Cơm chay lên đời
5.000 người ăn chay tại đại lễ phật đản Vesak 2008 Hà Nội đã trở thành kỷ lục có số người ăn chay nhiều nhất trong một cuộc hội thảo. Nhưng con số đó vẫn chưa khái quát hết lượng người ăn chay trong thực tế. Dạo một vòng các quán chay như Thuyền Viên, Giác Duyên, Tín Nghĩa, Hoa Đăng, Phật Hữu Duyên, Bồ Đề, Giác Đức, Thanh Lương, Nàng Tấm, Việt Chay, Tib ở TP.HCM... trong mùa Vesak, quán nào cũng luôn trong trạng thái rộn rịp...
Ăn chay nhớ... mặn!
Dù được chế biến từ thành phần chủ yếu là rau, củ, đậu nhưng món chay tại các quán chay rất phong phú. Quán chay bình dân có khoảng 10 món thông dụng, ở các quán sang hơn dao động từ 40 - 100 món. Riêng nhà hàng Việt Chay nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm, TP.HCM, thực đơn chay lên đến con số 400! Những con số đó đủ thấy khả năng phục vụ thượng đế của quán ăn, nhà hàng chay.
Phần lớn các món chay đều được “chép” theo nguyên mẫu khẩu vị và sở thích của thực khách ăn mặn như lẩu hải sản, lẩu cá kèo, ốc len xào dừa, cua lăn bột, cá cơm chiên giòn, mực một nắng, bún chả giò, bún thịt nướng, hủ tiếu thịt bằm, phở bò vò viên, xíu mại... tất nhiên, nguyên liệu vẫn là rau, củ, đậu... nhưng tay nghề của các đầu bếp thường làm thực khách mới ăn chay lần đầu luôn sợ người phục vụ nghe nhầm món chay thành mặn.

Ăn chay có lợi cho sức khỏe, được nhiều thực khách ưu chuộng
Món ăn chay khá đa dạng, tuy nhiên, theo ca sĩ Sỹ Luân, sáng lập viên quán cơm chay Tâm Giao, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM, thì từ sau dịch cúm gà, các món chay thông dụng được hệ thống quán chay khai thác nhiều nhất là những món chay... dựa hơi gà: “miến gà”, “gà rán”, “hamburger gà”, “gà xé phay”, “gà rô-ti nước dừa”, “canh chua măng gà”, “canh chua thơm gà”, “đùi gà chiên nước mắm”, “cánh gà chiên bơ”, “gà tiềm thuốc bắc”...
Ăn cơm chay nhiều nơi, xơi nhiều món có hương vị gà, nhưng diễn viên điện ảnh Việt Trinh kết nhất món đùi gà chiên nước mắm ở nhà hàng chay Hoa Đăng nằm trên đường Huỳnh Khương Ninh, Q.1, TP.HCM - nơi cô và bạn bè thường ghé sau mỗi chuyến làm công tác từ thiện.
Cơm chay lên đời còn do một nguyên nhân khác mà theo tâm sự của Huỳnh Hữu Lộc, sinh viên trường Đại học Mỹ thuật, trọ ở khu Miếu Nổi, Q.Phú Nhuận: “Từ đầu năm tới giờ thứ gì cũng tăng giá. Tiền ăn một ngày “coi được” của sinh viên nghèo cũng tốn ít nhất là 15.000đ. Xơi cơm bình dân thì không an tâm chất lượng vệ sinh thực phẩm. Thôi chịu khó ăn đùi gà chay cũng bổ chán mà lại vừa túi tiền”.
Món cơm gà chay mà Lộc và các bạn chọn lựa như một giải pháp tình thế trong cơn bão giá đang được thực hiện dài hạn ở quán cơm chay Thuyền Viên nằm trên đường Nguyễn Văn Đậu, P.5, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Bà Hồ Minh Tiết, 51 tuổi, chủ quán Thuyền Viên cho biết: Chỉ riêng món đùi gà, mỗi ngày quán của bà bán trên 100 cái, với giá 3.000đ/cái.
Phong phú quán chay
Diệu Trang, giám đốc công ty Lạc Thông (Sương Nguyệt Anh, Q.1, TP.HCM) cho biết: Những năm trước, việc ăn chay hầu như chỉ dành cho người theo đạo Phật. Phần lớn đối tượng này ăn chay là để “tự dặn lòng bớt sân si”. Cho nên theo Diệu Trang, thời điểm, chỗ ăn, không gian ăn... không quan trọng. Quan trọng chính là giữ được cái tâm của mình tĩnh lặng.

Các nhà hàng chay thu hút khá đông khách là doanh nhân, giới trẻ văn phòng
Quán chay bình dân phục vụ cho người ăn chay theo Phật rất nhiều. Những quán chay bình dân mà Diệu Trang nhớ tên chính là Thuyền Viên, cơm chay 27 Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận, phở chay đường Trương Quyền (Q.3), cơm chay Định Ý (Cống Quỳnh, Q.1), Tín Nghĩa, Giác Đức... Trang bảo: “Giờ, ngoài việc tịnh tâm, ăn chay còn là xu hướng tất yếu của đời sống công nghiệp, thậm chí đang là mốt trong giới doanh nhân”. Vì vậy, phong cách quán chay cũng được thay đổi để đáp ứng nhu cầu chay đa dạng của thực khách.
Trang kể ra một loạt địa chỉ ở TP.HCM: “Thích chay Bắc thì đến Nàng Tấm (Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3), còn Phật Hữu Duyên ở Nguyễn Trãi, Q.5 thì đậm phong cách ẩm thực chay của người Hoa. Ăn chay theo phong cách Tây, người ta mời nhau đến nhà hàng Hoa Đăng (Huỳnh Khương Ninh, Q.1); muốn đắm chìm trong không gian thư giãn, với mái lá, vách tre, và những vật dụng dân dã thì quán Thái Nhân (Nguyễn Đình Chiểu, Q.3) là một lựa chọn. Còn muốn thưởng thức giá trị của hoa sen, hương sen, củ sen, hạt sen, đài sen Phật ngồi... không đâu bằng cơm chay Hương Sen ở Phú Nhuận”.
Chị Huỳnh Long Ngọc Diệp, giám đốc nhà hàng Việt Chay - Vĩnh Nghiêm, cho biết: nhà hàng Việt Chay được đầu tư theo phong cách thiền, vừa tĩnh lặng trong khuôn viên nửa kín nửa mở, vừa nhẹ nhàng theo giai điệu nhạc thiền mà chị kỳ công sưu tầm, chọn lựa từ nhiều nơi trên thế giới... Món ăn ở đây được đặt bằng những cái tên gắn liền với các giai thoại thiền. Chẳng hạn món gỏi củ hủ dừa có tên Cửu niên diện bích, gắn liền với giai thoại 9 năm ngồi quay mặt vô vách đá ở động Thiếu Thất để tịnh tâm và đạt thiền tuệ của Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Ăn món gỏi này người ta phải nghĩ đến công sức của người trồng dừa trong nhiều năm mới có được.
Hay như món đậu hủ tay cầm nghi ngút khói được đặt tên Phù Vân Yên Tử. Yên Tử là nơi xuất gia tu tập của vua Trần Nhân Tông, người thành lập ra Thiền phái Trúc Lâm, tinh hoa của Phật giáo Việt Nam. Đó là ngọn núi linh thiêng ngàn năm mây phủ, nên đối với Phật tử nói riêng và người Việt nói chung đều ước nguyện một lần đặt chân lên cõi mênh mang này để nghe gió núi vi vu, ngắm mây ngàn bồng bềnh để thỏa ước nguyện đạo thành quả mãn: Trăm năm tích đức tu hành, chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu.
Kinh doanh... triết lý sống
Theo quan điểm của Phật giáo, ăn chay là nuôi dưỡng pháp thiện, tăng trưởng can lành và mở rộng tình yêu thương bao la đối với mọi loài. Nói cách khác, ăn chay thể hiện một quan niệm sống của người theo đạo. Cho nên, nhiều người cứ ngỡ, quán chay là nơi chỉ dành cho người tu hành, nhưng trong mùa Vesak 2008 vừa qua, 90% thực khách của các quán chay là người không mặc áo... cà sa. Không hiếm các gương mặt đại gia triệu đô xuất hiện trong các nhà hàng kinh doanh thức ăn chay hạng sang.
Năm 1995, quán cơm chay đầu tiên ở Hà Nội ra đời mang tên Nàng Tấm. Xuất hiện sau nhiều quán chay nổi tiếng, nhưng Nàng Tấm được đông đảo thực khách xem là nhà hàng chay cao cấp đầu tiên trong cả nước, tiên phong kinh doanh một triết lý sống thời thượng với mục tiêu “xây dựng không gian văn hóa ẩm thực và các món ăn mới lạ, độc đáo để mọi người có thể gặp gỡ, tiếp đãi nhau bằng không khí thanh lịch chứ không ồn ã, xô bồ”.
Có lẽ vì lý do đó, và mặc dù là bán món chay, nhưng Nàng Tấm luôn đông thực khách tầng lớp trung lưu, những người muốn tìm đến không gian văn hóa ẩm thực tĩnh lặng với những món ăn lạ miệng mà không lẫn với bất kỳ món ăn “trần tục” khác, dù tên gọi chay mặn không hề khác nhau. Hiện nay, Nàng Tấm đã có thêm địa chỉ ở Yên Tử (Quảng Ninh) và TP.HCM.
Công ty cổ phần đầu tư Ngọc Việt nhanh chóng đón đầu xu hướng “lánh mặn tìm chay” của tầng lớp trên tại TP.HCM bằng ý tưởng xây dựng chuỗi nhà hàng Việt Chay cao cấp nằm trong khuôn viên những ngôi chùa nổi tiếng, xây dựng Việt Chay thành thương hiệu quốc gia bằng hệ thống 27 nhà hàng - chùa trên phạm vi cả nước, nhượng quyền thương hiệu để nâng Việt Chay lên tầm quốc tế.
Dường như mùa chay Vesak ở Việt Nam không chỉ là cơ hội truyền bá thông điệp hòa bình đến khắp nơi trên thế giới, về truyền thống văn hóa Phật giáo lâu đời hòa quyện với nền văn hóa dân tộc Việt hiền hòa, mà còn là dịp kiểm nghiệm sự nhạy bén của các ý tưởng kinh doanh một triết lý sống thiên về... rau, củ, quả.
5.000 người ăn chay tại đại lễ phật đản Vesak 2008 Hà Nội đã trở thành kỷ lục có số người ăn chay nhiều nhất trong một cuộc hội thảo. Nhưng con số đó vẫn chưa khái quát hết lượng người ăn chay trong thực tế. Dạo một vòng các quán chay như Thuyền Viên, Giác Duyên, Tín Nghĩa, Hoa Đăng, Phật Hữu Duyên, Bồ Đề, Giác Đức, Thanh Lương, Nàng Tấm, Việt Chay, Tib ở TP.HCM... trong mùa Vesak, quán nào cũng luôn trong trạng thái rộn rịp...
Ăn chay nhớ... mặn!
Dù được chế biến từ thành phần chủ yếu là rau, củ, đậu nhưng món chay tại các quán chay rất phong phú. Quán chay bình dân có khoảng 10 món thông dụng, ở các quán sang hơn dao động từ 40 - 100 món. Riêng nhà hàng Việt Chay nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm, TP.HCM, thực đơn chay lên đến con số 400! Những con số đó đủ thấy khả năng phục vụ thượng đế của quán ăn, nhà hàng chay.
Phần lớn các món chay đều được “chép” theo nguyên mẫu khẩu vị và sở thích của thực khách ăn mặn như lẩu hải sản, lẩu cá kèo, ốc len xào dừa, cua lăn bột, cá cơm chiên giòn, mực một nắng, bún chả giò, bún thịt nướng, hủ tiếu thịt bằm, phở bò vò viên, xíu mại... tất nhiên, nguyên liệu vẫn là rau, củ, đậu... nhưng tay nghề của các đầu bếp thường làm thực khách mới ăn chay lần đầu luôn sợ người phục vụ nghe nhầm món chay thành mặn.
Ăn chay có lợi cho sức khỏe, được nhiều thực khách ưu chuộng
Món ăn chay khá đa dạng, tuy nhiên, theo ca sĩ Sỹ Luân, sáng lập viên quán cơm chay Tâm Giao, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM, thì từ sau dịch cúm gà, các món chay thông dụng được hệ thống quán chay khai thác nhiều nhất là những món chay... dựa hơi gà: “miến gà”, “gà rán”, “hamburger gà”, “gà xé phay”, “gà rô-ti nước dừa”, “canh chua măng gà”, “canh chua thơm gà”, “đùi gà chiên nước mắm”, “cánh gà chiên bơ”, “gà tiềm thuốc bắc”...
Ăn cơm chay nhiều nơi, xơi nhiều món có hương vị gà, nhưng diễn viên điện ảnh Việt Trinh kết nhất món đùi gà chiên nước mắm ở nhà hàng chay Hoa Đăng nằm trên đường Huỳnh Khương Ninh, Q.1, TP.HCM - nơi cô và bạn bè thường ghé sau mỗi chuyến làm công tác từ thiện.
Cơm chay lên đời còn do một nguyên nhân khác mà theo tâm sự của Huỳnh Hữu Lộc, sinh viên trường Đại học Mỹ thuật, trọ ở khu Miếu Nổi, Q.Phú Nhuận: “Từ đầu năm tới giờ thứ gì cũng tăng giá. Tiền ăn một ngày “coi được” của sinh viên nghèo cũng tốn ít nhất là 15.000đ. Xơi cơm bình dân thì không an tâm chất lượng vệ sinh thực phẩm. Thôi chịu khó ăn đùi gà chay cũng bổ chán mà lại vừa túi tiền”.
Món cơm gà chay mà Lộc và các bạn chọn lựa như một giải pháp tình thế trong cơn bão giá đang được thực hiện dài hạn ở quán cơm chay Thuyền Viên nằm trên đường Nguyễn Văn Đậu, P.5, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Bà Hồ Minh Tiết, 51 tuổi, chủ quán Thuyền Viên cho biết: Chỉ riêng món đùi gà, mỗi ngày quán của bà bán trên 100 cái, với giá 3.000đ/cái.
Phong phú quán chay
Diệu Trang, giám đốc công ty Lạc Thông (Sương Nguyệt Anh, Q.1, TP.HCM) cho biết: Những năm trước, việc ăn chay hầu như chỉ dành cho người theo đạo Phật. Phần lớn đối tượng này ăn chay là để “tự dặn lòng bớt sân si”. Cho nên theo Diệu Trang, thời điểm, chỗ ăn, không gian ăn... không quan trọng. Quan trọng chính là giữ được cái tâm của mình tĩnh lặng.
Các nhà hàng chay thu hút khá đông khách là doanh nhân, giới trẻ văn phòng
Quán chay bình dân phục vụ cho người ăn chay theo Phật rất nhiều. Những quán chay bình dân mà Diệu Trang nhớ tên chính là Thuyền Viên, cơm chay 27 Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận, phở chay đường Trương Quyền (Q.3), cơm chay Định Ý (Cống Quỳnh, Q.1), Tín Nghĩa, Giác Đức... Trang bảo: “Giờ, ngoài việc tịnh tâm, ăn chay còn là xu hướng tất yếu của đời sống công nghiệp, thậm chí đang là mốt trong giới doanh nhân”. Vì vậy, phong cách quán chay cũng được thay đổi để đáp ứng nhu cầu chay đa dạng của thực khách.
Trang kể ra một loạt địa chỉ ở TP.HCM: “Thích chay Bắc thì đến Nàng Tấm (Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3), còn Phật Hữu Duyên ở Nguyễn Trãi, Q.5 thì đậm phong cách ẩm thực chay của người Hoa. Ăn chay theo phong cách Tây, người ta mời nhau đến nhà hàng Hoa Đăng (Huỳnh Khương Ninh, Q.1); muốn đắm chìm trong không gian thư giãn, với mái lá, vách tre, và những vật dụng dân dã thì quán Thái Nhân (Nguyễn Đình Chiểu, Q.3) là một lựa chọn. Còn muốn thưởng thức giá trị của hoa sen, hương sen, củ sen, hạt sen, đài sen Phật ngồi... không đâu bằng cơm chay Hương Sen ở Phú Nhuận”.
Chị Huỳnh Long Ngọc Diệp, giám đốc nhà hàng Việt Chay - Vĩnh Nghiêm, cho biết: nhà hàng Việt Chay được đầu tư theo phong cách thiền, vừa tĩnh lặng trong khuôn viên nửa kín nửa mở, vừa nhẹ nhàng theo giai điệu nhạc thiền mà chị kỳ công sưu tầm, chọn lựa từ nhiều nơi trên thế giới... Món ăn ở đây được đặt bằng những cái tên gắn liền với các giai thoại thiền. Chẳng hạn món gỏi củ hủ dừa có tên Cửu niên diện bích, gắn liền với giai thoại 9 năm ngồi quay mặt vô vách đá ở động Thiếu Thất để tịnh tâm và đạt thiền tuệ của Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Ăn món gỏi này người ta phải nghĩ đến công sức của người trồng dừa trong nhiều năm mới có được.
Hay như món đậu hủ tay cầm nghi ngút khói được đặt tên Phù Vân Yên Tử. Yên Tử là nơi xuất gia tu tập của vua Trần Nhân Tông, người thành lập ra Thiền phái Trúc Lâm, tinh hoa của Phật giáo Việt Nam. Đó là ngọn núi linh thiêng ngàn năm mây phủ, nên đối với Phật tử nói riêng và người Việt nói chung đều ước nguyện một lần đặt chân lên cõi mênh mang này để nghe gió núi vi vu, ngắm mây ngàn bồng bềnh để thỏa ước nguyện đạo thành quả mãn: Trăm năm tích đức tu hành, chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu.
Kinh doanh... triết lý sống
Theo quan điểm của Phật giáo, ăn chay là nuôi dưỡng pháp thiện, tăng trưởng can lành và mở rộng tình yêu thương bao la đối với mọi loài. Nói cách khác, ăn chay thể hiện một quan niệm sống của người theo đạo. Cho nên, nhiều người cứ ngỡ, quán chay là nơi chỉ dành cho người tu hành, nhưng trong mùa Vesak 2008 vừa qua, 90% thực khách của các quán chay là người không mặc áo... cà sa. Không hiếm các gương mặt đại gia triệu đô xuất hiện trong các nhà hàng kinh doanh thức ăn chay hạng sang.
Năm 1995, quán cơm chay đầu tiên ở Hà Nội ra đời mang tên Nàng Tấm. Xuất hiện sau nhiều quán chay nổi tiếng, nhưng Nàng Tấm được đông đảo thực khách xem là nhà hàng chay cao cấp đầu tiên trong cả nước, tiên phong kinh doanh một triết lý sống thời thượng với mục tiêu “xây dựng không gian văn hóa ẩm thực và các món ăn mới lạ, độc đáo để mọi người có thể gặp gỡ, tiếp đãi nhau bằng không khí thanh lịch chứ không ồn ã, xô bồ”.
Có lẽ vì lý do đó, và mặc dù là bán món chay, nhưng Nàng Tấm luôn đông thực khách tầng lớp trung lưu, những người muốn tìm đến không gian văn hóa ẩm thực tĩnh lặng với những món ăn lạ miệng mà không lẫn với bất kỳ món ăn “trần tục” khác, dù tên gọi chay mặn không hề khác nhau. Hiện nay, Nàng Tấm đã có thêm địa chỉ ở Yên Tử (Quảng Ninh) và TP.HCM.
Công ty cổ phần đầu tư Ngọc Việt nhanh chóng đón đầu xu hướng “lánh mặn tìm chay” của tầng lớp trên tại TP.HCM bằng ý tưởng xây dựng chuỗi nhà hàng Việt Chay cao cấp nằm trong khuôn viên những ngôi chùa nổi tiếng, xây dựng Việt Chay thành thương hiệu quốc gia bằng hệ thống 27 nhà hàng - chùa trên phạm vi cả nước, nhượng quyền thương hiệu để nâng Việt Chay lên tầm quốc tế.
Dường như mùa chay Vesak ở Việt Nam không chỉ là cơ hội truyền bá thông điệp hòa bình đến khắp nơi trên thế giới, về truyền thống văn hóa Phật giáo lâu đời hòa quyện với nền văn hóa dân tộc Việt hiền hòa, mà còn là dịp kiểm nghiệm sự nhạy bén của các ý tưởng kinh doanh một triết lý sống thiên về... rau, củ, quả.
Nguyễn Thiện
(Theo Phụ Nữ Online)
(Theo Phụ Nữ Online)