Con người sinh thái -Con người tâm linh
TS. Hồ Bá Thâm
Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2(56) 2008
I – Thiên địa nhân hợp nhất – con người là một tiểu vũ trụ
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Đây là một triết lý cơ bản, nền tảng của triết cổ phưong Đông có ý nghĩa thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận hết sức sâu sắc, nhưng ít được phân tích sâu, có hệ thống trong các chương trình học tập và nghiên cứu triết học ở nước ta, trong khi đó cả Đông Tây đều đánh giá cao nguyên lý này.
Ngày nay đã có khá nhiều sách báo trong và ngoài nước nói về trường sinh học và tâm linh, chẳng hạn, GS. Hoàng Phương cũng đã có cuốn Con người và trường sinh học, hay Tích hợp văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai, hoặc gần đây có cuốn của Hằng Nga – Ngoại cảm, sự thật hay huyền thoại, hoặc Roberto Assagioli với Siêu cá nhân. Vấn đề này đang là vấn đề hóc búa của khoa học và của triết học, tuy đã có một bước nghiên cứu nhưng có vấn đề chưa đủ mức sáng tỏ về mặt thực nghiệm. Tuy vậy, chúng ta cần nghiên cứu, nhận thức từng bước, phân tích ở mức độ có thể. Từ các vấn đề khoa học có thể làm sáng tỏ các khía cạnh triết học của vấn đề con người là tiểu vũ trụ, con người tâm linh.
Theo quan niệm phương Tây cổ điển thì con người là chúa tể muôn loài, thống trị tự nhiên mà giới tự nhiên là một vũ trụ tách rời được cấu tạo từ các nguyên tử nhỏ nhất không thể phân chia được. Con người là một động vật bậc cao, động vật chính trị; con người mà tự nhiên thì sinh ra xác, còn Chúa - "Ý niệm" (Hêghen) sinh ra tinh thần độc lập với nhau một cách nhị nguyên và bài trung, thiên về phương pháp phân tích tìm cái khác nhau giữa các hiện tượng giống nhau. Phương Tây cho rằng con người là một động vật cao nhất trong giới tự nhiên, họ chỉ làm rõ được mặt tiến hóa, nhưng không chú ý làm rõ sự giao cảm giữa con người và vũ trụ về mặt sinh thái, tuy rằng sau này khoa học tự nhiên và sinh học hiện đại đã có trở lại những ý tưởng thời cổ đại và bổ sung phát triển mặt đó. Trong tôn giáo, họ chỉ chú ý mặt sinh thành tinh thần, và con người đứng đối lập với tự nhiên để không chế, thống trị tự nhiên, chứ không phải sự hòa điệu vũ trụ thiên – địa – nhân hợp nhất, vạn vật đồng nhất thể.
Còn phương Đông xưa đã quan niệm thế giới là một vật chất vô hình - vạn vật đồng nhất thể – Đạo, Thiên – Địa – Nhân hợp nhất, con người là tiểu vũ trụ với phương pháp luật phi bài trung, và phương pháp tổng hợp, tìm cái thống nhất, giống nhau của các cái khác nhau.
Con người là tiểu vũ trụ là một quan niệm sâu sắc, ở đó con người là một bộ phận hữu cơ của vũ trụ, sánh ngang với trời đất, đối xứng với trời đất, đồng nhất với vũ trụ, có cùng bản thể - bản thể vật lý - tâm linh, tương đồng, liên thông, hoà điệu với vũ trụ, mà theo quan điểm toàn đồ thì bộ phận cũng là toàn thể, chứa đựng, thể hiện toàn thể. Ngay Đổng Trọng Thư cũng cho rằng Trời sinh ra người, Trời dựa theo cấu tạo của bản thân mà sáng tạo ra người thì cứ lấy người mà xét trời.
Vũ trụ cũng như con người là đồng cấu, giống nhau về cấu tạo và quy luật vận hành, dù ở dạng vật chất hữu hình hay vật chất vô hình, năng Link" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" />lượng hay thông tin, vật lý hay tâm linh. Con người sinh ra từ vũ trụ, trong môi trường vũ trụ, chịu ảnh hưởng cũa vũ trụ không chỉ ở mặt hữu hình, vật lý, mà còn ở dạng năng lượng, thông tin, vật chất vô hình - mịn, mang tính tâm linh. Con người xét về mặt tự nhiên và cả sự thông minh, là chịu ảnh hưởng không chỉ do dinh dưỡng, khi sinh ra cân nặng hơn thì thông minh hơn (như thực nghiệm đã xác định) mà còn do di truyền, do các trường và thông tin tự nhiên (phương Đông gọi là khí, khí âm từ đất, khí dương từ trời) khi bắt đầu khi bố mẹ gặp nhau, tạo hình trong hình bụng mẹ (quan niệm địa linh sinh nhân kiệt). Con người dù là chủ thể sống có ý thức thì con người cũng chịu ảnh hưởng từ các môi trường thiên nhiên thiên tạo, nên nhịp điệu sinh học, chu kỳ sống từng ngày, từng năm, và cả trong môi trường phong thủy; đồng thời con người cũng đa dạng về mặt tự nhiên, nhưng cũng tương đồng về tính chất, mỗi người tương đồng với một sao (hành tinh), hoặc cầm tinh một con vật (trong12 con giáp), hoặc tương ứng với các chất thủy, mộc, thổ, hỏa, kim, như một quá trình tương sinh, tương khắc, tương hỗ, tương hòa, tương thành, tương phản mà tạo thành các cá tính, số phận khác nhau.
Dù con người không chỉ là thực thể tự nhiên mà là một thức thể tự nhiên - xã hội, mặt trội là mặt xã hội nhưng cũng không coi thường cái tự nhiên, những ảnh hưởng rất lớn từ tự nhiên, đặc biệt từ cái vô hình, hơn nữa chính cái vô hình sinh ra cái hữu hình, tạo ra cả cơ thể vô hình (nhân thể gồm 7 bộ phận hay 7 cơ thể vô hình) và hữu hình. Con người như vậy là một thực thể vật lý - tâm linh chứ không phải là một cái máy cơ học.
Sinh vật học hiện đại cũng chỉ tìm hiểu con người sinh vật học với các cấu tạo vật lý sinh vật học (thận, tim, phổi, gan, óc… hoặc các hệ thống tế bào, các hệ thống gen - bản đồ gen) nói cách khác là các hệ thống 1- thần kinh, 2- tuần hoàn, 3- hô hấp, 4- tiêu hóa, 5- bài tiết, 6- sinh dục… dù quan trọng thế nào chăng nữa thì cũng không thể bỏ qua cấu tạo nhân thể vô hình, cấu tạo có tính chất tâm linh - siêu cá nhân.
Theo các nhà khoa học, con người có bảy cơ thể vô hình đó là:
1)- Cơ thể Ketheric, tại đây tâm thức thực hiện các quan điểm cao cấp về tri thức (tổng hợp) và hệ thống đức tin;
2)- Cơ thể Thiên, tâm thức biểu hiện cảm xúc cao cấp như tình thương bao la trùm lên mọi sự sống;
3)- Cơ thể Eheric mẫu, tâm thức biểu hiện dạng ý thức cao cấp về sự vật xuyên qua bề ngoài của chúng;
4)- Cơ thể Tinh tú, tâm thức ở đây là vượt qua từng người, mang tính nhân loại;
5)- Cơ thể Tâm thần, ở đây tâm thức biểu hiện tư duy lý tính, phân tích giản đơn;
6)- Cơ thể Cảm xúc, tâm thức biểu hiện những cảm giác như khoái lạc, sợ hãi buồn, giận, lo, vui, tình yêu…;
7)- Cơ thể Vật lý, tâm thức ở đây ở dạng bản năng, phản xạ và điều khiển tự động của các cơ quan nội tạng .
Như vậy, cần hiểu con người trong tổng hòa giữa cái hữu hình và vô hình, không nên coi nhẹ mặt nào, dù rằng hàng ngày chúng ta thường chỉ thấy mặt hữu hình.
Nhưng Thiên - Nhân không chỉ tương đồng, tương cảm mà còn tương dữ, tức là vừa đồng nhất vừa cách biệt, có khi đối lập.
Quan niệm này nói lên sự tác động lẫn nhau giữa trời và người, tất nhiên mang tính chất cảm nhận trực quan, trực giác cả ở Trung Quốc và Việt Nam thời trước dưới ảnh hưởng của tư tưởng Tống Nho. Sự cảm ứng trong quan niệm phương Đông vừa có tính biện chứng duy vật, nhưng cũng có mặt duy tâm (tuỳ theo cách hiểu về Trời như thế nào?). Điều đáng chú ý là Trời có thể gây tác hại hoặc tác lợi cho con người và con người có thể làm cho Trời nổi giận, hoặc mang lại điều lành cho con người. Con người phải thuận với lòng Trời, tuy nói trời cũng thuận theo người thì là chủ quan chủ nghĩa. Nhưng người làm sai lòng trời như việc con người làm suy thoái môi trường, suy thoái hệ sinh thái thì trời trừng trị trả thù con người là đúng như ngày nay ta hiểu bằng khoa sinh thái học. Còn nếu xét thuần tuý về đạo đức chính trị xã hội mà nói rằng do vua, quan độc ác với dân nên trời sinh ra lũ lụt, hạn hán, hoặc vua quan chăn dân, phải đạo với dân thì trời ban phúc cho mưa thuận, gió hòa… là đã tuyệt đối hóa tác động của con người đối với trời một cách không đúng, tuy điều đó có ý nghĩa đạo đức mang tính răn đe nhưng lại bất lực và duy tâm trong các biện pháp phòng chống thiên tai như chỉ cầu Trời khấn Phật (Đàn nam giao ở Huế thời Nguyễn là một điển hình) hoặc chỉ là khuyên can "tự kiểm" về mặt đạo đức của vua quan.
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Tác phẫm của GS Nguyễn Hoàng Phương: "Tích hợp văn hóa Đông Tây cho một chiến chiến lược giáo dục tương lai" đã có phân tích khá hệ thống về vấn đề con người là một tiểu vũ trụ nói trên, từ góc độ triết lý phương Đông và các cận khoa học phương Tây, tuy góc độ xem xét chỉ nặng về phương diện khoa học tự nhiên, nhưng rất đáng trân trọng. Tuy vậy, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn nữa cả mặt sinh thái học tự nhiên và sinh thái nhân văn. Đồng thời từ đó hình thành một khái niệm mới tích hợp: con người sinh thái, cùng với khái niệm con người tâm linh làm sâu sắc thêm những phương diện khác, tổng hợp về con người, chứ không chỉ là con người kinh tế, con người xã hội.
Như vậy, phương Đông có triết lý nổi tiếng về con người, không chỉ là con người đạo đức mà còn là con người - "một tiểu vũ trụ", tức con người sinh thái, đồng cấu, tương hợp, theo quan điểm toàn đồ. Điều đó thể hiện trong thuyết Kinh địch, âm dương ngũ hành, trong Đông y học…
Con người ở đây không phải xét ở góc độ chính trị xã hội như trong Nho giáo mà là ở góc độ tự nhiên, góc độ sinh thái, con người là sản phẩm của tự nhiện, hòa điệu với tự nhiên, chịu sự tác động tương sinh, tương đồng, tuơng cảm, tương ứng…với tự nhiên từ những vật chất không chỉ hữu hình mà là vô hình theo kiểu Thiên (nhật, nguyệt, tinh tú) - Địa (phong, thuỷ, hỏa) - Nhân (tinh, khí, thần) hợp nhất, trong đó con người là vạch nối trời và đất, ở đó năng lượng trời và đất giao nhau, hòa điệu trong tuỷ sống con người; đồng thời con người cũng mang lòng tất cả những thuộc tính (vật lý và tâm linh) của vũ trụ (cha mẹ sinh con, trời sinh tính). Con người như thế là một tiểu vũ trụ, tức là con người đối xứng với vũ trụ, một bộ phận của vũ trụ và là một hệ thống mở mà theo quan điểm toàn đồ thì bộ phận mang trong mình cái toàn thể (tiểu ngã và đại ngã).
Con người và con vật có một số cá tính biểu trưng chung (mười hai con giáp); con người và các ngôi sao cũng có những số phận tương đồng, con người (các sao chiếu mệnh) và các sự vật vô cơ hoặc hữu cơ trong thiên nhiên (mộc, hỏa, thổ, kim, thuỷ); con người sống trong môi trường phong thủy (ảnh hưởng của ánh sáng, nước, không khí… đến trạng thái sức khoẻ và tâm lý tốt hoặc xấu của con người - chủ nhân ngôi nhà), môi trường địa linh nhân kiệt, những ảnh hưởng của nguyên khí vũ trụ, cả thông tin và năng lượng theo cách hiểu ngày nay, đến các nhân tài; con người cũng có cấu tạo theo mô hình cấu trúc vũ trụ; không chỉ mội trường tự nhiên và xã hội mà cấu tạo sinh học của con người củng ảnh hưởng tới tâm tính, diện mạo của con người (nhân tướng học); con người là một hệ thống sóng có tôn ti trật tự bao gồm nhiều băng sóng có tần số cao thấp khác nhau, chồng lên nhau, và chúng lại nằm trong một môi trường cũng chứa đầy các băng sóng (cận vật lý), từ đó con người có thể nắm bắt được các năng lượng và thông tin vũ trụ để phát huy những tiềm năng siêu nhiên kỳ lạ (trường sinh học) mà ta chưa biết hết (thần giao cách cảm); con người nhận thức thế giới không chỉ bằng duy lý, lôgích mà cả bằng trực giác, tâm linh; con người và môi trường là một (khoa học Thời châm trong Đông y học), trời đất sinh ra là vì con người (quan điểm vị nhân), đạo người con người theo đạo trời mà làm chủ bản thân.
Ngày nay, với con mắt khoa học hiện đại về môi trường và khoa sinh thái học, di truyền hiện đại… càng thấy rõ triết lý Kinh dịch… phương Đông cổ và khoa học phương Tây hiện đại gặp nhau, bổ sung cho nhau. Rằng con người phải sống hài hòa với thiên nhiên, hòa điệu với bản thể vật lý - sinh học - tâm linh vũ trụ, nếu không con người sẽ bị huỷ diệt.
Với việc khoa học khám phá ra con người tâm linh, chứng minh tính hiện thực của nó qua cơ chế và mô hình 7 cơ thể vô hình, như nói ở trên, cho phép hiểu rõ nguồn gốc sáng tạo của con người trên hành tinh trên cơ sở của các cận khoa học và Kinh dịch là điều vô cùng thú vị. Đi sâu vào tâm thức (cả vô thức và hữu thức, tư tưởng và siêu thức) con người và vũ trụ là xu hướng đi sâu vào bản chất, bản thể con người càng sáng tỏ hơn khi tiếp cận theo phương pháp luận tích hợp, hệ thống.
Tất nhiên, con người sống không chỉ trong môi trường tự nhiên mà còn sống trong môi trường xã hội sinh thái nhân văn, môi trường thực sự thể hiện tính người như thế nào. Môi trường nhân văn và con người hiện nay cũng còn nhiều nghịch lý đang hủy hoại nhân phẩm con người. Con người muốn sống lành mạnh, bền vững, hạnh phúc thì phải sống phù hợp với các qui luật sinh thái tự nhiên và sinh thái xã hội, quy luật của thế giới nội tâm, phát triển được mọi tiềm năng, tiềm lực của mình phục vụ cuộc sống của mình và xã hội.
Con người sinh thái, con người tâm linh là cách nói hiện đại được hiểu trên cái nền tư tưởng con người là tiểu vũ trụ, thiên địa nhân hợp nhất và tư tưởng khoa học tự nhiên hiện đại về sinh thái học, di truyền học. Quan tâm nhiều đến con người xã hội, con người trí tuệ là cần thiết, nhưng coi nhẹ con người sinh thái, con người tâm linh là sai lầm, mà sai lầm này phải trả giá rất đắt.
Thật vậy, phải hiểu các qui luật tự nhiên và tiềm năng tâm linh và nhất là các tiềm năng văn hóa dồi dào của con người, cả những tiềm năng siêu nhiên. Từ đó, phát triển những tiềm năng ấy là một trong những vấn đề có tầm chiến lược sâu xa trong sự tự do và tiến bộ của con người và xã hội. Đây là những vấn đề sẽ phát triển mạnh trong thế kỷ XXI và thiên niên kỷ thứ III, như khoa học vật lý trong các thế kỷ trước, như sự dự báo của một số nhà khoa học tâm linh.
Tóm lại, là con người và vũ trụ có chung nhịp điệu cuộc sống, nhịp điệu sinh học, ảnh hưởng qua lại vừa tương sinh vừa tương khác, vừa tương đồng mà ngày nay đã được khoa học chứng minh hạt nhân hợp lý của nó. Đó là con người sinh thái, con người tâm linh trong chiều sâu bản thể của vũ trụ và nhân sinh.
TS. Hồ Bá Thâm
Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2(56) 2008
I – Thiên địa nhân hợp nhất – con người là một tiểu vũ trụ
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Đây là một triết lý cơ bản, nền tảng của triết cổ phưong Đông có ý nghĩa thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận hết sức sâu sắc, nhưng ít được phân tích sâu, có hệ thống trong các chương trình học tập và nghiên cứu triết học ở nước ta, trong khi đó cả Đông Tây đều đánh giá cao nguyên lý này.
Ngày nay đã có khá nhiều sách báo trong và ngoài nước nói về trường sinh học và tâm linh, chẳng hạn, GS. Hoàng Phương cũng đã có cuốn Con người và trường sinh học, hay Tích hợp văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai, hoặc gần đây có cuốn của Hằng Nga – Ngoại cảm, sự thật hay huyền thoại, hoặc Roberto Assagioli với Siêu cá nhân. Vấn đề này đang là vấn đề hóc búa của khoa học và của triết học, tuy đã có một bước nghiên cứu nhưng có vấn đề chưa đủ mức sáng tỏ về mặt thực nghiệm. Tuy vậy, chúng ta cần nghiên cứu, nhận thức từng bước, phân tích ở mức độ có thể. Từ các vấn đề khoa học có thể làm sáng tỏ các khía cạnh triết học của vấn đề con người là tiểu vũ trụ, con người tâm linh.
Theo quan niệm phương Tây cổ điển thì con người là chúa tể muôn loài, thống trị tự nhiên mà giới tự nhiên là một vũ trụ tách rời được cấu tạo từ các nguyên tử nhỏ nhất không thể phân chia được. Con người là một động vật bậc cao, động vật chính trị; con người mà tự nhiên thì sinh ra xác, còn Chúa - "Ý niệm" (Hêghen) sinh ra tinh thần độc lập với nhau một cách nhị nguyên và bài trung, thiên về phương pháp phân tích tìm cái khác nhau giữa các hiện tượng giống nhau. Phương Tây cho rằng con người là một động vật cao nhất trong giới tự nhiên, họ chỉ làm rõ được mặt tiến hóa, nhưng không chú ý làm rõ sự giao cảm giữa con người và vũ trụ về mặt sinh thái, tuy rằng sau này khoa học tự nhiên và sinh học hiện đại đã có trở lại những ý tưởng thời cổ đại và bổ sung phát triển mặt đó. Trong tôn giáo, họ chỉ chú ý mặt sinh thành tinh thần, và con người đứng đối lập với tự nhiên để không chế, thống trị tự nhiên, chứ không phải sự hòa điệu vũ trụ thiên – địa – nhân hợp nhất, vạn vật đồng nhất thể.
Còn phương Đông xưa đã quan niệm thế giới là một vật chất vô hình - vạn vật đồng nhất thể – Đạo, Thiên – Địa – Nhân hợp nhất, con người là tiểu vũ trụ với phương pháp luật phi bài trung, và phương pháp tổng hợp, tìm cái thống nhất, giống nhau của các cái khác nhau.
Con người là tiểu vũ trụ là một quan niệm sâu sắc, ở đó con người là một bộ phận hữu cơ của vũ trụ, sánh ngang với trời đất, đối xứng với trời đất, đồng nhất với vũ trụ, có cùng bản thể - bản thể vật lý - tâm linh, tương đồng, liên thông, hoà điệu với vũ trụ, mà theo quan điểm toàn đồ thì bộ phận cũng là toàn thể, chứa đựng, thể hiện toàn thể. Ngay Đổng Trọng Thư cũng cho rằng Trời sinh ra người, Trời dựa theo cấu tạo của bản thân mà sáng tạo ra người thì cứ lấy người mà xét trời.
Vũ trụ cũng như con người là đồng cấu, giống nhau về cấu tạo và quy luật vận hành, dù ở dạng vật chất hữu hình hay vật chất vô hình, năng Link" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" />lượng hay thông tin, vật lý hay tâm linh. Con người sinh ra từ vũ trụ, trong môi trường vũ trụ, chịu ảnh hưởng cũa vũ trụ không chỉ ở mặt hữu hình, vật lý, mà còn ở dạng năng lượng, thông tin, vật chất vô hình - mịn, mang tính tâm linh. Con người xét về mặt tự nhiên và cả sự thông minh, là chịu ảnh hưởng không chỉ do dinh dưỡng, khi sinh ra cân nặng hơn thì thông minh hơn (như thực nghiệm đã xác định) mà còn do di truyền, do các trường và thông tin tự nhiên (phương Đông gọi là khí, khí âm từ đất, khí dương từ trời) khi bắt đầu khi bố mẹ gặp nhau, tạo hình trong hình bụng mẹ (quan niệm địa linh sinh nhân kiệt). Con người dù là chủ thể sống có ý thức thì con người cũng chịu ảnh hưởng từ các môi trường thiên nhiên thiên tạo, nên nhịp điệu sinh học, chu kỳ sống từng ngày, từng năm, và cả trong môi trường phong thủy; đồng thời con người cũng đa dạng về mặt tự nhiên, nhưng cũng tương đồng về tính chất, mỗi người tương đồng với một sao (hành tinh), hoặc cầm tinh một con vật (trong12 con giáp), hoặc tương ứng với các chất thủy, mộc, thổ, hỏa, kim, như một quá trình tương sinh, tương khắc, tương hỗ, tương hòa, tương thành, tương phản mà tạo thành các cá tính, số phận khác nhau.
Dù con người không chỉ là thực thể tự nhiên mà là một thức thể tự nhiên - xã hội, mặt trội là mặt xã hội nhưng cũng không coi thường cái tự nhiên, những ảnh hưởng rất lớn từ tự nhiên, đặc biệt từ cái vô hình, hơn nữa chính cái vô hình sinh ra cái hữu hình, tạo ra cả cơ thể vô hình (nhân thể gồm 7 bộ phận hay 7 cơ thể vô hình) và hữu hình. Con người như vậy là một thực thể vật lý - tâm linh chứ không phải là một cái máy cơ học.
Sinh vật học hiện đại cũng chỉ tìm hiểu con người sinh vật học với các cấu tạo vật lý sinh vật học (thận, tim, phổi, gan, óc… hoặc các hệ thống tế bào, các hệ thống gen - bản đồ gen) nói cách khác là các hệ thống 1- thần kinh, 2- tuần hoàn, 3- hô hấp, 4- tiêu hóa, 5- bài tiết, 6- sinh dục… dù quan trọng thế nào chăng nữa thì cũng không thể bỏ qua cấu tạo nhân thể vô hình, cấu tạo có tính chất tâm linh - siêu cá nhân.
Theo các nhà khoa học, con người có bảy cơ thể vô hình đó là:
1)- Cơ thể Ketheric, tại đây tâm thức thực hiện các quan điểm cao cấp về tri thức (tổng hợp) và hệ thống đức tin;
2)- Cơ thể Thiên, tâm thức biểu hiện cảm xúc cao cấp như tình thương bao la trùm lên mọi sự sống;
3)- Cơ thể Eheric mẫu, tâm thức biểu hiện dạng ý thức cao cấp về sự vật xuyên qua bề ngoài của chúng;
4)- Cơ thể Tinh tú, tâm thức ở đây là vượt qua từng người, mang tính nhân loại;
5)- Cơ thể Tâm thần, ở đây tâm thức biểu hiện tư duy lý tính, phân tích giản đơn;
6)- Cơ thể Cảm xúc, tâm thức biểu hiện những cảm giác như khoái lạc, sợ hãi buồn, giận, lo, vui, tình yêu…;
7)- Cơ thể Vật lý, tâm thức ở đây ở dạng bản năng, phản xạ và điều khiển tự động của các cơ quan nội tạng .
Như vậy, cần hiểu con người trong tổng hòa giữa cái hữu hình và vô hình, không nên coi nhẹ mặt nào, dù rằng hàng ngày chúng ta thường chỉ thấy mặt hữu hình.
Nhưng Thiên - Nhân không chỉ tương đồng, tương cảm mà còn tương dữ, tức là vừa đồng nhất vừa cách biệt, có khi đối lập.
Quan niệm này nói lên sự tác động lẫn nhau giữa trời và người, tất nhiên mang tính chất cảm nhận trực quan, trực giác cả ở Trung Quốc và Việt Nam thời trước dưới ảnh hưởng của tư tưởng Tống Nho. Sự cảm ứng trong quan niệm phương Đông vừa có tính biện chứng duy vật, nhưng cũng có mặt duy tâm (tuỳ theo cách hiểu về Trời như thế nào?). Điều đáng chú ý là Trời có thể gây tác hại hoặc tác lợi cho con người và con người có thể làm cho Trời nổi giận, hoặc mang lại điều lành cho con người. Con người phải thuận với lòng Trời, tuy nói trời cũng thuận theo người thì là chủ quan chủ nghĩa. Nhưng người làm sai lòng trời như việc con người làm suy thoái môi trường, suy thoái hệ sinh thái thì trời trừng trị trả thù con người là đúng như ngày nay ta hiểu bằng khoa sinh thái học. Còn nếu xét thuần tuý về đạo đức chính trị xã hội mà nói rằng do vua, quan độc ác với dân nên trời sinh ra lũ lụt, hạn hán, hoặc vua quan chăn dân, phải đạo với dân thì trời ban phúc cho mưa thuận, gió hòa… là đã tuyệt đối hóa tác động của con người đối với trời một cách không đúng, tuy điều đó có ý nghĩa đạo đức mang tính răn đe nhưng lại bất lực và duy tâm trong các biện pháp phòng chống thiên tai như chỉ cầu Trời khấn Phật (Đàn nam giao ở Huế thời Nguyễn là một điển hình) hoặc chỉ là khuyên can "tự kiểm" về mặt đạo đức của vua quan.
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Tác phẫm của GS Nguyễn Hoàng Phương: "Tích hợp văn hóa Đông Tây cho một chiến chiến lược giáo dục tương lai" đã có phân tích khá hệ thống về vấn đề con người là một tiểu vũ trụ nói trên, từ góc độ triết lý phương Đông và các cận khoa học phương Tây, tuy góc độ xem xét chỉ nặng về phương diện khoa học tự nhiên, nhưng rất đáng trân trọng. Tuy vậy, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn nữa cả mặt sinh thái học tự nhiên và sinh thái nhân văn. Đồng thời từ đó hình thành một khái niệm mới tích hợp: con người sinh thái, cùng với khái niệm con người tâm linh làm sâu sắc thêm những phương diện khác, tổng hợp về con người, chứ không chỉ là con người kinh tế, con người xã hội.
Như vậy, phương Đông có triết lý nổi tiếng về con người, không chỉ là con người đạo đức mà còn là con người - "một tiểu vũ trụ", tức con người sinh thái, đồng cấu, tương hợp, theo quan điểm toàn đồ. Điều đó thể hiện trong thuyết Kinh địch, âm dương ngũ hành, trong Đông y học…
Con người ở đây không phải xét ở góc độ chính trị xã hội như trong Nho giáo mà là ở góc độ tự nhiên, góc độ sinh thái, con người là sản phẩm của tự nhiện, hòa điệu với tự nhiên, chịu sự tác động tương sinh, tương đồng, tuơng cảm, tương ứng…với tự nhiên từ những vật chất không chỉ hữu hình mà là vô hình theo kiểu Thiên (nhật, nguyệt, tinh tú) - Địa (phong, thuỷ, hỏa) - Nhân (tinh, khí, thần) hợp nhất, trong đó con người là vạch nối trời và đất, ở đó năng lượng trời và đất giao nhau, hòa điệu trong tuỷ sống con người; đồng thời con người cũng mang lòng tất cả những thuộc tính (vật lý và tâm linh) của vũ trụ (cha mẹ sinh con, trời sinh tính). Con người như thế là một tiểu vũ trụ, tức là con người đối xứng với vũ trụ, một bộ phận của vũ trụ và là một hệ thống mở mà theo quan điểm toàn đồ thì bộ phận mang trong mình cái toàn thể (tiểu ngã và đại ngã).
Con người và con vật có một số cá tính biểu trưng chung (mười hai con giáp); con người và các ngôi sao cũng có những số phận tương đồng, con người (các sao chiếu mệnh) và các sự vật vô cơ hoặc hữu cơ trong thiên nhiên (mộc, hỏa, thổ, kim, thuỷ); con người sống trong môi trường phong thủy (ảnh hưởng của ánh sáng, nước, không khí… đến trạng thái sức khoẻ và tâm lý tốt hoặc xấu của con người - chủ nhân ngôi nhà), môi trường địa linh nhân kiệt, những ảnh hưởng của nguyên khí vũ trụ, cả thông tin và năng lượng theo cách hiểu ngày nay, đến các nhân tài; con người cũng có cấu tạo theo mô hình cấu trúc vũ trụ; không chỉ mội trường tự nhiên và xã hội mà cấu tạo sinh học của con người củng ảnh hưởng tới tâm tính, diện mạo của con người (nhân tướng học); con người là một hệ thống sóng có tôn ti trật tự bao gồm nhiều băng sóng có tần số cao thấp khác nhau, chồng lên nhau, và chúng lại nằm trong một môi trường cũng chứa đầy các băng sóng (cận vật lý), từ đó con người có thể nắm bắt được các năng lượng và thông tin vũ trụ để phát huy những tiềm năng siêu nhiên kỳ lạ (trường sinh học) mà ta chưa biết hết (thần giao cách cảm); con người nhận thức thế giới không chỉ bằng duy lý, lôgích mà cả bằng trực giác, tâm linh; con người và môi trường là một (khoa học Thời châm trong Đông y học), trời đất sinh ra là vì con người (quan điểm vị nhân), đạo người con người theo đạo trời mà làm chủ bản thân.
Ngày nay, với con mắt khoa học hiện đại về môi trường và khoa sinh thái học, di truyền hiện đại… càng thấy rõ triết lý Kinh dịch… phương Đông cổ và khoa học phương Tây hiện đại gặp nhau, bổ sung cho nhau. Rằng con người phải sống hài hòa với thiên nhiên, hòa điệu với bản thể vật lý - sinh học - tâm linh vũ trụ, nếu không con người sẽ bị huỷ diệt.
Với việc khoa học khám phá ra con người tâm linh, chứng minh tính hiện thực của nó qua cơ chế và mô hình 7 cơ thể vô hình, như nói ở trên, cho phép hiểu rõ nguồn gốc sáng tạo của con người trên hành tinh trên cơ sở của các cận khoa học và Kinh dịch là điều vô cùng thú vị. Đi sâu vào tâm thức (cả vô thức và hữu thức, tư tưởng và siêu thức) con người và vũ trụ là xu hướng đi sâu vào bản chất, bản thể con người càng sáng tỏ hơn khi tiếp cận theo phương pháp luận tích hợp, hệ thống.
Tất nhiên, con người sống không chỉ trong môi trường tự nhiên mà còn sống trong môi trường xã hội sinh thái nhân văn, môi trường thực sự thể hiện tính người như thế nào. Môi trường nhân văn và con người hiện nay cũng còn nhiều nghịch lý đang hủy hoại nhân phẩm con người. Con người muốn sống lành mạnh, bền vững, hạnh phúc thì phải sống phù hợp với các qui luật sinh thái tự nhiên và sinh thái xã hội, quy luật của thế giới nội tâm, phát triển được mọi tiềm năng, tiềm lực của mình phục vụ cuộc sống của mình và xã hội.
Con người sinh thái, con người tâm linh là cách nói hiện đại được hiểu trên cái nền tư tưởng con người là tiểu vũ trụ, thiên địa nhân hợp nhất và tư tưởng khoa học tự nhiên hiện đại về sinh thái học, di truyền học. Quan tâm nhiều đến con người xã hội, con người trí tuệ là cần thiết, nhưng coi nhẹ con người sinh thái, con người tâm linh là sai lầm, mà sai lầm này phải trả giá rất đắt.
Thật vậy, phải hiểu các qui luật tự nhiên và tiềm năng tâm linh và nhất là các tiềm năng văn hóa dồi dào của con người, cả những tiềm năng siêu nhiên. Từ đó, phát triển những tiềm năng ấy là một trong những vấn đề có tầm chiến lược sâu xa trong sự tự do và tiến bộ của con người và xã hội. Đây là những vấn đề sẽ phát triển mạnh trong thế kỷ XXI và thiên niên kỷ thứ III, như khoa học vật lý trong các thế kỷ trước, như sự dự báo của một số nhà khoa học tâm linh.
Tóm lại, là con người và vũ trụ có chung nhịp điệu cuộc sống, nhịp điệu sinh học, ảnh hưởng qua lại vừa tương sinh vừa tương khác, vừa tương đồng mà ngày nay đã được khoa học chứng minh hạt nhân hợp lý của nó. Đó là con người sinh thái, con người tâm linh trong chiều sâu bản thể của vũ trụ và nhân sinh.
Comment