Nửa gương mặt
Sông Biếc
“Nhất quận công, nhì ẻ đồng” tụi mi hè!
- Ừ, sướng thiệt!
- Sướng rơn!
- Kha... kha...
- Ha... ha...
Báo Người Lao Động: Tin tức mới nhất 24h, tin nhanh, nóng nhất/nvhung/2009/03/15/8-minh-hoa-truyen.jpg" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Tràng cười ngả nghiêng trộn đều vào nhau rồi nổ tung ra trong khu vườn yên tĩnh của ngoại. Bốn người đàn ông đánh trần ngồi trong điếm khách từ quá trưa tới giờ.Tôi tha thẩn bên ngoài, có nhiệm vụ điếu đóm.
Mỗi năm vào dịp giỗ Họ, bộ tứ ấy dẫu bận bịu ở tận đâu cũng về. Người dân quê bảo, họ ngoại của tôi phát. Tôi thấy vui. Nhưng thú thực mối dây liên hệ ruột thịt giữa tôi với họ hàng bên ngoại quá mơ hồ. Mẹ tôi lấy chồng xa. Ngày tôi đủ lớn để tự mình về thăm ngoại, các cậu dì ruột đã thoát ly. Họ hàng kẻ nhớ người không...
- Mi nhớ mấy lần đi gác kho gạo, đói rã ruột mà không dám lấy trộm một lon, đành bắt chuột nướng ăn, sáng ra mồm thằng nào thằng nấy toàn máu...
Tôi đã hai lần theo cậu ruột của mình về quê giỗ Họ. Tôi về không phải vì sự gắn kết thiêng liêng nào. Đơn thuần tại cậu yêu cầu vậy. Mà yêu cầu của cậu cũng chỉ muốn tốt cho tôi. Bạn bè chí cốt từ thời để chỏm của cậu nay toàn làm lớn.
Nhiều lúc tôi tự hỏi: Cậu tài năng hay tài năng của cậu do những mối quan hệ thân tình mà có? Tôi không tự trả lời được. Những ngày nghỉ hiếm hoi tôi ghé về khu biệt phủ của gia đình cậu. Chúng tôi ngồi bên bàn trà, cạnh hồ bơi. Cậu tự tay pha cà phê cho tôi. Mái tóc pha màu rũ xuống trên khuôn mặt trầm tư. Khuôn mặt cậu giống mẹ tôi, giống một cách kỳ lạ.
- Răng mi ít ghé về đây rứa?.
- Con bận việc.
- Mi hùn với V. tháng kiếm được bao nhiêu?
Chuyện này tôi chưa bao bao giờ nói, sao cậu biết.
- Mi tưởng lĩnh vực đó, trong thời điểm này dễ xin giấy phép lắm à?
Tôi ngộ ra có bàn tay can thiệp của cậu.
- Nhưng cậu không thể làm... cha con!
Tôi đã cãi nhau nảy lửa khi quyết định nghỉ việc ở ngân hàng S., nơi cậu có đến 75% cổ phần chỉ vì lý do đơn giản: Một nữ nhân viên bị khách hàng sàm sỡ, cậu lại đích thân đứng ra xin lỗi khi sự to tiếng xảy ra. Năm đó tôi 22 tuổi, vừa ra trường. Làm ở chỗ cậu 3 tháng, trái nghề. Lương tương đương 1 cây vàng. Cậu bảo:
- Chuyên môn rồi học từ từ. Mi ở đó làm tai mắt cho tao.
Tôi theo ban thẩm định, ghi nhận rồi về báo cáo riêng với cậu. Những bữa tiệc triền miên, những lời xưng tụng bất tận và sự đãi bôi cũng vô cùng. Ngột ngạt! Tôi trở thành con người khác, lạc lõng trong váy áo đắt tiền, xe hơi sang trọng nhưng nỗi buồn quẩn quanh như sờ thấy được.
Tôi nói suy nghĩ của mình trong bữa cơm tối, cậu gạt phắt đi:
- Tụi bây chưa bao giờ thiếu cơm, thiếu áo nên sướng mà không biết. Thiên hạ khối người không có việc làm. Đòi gì nữa?
Tuổi 22. Cậu quất vào lòng tự trọng của tôi một đòn trí mạng. Tôi nghỉ làm. Gần chục nhân viên vừa là con cháu bên nội, bên ngoại tròn mắt nhìn tôi cãi nhau với cậu. Ai cũng nghĩ tôi dỗi kiểu trẻ con rồi sẽ quay về...
Tôi xin chiếc Cub 81 để trong nhà kho- phương tiện khởi nghiệp cậu giữ lại làm vật kỷ niệm. Cậu không đồng ý cũng chẳng lắc đầu, chỉ im lặng. Tôi vào nghề, đúng chuyên môn nhưng không hình dung hết sự nhọc nhằn đang chờ phía trước.
Năm tháng ròng tôi vật vạ đủ mọi nơi. Thủ quỹ của cậu vẫn chuyển lương vào tài khoản. Tôi không rút đồng nào. Quyết sống bằng chuyên môn của mình. Thế thôi. Nhưng số tiền ít ỏi kiếm được chẳng đủ giúp tôi tái đầu tư. Không ít lần tiền cạn, mệt mỏi. Bàn chân vô thức đưa lối về khu biệt phủ của cậu. Tay tần ngần trên nút chuông cửa. Sự kiêu hãnh và hiếu thắng quẫy đạp. Tôi quay đầu xe phóng ra Công viên Lê Duẩn cạnh đấy, gục mặt. Tôi ơi! Tại sao mi lại tự đóng khung nhốt chính mình? Tôi khóc trôi nỗi buồn rồi về.
Cậu triệu tập cuộc họp gia đình. Mẹ tôi từ quê vào. Lệnh:
- Phải nghỉ công việc moi tim, moi óc hằng đêm ra mà ăn ấy đi!
Tôi cương quyết nói không! Mười năm theo nghiệp, không thể nào quên cuộc họp đó. Mẹ thở dài. Dì chì chiết. Cậu im lặng. Đến tận bây giờ, sau bao thăng trầm, vùi dập, tôi ngộ ra.
Nhưng hằng đêm, tôi vẫn tự mình “moi tim, moi óc ra mà ăn”. Không vì một giấc mơ hão huyền danh vọng nào cả. Tôi gửi vào bàn phím những nỗi niềm. Trái tim tôi nhạy cảm quá ư? Hay cuộc sống này đang cuồn cuộn chảy với tất cả sự giành giật, bon chen, ích kỷ và đố kỵ?
- Mày khá! - Tôi không vui cũng chẳng buồn. Cậu lại bảo:
- Đầu tư cái gì hay ho hơn đi.
Tôi nhìn cậu. Ly cà phê sóng sánh. Không hiểu. Biết đầu tư cái gì bây giờ? Trong gia đình, một mình tôi rẽ ngang, không kẻ đi trước, không người dìu sau. Biển đời mênh mông, tôi bơi một mình và tự vào được bờ đã mệt mỏi lắm rồi...
Từ đó cậu thường xuyên gọi. Những chuyến công tác, những bữa cơm thân mật với đám bạn chí cốt. Tôi lờ mờ hiểu ra. Không từ chối sự giúp đỡ nhưng cũng chẳng vồ vập.
Đi cùng, cậu bảo:
- Mi lúa quá, cần thay đổi vẻ ngoài đi. “Quen sợ dạ, lạ sợ áo quần”. Tôi bắt đầu la cà ở các shop thời trang, các showroom mỹ phẩm, rồi nhuộm tóc bằng tiền lương có trong tài khoản trước đây. Lần đầu nhìn mình trong gương với mái tóc màu sáng, tôi cự:
- Chiếc áo không làm nên thầy tu.
- Nhưng thầy tu không thể thiếu chiếc áo - cậu lập luận.
- Mi được gì nếu lấy về khoản đó? Hoa hồng ư? Nếu túng tiền cứ đến cậu mà lấy, đừng bán mối quan hệ bằng cái giá bèo như thế.
Cậu đúng!
Về quê, cậu bảo đi cùng. Các nghi thức ở nhà thờ Họ và tiệc rồi cũng tàn khi tôi chưa kịp nhớ hết những khuôn mặt. Cậu dặn tôi về chuẩn bị thức ăn nhẹ và bày tiệc trà ở nhà ngoại, cách đó vài căn.
Bộ tứ khề khà toàn chuyện trên trời dưới đất. Tôi mệt nhoài sau những công việc không tên. Uể oải với nhiệm vụ điếu đóm và miễn cưỡng khi cậu gọi.
- Cháu là con gái mẹ H. Tôi vừa giới thiệu vừa châm thêm nước vào bình trà.
- Giờ công tác ở đâu?
- Dạ! Ở một cơ quan tại TPHCM.
Tôi quay lại đáp lễ người đàn ông có vết sẹo dài trên má và chợt nhận ra hai người còn lại (đơn giản vì họ vẫn thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông).
- Chỗ tay X. mới về phải không? - Người đàn ông có vết sẹo dài hỏi tiếp.
- Sao cậu biết?
- Nghề mà, sao không biết. Cháu vô, cho cậu gửi lời thăm...
Tôi nhìn những người đàn ông đánh trần trong điếm khách ở khu vườn của ngoại. Và chợt bật cười trước những câu nói chẳng đâu vào đâu. Nửa gương mặt của ký ức thấp thoáng ở đâu đó. Thảnh thơi và bình yên đến lạ.
- Công việc có gì khó khăn cứ trao đổi thân tình với tay X., nếu ngại thì cứ gọi hoặc để cậu gọi cho.
Tôi nhủ thầm “Chỉ có cầu quan, may ra con mới nhờ!” rồi buông tầm mắt lơ đãng ra khoảng trống ở sân bay. Bắt gặp mái tóc cậu lốm đốm. Thời gian như len lỏi vào từng sợi tóc của cậu. Cậu không muốn tôi đương đầu với sóng to gió dữ ở cuộc đời này. Sao tôi bướng bỉnh đến thế và cứ mãi tự mình húc đầu vào đá, đến giờ mới nhận ra? Tôi “Dạ!” cậu một tiếng nhẹ như gió thoảng.
- Hình như ở chỗ em có điều gì đó bất ổn? Tôi không khẳng định cũng chẳng phủ định, lấp lửng:
- Chỉ hiểu nhầm anh à!
- Lúc anh mới nhận công tác cũng bị “đì” sói óc...
Tôi tròn mắt nhìn và im lặng khi anh thốt ra câu đó. Thì ra, ai cũng biết cái sự thật đang tồn tại ấy. Cơ bản quyền lợi riêng không đụng chạm nên chẳng ai dại gì mà...
Nén tiếng thở dài. Công việc mà như lời mẹ tôi nói “phải moi óc moi tim ra mà ăn” chưa đủ nghiệt hay sao? Mọi quan hệ đã có quy ước rõ ràng: Anh đấm người ta sứt đầu mẻ trán thì không lúc này sẽ có lúc khác phải nhận những thứ tương tự. Quy luật nhân quả nhãn tiền, gieo gì gặt nấy, ai mà chẳng biết. Không ai là Chúa để chìa cả hai má ra cho mà tát!
Tôi định hỏi làm sao anh đi qua giai đoạn khó khăn ấy và trưởng thành thì anh đã mở lời:
- Ở đời, khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết điều là sống.
Bần thần. Phải chăng đó là lời anh giáo huấn?
Đêm tôi mất ngủ. Chồng tôi hỏi tại sao? Tôi không thể đổ hết vào anh những thứ rác rưởi của nhân tình thế thái. Nhìn trần nhà, tôi đánh trống lảng khi nói với anh đã đọc được đâu đó rằng: “Tại sao chúng ta lại nhắm mắt khi ngủ, khi khóc, khi cầu nguyện, khi tưởng tượng và khi hôn nhau. Bởi những điều tốt đẹp nhất không thể nhìn thấy bằng mắt...”.
Sau mấy giây bối rối, chồng tôi bảo:
- Anh lấy cho em cuốn “Quẳng gánh lo đi và vui sống” nhé!
Lắc đầu. Tôi đã đọc bao lần cuốn sách đó. Nhưng sách vẫn hoàn sách. Cảm xúc thiên về bản năng nhiều hơn. Mà quẳng gánh lo đi thì tôi có còn là chính mình hay không? Tôi đã từng nhắm mắt để cảm nhận hạnh phúc và tình yêu. Vậy tại sao lúc này, tôi không có quyền mở to con mắt của tâm thức, của lý trí để soi rọi và nhận diện những nửa gương mặt của mưu toan, của cơ hội, của đổi chác. Và biết đâu lại tìm thấy nửa gương mặt thiện nhân?
Sông Biếc
“Nhất quận công, nhì ẻ đồng” tụi mi hè!
- Ừ, sướng thiệt!
- Sướng rơn!
- Kha... kha...
- Ha... ha...
Mỗi năm vào dịp giỗ Họ, bộ tứ ấy dẫu bận bịu ở tận đâu cũng về. Người dân quê bảo, họ ngoại của tôi phát. Tôi thấy vui. Nhưng thú thực mối dây liên hệ ruột thịt giữa tôi với họ hàng bên ngoại quá mơ hồ. Mẹ tôi lấy chồng xa. Ngày tôi đủ lớn để tự mình về thăm ngoại, các cậu dì ruột đã thoát ly. Họ hàng kẻ nhớ người không...
- Mi nhớ mấy lần đi gác kho gạo, đói rã ruột mà không dám lấy trộm một lon, đành bắt chuột nướng ăn, sáng ra mồm thằng nào thằng nấy toàn máu...
Tôi đã hai lần theo cậu ruột của mình về quê giỗ Họ. Tôi về không phải vì sự gắn kết thiêng liêng nào. Đơn thuần tại cậu yêu cầu vậy. Mà yêu cầu của cậu cũng chỉ muốn tốt cho tôi. Bạn bè chí cốt từ thời để chỏm của cậu nay toàn làm lớn.
Nhiều lúc tôi tự hỏi: Cậu tài năng hay tài năng của cậu do những mối quan hệ thân tình mà có? Tôi không tự trả lời được. Những ngày nghỉ hiếm hoi tôi ghé về khu biệt phủ của gia đình cậu. Chúng tôi ngồi bên bàn trà, cạnh hồ bơi. Cậu tự tay pha cà phê cho tôi. Mái tóc pha màu rũ xuống trên khuôn mặt trầm tư. Khuôn mặt cậu giống mẹ tôi, giống một cách kỳ lạ.
- Răng mi ít ghé về đây rứa?.
- Con bận việc.
- Mi hùn với V. tháng kiếm được bao nhiêu?
Chuyện này tôi chưa bao bao giờ nói, sao cậu biết.
- Mi tưởng lĩnh vực đó, trong thời điểm này dễ xin giấy phép lắm à?
Tôi ngộ ra có bàn tay can thiệp của cậu.
***
- Có tiền làm cha thiên hạ. Cháu có hiểu không?- Nhưng cậu không thể làm... cha con!
Tôi đã cãi nhau nảy lửa khi quyết định nghỉ việc ở ngân hàng S., nơi cậu có đến 75% cổ phần chỉ vì lý do đơn giản: Một nữ nhân viên bị khách hàng sàm sỡ, cậu lại đích thân đứng ra xin lỗi khi sự to tiếng xảy ra. Năm đó tôi 22 tuổi, vừa ra trường. Làm ở chỗ cậu 3 tháng, trái nghề. Lương tương đương 1 cây vàng. Cậu bảo:
- Chuyên môn rồi học từ từ. Mi ở đó làm tai mắt cho tao.
Tôi theo ban thẩm định, ghi nhận rồi về báo cáo riêng với cậu. Những bữa tiệc triền miên, những lời xưng tụng bất tận và sự đãi bôi cũng vô cùng. Ngột ngạt! Tôi trở thành con người khác, lạc lõng trong váy áo đắt tiền, xe hơi sang trọng nhưng nỗi buồn quẩn quanh như sờ thấy được.
Tôi nói suy nghĩ của mình trong bữa cơm tối, cậu gạt phắt đi:
- Tụi bây chưa bao giờ thiếu cơm, thiếu áo nên sướng mà không biết. Thiên hạ khối người không có việc làm. Đòi gì nữa?
Tuổi 22. Cậu quất vào lòng tự trọng của tôi một đòn trí mạng. Tôi nghỉ làm. Gần chục nhân viên vừa là con cháu bên nội, bên ngoại tròn mắt nhìn tôi cãi nhau với cậu. Ai cũng nghĩ tôi dỗi kiểu trẻ con rồi sẽ quay về...
Tôi xin chiếc Cub 81 để trong nhà kho- phương tiện khởi nghiệp cậu giữ lại làm vật kỷ niệm. Cậu không đồng ý cũng chẳng lắc đầu, chỉ im lặng. Tôi vào nghề, đúng chuyên môn nhưng không hình dung hết sự nhọc nhằn đang chờ phía trước.
Năm tháng ròng tôi vật vạ đủ mọi nơi. Thủ quỹ của cậu vẫn chuyển lương vào tài khoản. Tôi không rút đồng nào. Quyết sống bằng chuyên môn của mình. Thế thôi. Nhưng số tiền ít ỏi kiếm được chẳng đủ giúp tôi tái đầu tư. Không ít lần tiền cạn, mệt mỏi. Bàn chân vô thức đưa lối về khu biệt phủ của cậu. Tay tần ngần trên nút chuông cửa. Sự kiêu hãnh và hiếu thắng quẫy đạp. Tôi quay đầu xe phóng ra Công viên Lê Duẩn cạnh đấy, gục mặt. Tôi ơi! Tại sao mi lại tự đóng khung nhốt chính mình? Tôi khóc trôi nỗi buồn rồi về.
Cậu triệu tập cuộc họp gia đình. Mẹ tôi từ quê vào. Lệnh:
- Phải nghỉ công việc moi tim, moi óc hằng đêm ra mà ăn ấy đi!
Tôi cương quyết nói không! Mười năm theo nghiệp, không thể nào quên cuộc họp đó. Mẹ thở dài. Dì chì chiết. Cậu im lặng. Đến tận bây giờ, sau bao thăng trầm, vùi dập, tôi ngộ ra.
Nhưng hằng đêm, tôi vẫn tự mình “moi tim, moi óc ra mà ăn”. Không vì một giấc mơ hão huyền danh vọng nào cả. Tôi gửi vào bàn phím những nỗi niềm. Trái tim tôi nhạy cảm quá ư? Hay cuộc sống này đang cuồn cuộn chảy với tất cả sự giành giật, bon chen, ích kỷ và đố kỵ?
***
Nhận giải thưởng ngành. Nhắn tôi uống cà phê. Cậu cười: - Mày khá! - Tôi không vui cũng chẳng buồn. Cậu lại bảo:
- Đầu tư cái gì hay ho hơn đi.
Tôi nhìn cậu. Ly cà phê sóng sánh. Không hiểu. Biết đầu tư cái gì bây giờ? Trong gia đình, một mình tôi rẽ ngang, không kẻ đi trước, không người dìu sau. Biển đời mênh mông, tôi bơi một mình và tự vào được bờ đã mệt mỏi lắm rồi...
Từ đó cậu thường xuyên gọi. Những chuyến công tác, những bữa cơm thân mật với đám bạn chí cốt. Tôi lờ mờ hiểu ra. Không từ chối sự giúp đỡ nhưng cũng chẳng vồ vập.
Đi cùng, cậu bảo:
- Mi lúa quá, cần thay đổi vẻ ngoài đi. “Quen sợ dạ, lạ sợ áo quần”. Tôi bắt đầu la cà ở các shop thời trang, các showroom mỹ phẩm, rồi nhuộm tóc bằng tiền lương có trong tài khoản trước đây. Lần đầu nhìn mình trong gương với mái tóc màu sáng, tôi cự:
- Chiếc áo không làm nên thầy tu.
- Nhưng thầy tu không thể thiếu chiếc áo - cậu lập luận.
***
Cậu làm kinh tế. Các mối quan hệ, mánh mung. Tôi trái nghề thành kẻ ngoại đạo. Những chương trình lớn cần tài trợ, tôi hỏi, cậu bảo: - Mi được gì nếu lấy về khoản đó? Hoa hồng ư? Nếu túng tiền cứ đến cậu mà lấy, đừng bán mối quan hệ bằng cái giá bèo như thế.
Cậu đúng!
Về quê, cậu bảo đi cùng. Các nghi thức ở nhà thờ Họ và tiệc rồi cũng tàn khi tôi chưa kịp nhớ hết những khuôn mặt. Cậu dặn tôi về chuẩn bị thức ăn nhẹ và bày tiệc trà ở nhà ngoại, cách đó vài căn.
Bộ tứ khề khà toàn chuyện trên trời dưới đất. Tôi mệt nhoài sau những công việc không tên. Uể oải với nhiệm vụ điếu đóm và miễn cưỡng khi cậu gọi.
- Cháu là con gái mẹ H. Tôi vừa giới thiệu vừa châm thêm nước vào bình trà.
- Giờ công tác ở đâu?
- Dạ! Ở một cơ quan tại TPHCM.
Tôi quay lại đáp lễ người đàn ông có vết sẹo dài trên má và chợt nhận ra hai người còn lại (đơn giản vì họ vẫn thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông).
- Chỗ tay X. mới về phải không? - Người đàn ông có vết sẹo dài hỏi tiếp.
- Sao cậu biết?
- Nghề mà, sao không biết. Cháu vô, cho cậu gửi lời thăm...
Tôi nhìn những người đàn ông đánh trần trong điếm khách ở khu vườn của ngoại. Và chợt bật cười trước những câu nói chẳng đâu vào đâu. Nửa gương mặt của ký ức thấp thoáng ở đâu đó. Thảnh thơi và bình yên đến lạ.
***
Cậu ruột tôi đưa số điện thoại người đó cùng lời dặn: - Công việc có gì khó khăn cứ trao đổi thân tình với tay X., nếu ngại thì cứ gọi hoặc để cậu gọi cho.
Tôi nhủ thầm “Chỉ có cầu quan, may ra con mới nhờ!” rồi buông tầm mắt lơ đãng ra khoảng trống ở sân bay. Bắt gặp mái tóc cậu lốm đốm. Thời gian như len lỏi vào từng sợi tóc của cậu. Cậu không muốn tôi đương đầu với sóng to gió dữ ở cuộc đời này. Sao tôi bướng bỉnh đến thế và cứ mãi tự mình húc đầu vào đá, đến giờ mới nhận ra? Tôi “Dạ!” cậu một tiếng nhẹ như gió thoảng.
***
Tôi về bộ phận mới theo sự phân công của lãnh đạo. Hôm uống cà phê với người thầy phụ trách chuyên môn, anh bảo: - Hình như ở chỗ em có điều gì đó bất ổn? Tôi không khẳng định cũng chẳng phủ định, lấp lửng:
- Chỉ hiểu nhầm anh à!
- Lúc anh mới nhận công tác cũng bị “đì” sói óc...
Tôi tròn mắt nhìn và im lặng khi anh thốt ra câu đó. Thì ra, ai cũng biết cái sự thật đang tồn tại ấy. Cơ bản quyền lợi riêng không đụng chạm nên chẳng ai dại gì mà...
Nén tiếng thở dài. Công việc mà như lời mẹ tôi nói “phải moi óc moi tim ra mà ăn” chưa đủ nghiệt hay sao? Mọi quan hệ đã có quy ước rõ ràng: Anh đấm người ta sứt đầu mẻ trán thì không lúc này sẽ có lúc khác phải nhận những thứ tương tự. Quy luật nhân quả nhãn tiền, gieo gì gặt nấy, ai mà chẳng biết. Không ai là Chúa để chìa cả hai má ra cho mà tát!
Tôi định hỏi làm sao anh đi qua giai đoạn khó khăn ấy và trưởng thành thì anh đã mở lời:
- Ở đời, khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết điều là sống.
Bần thần. Phải chăng đó là lời anh giáo huấn?
Đêm tôi mất ngủ. Chồng tôi hỏi tại sao? Tôi không thể đổ hết vào anh những thứ rác rưởi của nhân tình thế thái. Nhìn trần nhà, tôi đánh trống lảng khi nói với anh đã đọc được đâu đó rằng: “Tại sao chúng ta lại nhắm mắt khi ngủ, khi khóc, khi cầu nguyện, khi tưởng tượng và khi hôn nhau. Bởi những điều tốt đẹp nhất không thể nhìn thấy bằng mắt...”.
Sau mấy giây bối rối, chồng tôi bảo:
- Anh lấy cho em cuốn “Quẳng gánh lo đi và vui sống” nhé!
Lắc đầu. Tôi đã đọc bao lần cuốn sách đó. Nhưng sách vẫn hoàn sách. Cảm xúc thiên về bản năng nhiều hơn. Mà quẳng gánh lo đi thì tôi có còn là chính mình hay không? Tôi đã từng nhắm mắt để cảm nhận hạnh phúc và tình yêu. Vậy tại sao lúc này, tôi không có quyền mở to con mắt của tâm thức, của lý trí để soi rọi và nhận diện những nửa gương mặt của mưu toan, của cơ hội, của đổi chác. Và biết đâu lại tìm thấy nửa gương mặt thiện nhân?