Sợi dây tâm hồn
Nếu nói về những ngõ xanh im vắng, có lẽ Huế có nhiều nhất. Sống ở Huế thật lâu, tôi mơ hồ những ngõ nhỏ xứ Huế như một sợi dây nối tâm hồn Huế với cao rộng cuộc đời
Sợi dây ấy đan bằng lá cây và sương khói, bện vào đó những âm vang bình dị từ những khu vườn và cả ánh sáng khiêm nhường của những thời khắc cảnh sắc không gian Huế. Tất cả được đan bằng bàn tay của một tâm thức đầy mẫn cảm vừa lặng lẽ rêu phong vừa sôi động như ngọn gió qua rừng tre trúc.
Người Huế hay nói: “Trong nhà ngoài ngõ” cũng đã xem cửa ngõ là lối dẫn vào nhà, như lời ngỏ của một cuốn sách, lời thưa của một câu chuyện. Để có một độ rộng hợp lý cho cửa ngõ, người Huế xưa thường dùng thước Xích bộ. Một thước Xích bộ dài bằng hai bàn chân người nối nhau, sao cho ngón bàn chân này tiếp gót bàn chân kia vừa khít. Chủ nhà nào thì thước ấy, không phải ai cũng như ai.
Quy tắc chung của Xích bộ là “chớ để hụt ba, chớ qua mười bước”, nghĩa là tối thiểu là sáu bàn chân, tối đa không tới hai mươi bàn chân, thường thì lấy mười tám bàn chân làm chuẩn. Chớ để “hụt ba” là đừng để mất cái thế Thiên - Địa - Nhân, đó cũng là độ rộng cần thiết để có thể xoay trở đòn gánh khi đi ra, đi vô cửa ngõ. Chớ qua mười bước vì “nhân vô thập toàn”, người thường không dám sánh với bậc thánh hiền. Loại thước này nay đã gần như mất dạng, chỉ còn trong trí nhớ những người lớn tuổi.
Xem ra, cửa ngõ cũng cho thấy cái thâm trầm của đất Cố đô. Người Huế thường cho rằng trong ngôi nhà ba gian, gian giữa bao giờ cũng thờ thần chủ, gian bên phải phía trên thờ hoàng thổ (đất đai, nương vườn), gian bên trái phía dưới là nơi dành cho Táo quân, đàn bà con gái lo việc bếp núc.
Vì vậy, mở cửa ngõ vào nhà phải tránh mở thẳng hướng vào gian giữa, nếu mở ngõ thẳng thì phải có bình phong chắn lại, sau đó làm lối rẽ lên phía gian trên, cũng là lối trọng khách, tối kỵ mở xuống gian dưới nơi bếp núc. Còn mở thẳng gian giữa theo kiểu “đường ngay ngõ thẳng” chỉ có vua chúa, bậc danh gia vọng tộc mới làm... Cái cách mở cửa ngõ của Huế nhắc nhở ăn ở có trước có sau, công thành danh toại thì đừng quên chòm xóm. Cũng vậy, ở trong nhà phải nhớ câu “chồng ngõ, vợ cươi”, dặn nhau “rộng cươi mà chật ngõ, mấy họ tới nhà; rộng ngõ chật cươi, không mời cũng có khách”...
Nổi tiếng nhất làng quê xứ Huế là những ngõ xóm của làng xưa Phước Tích. Dọc theo đường làng ven sông Ô Lâu, các ngõ xóm đón khách bằng những hàng chè tàu được trồng rất kỹ lưỡng, cứ xanh mướt hai bên lối đi vào xóm, vào nhà, làm cho ranh giới giữa vườn nhà này và vườn nhà khác trở nên xóa nhòa, tạo một không gian đầm ấm theo đúng cái nghĩa chòm xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
Chủ nhân của những ngõ xanh này đã tạo được cho mình một phong cách sống cực kỳ đặc biệt, đó là biết ứng xử nhân văn trước cây cỏ và con người. Gần như một cái cây trong ngõ xóm đều gắn liền với kỷ niệm bao nhiêu năm đời người nên họ không hề chặt đi... Và làng Kim Long hoa trái, những ngõ nhỏ thường dẫn ra con đường phía sông Hương, khiến nhớ nao lòng câu thơ của Thiệp Đáng: “Những ngõ phố gió thổi và tôi hằng rung lên những tần số miên man đón em...”. Phú Mộng là xóm đẹp nhất với những ngõ xanh dẫn đến những ngôi nhà vườn đậm đà bản sắc Huế xưa. Và vườn An Hiên danh tiếng cũng có một ngõ vào hết sức đặc trưng bởi hai hàng bạch mai nở trắng mỗi độ Xuân về.
Ở Huế, cái khác nhau giữa ngõ quê và ngõ phố không nhiều, bởi ngõ nào cũng xanh ngắt bóng cây, mang vẻ yên bình, cũng từ trong sương sớm ngõ nhỏ đọng đầy sương trên lá cây mở lối ra phố phường. Thành Nội Huế qua bao năm vẫn còn đó những ngõ chè tàu vuông vức, thẳng tắp như một tấc lòng thành, điểm xuyết những dây tơ hồng vàng gợi nhắc thời thơ ấu chơi trò cô dâu chú rể.
Mỗi ngõ nhỏ như mang một tâm sự riêng tư. Ở đó có ngõ nhà ai thoảng hương cây hồng bạch, sân nhà ai mướt xanh nhành thiên tuế, hoa bưởi nhà ai rụng đầy hiên tây với tiếng chim sâu chuyền cành hay tiếng chim kêu buồng chuối tiêu chín lựng. Huế có những ngõ xóm ven sông, hun hút dẫn ta đi vào lối hẹp rồi bỗng dưng vỡ òa ra một mảng sông Hương xanh ngắt.
Đêm sâu và khuya, những ngõ Huế im lìm và như để cho khách giang hồ còn một chỗ dừng chân cho trọn vẹn cuộc tang bồng, Huế có một “ngõ vắng xôn xao” nằm ngay trước chợ Đông Ba, kiệt Ngân Hàng dẫn ra bờ hồ Trần Hưng Đạo. Ngõ thức suốt đêm cùng sương khói Huế. Nhiều tao nhân mặc khách đã dừng bước chân khuya tại quán này ăn một bát cháo sương, uống thêm chén rượu ân tình hàng bao năm qua để còn nghêu ngao “ôm lòng đêm, nhìn vầng trăng mới về, nhớ chân giang hồ...”. Mấy năm lại đây còn có một địa chỉ khác, ngõ Trần Huy Liệu, ngay sát chân bờ hồ, nhìn sang bên kia Hộ Thành Hào là dãy tường Kinh Thành Huế. Ngõ này là nơi đãi bạn văn chương, không phân biệt sang hèn, chức phận, nơi đây chỉ có một cõi đến và đi: rượu Cỏ Cú và những cơn say dài như mưa, hun hút sâu như ân tình ngõ Huế và cao rộng như cái đẹp bên trời...
Vườn An Hiên
403 Forbidden" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" /> Nếu nói về những ngõ xanh im vắng, có lẽ Huế có nhiều nhất. Sống ở Huế thật lâu, tôi mơ hồ những ngõ nhỏ xứ Huế như một sợi dây nối tâm hồn Huế với cao rộng cuộc đời
Sợi dây ấy đan bằng lá cây và sương khói, bện vào đó những âm vang bình dị từ những khu vườn và cả ánh sáng khiêm nhường của những thời khắc cảnh sắc không gian Huế. Tất cả được đan bằng bàn tay của một tâm thức đầy mẫn cảm vừa lặng lẽ rêu phong vừa sôi động như ngọn gió qua rừng tre trúc.
Người Huế hay nói: “Trong nhà ngoài ngõ” cũng đã xem cửa ngõ là lối dẫn vào nhà, như lời ngỏ của một cuốn sách, lời thưa của một câu chuyện. Để có một độ rộng hợp lý cho cửa ngõ, người Huế xưa thường dùng thước Xích bộ. Một thước Xích bộ dài bằng hai bàn chân người nối nhau, sao cho ngón bàn chân này tiếp gót bàn chân kia vừa khít. Chủ nhà nào thì thước ấy, không phải ai cũng như ai.
Quy tắc chung của Xích bộ là “chớ để hụt ba, chớ qua mười bước”, nghĩa là tối thiểu là sáu bàn chân, tối đa không tới hai mươi bàn chân, thường thì lấy mười tám bàn chân làm chuẩn. Chớ để “hụt ba” là đừng để mất cái thế Thiên - Địa - Nhân, đó cũng là độ rộng cần thiết để có thể xoay trở đòn gánh khi đi ra, đi vô cửa ngõ. Chớ qua mười bước vì “nhân vô thập toàn”, người thường không dám sánh với bậc thánh hiền. Loại thước này nay đã gần như mất dạng, chỉ còn trong trí nhớ những người lớn tuổi.
Xem ra, cửa ngõ cũng cho thấy cái thâm trầm của đất Cố đô. Người Huế thường cho rằng trong ngôi nhà ba gian, gian giữa bao giờ cũng thờ thần chủ, gian bên phải phía trên thờ hoàng thổ (đất đai, nương vườn), gian bên trái phía dưới là nơi dành cho Táo quân, đàn bà con gái lo việc bếp núc.
Vì vậy, mở cửa ngõ vào nhà phải tránh mở thẳng hướng vào gian giữa, nếu mở ngõ thẳng thì phải có bình phong chắn lại, sau đó làm lối rẽ lên phía gian trên, cũng là lối trọng khách, tối kỵ mở xuống gian dưới nơi bếp núc. Còn mở thẳng gian giữa theo kiểu “đường ngay ngõ thẳng” chỉ có vua chúa, bậc danh gia vọng tộc mới làm... Cái cách mở cửa ngõ của Huế nhắc nhở ăn ở có trước có sau, công thành danh toại thì đừng quên chòm xóm. Cũng vậy, ở trong nhà phải nhớ câu “chồng ngõ, vợ cươi”, dặn nhau “rộng cươi mà chật ngõ, mấy họ tới nhà; rộng ngõ chật cươi, không mời cũng có khách”...
Nổi tiếng nhất làng quê xứ Huế là những ngõ xóm của làng xưa Phước Tích. Dọc theo đường làng ven sông Ô Lâu, các ngõ xóm đón khách bằng những hàng chè tàu được trồng rất kỹ lưỡng, cứ xanh mướt hai bên lối đi vào xóm, vào nhà, làm cho ranh giới giữa vườn nhà này và vườn nhà khác trở nên xóa nhòa, tạo một không gian đầm ấm theo đúng cái nghĩa chòm xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
Chủ nhân của những ngõ xanh này đã tạo được cho mình một phong cách sống cực kỳ đặc biệt, đó là biết ứng xử nhân văn trước cây cỏ và con người. Gần như một cái cây trong ngõ xóm đều gắn liền với kỷ niệm bao nhiêu năm đời người nên họ không hề chặt đi... Và làng Kim Long hoa trái, những ngõ nhỏ thường dẫn ra con đường phía sông Hương, khiến nhớ nao lòng câu thơ của Thiệp Đáng: “Những ngõ phố gió thổi và tôi hằng rung lên những tần số miên man đón em...”. Phú Mộng là xóm đẹp nhất với những ngõ xanh dẫn đến những ngôi nhà vườn đậm đà bản sắc Huế xưa. Và vườn An Hiên danh tiếng cũng có một ngõ vào hết sức đặc trưng bởi hai hàng bạch mai nở trắng mỗi độ Xuân về.
Ở Huế, cái khác nhau giữa ngõ quê và ngõ phố không nhiều, bởi ngõ nào cũng xanh ngắt bóng cây, mang vẻ yên bình, cũng từ trong sương sớm ngõ nhỏ đọng đầy sương trên lá cây mở lối ra phố phường. Thành Nội Huế qua bao năm vẫn còn đó những ngõ chè tàu vuông vức, thẳng tắp như một tấc lòng thành, điểm xuyết những dây tơ hồng vàng gợi nhắc thời thơ ấu chơi trò cô dâu chú rể.
Mỗi ngõ nhỏ như mang một tâm sự riêng tư. Ở đó có ngõ nhà ai thoảng hương cây hồng bạch, sân nhà ai mướt xanh nhành thiên tuế, hoa bưởi nhà ai rụng đầy hiên tây với tiếng chim sâu chuyền cành hay tiếng chim kêu buồng chuối tiêu chín lựng. Huế có những ngõ xóm ven sông, hun hút dẫn ta đi vào lối hẹp rồi bỗng dưng vỡ òa ra một mảng sông Hương xanh ngắt.
Đêm sâu và khuya, những ngõ Huế im lìm và như để cho khách giang hồ còn một chỗ dừng chân cho trọn vẹn cuộc tang bồng, Huế có một “ngõ vắng xôn xao” nằm ngay trước chợ Đông Ba, kiệt Ngân Hàng dẫn ra bờ hồ Trần Hưng Đạo. Ngõ thức suốt đêm cùng sương khói Huế. Nhiều tao nhân mặc khách đã dừng bước chân khuya tại quán này ăn một bát cháo sương, uống thêm chén rượu ân tình hàng bao năm qua để còn nghêu ngao “ôm lòng đêm, nhìn vầng trăng mới về, nhớ chân giang hồ...”. Mấy năm lại đây còn có một địa chỉ khác, ngõ Trần Huy Liệu, ngay sát chân bờ hồ, nhìn sang bên kia Hộ Thành Hào là dãy tường Kinh Thành Huế. Ngõ này là nơi đãi bạn văn chương, không phân biệt sang hèn, chức phận, nơi đây chỉ có một cõi đến và đi: rượu Cỏ Cú và những cơn say dài như mưa, hun hút sâu như ân tình ngõ Huế và cao rộng như cái đẹp bên trời...
Hồ Đăng Thanh Ngọc