• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Từ năm 1949, Sài Gòn đã là thủ đô của Quốc gia Việt Nam.

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Từ năm 1949, Sài Gòn đã là thủ đô của Quốc gia Việt Nam.

    Từ năm 1949, Sài Gòn đã là thủ đô của Quốc gia Việt Nam.

    - Theo phần "Lịch sử" của Sài Gòn, trong bách khoa toàn thư trực tuyến vi.wikipedia.org với tiểu đề "Thủ đô Sài Gòn".

    Lịch sử
    ...

    Từ năm 1949, Sài Gòn đã là thủ đô của Quốc gia Việt Nam. Đến năm 1954, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn trở thành thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của quốc gia non trẻ này với tên gọi "Đô thành Saigon" (lưu ý, cách viết thông dụng là "Saigon"). Cũng năm 1954, thành phố tiếp nhận một lương dân cư mới từ miền Bắc Việt Nam. Với nghị định số 110-NV ngày 27 tháng 3 năm 1959 của Tổng thống Ngô Đình Diệm, từ 6 quận, Sài Gòn được chia thành 8 quận với tổng cộng 41 phường.


    Toà Đô Chánh Sài Gòn

    Nhờ sự phát triển của kinh tế Việt Nam Cộng hòa và viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Sài Gòn trở thành một thành phố hoa lệ với mệnh danh "Hòn ngọc Viễn Đông". Việc Quân đội Hoa Kỳ vào tham chiến tại miền Nam cũng gây nên những xáo trộn đối với thành phố. Nhiều cao ốc, công trình quân sự mọc lên. Lối sống của giới trẻ Sài Gòn cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Âu Mỹ. Thành phố trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí.


    Dinh Độc Lập 1955 (Independence Palace)

    Nhưng tới những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, nền kinh tế miền Nam đi xuống, nạn lạm phát trở nên nghiêm trọng. Hệ lụy và hậu quả trực tiếp của cuộc chiến gây ảnh hưởng xấu tới đô thị Sài Gòn. Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 đã khiến nhiều người dân Sài Gòn rời bỏ thành phố ra nước ngoài định cư. Cũng trong thời gian này, ước tính 700.000 người khác được "vận động" đi "kinh tế mới"; nền văn hóa có ảnh hưởng phương Tây bị lu mờ gần như hoàn toàn.


    Chợ Bến Thành



    Nhà Hát Tây (Opéra) sau trở thành Trụ Sở Quốc Hội VNCH

    Mời bạn xem thêm những nguồn sau đây có hình ảnh và tài liệu khác nhau về thành phố Sài Gòn, đáng được xem qua:

    Wikipedia, bách khoa toàn thư mở
    Wikipedia, the free encyclopedia
    Wikipédia, l'encyclopédie libre
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom