Những bông hoa không chết - Di cảo (sách xuất bản năm 2008)
"Đã có một thời như thế....", câu nói mà các thế hệ đi trước vẫn nói lại với chúng tôi, câu nói chúng tôi đọc nhiều trong sách vở, trong những bài thơ bài văn hùng hồn ca ngợi công cuộc giữ nước của cha anh.
Tôi đã từng thèm được sống vào thời kỳ máu lửa ấy, để thấy xung quanh không tẻ nhạt, không bị "cơm áo ghì sát đất", để thấy trong mình hừng hực một dòng máu chảy, dòng máu yêu nước.
Nhưng rồi tôi nhận ra những khoảng lặng trong cuộc chiến. Và tôi nhận ra một điều đơn giản, đó là máu đã chảy, và có những người đã ngã xuống. Và ngay cả những chiến sĩ can trường kia, không phải là không có những phút giây cảm thấy vô nghĩa, đó là điều không sách vở nào ghi, không bài học nào chúng tôi được giảng dạy.
Nghe "Tôi cô đơn như một ngọn cờ" - sáng tác và biểu diễn Trần Tiến ở đây
Mới đọc sơ qua cuốn "Lưu Quang Vũ - Di cảo", nhưng đủ gợi lên những gì rất sâu trong tâm hồn. Thấy thương cho cả một thế hệ đi trước. Mặc dù thế hệ của chúng tôi bây giờ cũng đáng thương không kém, đáng thương cho những suy nghĩ nông cạn, đáng thương cho những nhận thức một chiều, đáng thương cho những mâu thuẫn khó mà giải quyết nổi...
"Đây là thời kỳ gian khó, cô đơn đến cùng cực của Lưu Quang Vũ mà ít người biết đến. Lưu Quang Vũ thất vọng, cô đơn và có cả những lúc bế tắc nữa. Nhưng trong vài năm ấy, anh đã nhận thức sâu sắc được nhiều điều rộng lớn và nhất là khám phá ra chính bản thân mình. Có thể thấy ở đây là một Lưu Quang Vũ của những ước nguyện tha thiết muốn vượt lên trên nỗi mệt mỏi, hoài nghi để yêu thương, để sống và viết" - Lời nói đầu (Lưu Khánh Thơ - em gái và là người tuyển soạn chính cuốn di cảo)
Không muốn dùng một từ rất nặng nề "bị đánh lừa", nhưng quả thật, tôi nghĩ nhiều đến điều này.
Nhớ những bài thơ trẻ con của thần đồng Trần Đăng Khoa ngày nào. Cái tuổi ngây thơ, chưa học hết chữ yêu với cây cau, cây khế, mảnh sân đã sớm có những ánh mắt đầy hằn học với quân thù.
Nhớ "Tuổi thơ dữ dội" với những em bé sớm phải cầm súng, sớm phải chiến đấu với cái lý tưởng mà chắc chắn các em chưa hiểu một cách tường tận. Và tự hỏi, tuổi thơ các em mất đi vì Ai?
Sau đây là bài thơ gây nhiều xúc động với tôi, bài thơ được lấy tiêu đề cho phần 2 của cuốn di cảo "Những bông hoa không chết"
"Đã có một thời như thế....", câu nói mà các thế hệ đi trước vẫn nói lại với chúng tôi, câu nói chúng tôi đọc nhiều trong sách vở, trong những bài thơ bài văn hùng hồn ca ngợi công cuộc giữ nước của cha anh.
Tôi đã từng thèm được sống vào thời kỳ máu lửa ấy, để thấy xung quanh không tẻ nhạt, không bị "cơm áo ghì sát đất", để thấy trong mình hừng hực một dòng máu chảy, dòng máu yêu nước.
Nhưng rồi tôi nhận ra những khoảng lặng trong cuộc chiến. Và tôi nhận ra một điều đơn giản, đó là máu đã chảy, và có những người đã ngã xuống. Và ngay cả những chiến sĩ can trường kia, không phải là không có những phút giây cảm thấy vô nghĩa, đó là điều không sách vở nào ghi, không bài học nào chúng tôi được giảng dạy.
Nghe "Tôi cô đơn như một ngọn cờ" - sáng tác và biểu diễn Trần Tiến ở đây
Mới đọc sơ qua cuốn "Lưu Quang Vũ - Di cảo", nhưng đủ gợi lên những gì rất sâu trong tâm hồn. Thấy thương cho cả một thế hệ đi trước. Mặc dù thế hệ của chúng tôi bây giờ cũng đáng thương không kém, đáng thương cho những suy nghĩ nông cạn, đáng thương cho những nhận thức một chiều, đáng thương cho những mâu thuẫn khó mà giải quyết nổi...
"Đây là thời kỳ gian khó, cô đơn đến cùng cực của Lưu Quang Vũ mà ít người biết đến. Lưu Quang Vũ thất vọng, cô đơn và có cả những lúc bế tắc nữa. Nhưng trong vài năm ấy, anh đã nhận thức sâu sắc được nhiều điều rộng lớn và nhất là khám phá ra chính bản thân mình. Có thể thấy ở đây là một Lưu Quang Vũ của những ước nguyện tha thiết muốn vượt lên trên nỗi mệt mỏi, hoài nghi để yêu thương, để sống và viết" - Lời nói đầu (Lưu Khánh Thơ - em gái và là người tuyển soạn chính cuốn di cảo)
Không muốn dùng một từ rất nặng nề "bị đánh lừa", nhưng quả thật, tôi nghĩ nhiều đến điều này.
Nhớ những bài thơ trẻ con của thần đồng Trần Đăng Khoa ngày nào. Cái tuổi ngây thơ, chưa học hết chữ yêu với cây cau, cây khế, mảnh sân đã sớm có những ánh mắt đầy hằn học với quân thù.
Nhớ "Tuổi thơ dữ dội" với những em bé sớm phải cầm súng, sớm phải chiến đấu với cái lý tưởng mà chắc chắn các em chưa hiểu một cách tường tận. Và tự hỏi, tuổi thơ các em mất đi vì Ai?
Sau đây là bài thơ gây nhiều xúc động với tôi, bài thơ được lấy tiêu đề cho phần 2 của cuốn di cảo "Những bông hoa không chết"
NHỮNG BÔNG HOA KHÔNG CHẾT
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông
Khói xám phủ những toa tàu mù mịt
Tờ báo cũ rơi trên chồng gạch ướt
Người bẻ ghi râu bạc đứng im lìm
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông
Tiếng ai hát khuất vào nẻo tối
Gió thổi tung những trang sách trên bàn
Cuốn hình học không gian và tập thơ Blốc
17 tuổi lòng ai không hồi hộp
Khi ngồi trong rạp hát đợi màn lên
Tuổi thơ bỏ ta bay mất như chim
Tiếng bom nổ những khu nhà đổ sụp
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông
Ta kịp biết gì đâu
Vừa hết trẻ con đã là người lính
Cô bạn gái cánh tay trần rám nắng
Ngực phập phồng thở mạnh đến lo âu
Đừng nói với ta những lời hào nhoáng về chiến tranh
Tuổi trẻ ta đã qua bạn bè ta đã chết
Ta đã vượt bao đèo cao chót vót
Bao điều nhà trường chẳng dậy cho ta
Nghĩ lại giễu cười những giấc mộng tuổi thơ
Giờ trong ta vui buồn đều nín lặng
Một thế hệ cứng đi như thỏi sắt
Nhưng xoáy ngầm vẫn cuộn ở lòng sông
Ta sẽ trở về. Thành phố mùa xuân.
Dẫu hàng xóm chẳng nhận ra ta được
Dẫu mẹ già đã trắng phơ tóc bạc
Bước lên thềm ta sẽ gọi: Mẹ ơi!
Qua khổ đau con đã lớn lên rồi
Mẹ hãy nghỉ ngơi, con sẽ làm mọi việc...
Những bạn bè đã chết
Cũng sẽ trở về như những bông hoa
Cắt xuân trước, tháng Giêng sau lại mọc
Những bông hoa không chết bao giờ
1971
Khói xám phủ những toa tàu mù mịt
Tờ báo cũ rơi trên chồng gạch ướt
Người bẻ ghi râu bạc đứng im lìm
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông
Tiếng ai hát khuất vào nẻo tối
Gió thổi tung những trang sách trên bàn
Cuốn hình học không gian và tập thơ Blốc
17 tuổi lòng ai không hồi hộp
Khi ngồi trong rạp hát đợi màn lên
Tuổi thơ bỏ ta bay mất như chim
Tiếng bom nổ những khu nhà đổ sụp
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông
Ta kịp biết gì đâu
Vừa hết trẻ con đã là người lính
Cô bạn gái cánh tay trần rám nắng
Ngực phập phồng thở mạnh đến lo âu
Đừng nói với ta những lời hào nhoáng về chiến tranh
Tuổi trẻ ta đã qua bạn bè ta đã chết
Ta đã vượt bao đèo cao chót vót
Bao điều nhà trường chẳng dậy cho ta
Nghĩ lại giễu cười những giấc mộng tuổi thơ
Giờ trong ta vui buồn đều nín lặng
Một thế hệ cứng đi như thỏi sắt
Nhưng xoáy ngầm vẫn cuộn ở lòng sông
Ta sẽ trở về. Thành phố mùa xuân.
Dẫu hàng xóm chẳng nhận ra ta được
Dẫu mẹ già đã trắng phơ tóc bạc
Bước lên thềm ta sẽ gọi: Mẹ ơi!
Qua khổ đau con đã lớn lên rồi
Mẹ hãy nghỉ ngơi, con sẽ làm mọi việc...
Những bạn bè đã chết
Cũng sẽ trở về như những bông hoa
Cắt xuân trước, tháng Giêng sau lại mọc
Những bông hoa không chết bao giờ
1971