Và mùa xuân đã về
1 Khi nghe bé Hồng hồn nhiên hỏi: “Tết năm nay chú Phước có về ở nhà mình không mẹ?”, chị đau thắt từng đoạn ruột, lắc đầu. Nhưng bé Hồng không buông tha: “Không hở mẹ?”.
Chị gật đầu trong đau buồn khôn xiết. “Sao không hở mẹ?”.
Chị lặng im, cố nuốt xuống nỗi niềm đau thương đầy tủi thẹn và cô đơn.
Chị nhìn hai đứa con âu yếm, sợ hai đứa cãi nhau, nên vội lên tiếng: “Tết năm nay, chú Phước sẽ không về ở với mẹ con mình như ba cái Tết trước nữa vì chắc chú đã đi xa, thật xa, xa lắm lắm…”. Nói được những lời ấy rồi, hai hàng nước mắt chị tuôn rơi. Chị không thể nào giấu giếm mãi được.
Bé Hồng ngạc nhiên: “Ủa, sao mẹ khóc?”. Chị nuốt nghẹn. Thằng Bách buồn so, trả lời thay cho mẹ bằng giọng y như của người lớn: “Mẹ buồn, mẹ khóc. Buồn vì mùa xuân sẽ không về với gia đình mình!”.
Bé Hồng nhướng mắt lên nhìn anh với vẻ không tin, rồi chờ nghe mẹ xác nhận. Chị gượng gạo, hỏi con trai: “Sao con lại nói mùa xuân sẽ không về với nhà mình?”.
Thằng Bách lúng búng: “Tại… con nghe có lần mẹ nói, chú Phước chính là một mùa xuân vui tươi đầm ấm. Nếu chú Phước về thì có mùa xuân. Phải vậy không mẹ?”.
Chị phì cười, bụng mừng thầm vì sự lớn khôn lanh lợi của đứa con trai còn bé bỏng, nhưng chị muốn chấm dứt câu chuyện ngay lập tức để trốn chạy đau buồn. Chị đứng lên, nói: “Đó là mẹ nói chơi cho vui thôi. Không có chú Phước về đây ăn tết thì mùa xuân cũng ào vào nhà mình đầy tràn!”. Chị biết mình vừa nói dối. Trái tim chị đau buốt.
2 Chồng chị đã đi biền biệt, mãi mãi không trở về sau một chuyến ra khơi xa gặp cơn bão lớn dữ dội. Chị ôm hai đứa con thơ dại mà khóc đến ráo kiệt nguồn nước mắt suốt những đêm ngày vật vã.
Khi ấy, thằng Bách mới hai tuổi, và bé Hồng còn đỏ hỏn đang bú mẹ. Không bà con thân thuộc, chị nương nhờ vào sự đùm bọc giúp đỡ của những người hàng xóm nhân hậu ở xóm Cù Lao. Chồng mất đi, chị cùng căn nhà nhỏ đơn sơ đều suy sụp. Chơ vơ, hụt hẫng. Những lỗ hổng quá lớn bao quanh cuộc đời chị với sự lạnh lùng đến tàn nhẫn, khiến cho đôi lúc chị muốn nhắm mắt xuôi tay trốn chạy đời cay nghiệt…
Nhưng tình yêu thương của một người mẹ dành cho con cái, cùng những giúp đỡ sẻ chia chân tình của lối xóm, đã giúp chị có nghị lực để nuốt ngậm cay đắng mà đứng lên, sống dậy giữa bão tố phong ba. Chị đã từng bước vượt qua quãng đời đầy nước mắt.
Từng ngày, từng ngày trôi qua, nỗi đau nguôi dần, nỗi hận đời cũng nguội lạnh, chị đã tìm được nguồn vui sống từ những tiếng cười hồn nhiên, những tiếng bập bẹ, những bước tập tễnh của hai đứa con mồ côi cha.
Cho dù chị phải đánh đổi nguồn vui ấy bằng bao ngày đêm lam lũ tối tăm mặt mày với công việc ở bến cá tanh tao, ở chợ chiều hôi hám, chị vẫn chưa một lần than van kể lể hay biểu lộ sự mệt mỏi chán chường. Không ai biết chị buồn đau đến mức nào. Không ai hiểu chị cô đơn đến mức nào. Không ai hay chị thường lặng lẽ khóc một mình đến ướt đẫm cả ngực áo vào mỗi đêm ngồi bất động lắng nghe tiếng gió biển hú gào từng hồi thật ai oán thê lương…
Chị đã thu mình lại mà âm thầm chịu đựng sống trong suốt mười năm dài, đến cả chị cũng không ngờ rằng mình đã vượt qua được một chặng đường khủng khiếp đến như vậy. Nhìn lại, căn nhà nhỏ tồi tàn vẫn cứ tồi tàn, bên trong nhà rỗng không vẫn rỗng không, chị biết mình vẫn là người nghèo nhất xóm Cù Lao, nhưng chị vẫn cứ tự hào cười tươi, vẫn cứ vững bước vì chị có được một gia tài vô giá là hai đứa con kháu khỉnh và thông minh.
Gia tài của chị đó. Thằng Bách đã tuổi mười hai, bé Hồng đã lên mười, hai đứa đều được đến trường học hành và đều ngoan giỏi lạ thường, cứ như trời cao có mắt đã bù đắp cho cuộc đời chịu bao thiệt thòi của chị vậy. Những năm tháng bình lặng trôi đi, mẹ con chị nào có đòi hỏi gì thêm. Vậy mà trời cao đất rộng đã run rủi đẩy đưa một người đàn ông lạ bước vào nhà chị trong một ngày Tết vui tươi…
3 Anh tên Phước. Một thợ chụp ảnh dạo. Cuộc đời của anh cũng ba chìm bảy nổi. Tuổi mới mười tám còn bồng bột đã lấy vợ.
Nhà nghèo, vớ được cô vợ còn non choẹt là con nhà giàu cũng có chút tiếng tăm trong giới ảnh hiệu. Vợ anh là con nuôi, ăn chơi sành điệu, thuộc loại “phá gia chi tử” nên lúc mới quen anh, đã cuỗm đi của nghĩa phụ một mớ máy ảnh và vàng vòng để cùng người yêu du hí. Hết tiền lại mò về, hốt một cú khác bay đi cùng ý trung nhân. Nghĩa phụ chịu hết xiết, phải chấp nhận cho con gái nuôi lấy chồng với hy vọng tổ ấm gia đình sẽ xích đôi chân bay nhảy, và kềm đôi tay vung vít hoang phí của “phá gia chi tử”.
Anh được làm rể, được cha vợ chỉ dạy cho nghề chụp ảnh. Sau ngày thành hôn, hai vợ chồng được cho cả một căn hộ riêng. Làm vợ làm chồng được hơn một năm, vợ anh sinh được đứa con gái, anh mừng như bắt được kho vàng.
Vừa học vừa hành nghề chụp ảnh, anh lại phải vừa chăm nom đứa con cưng vì vợ anh chẳng hề biết thương con, thậm chí còn rùng mình xem con như của nợ đáng né tránh. Suốt ngày chưng diện se sua, vợ anh đã không tránh khỏi chuyện mèo mỡ lăng nhăng, cặp bồ với những tay chơi đàng điếm.
Và rồi vợ anh lặng lẽ đem giấy tờ nhà thế chấp tại ngân hàng để vay một khoản tiền đủ xài thoải mái trong những ngày ngao du sơn thủy với người tình mới… Nhà cửa bất ngờ bị tịch biên, anh ôm con mang về nhà cho mẹ mình cưu mang, để hằng ngày đeo máy ảnh lang thang chụp dạo cho khách du lịch.
Người cha vợ có một ki ốt ảnh ở khách sạn lớn ven bờ biển, thương cho hoàn cảnh chàng rể nên đã gọi anh đến trông coi, vừa bán phim vừa chụp ảnh cho khách. Công ăn việc làm tưởng vậy là ổn, không ngờ anh lại gặp tai nạn nghề nghiệp khiến cha vợ hất bay anh ra khỏi chỗ làm ăn sinh kế. Tay trắng chơ vơ, anh trở về nhà ôm con nhỏ mà than thân trách phận.
Anh bắt đầu tìm rượu giải sầu, say khướt mỗi đêm, lang thang suốt ngày như kẻ thất thần… Một hôm tình cờ gặp lại bạn cũ, anh như kẻ đang chới với giữa biển khơi vớ được chiếc phao cứu sinh thật đúng lúc. Bạn anh vốn là một nhà văn, chuyển sang viết báo, tên tuổi vang dội cả nước, thấy bạn lâm cảnh thương tâm nên giúp anh chút vốn liếng: máy ảnh, xe đạp, áo quần, và còn hướng dẫn anh từng bước gia nhập làng báo, cộng tác với trên hai mươi tờ báo từ trung ương đến địa phương bằng những tấm ảnh báo chí cũng như ảnh nghệ thuật.
Cuộc sống của anh ổn định từ đó. Anh quên bẵng người vợ bạc tình đã bỏ xứ đi biền biệt không tin tức từ bao năm qua… Cứ mỗi dịp tết, anh xách máy về xóm Cù Lao để chụp ảnh, đó là đất làm ăn của riêng anh, không ai cạnh tranh, anh lẳng lặng một mình một cõi hành nghề và thầm cảm ơn trời đã ban tặng đặc ân cho mình…
Anh trở thành người thân thiết của xóm Cù Lao. Cứ mỗi dịp tết, cả xóm niềm nở đón chào anh như đón một người hàng xóm vừa đi xa về. Xuân tàn tết tận, anh lại biệt tăm… Định mệnh đã khiến anh dừng chân nghỉ ngơi, dùng bữa cơm trưa thân mật với người góa phụ có hai con nhỏ. Anh gặp chị, như gặp bao khách hàng khác trong xóm Cù Lao, nhưng một sợi dây vô hình đã buộc hai cuộc đời của hai con người cô đơn lại với nhau sau những cuộc chuyện trò thăm hỏi, sau những tâm sự thầm kín.
Họ tặng cho nhau chính thứ mà mình đang thiếu thốn. Anh đã ở lại với chị, vui cùng hai đứa con riêng của chị, chỉ trong ba ngày ba đêm mỗi dịp tết hằng năm, rồi anh lại lặng lẽ rời khỏi cái tổ nhỏ nhoi nghèo hèn với một lời hẹn tái ngộ mông lung…
Anh thua chị đến bốn tuổi. Chị thật già héo, xấu xí bên anh. Nhưng những chuyện ấy đã không còn nghĩa lý gì giữa cuộc đời có quá nhiều khổ đau. Chị cần cảm nhận được hạnh phúc, anh cũng cần cảm nhận được hạnh phúc, dù chỉ là khoảnh khắc ngắn ngủi, dù chỉ là phút giây chớp nhoáng như ánh chớp trên nền trời âm u đen đúa. Miễn là cả hai đã trao cho nhau chân tình, không màu mè giả dối, không đãi bôi tuồng kịch, có chia tay cũng để lại cho nhau một hình ảnh đẹp như thơ.
Đã ba cái Tết anh đến với chị, với hai đứa con của chị như vậy, người trong xóm ai cũng biết chuyện, vậy mà không một ai hỏi han hay động chạm gì đến chuyện giữa chị và anh. Chị biết mọi người đều thông cảm cho hoàn cảnh mẹ góa con côi của chị, xem chuyện của chị và anh là một chuyện vô cùng nhạy cảm, động đến không khéo sẽ làm đổ vỡ, làm tan biến như khói mây. Không ai nhắc hỏi đến anh, trừ hai đứa con thơ ngây bé bỏng của chị.
4 Chị không dám nói cho hai đứa con mình hay chuyện thật đau lòng đứt ruột mà chị biết một cách tình cờ trong đêm Giáng sinh vừa qua. Đêm ấy, chị sang nhà hàng xóm xem truyền hình, mục “An toàn giao thông trong tỉnh tuần qua” có đưa tin một tai nạn chết người ngay giữa trung tâm thành phố. Một chiếc xe chở gạch đã tông vào một chiếc xe đạp, khiến cho người chở, tên Lê Xương bị thiệt mạng, người ngồi sau tên Phạm A Phước bị thương nặng, đã được chở đi cấp cứu.
Chị choáng váng, thấy trời đất đảo lộn khi nghe đúng tên họ của anh. Loạng choạng về nhà, chị khóc một mình trước bàn thờ, cầu mong là chuyện trùng tên, còn như đúng là anh thì mong anh được tai qua nạn khỏi.
Chị không đủ can đảm đi tìm sự thật nơi bệnh viện. Nhà anh, chị cũng không biết ở nơi đâu vì chị chẳng bao giờ hỏi anh địa chỉ. Chị theo dõi truyền hình ba đêm liền để nghe ngóng thêm có tin gì về tai nạn giao thông ấy, và đọc được tin ở mục quảng cáo: “Rơi giấy tờ. Trong vụ tai nạn giao thông đêm 24 tháng 12 tại đường Trần Quý Cáp, anh Phạm A Phước là nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện có mang theo một túi xách bằng simili, trong có đựng một máy ảnh hiệu Canon, và một số giấy tờ tùy thân, ai nhặt được xin mang lại đưa ông Phạm A Long, bảo vệ trường tiểu học Phước Thạnh, gia đình xin tri ân và hậu tạ”. Chị ngộp thở, bước liêu xiêu về nhà với đầm đìa nước mắt khi đã biết chắc chắn là anh gặp tai nạn rồi.
Chị chỉ còn biết khóc, ôm nỗi đau trằn trọc bao đêm dài mà không hề nói cho ai hay, cũng không dám tìm đến gặp ông bảo vệ để xác minh sự việc. Chị biết, số phận đã an bài, không cho phép chị còn được hưởng những giờ phút ngắn ngủi bên người đàn ông thứ hai bước vào cuộc đời của mình với tình yêu chắp vá nhưng thật hạnh phúc nên thơ.
Tết này, chắc là anh sẽ không còn về với xóm Cù Lao, với căn nhà nhỏ tồi tàn của mẹ con chị. Các con chị vẫn nhắc hỏi đến anh. Chúng đâu biết chị phải cho nước mắt chảy ngược vào tim, và mỗi khi chiều tà chị cứ đứng nơi cửa ngóng ra đầu hẻm để mong thấy lại được hình bóng thân thương của người thợ chụp ảnh dạo…
Chắc có lẽ đúng như lời chị từng nói, và thằng Bách con chị đã nhắc lại “mùa xuân sẽ không về với gia đình mình”. Cho dù chị đã cố gắng hết sức tạo dựng dệt thêu lên một mùa xuân với đầy đủ mứt bánh, hoa quả, áo quần giày nón, bánh tét, câu đối đỏ… làm cho bên trong căn nhà sáng sủa tươi vui hơn, nhưng chị vẫn nhận biết tất cả chỉ là một bức tranh mùa xuân vô hồn vô cảm do một thợ vẽ vụng về sáng tạo trong lúc tâm thần bất ổn. Biết vậy, nhưng chị cũng phải làm người thợ vẽ vụng về ấy vì thà rằng có chút xuân giả tạo, còn hơn không có gì…
Chiều ba mươi tết. Chị cùng hai con đang ngồi quanh mâm cơm cúng tất niên. Mắt chị vừa được lau khô những giọt lệ sau khi chị thắp nhang trước bàn thờ có linh vị người chồng quá cố và một bức ảnh chân dung khổ nhỏ của anh - người thợ chụp ảnh dạo - đã tặng chị hồi tết năm ngoái.
Hai đứa con chị đâu thấy bức ảnh “chú Phước” thân thương của chúng. Và chị không muốn chỉ cho con mình thấy. Chị gắp miếng bánh chưng, ăn mà nhớ đến anh, anh thích món này lắm. Chị nghẹn ngào cố nuốt… Đúng lúc ấy, khách bước vào nhà. Chị nhướng mắt nhìn lên. Khách đến hai người. Chị trố mắt, buông rơi đũa, nuốt nghẹn, rồi vẫn ngồi trơ trơ ra đó. Thằng Bách và bé Hồng quay lại nhìn, thấy khách là một người đàn ông đi cùng một cô gái tuổi trăng tròn thật dễ thương. Không hẹn mà hai đứa cùng đứng chồm dậy reo lên:
- Chú Phước… chú Phước về...
Hai đứa con chị bỏ chén đũa, chạy lại ôm chầm lấy anh mà mừng vui khôn tả. Chị bần thần đứng dậy, người như bay bổng trên trời, và thật từ tốn bước lại bên anh, nhìn anh đắm đuối, không nói nên lời. Anh cất tiếng chắc nịch:
- Anh dẫn bé Thảo về sống với mẹ con em đây. Chịu không?
Chị trào nước mắt, gật đầu. Thằng Bách hô lên:
- Mùa xuân lại về với nhà mình rồi, mẹ ơi…
Chị ôm lấy anh, nức nở.
1 Khi nghe bé Hồng hồn nhiên hỏi: “Tết năm nay chú Phước có về ở nhà mình không mẹ?”, chị đau thắt từng đoạn ruột, lắc đầu. Nhưng bé Hồng không buông tha: “Không hở mẹ?”.
Chị gật đầu trong đau buồn khôn xiết. “Sao không hở mẹ?”.
Chị lặng im, cố nuốt xuống nỗi niềm đau thương đầy tủi thẹn và cô đơn.
[url="http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2008/12/images271774_Minh-hoa.jpg"][IMGa=right]BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
Thằng Bách thấy vậy liền gắt em: “Mẹ nói không là hiểu rồi, hỏi hoài!”. Bé Hồng tròn xoe đôi mắt lên: “Tại sao lại không chớ?”. Chị nhìn hai đứa con âu yếm, sợ hai đứa cãi nhau, nên vội lên tiếng: “Tết năm nay, chú Phước sẽ không về ở với mẹ con mình như ba cái Tết trước nữa vì chắc chú đã đi xa, thật xa, xa lắm lắm…”. Nói được những lời ấy rồi, hai hàng nước mắt chị tuôn rơi. Chị không thể nào giấu giếm mãi được.
Bé Hồng ngạc nhiên: “Ủa, sao mẹ khóc?”. Chị nuốt nghẹn. Thằng Bách buồn so, trả lời thay cho mẹ bằng giọng y như của người lớn: “Mẹ buồn, mẹ khóc. Buồn vì mùa xuân sẽ không về với gia đình mình!”.
Bé Hồng nhướng mắt lên nhìn anh với vẻ không tin, rồi chờ nghe mẹ xác nhận. Chị gượng gạo, hỏi con trai: “Sao con lại nói mùa xuân sẽ không về với nhà mình?”.
Thằng Bách lúng búng: “Tại… con nghe có lần mẹ nói, chú Phước chính là một mùa xuân vui tươi đầm ấm. Nếu chú Phước về thì có mùa xuân. Phải vậy không mẹ?”.
Chị phì cười, bụng mừng thầm vì sự lớn khôn lanh lợi của đứa con trai còn bé bỏng, nhưng chị muốn chấm dứt câu chuyện ngay lập tức để trốn chạy đau buồn. Chị đứng lên, nói: “Đó là mẹ nói chơi cho vui thôi. Không có chú Phước về đây ăn tết thì mùa xuân cũng ào vào nhà mình đầy tràn!”. Chị biết mình vừa nói dối. Trái tim chị đau buốt.
2 Chồng chị đã đi biền biệt, mãi mãi không trở về sau một chuyến ra khơi xa gặp cơn bão lớn dữ dội. Chị ôm hai đứa con thơ dại mà khóc đến ráo kiệt nguồn nước mắt suốt những đêm ngày vật vã.
Khi ấy, thằng Bách mới hai tuổi, và bé Hồng còn đỏ hỏn đang bú mẹ. Không bà con thân thuộc, chị nương nhờ vào sự đùm bọc giúp đỡ của những người hàng xóm nhân hậu ở xóm Cù Lao. Chồng mất đi, chị cùng căn nhà nhỏ đơn sơ đều suy sụp. Chơ vơ, hụt hẫng. Những lỗ hổng quá lớn bao quanh cuộc đời chị với sự lạnh lùng đến tàn nhẫn, khiến cho đôi lúc chị muốn nhắm mắt xuôi tay trốn chạy đời cay nghiệt…
Nhưng tình yêu thương của một người mẹ dành cho con cái, cùng những giúp đỡ sẻ chia chân tình của lối xóm, đã giúp chị có nghị lực để nuốt ngậm cay đắng mà đứng lên, sống dậy giữa bão tố phong ba. Chị đã từng bước vượt qua quãng đời đầy nước mắt.
Từng ngày, từng ngày trôi qua, nỗi đau nguôi dần, nỗi hận đời cũng nguội lạnh, chị đã tìm được nguồn vui sống từ những tiếng cười hồn nhiên, những tiếng bập bẹ, những bước tập tễnh của hai đứa con mồ côi cha.
Cho dù chị phải đánh đổi nguồn vui ấy bằng bao ngày đêm lam lũ tối tăm mặt mày với công việc ở bến cá tanh tao, ở chợ chiều hôi hám, chị vẫn chưa một lần than van kể lể hay biểu lộ sự mệt mỏi chán chường. Không ai biết chị buồn đau đến mức nào. Không ai hiểu chị cô đơn đến mức nào. Không ai hay chị thường lặng lẽ khóc một mình đến ướt đẫm cả ngực áo vào mỗi đêm ngồi bất động lắng nghe tiếng gió biển hú gào từng hồi thật ai oán thê lương…
Chị đã thu mình lại mà âm thầm chịu đựng sống trong suốt mười năm dài, đến cả chị cũng không ngờ rằng mình đã vượt qua được một chặng đường khủng khiếp đến như vậy. Nhìn lại, căn nhà nhỏ tồi tàn vẫn cứ tồi tàn, bên trong nhà rỗng không vẫn rỗng không, chị biết mình vẫn là người nghèo nhất xóm Cù Lao, nhưng chị vẫn cứ tự hào cười tươi, vẫn cứ vững bước vì chị có được một gia tài vô giá là hai đứa con kháu khỉnh và thông minh.
Gia tài của chị đó. Thằng Bách đã tuổi mười hai, bé Hồng đã lên mười, hai đứa đều được đến trường học hành và đều ngoan giỏi lạ thường, cứ như trời cao có mắt đã bù đắp cho cuộc đời chịu bao thiệt thòi của chị vậy. Những năm tháng bình lặng trôi đi, mẹ con chị nào có đòi hỏi gì thêm. Vậy mà trời cao đất rộng đã run rủi đẩy đưa một người đàn ông lạ bước vào nhà chị trong một ngày Tết vui tươi…
3 Anh tên Phước. Một thợ chụp ảnh dạo. Cuộc đời của anh cũng ba chìm bảy nổi. Tuổi mới mười tám còn bồng bột đã lấy vợ.
Nhà nghèo, vớ được cô vợ còn non choẹt là con nhà giàu cũng có chút tiếng tăm trong giới ảnh hiệu. Vợ anh là con nuôi, ăn chơi sành điệu, thuộc loại “phá gia chi tử” nên lúc mới quen anh, đã cuỗm đi của nghĩa phụ một mớ máy ảnh và vàng vòng để cùng người yêu du hí. Hết tiền lại mò về, hốt một cú khác bay đi cùng ý trung nhân. Nghĩa phụ chịu hết xiết, phải chấp nhận cho con gái nuôi lấy chồng với hy vọng tổ ấm gia đình sẽ xích đôi chân bay nhảy, và kềm đôi tay vung vít hoang phí của “phá gia chi tử”.
Anh được làm rể, được cha vợ chỉ dạy cho nghề chụp ảnh. Sau ngày thành hôn, hai vợ chồng được cho cả một căn hộ riêng. Làm vợ làm chồng được hơn một năm, vợ anh sinh được đứa con gái, anh mừng như bắt được kho vàng.
Vừa học vừa hành nghề chụp ảnh, anh lại phải vừa chăm nom đứa con cưng vì vợ anh chẳng hề biết thương con, thậm chí còn rùng mình xem con như của nợ đáng né tránh. Suốt ngày chưng diện se sua, vợ anh đã không tránh khỏi chuyện mèo mỡ lăng nhăng, cặp bồ với những tay chơi đàng điếm.
Và rồi vợ anh lặng lẽ đem giấy tờ nhà thế chấp tại ngân hàng để vay một khoản tiền đủ xài thoải mái trong những ngày ngao du sơn thủy với người tình mới… Nhà cửa bất ngờ bị tịch biên, anh ôm con mang về nhà cho mẹ mình cưu mang, để hằng ngày đeo máy ảnh lang thang chụp dạo cho khách du lịch.
Người cha vợ có một ki ốt ảnh ở khách sạn lớn ven bờ biển, thương cho hoàn cảnh chàng rể nên đã gọi anh đến trông coi, vừa bán phim vừa chụp ảnh cho khách. Công ăn việc làm tưởng vậy là ổn, không ngờ anh lại gặp tai nạn nghề nghiệp khiến cha vợ hất bay anh ra khỏi chỗ làm ăn sinh kế. Tay trắng chơ vơ, anh trở về nhà ôm con nhỏ mà than thân trách phận.
Anh bắt đầu tìm rượu giải sầu, say khướt mỗi đêm, lang thang suốt ngày như kẻ thất thần… Một hôm tình cờ gặp lại bạn cũ, anh như kẻ đang chới với giữa biển khơi vớ được chiếc phao cứu sinh thật đúng lúc. Bạn anh vốn là một nhà văn, chuyển sang viết báo, tên tuổi vang dội cả nước, thấy bạn lâm cảnh thương tâm nên giúp anh chút vốn liếng: máy ảnh, xe đạp, áo quần, và còn hướng dẫn anh từng bước gia nhập làng báo, cộng tác với trên hai mươi tờ báo từ trung ương đến địa phương bằng những tấm ảnh báo chí cũng như ảnh nghệ thuật.
Cuộc sống của anh ổn định từ đó. Anh quên bẵng người vợ bạc tình đã bỏ xứ đi biền biệt không tin tức từ bao năm qua… Cứ mỗi dịp tết, anh xách máy về xóm Cù Lao để chụp ảnh, đó là đất làm ăn của riêng anh, không ai cạnh tranh, anh lẳng lặng một mình một cõi hành nghề và thầm cảm ơn trời đã ban tặng đặc ân cho mình…
Anh trở thành người thân thiết của xóm Cù Lao. Cứ mỗi dịp tết, cả xóm niềm nở đón chào anh như đón một người hàng xóm vừa đi xa về. Xuân tàn tết tận, anh lại biệt tăm… Định mệnh đã khiến anh dừng chân nghỉ ngơi, dùng bữa cơm trưa thân mật với người góa phụ có hai con nhỏ. Anh gặp chị, như gặp bao khách hàng khác trong xóm Cù Lao, nhưng một sợi dây vô hình đã buộc hai cuộc đời của hai con người cô đơn lại với nhau sau những cuộc chuyện trò thăm hỏi, sau những tâm sự thầm kín.
Họ tặng cho nhau chính thứ mà mình đang thiếu thốn. Anh đã ở lại với chị, vui cùng hai đứa con riêng của chị, chỉ trong ba ngày ba đêm mỗi dịp tết hằng năm, rồi anh lại lặng lẽ rời khỏi cái tổ nhỏ nhoi nghèo hèn với một lời hẹn tái ngộ mông lung…
Anh thua chị đến bốn tuổi. Chị thật già héo, xấu xí bên anh. Nhưng những chuyện ấy đã không còn nghĩa lý gì giữa cuộc đời có quá nhiều khổ đau. Chị cần cảm nhận được hạnh phúc, anh cũng cần cảm nhận được hạnh phúc, dù chỉ là khoảnh khắc ngắn ngủi, dù chỉ là phút giây chớp nhoáng như ánh chớp trên nền trời âm u đen đúa. Miễn là cả hai đã trao cho nhau chân tình, không màu mè giả dối, không đãi bôi tuồng kịch, có chia tay cũng để lại cho nhau một hình ảnh đẹp như thơ.
Đã ba cái Tết anh đến với chị, với hai đứa con của chị như vậy, người trong xóm ai cũng biết chuyện, vậy mà không một ai hỏi han hay động chạm gì đến chuyện giữa chị và anh. Chị biết mọi người đều thông cảm cho hoàn cảnh mẹ góa con côi của chị, xem chuyện của chị và anh là một chuyện vô cùng nhạy cảm, động đến không khéo sẽ làm đổ vỡ, làm tan biến như khói mây. Không ai nhắc hỏi đến anh, trừ hai đứa con thơ ngây bé bỏng của chị.
4 Chị không dám nói cho hai đứa con mình hay chuyện thật đau lòng đứt ruột mà chị biết một cách tình cờ trong đêm Giáng sinh vừa qua. Đêm ấy, chị sang nhà hàng xóm xem truyền hình, mục “An toàn giao thông trong tỉnh tuần qua” có đưa tin một tai nạn chết người ngay giữa trung tâm thành phố. Một chiếc xe chở gạch đã tông vào một chiếc xe đạp, khiến cho người chở, tên Lê Xương bị thiệt mạng, người ngồi sau tên Phạm A Phước bị thương nặng, đã được chở đi cấp cứu.
Chị choáng váng, thấy trời đất đảo lộn khi nghe đúng tên họ của anh. Loạng choạng về nhà, chị khóc một mình trước bàn thờ, cầu mong là chuyện trùng tên, còn như đúng là anh thì mong anh được tai qua nạn khỏi.
Chị không đủ can đảm đi tìm sự thật nơi bệnh viện. Nhà anh, chị cũng không biết ở nơi đâu vì chị chẳng bao giờ hỏi anh địa chỉ. Chị theo dõi truyền hình ba đêm liền để nghe ngóng thêm có tin gì về tai nạn giao thông ấy, và đọc được tin ở mục quảng cáo: “Rơi giấy tờ. Trong vụ tai nạn giao thông đêm 24 tháng 12 tại đường Trần Quý Cáp, anh Phạm A Phước là nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện có mang theo một túi xách bằng simili, trong có đựng một máy ảnh hiệu Canon, và một số giấy tờ tùy thân, ai nhặt được xin mang lại đưa ông Phạm A Long, bảo vệ trường tiểu học Phước Thạnh, gia đình xin tri ân và hậu tạ”. Chị ngộp thở, bước liêu xiêu về nhà với đầm đìa nước mắt khi đã biết chắc chắn là anh gặp tai nạn rồi.
Chị chỉ còn biết khóc, ôm nỗi đau trằn trọc bao đêm dài mà không hề nói cho ai hay, cũng không dám tìm đến gặp ông bảo vệ để xác minh sự việc. Chị biết, số phận đã an bài, không cho phép chị còn được hưởng những giờ phút ngắn ngủi bên người đàn ông thứ hai bước vào cuộc đời của mình với tình yêu chắp vá nhưng thật hạnh phúc nên thơ.
Tết này, chắc là anh sẽ không còn về với xóm Cù Lao, với căn nhà nhỏ tồi tàn của mẹ con chị. Các con chị vẫn nhắc hỏi đến anh. Chúng đâu biết chị phải cho nước mắt chảy ngược vào tim, và mỗi khi chiều tà chị cứ đứng nơi cửa ngóng ra đầu hẻm để mong thấy lại được hình bóng thân thương của người thợ chụp ảnh dạo…
Chắc có lẽ đúng như lời chị từng nói, và thằng Bách con chị đã nhắc lại “mùa xuân sẽ không về với gia đình mình”. Cho dù chị đã cố gắng hết sức tạo dựng dệt thêu lên một mùa xuân với đầy đủ mứt bánh, hoa quả, áo quần giày nón, bánh tét, câu đối đỏ… làm cho bên trong căn nhà sáng sủa tươi vui hơn, nhưng chị vẫn nhận biết tất cả chỉ là một bức tranh mùa xuân vô hồn vô cảm do một thợ vẽ vụng về sáng tạo trong lúc tâm thần bất ổn. Biết vậy, nhưng chị cũng phải làm người thợ vẽ vụng về ấy vì thà rằng có chút xuân giả tạo, còn hơn không có gì…
Chiều ba mươi tết. Chị cùng hai con đang ngồi quanh mâm cơm cúng tất niên. Mắt chị vừa được lau khô những giọt lệ sau khi chị thắp nhang trước bàn thờ có linh vị người chồng quá cố và một bức ảnh chân dung khổ nhỏ của anh - người thợ chụp ảnh dạo - đã tặng chị hồi tết năm ngoái.
Hai đứa con chị đâu thấy bức ảnh “chú Phước” thân thương của chúng. Và chị không muốn chỉ cho con mình thấy. Chị gắp miếng bánh chưng, ăn mà nhớ đến anh, anh thích món này lắm. Chị nghẹn ngào cố nuốt… Đúng lúc ấy, khách bước vào nhà. Chị nhướng mắt nhìn lên. Khách đến hai người. Chị trố mắt, buông rơi đũa, nuốt nghẹn, rồi vẫn ngồi trơ trơ ra đó. Thằng Bách và bé Hồng quay lại nhìn, thấy khách là một người đàn ông đi cùng một cô gái tuổi trăng tròn thật dễ thương. Không hẹn mà hai đứa cùng đứng chồm dậy reo lên:
- Chú Phước… chú Phước về...
Hai đứa con chị bỏ chén đũa, chạy lại ôm chầm lấy anh mà mừng vui khôn tả. Chị bần thần đứng dậy, người như bay bổng trên trời, và thật từ tốn bước lại bên anh, nhìn anh đắm đuối, không nói nên lời. Anh cất tiếng chắc nịch:
- Anh dẫn bé Thảo về sống với mẹ con em đây. Chịu không?
Chị trào nước mắt, gật đầu. Thằng Bách hô lên:
- Mùa xuân lại về với nhà mình rồi, mẹ ơi…
Chị ôm lấy anh, nức nở.
HUYỀN NỮ DƯƠNG CHI
(SGGP thứ Bảy)
(SGGP thứ Bảy)