Có một điều không thể chối cãi, rằng tôi yêu nhạc Trinh. Và TCS là tác giả mà tôi ngưỡng mộ nhất, nghe nhiều nhạc phẩm hơn bất kỳ nhạc sĩ nào trong và ngoài nước. Tôi thích nhạc Trịnh từ khi chưa biết ông là ai, đó là khi tôi hồn nhiên nhảy chân sáo hát ca "em sẽ là mùa xuân của mẹ, em sẽ là màu nắng của cha".
Lớn lên, những tình khúc của ông mới được tôi để ý, và nghe thấm thía, mê đắm. Dần dà là những ca khúc phản chiến, điều làm nên một TCS khác với tất cả nhạc sĩ khác của Việt Nam, đưa ông ra khỏi biên giới hình chữ S và có vị trí trang trọng trong nền âm nhạc thế giới. Tôi đã đến với Nhạc Trịnh như thế, và mãi thầm biết ơn người đã làm tôi mê nhạc Trịnh.
Tôi thích con người hiền lành và nhân văn ông thể hiện qua âm nhạc, thích tư tưởng phản chiến "vô tư" của ông. Nhiều lúc tự nhủ, nếu có một người thứ hai như thế trên đời, chắc mình sẽ yêu người ấy mất
Tôi yêu nhạc Trịnh hồn nhiên lạ lùng...
Cho đến một lần được nghe câu chuyện từ 1 người thầy, người trực tiếp gặp TCS 2 lần, tôi shock, cũng như thầy đã shock. Thầy cũng từng mê nhạc Trịnh, đến độ sau lần gặp ấy, sự thất vọng trong hình ảnh người nhạc sĩ ấy đã làm thầy sút cân, lao vào vẽ với tất cả sức lực, ko ăn uống... Thầy kể, từ đó, thầy ko nghe, không hát nhạc Trịnh.
Dần dần, tôi tỉnh táo hơn. Vẫn yêu nhạc Trịnh, nhưng tỉnh táo và biết tách biệt âm nhạc và con người. Điều đó có lẽ là cần thiết để có một sự thăng hoa tối đa khi thưởng thức âm nhạc.
Đó chính là lý do tôi xin phép trích dẫn bài viết của Trịnh Cung, phản ánh một con người rất khác của TCS. Sau hơn 1 năm, tôi đủ chín chắn và bình thản khi đọc những bài viết như thế này. Và đủ để tôi củng cố một quan điểm: Nhạc sĩ và tác phẩm, nhiều khi không có sự dính dáng quá nhiều. Mãi mãi, TCS là một nhạc sĩ tài hoa mà tôi mến mộ, khâm phục - với tư-cách là một nhạc sĩ. Và trên đời này, không một con người bằng xương bằng thịt nào nên trở thành "huyền thoại", họ cần là họ với những điểm nhấn đen trắng trong cuộc đời.
Hình như đã là quá dài cho một lời giới thiệu một tư liệu cũng...dài không kém
Chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài viết là lời bộc bạch rất chân thành của tôi!
Lớn lên, những tình khúc của ông mới được tôi để ý, và nghe thấm thía, mê đắm. Dần dà là những ca khúc phản chiến, điều làm nên một TCS khác với tất cả nhạc sĩ khác của Việt Nam, đưa ông ra khỏi biên giới hình chữ S và có vị trí trang trọng trong nền âm nhạc thế giới. Tôi đã đến với Nhạc Trịnh như thế, và mãi thầm biết ơn người đã làm tôi mê nhạc Trịnh.
Tôi thích con người hiền lành và nhân văn ông thể hiện qua âm nhạc, thích tư tưởng phản chiến "vô tư" của ông. Nhiều lúc tự nhủ, nếu có một người thứ hai như thế trên đời, chắc mình sẽ yêu người ấy mất

Cho đến một lần được nghe câu chuyện từ 1 người thầy, người trực tiếp gặp TCS 2 lần, tôi shock, cũng như thầy đã shock. Thầy cũng từng mê nhạc Trịnh, đến độ sau lần gặp ấy, sự thất vọng trong hình ảnh người nhạc sĩ ấy đã làm thầy sút cân, lao vào vẽ với tất cả sức lực, ko ăn uống... Thầy kể, từ đó, thầy ko nghe, không hát nhạc Trịnh.
Dần dần, tôi tỉnh táo hơn. Vẫn yêu nhạc Trịnh, nhưng tỉnh táo và biết tách biệt âm nhạc và con người. Điều đó có lẽ là cần thiết để có một sự thăng hoa tối đa khi thưởng thức âm nhạc.
Đó chính là lý do tôi xin phép trích dẫn bài viết của Trịnh Cung, phản ánh một con người rất khác của TCS. Sau hơn 1 năm, tôi đủ chín chắn và bình thản khi đọc những bài viết như thế này. Và đủ để tôi củng cố một quan điểm: Nhạc sĩ và tác phẩm, nhiều khi không có sự dính dáng quá nhiều. Mãi mãi, TCS là một nhạc sĩ tài hoa mà tôi mến mộ, khâm phục - với tư-cách là một nhạc sĩ. Và trên đời này, không một con người bằng xương bằng thịt nào nên trở thành "huyền thoại", họ cần là họ với những điểm nhấn đen trắng trong cuộc đời.
Hình như đã là quá dài cho một lời giới thiệu một tư liệu cũng...dài không kém

Comment