Màu của ký ức
Ấm áp và hồn hậu là điều bật lên như hơi thở trong tranh của Nguyễn Thị Hải Hòa - giảng viên trẻ của Trường đại học Nghệ thuật Huế. Người thưởng ngoạn dễ nhận ra cô trong số đông các họa sĩ, bất kể là tranh lụa, sơn dầu hay bột màu. Tuy nhiên, dường như Hải Hòa chỉ thật sự là mình khi cô thể hiện xúc cảm bằng ngôn ngữ đồ họa, qua tranh in đá, gỗ hay kẽm hoặc vẽ bìa sách.
Trong tranh của Hải Hòa có một thế giới của trẻ thơ đầy ắp sự hồn nhiên, trong trẻo và dung dị. Đó là khi cô tái hiện một ban trưa thanh bình trong giấc ngủ với vẻ tinh nghịch của hai chú bé nhoài mình trên đống rơm vàng (Trưa hè, tranh bột màu). Những gam màu nóng như đỏ, vàng trong tranh thật rực rỡ nhưng cũng rất nhu mì, đầy nữ tính.
Đặc biệt là hai màu đen và trắng trong tranh in của cô không đơn thuần chỉ là âm và dương, ngày và đêm, ánh sáng và bóng tối…, mà còn là một thế giới nội tâm đầy sức biểu cảm. Đó là màu của thời gian, màu của một vùng ký ức tuổi thơ đầy mong ngóng, khát khao trong Mưa đồng nội thể hiện một thằng bù nhìn rơm trong cơn mưa trắng trời.
Khoảng trời bình yên
Trong Khoảng trời bình yên (tác phẩm đã đoạt huy chương bạc tại Triển lãm mỹ thuật toàn quốc), dù ba cô bé xoay lưng về phía người xem nhưng vẫn có thể cảm nhận được các bé đang rất chăm chú theo dõi một điều gì đó ở phía trước - một sự chờ đợi với rất nhiều khao khát.
“Hải Hòa có một cái nhìn rất khác biệt trong hội họa. Trong bức tranh này, có vẻ như tác giả đã phạm vào điều thường được coi là cấm kỵ như để các nhân vật xoay lưng vào người xem, nhưng chính điều ấy lại buộc ta phải hướng tới tương lai phía trước của các nhân vật một cách vừa thân thiết, lại vừa gai góc” - đó là nhận xét của họa sĩ Phan Thanh Bình, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường đại học Nghệ thuật Huế. Còn họa sĩ Đặng Mậu Tựu - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế đã nhận định ngắn gọn rằng tranh của Hải Hòa “giàu gợi cảm”.
“Với tôi, sáng tạo giản dị là một cách để giải tỏa cảm xúc, cũng như thể nghiệm những gì mình mong muốn trong hội họa” - Hải Hòa tâm sự. Cô vừa bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ mỹ thuật và đoạt vị trí thủ khoa sau hai năm rưỡi theo học khóa M.F.A Graphic Art (chuyên về đồ họa) tại Thái Lan. Tác phẩm tốt nghiệp của cô đã đoạt giải thưởng xuất sắc và được chọn để tặng công chúa Thái Lan khi công chúa đến cắt băng khai mạc triển lãm về đồ họa và trao giải thưởng vào ngày 14-5-2009 tới đây tại Bangkok.

Mưa đồng nội
Trưa hè
Theo Hạnh Nhi
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Ấm áp và hồn hậu là điều bật lên như hơi thở trong tranh của Nguyễn Thị Hải Hòa - giảng viên trẻ của Trường đại học Nghệ thuật Huế. Người thưởng ngoạn dễ nhận ra cô trong số đông các họa sĩ, bất kể là tranh lụa, sơn dầu hay bột màu. Tuy nhiên, dường như Hải Hòa chỉ thật sự là mình khi cô thể hiện xúc cảm bằng ngôn ngữ đồ họa, qua tranh in đá, gỗ hay kẽm hoặc vẽ bìa sách.
Trong tranh của Hải Hòa có một thế giới của trẻ thơ đầy ắp sự hồn nhiên, trong trẻo và dung dị. Đó là khi cô tái hiện một ban trưa thanh bình trong giấc ngủ với vẻ tinh nghịch của hai chú bé nhoài mình trên đống rơm vàng (Trưa hè, tranh bột màu). Những gam màu nóng như đỏ, vàng trong tranh thật rực rỡ nhưng cũng rất nhu mì, đầy nữ tính.
Đặc biệt là hai màu đen và trắng trong tranh in của cô không đơn thuần chỉ là âm và dương, ngày và đêm, ánh sáng và bóng tối…, mà còn là một thế giới nội tâm đầy sức biểu cảm. Đó là màu của thời gian, màu của một vùng ký ức tuổi thơ đầy mong ngóng, khát khao trong Mưa đồng nội thể hiện một thằng bù nhìn rơm trong cơn mưa trắng trời.

Khoảng trời bình yên
Trong Khoảng trời bình yên (tác phẩm đã đoạt huy chương bạc tại Triển lãm mỹ thuật toàn quốc), dù ba cô bé xoay lưng về phía người xem nhưng vẫn có thể cảm nhận được các bé đang rất chăm chú theo dõi một điều gì đó ở phía trước - một sự chờ đợi với rất nhiều khao khát.
“Hải Hòa có một cái nhìn rất khác biệt trong hội họa. Trong bức tranh này, có vẻ như tác giả đã phạm vào điều thường được coi là cấm kỵ như để các nhân vật xoay lưng vào người xem, nhưng chính điều ấy lại buộc ta phải hướng tới tương lai phía trước của các nhân vật một cách vừa thân thiết, lại vừa gai góc” - đó là nhận xét của họa sĩ Phan Thanh Bình, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường đại học Nghệ thuật Huế. Còn họa sĩ Đặng Mậu Tựu - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế đã nhận định ngắn gọn rằng tranh của Hải Hòa “giàu gợi cảm”.
“Với tôi, sáng tạo giản dị là một cách để giải tỏa cảm xúc, cũng như thể nghiệm những gì mình mong muốn trong hội họa” - Hải Hòa tâm sự. Cô vừa bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ mỹ thuật và đoạt vị trí thủ khoa sau hai năm rưỡi theo học khóa M.F.A Graphic Art (chuyên về đồ họa) tại Thái Lan. Tác phẩm tốt nghiệp của cô đã đoạt giải thưởng xuất sắc và được chọn để tặng công chúa Thái Lan khi công chúa đến cắt băng khai mạc triển lãm về đồ họa và trao giải thưởng vào ngày 14-5-2009 tới đây tại Bangkok.

Mưa đồng nội

Trưa hè
Theo Hạnh Nhi
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần