Ngồi trên ngõ đá
403 Forbidden" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" />
Khi tôi đặt câu hỏi với những người quê Tiên Phước (Quảng Nam): Sao cũng là vùng trung du nhưng Quế Sơn, Hiệp Đức lại không có những ngõ đá, mà chỉ nơi đây mới có? Chịu. Câu trả lời có chăng cũng chỉ lửng lơ rằng để... chống xói mòn!
Càng đi sâu vào núi, làng cổ Lộc Yên càng níu mắt người với những ngõ đá. Hầu như nhà nào cũng có ngõ đá. Ngôi nhà trung du thấp thoáng tít xa sau vườn sưa, bòn bon, hồ tiêu, chuối xanh. Hình như để thay cho lời chào mời thân thiện và chân quê, cư dân xứ núi đã tạo ra những ngõ đá, bắt đầu từ bờ ruộng kéo vào đến tận sân. Cơ man là đá được xếp chồng lên nhau, cao dần. Ảnh: LÊ TRUNG VIỆT
Khách đến đây như lạc vào thạch trận. Ngôi nhà cổ mấy trăm năm tuổi nổi tiếng của cụ Nguyễn Huỳnh Anh ở thôn 4, xã Tiên Cảnh có ngõ đá dài hơn 200 m, được tuyên xưng là “đệ nhất ngõ đá”. Trò chuyện với tôi, ông Nguyễn Đình Hoan, 50 tuổi, con cụ Anh, nói thật lòng: “Lúc sinh ra đã thấy ngõ đá, như thấy cha mẹ mình”. Tuổi của nhà cũng chính là tuổi ngõ.
Đi trên đó, lại nhớ câu “chân cứng, đá mềm” vì rêu đã lên xanh rì, êm như nhung. Chỉ một đoạn bờ thành chưa đầy 20 m bị đổ, ông Hoan đã phải thuê 30 công gánh đá từ trên núi về suốt cả tháng, rồi tốn thêm 20 công nữa để xếp vào. Con ông đi tìm đâu đó loài hoa tím nhỏ xíu trồng dọc bờ thành đá. Nhìn hoa tím cười trên rêu xanh trong cái nắng hiếm hoi của chiều đông, lòng như bắt gặp tiếng cười an nhiên, vỡ ra cái lý an vui ở đời.
Gần nhà cụ Anh có nhà cụ Trần Viễn, làm ngõ đá mãi ba năm mới xong. Trong tâm thức người dân xứ Tiên, ngõ đá như gia bảo, là bạn bè, là tiếng gọi xa xưa mềm lòng ký ức quay về cố quận khi mỏi mệt, bão dông. Ngõ đá đã can dự vào đời người. Và đâu chỉ là thân thương kỷ niệm với những ai đã lớn lên từ đó.
Từ vùng cá chuồn lên làm dâu xứ Tiên với đặc sản mít non, “chiều chiều ra đứng ngõ sau, ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”, không hiểu sức mạnh nào từ ngõ đá đã hóa giải nỗi buồn của cô gái trẻ “Có duyên (mới) lấy đặng chồng nguồn, ngồi trên ngõ đá có buồn cũng vui”. Đi trong yên lặng của đá, nghe hương xa xôi từ chùm cây trái nở muộn màng đâu đó, thấy lòng thanh thản đến lạ.
Cứ thế, đá xếp hàng, đá chồng lên đá, len vào mắt người. Bao thế hệ người dân đất này đã ra sức giữ mạch đất tiền nhân khổ công khai khẩn. Giữ được đất là giữ được làng, tức là giữ được nếp nhà. Ngõ đá đã vinh dự khoác trên mình trầm tích văn hóa truyền đời. Triết lý dân quê tạo tác từ ngõ đá, đơn giản mà thâm sâu vậy.
Lúc thấp, lúc cao, thoắt ẩn, thoắt hiện, xen lẫn thành đá là bờ chè tàu, dâm bụt, hoa lá đủ sắc màu như là khúc xạ thương quý ngõ như quý mái tranh nghèo. Hình như nông dân xứ Tiên thoắt đã trở thành thi sĩ tài hoa khi biết sắp xếp, tổ chức ngõ đá thành bài thơ dân dã.
“Ai xây, ai đắp khéo nên kìa.
Đổ xòe nước bạc, đá so le”
(thơ Huỳnh Thúc Kháng).
403 Forbidden" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" />
Khi tôi đặt câu hỏi với những người quê Tiên Phước (Quảng Nam): Sao cũng là vùng trung du nhưng Quế Sơn, Hiệp Đức lại không có những ngõ đá, mà chỉ nơi đây mới có? Chịu. Câu trả lời có chăng cũng chỉ lửng lơ rằng để... chống xói mòn!
Càng đi sâu vào núi, làng cổ Lộc Yên càng níu mắt người với những ngõ đá. Hầu như nhà nào cũng có ngõ đá. Ngôi nhà trung du thấp thoáng tít xa sau vườn sưa, bòn bon, hồ tiêu, chuối xanh. Hình như để thay cho lời chào mời thân thiện và chân quê, cư dân xứ núi đã tạo ra những ngõ đá, bắt đầu từ bờ ruộng kéo vào đến tận sân. Cơ man là đá được xếp chồng lên nhau, cao dần. Ảnh: LÊ TRUNG VIỆT
Khách đến đây như lạc vào thạch trận. Ngôi nhà cổ mấy trăm năm tuổi nổi tiếng của cụ Nguyễn Huỳnh Anh ở thôn 4, xã Tiên Cảnh có ngõ đá dài hơn 200 m, được tuyên xưng là “đệ nhất ngõ đá”. Trò chuyện với tôi, ông Nguyễn Đình Hoan, 50 tuổi, con cụ Anh, nói thật lòng: “Lúc sinh ra đã thấy ngõ đá, như thấy cha mẹ mình”. Tuổi của nhà cũng chính là tuổi ngõ.
Đi trên đó, lại nhớ câu “chân cứng, đá mềm” vì rêu đã lên xanh rì, êm như nhung. Chỉ một đoạn bờ thành chưa đầy 20 m bị đổ, ông Hoan đã phải thuê 30 công gánh đá từ trên núi về suốt cả tháng, rồi tốn thêm 20 công nữa để xếp vào. Con ông đi tìm đâu đó loài hoa tím nhỏ xíu trồng dọc bờ thành đá. Nhìn hoa tím cười trên rêu xanh trong cái nắng hiếm hoi của chiều đông, lòng như bắt gặp tiếng cười an nhiên, vỡ ra cái lý an vui ở đời.
Gần nhà cụ Anh có nhà cụ Trần Viễn, làm ngõ đá mãi ba năm mới xong. Trong tâm thức người dân xứ Tiên, ngõ đá như gia bảo, là bạn bè, là tiếng gọi xa xưa mềm lòng ký ức quay về cố quận khi mỏi mệt, bão dông. Ngõ đá đã can dự vào đời người. Và đâu chỉ là thân thương kỷ niệm với những ai đã lớn lên từ đó.
Từ vùng cá chuồn lên làm dâu xứ Tiên với đặc sản mít non, “chiều chiều ra đứng ngõ sau, ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”, không hiểu sức mạnh nào từ ngõ đá đã hóa giải nỗi buồn của cô gái trẻ “Có duyên (mới) lấy đặng chồng nguồn, ngồi trên ngõ đá có buồn cũng vui”. Đi trong yên lặng của đá, nghe hương xa xôi từ chùm cây trái nở muộn màng đâu đó, thấy lòng thanh thản đến lạ.
Cứ thế, đá xếp hàng, đá chồng lên đá, len vào mắt người. Bao thế hệ người dân đất này đã ra sức giữ mạch đất tiền nhân khổ công khai khẩn. Giữ được đất là giữ được làng, tức là giữ được nếp nhà. Ngõ đá đã vinh dự khoác trên mình trầm tích văn hóa truyền đời. Triết lý dân quê tạo tác từ ngõ đá, đơn giản mà thâm sâu vậy.
Lúc thấp, lúc cao, thoắt ẩn, thoắt hiện, xen lẫn thành đá là bờ chè tàu, dâm bụt, hoa lá đủ sắc màu như là khúc xạ thương quý ngõ như quý mái tranh nghèo. Hình như nông dân xứ Tiên thoắt đã trở thành thi sĩ tài hoa khi biết sắp xếp, tổ chức ngõ đá thành bài thơ dân dã.
“Ai xây, ai đắp khéo nên kìa.
Đổ xòe nước bạc, đá so le”
(thơ Huỳnh Thúc Kháng).
Lê Trung Việt
(Theo Người Lao Động Điện Tử)
(Theo Người Lao Động Điện Tử)