắn liền với kiếp ' chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa '.Đó cũng chính là lý do giúp dân tộc Hồng Lạc được tồn tại tới ngày nay bởi vì chỉ có thành phần nông dân mới thật sự tha thiết gắn bó và yêu mến quê hương, mới cam tâm chịu hy sinh để bảo vệ quê cha đất tổ. Máu và nước mắt của họ bao đời đã đổ trên những luống cầy bờ rạ lủy tre làng. Vậy mà hầu hết những thế hệ đó đâu có bao nhiêu người được làm chủ chính trên mảnh đất mảnh vườn do cha tuyền con nối tạo dựng.
Con người đã thế thì kiếp trâu bò làm sao mà sung sướng cho được ? Dù nó rất xứng đáng là con vật tiêu biểu đứng đầu hàng gia súc, một con vật thân thương quen thuộc của mọi người không riêng gì VN mà hầu hết thế giới đâu đâu cũng thấy hình ảnh con trâu gắn liền với đồng quê bờ tre luống mạ và kinh ngạc hơn hết là hình ảnh của một đàn bò Bắc Mỹ, sừng dài, tổng cộng 39 con có kích thước như thật, dúc bằng đồng đen sẫm, đã hiện diện nơi chốn phôn hoa đô hội, tại khu công viên Pioneer Plaza tọa lạc trước Tòa Thị Chính Dallas (Texas), nguyên trước đây là mảnh đất mang tên Shawnee Cattle Trail, có con đường mòn là nơi các mục tử và đàn bò qua lại từ năm 1854, thời Hoa Kỳ mới vừa lập quốc.
Có thể nói không một học trò VN nào nếu đã tới trường mà không từng đọc qua những câu ca dao tục ngữ nói về Trâu như ' Ngưu lực đại, năng canh điền, năng vãn xa (ý nói Trâu có sức mạnh chuyên việc cày ruộng hay kéo xe) nhưng có lẽ bài ' chăn trâu ' trong sách Luân Lý Giáo Khoa Thư Lớp Sơ Đẳng ' là được mọi người ưa thích nhất ' Ai bảo chăn trâu là khổ ? chăn trâu sướng lắm chứ, đầu đội nón mê như lộng che, tay cầm cành tre như roi ngựa, ngất ngưỡng nghe chim hót và nhìn đàn bướm bay lượn trên đám cỏ xanh non.. ' '
Tóm lại, qua hình ảnh của con trâu bàng bạc trong mọi lĩnh vực thời gian và không gian, nhờ đó mà phần nào ta tìm lại được một phần niềm nhớ về quê hương xứ sở như Hà Thượng Nhân đã nhớ :
' Sáu mươi năm bổng nhớ lại chiều nay,
Thửa ruộng sâu bổng nhớ lại trâu cày
Thấy khóm ruối, bờ tre rung tiếng sẻ
Thấy bạn hữu, thấy lại mình tuổi trẻ
Thây quê hương dù xa cách muôn trùng.. ' '
Cách đây hơn 300 thời Vua Lê Chúa Trịnh ở Bắc Hà, vào dịp Tết Nguyên Đán, triều đình đã tổ chức Lễ Lập Xuân với đám rước tượng thần Câu Mang (tượng trưng lực điền) tay dắt một con trâu gọi là Xuân Ngưu, cả hai tượng đều đắp bằng đất sét. Cuộc lễ trên vừa mang ý nghĩa ' Nghinh và Tế Xuân ' cũng là dịp cả nước làm lễ cúng tế Thàn Nông, được coi là vị thần bổn mạng của dân tộc Việt bao đời, được các triều đại VN thờ kính, mà tượng trưng là ngôi đền Ngọc Sơn nằm giữa Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, được nối liền bằng chiếc cầu Thê Húc. Trong đền chỉ thờ vỏn vẹn có Tượng Đức Phật, Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Vị Thần Nông. Mẫu mực của Việt Đạo này cũng được tìm thấy kháp các nẽo đường quê hương yêu dấu.
Tóm lại, đời đòi cha truyền con nối của kiếp trâu bò cũng vẫn là kéo và kéo từ cày tới xe kể luôn cả súng. Dân tộc Việt Nam ngày nay dưới gông cùm độc tài tham nhũng của đảng CS, có một không hai trong giòng lịch sử cũng thế thôi. Nên xét cho cùng đâu có hơn gì trâu bò là mấy, bởi vậy thấy thấm thía vô cùng khi đọc lại bài thơ ' con trâu ' của Phạm Ngọc Khuê :
' Nay là lúc mang sức trâu mãnh liệt
Kéo lưỡi cày rạch vỡ hết ruộng nương
khơi mạch sống từ trong lòng đất chết
Mở đường lên cho hạt thóc đang ươm.. ' '
Con Trâu là đầu sự nghiệp nên ngay từ thời Các Vị Tổ Hùng dựng và cai trị nước Văn Lang, đã cho khắc hình ảnh nó trên trống đồng Đông Sơn (Thanh Hóa) gôm 8 con tại mặt , tang và thân trống, mới vừa đào được vào năm 1996 tại xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc.
1- HỌ TRÂU BÒ TRÊN THẾ GIỚI TỪ XƯA TỚI NAY :
Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh và Nguyễn Quốc Hùng, thì Ngưu có nghĩa là Bò và chú thích rằng người Việt đã nhận lầm chữ Ngưu là Trâu. Còn bộ Hán Ngữ Đại Tự Điển của Tàu mới xuất bản năm 1993 tại Thành Đô (Tứ Xuyên) thì định nghĩa chữ Ngưu chỉ chung loại động vật có vú, đầu có sừng, chân guốc đuôi có chùm lông dài, ăn cỏ nhai lại.. nói chung thuộc Họ Bò bao gồm Trâu, Bò Tây Tạng.. Vì chữ Ngưu là Danh Từ Chung (Nom Générique) nên người ta phải gọi Bò là Hoàng Ngưu, Trâu là Thủy Ngưu, Bò Tây Tạng là Mao Ngưu, Tê Giác là Tê Ngưu khi viết.. nhưng lúc phát âm thì không phân biệt mà chỉ nói chung là ' Ngầu ' như theo âm Quảng Động gọi 'Phở Bò' là Ngầu Phẳn hay Ngầu Phảnh để chỉ món ăn đuợc nấu bằng hủ tiếu với thịt bò. Nhiều bộ tự điển khác kể cả Tam Tự Kinh, Việt-Hán Thông Thoại Tự Vị của Đổ Văn Đáp , Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu cũng nói Ngưu là Trâu.
Ngày nay qua những nghiên cứu và khảo cổ tại vùng lưu vực sông Hoàng Hà là nơi phát xuất của Hán tộc, cũng đã xác nhận được sự có mặt của trâu rất sớm trước bò tại vùng này. Vì vậy trong các thư tịch cổ Trung Hoa, danh từ Ngưu là Trâu và câu chuyện Ngưu Lang theo huyền thoại cũng nói về chàng chăn trâu trên trời. Từ đó mới có các danh từ Hán Việt như Ngưu Manh (con mòng trâu), Ngưu Dăng (ruồi trâu), Ngưu Sắt (ve trâu), Ngưu Điệt (đĩa trâu), Ngưu Đầu Mã Viện (đầu trâu mặt ngựa), Ngưu Ẩm (uống như trâu) . Tóm lại Ngưu là danh từ chung, trước đây khi đứng một mình thì chỉ loài Trâu, ngày nay là họ Bò. Vì vậy để phân biệt người ta phải ghép trước chữ Ngưu một danh từ khác để phân biệt chữ Ngưu đó là Trâu hay Bò.
VN muôn đời vẫn là một quốc gia nông nghiệp trồng lúa nước, tuy ngày nay đã được cơ giới hóa một phần nhưng trâu cũng vẫn là một gia súc thân thuộc và cần thiết cho hầu hết mọi gia đình ở nông thôn và các bảng làng khắp nước. Từ địa vị đó, trâu được đưa vào các bộ môn văn học nghệ thuật, điêu khắc, triết học, y học thế giới.
Là động vật hoang dã nhưng trâu đã được khai hóa rất sớm ở Népal, Assam, Ấn Độ, Miến Điện Tích Lan, Đông Dương, Mã Lai.. Nhà nhân chủng học K.Kenle (1910) cho rằng trâu là con vật đầu tiên trong đàn gia súc của loài người. Tuy thuộc Bộ Bò (Bos) nhưng trâu lại có nhiều đặc tính về sinh học khác hẳn với các loài bò nhà, bò rừng, bò Tây Tạng, bò Tót, bò Balen.. Do đó Trâu được xếp vào nhiều Họ trong Bộ Bò theo các đặc tính tương cận như Họ Trâu Rừng (Bubalus), phụ Họ Buvinac, Họ Sừng Rỗng (Covicornia hay Bovidae), phụ Bộ Răng Lưởi Liềm (Selenodonta), Nhai Lại (Ruminantia) hoặc Họ Móng Guốc Chằn.
Họ Trâu gồm ba loài : Trâu Anoa, Trâu Châu Á và Trâu Châu Phi. Sự phân biệt được căn cứ vào màu lông và hình dạng của cặp sừng. Là loài thú hoang dã, trâu được thuần hóa từ trâu rừng vào khoảng giữa đệ tam thiên niên kỷ trước Tây Lịch. Tại Á Châu có 3 loài : trâu rừng, trâu Anoa, Tamarao và Arnee. Tới nay loài người chỉ mới thuần hóa được giống trâu Arnee.
+ TRÂU CHÂU Á :
- TRÂU ANOA : gần gủi với loài trâu hoá thạch (Bubalus Triquetricornis) đuợc xem là thủy tổ của loài trâu hiện nay. Giống trâu Anoa (Bubalus Depressicornis) có tầm vóc nhỏ nhất trong họ trâu, chỉ cao từ 80-100cm, được xem là con vật trung gian giữa hai bộ Bò và Antilopa.Loài này có sừng ngắn, chỉa thẳng về phía sau, mõm nhọn, đầu cổ và chân to, trán rộng, đỉnh đầu tròn, lông hai màu nâu nhạt hay xám sẩm. Giống trâu này chậm chạm, sống kham khổ đơn độc hay từng cặp thích nước, chỉ có ở đảo Celebes thuộc Indonesia (Nam Dương).
TRÂU TAMARAO : Chỉ có ở đảo Mindoro (Phi Luật Tân) là loài trâu nhỏ, lông màu xám đen hay nâu sậm, sừng ngắn nhưng khỏe, hơi cong vào bên trong. Sống thành từng đàn nhỏ nhiều nhất 10 con, tại các khu rừng tre nứa rậm rạp đầm lầy, hiện còn rất ít.
- TRÂU ARNEE : có nhiều tại Ấn Độ, Tích Lan, Việt Nam, Lào và Kampuchia. Sống thành từng đàn lớn tại các vùng có đầm lầy suốt ngày ngâm mình dưới nước. Đây là loài trâu lớn, cao trên 1,4m nặng gần 1000 kg, da màu đen, xám hay nâu sẩm, sừng lớn cong ra phía ngoài, chóp sừng uốn thành hình lưởi liềm hướng vào trong. Hiện số lượng giảm sút rất nhiều vì bị săn đuổi và bệnh tật.
-TRÂU HOANG ẤN ĐỘ (Bacni) VÀ TRÂU MINDO (B.Mindorensis) : Trâu Mindo đã được thuần hóa, vóc dáng lớn hơn trâu Anoa, lông đen có sừng ngắn, thẳng chỉ hơi uớn cong ở phần trên. Loài trâu này sống ở quần đảo Phi Luật Tân.
Trâu Hoang Ấn Độ hay Acni trước sống tại Bắc Phi và vùng Lưỡng Hà (Trung Đông) nay còn gặp tại vùng rừng rậm sình lầy Đông Nam Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan. Loài này cao gần 2m, nặng trên 1500kg, thường tấn công cả voi lẫn hổ để tự vệ. Trâu Acni có sừng dài, trán rộng, thân hình đẩy đà, to và thấp. Loài này có nhiều điểm tương cận với các loài trâu Zafrabadi ở Katiava (Ấn Độ), trâu rừng Capfe (Châu Phi). Riêng loài trâu Acni được thuần hóa đã hình thành loài trâu sừng ngắn hay đặc biệt có con không có sừng.
Theo nhà động vật học Meeken, thì loài trâu hoang Ấn Độ đã mất tính miển nhiễm với hóa chát mélanin nên lông của chúng từ màu đen biến thành đỏ, hung cả trâu bạch tạng đang được nuôi trong viện nghiên cứu Azechaizan. Do có nhiều đặc tính giống nhau nên loài trâu rừng đuợc coi như tổ tiên của các giống trâu nhà Ấn Độ Sừng Dài (Bubalus Indicus Macrocuro) sống tại Miền Nam Trung Hoa, các đảo Nam Thái Bình Dương và Nam Dương Quần Đảo. Trong nhóm này còn có loài trâu hoang lông đỏ Karabu.
Trâu Sừng Ngắn (Bus, Indicus Brachyeeros) sống ở Nhật Bản, miền bắc Trung Hoa và vùng phía tây Châu Á. Loài Trâu Ấn Độ còn được gọi là Trâu Nước được coi như một gia súc, sinh sống chẳng những khắp vùng Đông Nam Á tới Trung Hoa, Ai Cập, Ý, Pháp, Hung Gia Lợi.. Loài trâu này cao khoảng 1,5m toàn thân màu đen xẩm, mặt thon, cặp sừng vươn rộng tới 1,2m nặng hơn 800kg. Trâu giúp việc đồng áng, kéo xe, cung cấp thịt, da.Trâu cái sau thời gian 10 tháng mang bầu, sẽ sinh một hay hai trâu nghé vào mùa hè.
+ TRÂU CHÂU PHI :
Tên khoa học Sincerus ,Trâu Châu Phi (trâu Cape) hao hao với trâu Ấn Độ, sồng thành từng đàn suốt ngày dầm mình trong bùn lầy. Là loài thú hoang dã mà con người chưa bao giờ thuần hóa được, loài này cực kỳ hung dữ và nguy hiểm nhất là khi bị thương. Hiện chúng còn rất ít vì bị săn đuổi ráo riết và bệnh tật. Loài trâu này cũng to lớn, lông đen thưa, nặng chừng 900 kg và cao khoảng 1,5m. Đặc biệt là bộ sừng cong veo từ dưới lên trên và uốn cuộn vào phía trong, còn lưng trâu thì có nhiều bướu lớn. Cùng loài trâu Cape nhưng ở Tây Phi thì thân hình nhỏ hơn, lông hung vàng và cặp sừng cũng ngắn, chúng sống trong các khu đầm lầy rừng rậm ít người lai vảng.
Có thể nói Sa mạc Sahara là quê hương của loài trâu Châu Phi, vào mùa giao phối, trâu đực thường kèm sát trâu cái và các trâu đực tơ chém đuổi trâu đực già ra khỏi đàn khiến chúng sống cô độc. Trâu Đông Phi thích sống ở vùng bình nguyên như Kilimandaro cao hơn mặt biển 8000m vì có nguồn nước phong phú, khi gặp người thì bỏ chạy chỉ chống lại để tự vệ lúc nguy cấp. Gần đây các đàn trâu bò và loài Antilopa tại Châu Phi bị tử vong rất nhiều do loài ruồi Xéré truyền bệnh dịch tả.
+ TRÂU NHÀ :
TRÂU VÙNG ĐÔNG NAM Á : Rất gần gũi và hơi giống trâu rừng do sự giao phối giữa trâu nuôi và trâu hoang dã tại các làng mạc gần núi rừng, ao đầm sình lầy là nơi sinh hoạt tự nhiên thích hợp của loài trâu. Từ đặc tính thích nước, người ta phân biệt hai loại trâu nhà : Trâu Đầm Lầy (Swamp Buffalo) và Trâu Sông (Riverine Buffalo) chủ yếu là Trâu Ấn Độ và Pakistan, loài trâu này ở vùng sông ngòi và thích tắm giữa giòng nước sạch.
Hai loài Trâu Nhà tại Kampuchia và Phi Luật Tân rất giống nhau về voc dáng, màu da đen, xám hay nâu nhạt. Nói chung, Trâu Nhà vùng Đông Nam Châu Á có đặc tính gần giống nhau vì ngay từ năm 1930 các nước Trung Hoa,Phi Luật Tân, Lào, Kampuchia, Thái Lan, Mã Lai Á và Nam VN đã trao đổi giống trâu lẫn nhau nhất là về màu lông đen, xám hay nâu nhạt. Đặc biệt là giống trâu nhà ' Bạch Tạng ' với lông màu vàng nhạt mọc trên lớp da màu hồng.
Loại Trâu Nhà Đầm Lầy có sừng lớn cong tròn hay hình bán nguyệt có chiều dài từ 60-120cm với khoảng cách hai chóp sừng từ 50-90cm, được dùng để mở đường rừng hay đào hố trong các đầm lầy để dầm mình. Một số Trâu của Tàu có sừng uốn cong gần như một vòng tròn có khoảng cách chỉ 12cm. Trong lúc Trâu Nam Dương có bộsừng dài quá mức với khoảng cách hai chóp sừng tới 210cm trông rất nghênh ngang khi di chuyển. Nông dân Mã Lai Á tại Penang, Kedah hay Người Phi, Nam Dương nuôi Trâu Nhà Đầm Lầy không để lấy sửa bán mà chỉ dùng trong gia đình và để chế tạo một loại phomat mềm ăn rất ngon.
Trái lại các giống Trâu Sông nuôi tại Ấn Độ, Pakistan, Nam Á và Nam Âu.. sản xuất sữa nổi tiếng khắp thế giới. Chỉ riêng Ấn Độ đã có rất nhiều giống trâu sữa được nuôi tại vùng Tây Bắc như các giống trâu Murrah, Nill Ravi, Kundi.. vùng Đông Ấn có giống trâu Surij, Mehsana, Jafarabadi, Trung Ấn có giống Napuri, Pendharpuri, Manda, Jerangi, Kelabandi, Sambalpur, vùng Nam Ấn có giống Toda và Kanara..
Do có năng suất cao về sản xuất sữa và thịt, nên giống trâu Murrah của Ấn Độ đã được xuất cảng sang hầu hết các nước Á Châu kể cả VN và Ba Tây (Nam Mỹ). Người ta nuôi loại trâu này chỉ để lấy sữa vì nó không thích ứng cho việc đồng áng cày bừa.
TRÂU NHÀ ÚC CHÂU : Người Úc bắt đầu nuôi trâu từ năm 1824 khi nhập cảng giống trâu đầm lầy tai miền Timor thuộc Indonesia. Từ đó trâu được phát triển nhanh tai vùng đồng cỏ hoang Bắc Úc. Riêng loại trâu rừng Úc được thợ săn bắn để lấy da.
TRÂU NHÀ MIỀN CẬN ĐÔNG, NAM ÂU, NAM MỸ VÀ CHÂU PHI : Thuộc giống Trâu Sông được nuôi rãi rác khắp Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran, Bảo Gia Lợi, Ý, Hy Lạp, các nước Cộng Hòa cũ của Liên Xô như Azerbaizan, Dagestan. Trâu nhà vùng này được nuôi để lo việc đồng áng, lấy thịt, sữa làm phó mát.. Tại Nam Mỹ chỉ có Ba Tây nuôi giống trâu sữa Murrah và Jafarabadi nhập từ Ấn Độ. Ngoài ra còn giống trâu điạ phương sống tại vùng châu thồ sông Amazone là giống Preto lấy sữa và Rosilo ăn thịt. Tại các nước thuộc vùng Caribé chỉ có Trinidad nuôi trâu để lo việc cày bừa tại các đồn điền mía và Guana nuôi trâu để kéo gổ. Các giống trâu trên đều được nhập từ Ấn Độ tứ năm 1900-1945 như Murrah, Jafarabadi..
Ai Cập là nước duy nhất ở Châu Phi nuôi trâu lấy thịt và sữa với hai giống Beheri (miền Nam) và Saidi (miền Bắc). Trâu Ai Cập có sừng tương đối ngắn cong về phía sau dọc theo đầu và chóp sừng cong dần lên trên. Tóm lại trâu sống khắp hoàn cầu nhưng 90% tại Á Châu và Ấn Độ là quốc gia có số lượng trâu-bò nhiều nhất thế giới .
VN xưa nay vẫn nuôi loài Trâu Đầm Lầy (Swamp Buffalo) có hình vóc vạm vỡ bụng to chân ngắn, lông màu xám đen, sừng hình bán nguyệt nằm ngay trên mặt phẳng trán. Điểm đặc biệt của loài trâu VN là giữa trán có một miếng vá xám trắng, hai vành mắt cũng có hai chấm trắng và một chòm ria mép trắng ở phía môi trên. Ngoài ra còn có hai đai trắng (chevron) , một ở dưới cổ vắt ngang qua cuống họng, còn cái kia thì nằm phía trước ngực.
Trâu nhà VN có tổ tiên là giống trâu rừng Châu Á (Bubalus Arnee) là một trong ba nhóm trâu hoang dã còn thấy tại vùng ba biên giới Việt-Miên-Lào và Cao Nguyên Trung Phần. Cũng từ nhóm trâu rừng trên, người Việt đã sớm biết thuần hóa chúng vào thời đại đồ đá cách đây vài ngàn năm, để giúp việc đồng áng qua nghề trồng lúa nước, mà di chỉ xác nhận có xương trâu nhà, đào được tai Phú Lộc, Hậu Lộc thuộc Thanh Hóa thời Vua Hùng cai trị nước Văn Lang với lảnh thổ gồm Bắc Việt và các tỉnh Thanh, Nghệ, Tỉnh ngày nay. Hiện trâu VN đã được lai giống với Trâu Sông Ấn Độ (Murrah) để tăng thêm năng suất sữa và thịt.
Comment