Huyền thoại - Tình yêu và lòng hoài cổ trong thơ Nguyễn Nhược Pháp
Phạm Trọng Lệ
dactai" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Cảo Thơm xuất bản lần thứ hai, Saigon, 1966; Đại Nam in lại tại Glendale, California, Hè 1986, 95 trang, 4 phụ bản của họa sĩ Thái Tuấn, Hồ Hải trình bầy, giá bán 8 mỹ kim.
Một ngạc nhiên thích thú cho kẻ yêu thơ là thấy được in lại tại Hoa Kỳ những tập thơ của các thi sĩ thời tiền chiến, mà bản chính chỉ thấy trong một số thư viện lớn hoặc thư viện riêng của một số học giả, hoặc người yêu sách. Trong số đó có tập thơ NGÀY XƯA của Nguyễn Nhược Pháp, lần đầu xuất bản 1935.
Theo Phạm Thanh (trong Thi Nhân Việt Nam, Quyển I, Sống Mới xuất bản 1959, in lại tại Hoa Kỳ, không đề năm, trang 219), thì Nguyễn Nhược Pháp sinh năm 1914, con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, đỗ bằng tú tài Pháp, làm thơ từ năm 16 tuổi. Theo ngày tháng đề cuối các bài trong tập NGÀY XƯA thì Nguyễn Nhược Pháp làm xong phần lớn những bài thơ trong tập thơ này trong năm 1933, lúc ông mới 19 tuổi. Ông mất ngày 19 tháng 11 năm 1938, còn gần một tháng nữa thì đầy 24 tuổi. Ngoài tập thơ này, còn viết nhiều truyện ngắn và kịch.
Qua mười bài thơ trong NGÀY XƯA (mà bài nổi tiếng nhất, “Chùa Hương”, đã được phổ nhạc), ta được đưa vào thế giới của huyền thoại, của tình yêu, của một quá khứ xa xôi mà các tân khoa, sau khi yết bảng, được vua cho đi thăm hoa, có cờ lọng đưa, được các nàng trâm anh từ lầu gieo cầu ngũ sắc lựa chọn ý trung nhân.
NGÀY XƯA là một tập thơ lấy huyền thoại làm bối cảnh cho những chuyện tình. Hãy nghe câu mở đầu bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:
Ngày xưa, khi rừng mây u ám,
Sông núi còn vang um tiếng thần,
Con vua Hùng Vương thứ mười tám,
Mỵ Nương xinh như tiên trên trần.
Theo tục truyền thì Sơn Tinh tới trước rước được Mỵ Nương, Thủy Tinh tới sau, giận dữ dâng nước bể cướp lại. Dân gian cho vì vậy mà hàng năm có lụt. Nhưng qua bài thơ, ta thấy thần nhân cũng như người phàm tục chúng ta, cũng biết dùng ngôn ngữ của loài người, biết yêu đương, và biết tôn trọng lễ nghi cưới hỏi:
Sơn Tinh, Thủy Tinh lòng tơ vương.
Không quản rừng cao sông cách trở.
Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương.
Sơn Tinh có một mắt ở trán,
Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì.
Một thần phi bạch hổ trên cạn,
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi,
Hai thần bên cửa thành thi lễ
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu.
Nhưng có một nàng mà hai rể,
Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!
Đọc đến đây, đọc giả tự hỏi, Mỵ Nương, với vẻ đẹp như tiên - “Tóc xanh viền má hây hây đỏ/ Miệng nàng bé thắm như san hô/ Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ /Mê nàng bao nhiêu người làm thơ” - sao nàng có thể chịu lấy hai vị thần có “dị tướng” như vậy? Nhưng có thể giải nghĩa được. Một là, theo huyền thoại, Mỵ Nương “là giống tiên! Kẻ nào tài đức gồm đủ mới có thể làm rể được!” (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngoại Kỷ, bản dịch của Nhượng Tống, 1944, Đại Nam in lại tại Hoa Kỳ, tr. 38). Hai là, tuy tướng mạo rất kỳ dị, nhưng hai vị thần đầy tài năng, và sức mạnh; đó là những điều kiện của việc hôn nhân trong các bộ lạc ngày xưa mà mục đích chính là để có dòng giống mạnh cho tương lai, ở vào thời tiền sử, khi còn sống trong những bộ lạc và khi mà sức mạnh và tài năng của người tù trưởng thường là yếu tố định đoạt sự sinh tồn của một dòng giống.
Nhưng cái thú vị mà người đọc được thưởng thức khi đọc bài thơ này là thấy vua và thần có những cử chỉ rất gần với người thường. Khi xin cưới vợ, thần cũng khoe khoang mình giỏi trước người đẹp:
Thủy Tinh khoe thần có phép lạ,
Dứt lời, tay hất chòm râu xanh,
Bắt quyết hò mây to nước cả,
Dậm chân rung khắp làng gần quanh.
Còn Sơn Tinh thì:
Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo,
Vung tay niệm chú: núi từng dải,
Nhà lớn, đồi con, lổm ngổm bò.
Còn nhà vua, trước mối khó nghĩ, không biết gả con gái cho vị thần nào, vì cả hai xem ra đều oai hùng cả, bèn chọn một chước là ai đến trước thì được gả Mỵ Nương. Chước này vua nghĩ ra sau khi “Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn”:
Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước,
Rồi bảo mai lửa hồng nhuộm sương,
Lễ vật thần nào mang đến trước,
Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương.
Một điểm thú vị nữa là tính nhân cách hóa thú vật và loài thủy tộc.
Đây là cảnh Sơn Tinh:
Sơn Tinh ngồi bạch hổ đi đầu,
Mình phủ áo bào hồng ngọc dát,
Tay ghì cương hổ, tay cầm lau.
Theo sau năm chục con voi xám,
Hục hặc, lưng cong phủ gấm điều,
Tải bạc, kim cương, vàng lấp loáng,
Sừng tê, ngà voi và sừng hươu.
Còn Thủy Tinh thì:
Thoảng gió vù vù như gió bể,
Thủy Tinh ngồi trên lưng rồng vàng.
Yên gấm tung dài bay đỏ chóe,
Mình khoác bào xanh da trời quang.
Chia đôi năm mươi hòm ngọc trai,
Khập khiễng bò lê trên đất lạ,
Trước thành tấp tểnh đi hàng hai.
Dẫu là thần nhưng khi mất người yêu cũng ghen và giận như người phàm tục. Và còn ghê gớm hơn nữa! Đem lễ vật đến trễ, thấy Sơn Tinh đã đón dâu mất rồi, Thủy Tinh “thúc rồng đau kêu rú”, đâng nước lên đánh Sơn Tinh:
“Giết! Giết Sơn Tinh hả hờn ta!”
Tức thời nước sủi reo như thác,
Tôm cá quăng ngọc trai mà hoa.
...
Cá voi quác mồm to muốn đớp,
Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng.
Càng cua lởm chởm giơ như mác;
Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao.
Sơn Tinh, cũng theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngoại Kỷ, “dùng phép thần thông biến hóa gọi được người Mán, đem tre làm phên chống nước... Lại dùng nỏ để bắn... Các giống có vây, có mu, trúng tên chạy tránh, rút lại không sao xâm phạm nổi.” (tr. 38) Trong huyền thoại thì như vậy, còn trong thơ của Nguyễn Nhược Pháp thì Sơn Tinh:
Niệm chú, đất nẩy vù lên cao
Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo.
Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng,
Đạp long đất núi, gầm xông xáo,
Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng.
Trước cảnh tranh giành đó, Mỵ Nương kinh hãi, than: “Ô! Vì ta!”
Ngoài tính cách dùng huyền thoại (lấy chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh được dân gian truyền tụng để giải thích nạn nước lũ ở mạn ngược đổ xuống hàng năm tràn vào đồng bằng, ngập mất cả ruộng đất), bài thơ còn cho ta thấy một mẫu người đẹp, biết vâng lời phụ vương (“Con đây phận đào tơ bé mọn/ Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha.”) Khi lên kiệu hoa còn biết “Lầu son nàng ngoái trông lần nữa/ Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương.”
Về mặt văn chương, bài thơ còn biểu tượng hai nguyên tắc căn bản của văn chương Việt và Trung Hoa: đó là nguyên tắc cân xứng và nguyên tắc tương phản. Hãy xem đoạn tả Sơn Tinh và Thủy Tinh ở trên. Hai nguyên tắc này còn biểu tượng một vũ trụ quan Á Đông mà trong đó trật tự thiên nhiên, xã hội, và trong lòng người dựa trên hai yếu tố cân bằng và tương phản.
Tình yêu và huyền thoại là thi liệu được tận dụng trong NGÀY XƯA. Và đó là đầu đề bài thơ “Mỵ Châu” và “Giếng Trọng Thủy”. Ta hãy ôn lại dã sử. Tục truyền rằng vua An Dương Vương xây Loa Thành, có yêu quái quấy nhiễu, xây mãi không được, sau đó có thần Kim Quy giúp trừ yêu quái, mới xây xong. Rùa thần lại cho nhà vua một cái móng làm lẫy nỏ, lúc nào có giặc đến thì đem cái nỏ ấy ra bắn một phát, giết chết hàng vạn người.
Triệu Đà, lúc ấy ở phía Nam nước Tàu, đánh mãi không được, bèn dùng kế cho con trai là Trọng Thủy sang lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Trọng Thủy dỗ Mỵ Châu xem trộm nỏ thiêng, ngầm làm hỏng lẫy và đổi nó đi. Đoạn mượn cớ về phương Bắc thăm cha mẹ, bảo Mỵ Châu rằng: “Ân tình của vợ chồng không thể quên nhau được... Nếu hai nước mất sự hòa hảo, Nam, Bắc trở nên cách biệt, làm thế nào mà gặp được nhau?”
Mỵ Châu đáp: “Thiếp có chiếc chăn gấm lông ngỗng, thường khoát ở mình. Đi đến đâu sẽ nhổ lông vất xuống ngả đường rẽ, để bảo cho chàng biết...” (ĐVSKTTNK, tr. 65) Khi Triệu Đà đem quân sang đánh, An Dương Vương, không biết lẫy nỏ đã mất, vừa vẫy cờ vừa cười: “Đà không sơ nỏ thần của ta sao?” Quân Đà bức đến gần, nhà vua cất đến nỏ, thì đã gẩy rồi! Liền thua chạy... Cho Mỵ Châu ngồi lên ngựa cùng nhà vua chạy về Nam... Nhà vua đến bãi biển, đường cùng, không có thuyền bè, luôn miệng kêu: “Rùa vàng! Mau cứu ta!” Rùa vàng nhoi lên mặt nước quát: “Đứa ngồi sau ngựa kia chính là giặc đó! Sao chẳng giết nó đi!” Nhà vua rút gươm toan chém Mỵ Châu. Mỵ Châu khấn: “Một lòng trung tín mắc lừa người ta! Xin hóa làm ngọc trai, để rửa mối thù nhục nhã này!” Nhà vua đành phải chém nàng. Máu chảy xuống nước, loài trai hớp vào ruột liền hóa ra ngọc trai trong sáng... Trọng Thủy đuổi kịp, thấy Mỵ Châu đã chết, khóc nức nở, đem xác nàng về chôn ở Loa Thành, hoá thành tảng ngọc thạch. Trọng Thủy thương tiếc Mỵ Châu, trở về nơi nàng trang điểm, tắm gội, tưởng nhớ khôn hàn! Rốt lại gieo mình xuống đáy giếng mà chết! Người đời sau được ngọc trai ở biển Đông đem rửa bằng nước giếng ấy thì màu càng thêm sáng suốt!... (sách đã dẫn, tr. 67).
Đây là một mối tình của hai kẻ khác xứ (Mỵ Châu giống Việt, Trọng Thủy gốc Tần), yêu nhau mà hai xứ cừu địch, chàng vì lệnh cha làm gián điệp, nàng vì nhẹ dạ phải thác oan. Chàng sau khi hoàn thành công tác giao phó, theo lông ngỗng đưa đường tới, thấy nàng bị chém, ôm xác vợ, rồi gieo mình xuống giếng tự trầm. Thi sĩ đã sửa đổi câu chuyện “mắc lừa” thành một mối tình thiên thu mà trong đó hai kẻ yêu nhau lấy cái chết để nói lên tình yêu bất hủy diệt của mình:
Đêm hôm gió khóc thổi ru cành:
Núi bạc âm thầm, bể uốn xanh.
Hiu hắt Mỵ Châu nằm, trăng phủ
Ầm ầm sóng thảm vỗ vờn quanh
...
Thiêm thiếp ai bên đường, hỡi ôi!
Chàng ôm khóc nghẹn chẳng ra lời,
Đầu non mây bạc êm đềm phủ,
Phơn phớt hồn em bay, ngậm cười...
(Mỵ Châu)
Đêm khuya, gió lốc, mây đen vần,
Cỏ lướt gieo mình vực giếng thâm;
Trọng Thủy nằm trên làn nước sủi,
Tiếng mõ cầm canh xa âm thầm.
(Giếng Trọng Thủy)
NGÀY XƯA còn gợi cho người đọc nhớ lại một dĩ vãng xa xôi. Đây là cảnh chàng tân khoa, sau khi được “bảng hổ đề danh”, võng lọng nghênh ngang, đi dưới đường phố, trên lầu các tiểu thư đang gieo cầu ngũ sắc, hy vọng chọn người tài trai:
Rồi bao nàng yểu điệu
Ngấp nghé bay trên lầu,
Vừa leng keng tiếng ngựa,
Lẹ gót tiên gieo cầu.
Tay vơ cầu ngũ sắc,
Má quan Nghè hây hây.
Quân hầu reo chuyển đất,
Tung cán lọng vừa quay.
Trên lầu mấy thị nữ
Cùng nhau khúc khích cười:
“Thưa cô đừng thẹn nữa,
Quan Nghè trông lên rồi!”
Cúi đầu nàng tha thướt,
Yêu kiều như mây qua,
Mắt xanh nhìn man mác,
Mỉm cười vê cành hoa.
(Tay Ngà)
Nếu nàng công chúa trong “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đẹp và kiều mỵ, khi lên kiệu hoa “Nhìn quanh, khói tỏa buồn man mác/ Nàng kêu: “Phụ Vương ôi! Phong Châu!” thì người thiếu nữ trong “Chùa Hương” mới 15, nhưng đã biết mình đẹp:
Em tuy mới mười lăm,
Mà đã lắm người thăm,
Nhờ mối mai đưa tiếng,
Khen tươi như trăng rằm.
Nàng là một thiếu nữ thành thật, lãng mạn và chất phác. Thoạt thấy một thanh niên cùng đi đò, trong dịp viếng Chùa Hương cùng cha mẹ, nàng đã xét người trong mộng qua dáng dấp bên ngoài, đúng như câu tục ngữ thường nói: “Xem mặt mà bắt hình dong? Con lợn có béo thì lòng mới ngon”:
Người đâu thanh lạ thường!
Tướng mạo trông phi thường.
Lưng cao dài, trán rộng
Hỏi ai nhìn không thương?
Từ cách chàng lễ phép chào mẹ nàng, đến cách chàng ngâm thơ khiến cha nàng phải khen, đến khi viết bài thơ liên hoàn lên cột khiến nàng đọc rồi nhớ, chàng đã dần chinh phục được lòng nàng:
Dòng sông nước đục lờ,
Ngâm nga chàng đọc thơ.
Thầy khen: “Hay! Hay quá!”
Em nghe rồi ngẩn ngơ.
Trong các xã hội trọng lễ giáo và học thức, người con gái đã mơ tưởng hình ảnh người chồng văn nhân, có cốt cách như cha mình: chàng ăn nói lịch sự, phong lưu (có tiểu đồng mang túi thơ bầu rượu đi theo). Nàng để ý đến dáng đi của mình:
Em đi, chàng theo sau,
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giầu.
Tất cả những cử chỉ chàng săn sóc mẹ nàng đã làm cho nàng cảm động, và chàng dường như đã chiếm được trái tim nàng:
Vì thương me quá mệt,
Săn sóc chàng đi theo.
Me bảo: “Đường còn lâu,
Cứ vừa đi ta cầu
Quan Thế Âm Bồ Tát
Là tha hồ đi mau!”
Em ư? Em không cầu
Đường vẫn thấy đi mau.
Chàng cũng cho như thế.
(ra ta hợp tâm đầu).
Chả thế mà khi người cha bảo hôm sau sẽ về, nàng đã bàng hoàng như tan một giấc mộng đẹp, trong đó ước vọng được kết duyên cùng chàng văn nhân để “đường lên trời” trong Chùa Hương như con đường của hai kẻ yêu nhau:
Em nghe bỗng rụng rời
Nhìn ai luống nghẹn lời!
Giờ vui đời có vậy,
Thoảng ngày vui qua rồi!
Làn gió thổi hây hây,
Em nghe tà áo bay,
Em tìm hơi chàng thở.
Chàng ôi, chàng có hay?
Đường đây kia lên trời,
Ta bước tựa vai cười.
Yêu nhau, yêu nhau mãi!
Đi, ta đi, chàng ôi!
Rất may là thi sĩ với vẻ khoan hồng và óc khôi hài nhẹ nhàng, đã dí dỏm cho độc giả biết kết quả của chuyện tình ngây thơ của người thiếu nữ mười lăm tuổi, coi tình yêu là một giải thoát hoàn cảnh gia đình, như một bắt đầu cho một gia đình mới, gia đình của chính nàng, bằng lời chú thích sau bài thơ:
(Thiên ký sự đến đây là hết. Tôi tin rồi hai người lấy nhau, vì không lấy được nhau thì cô bé còn viết nhiều. Lấy nhau rồi hết chuyện.)
Người đọc mường tượng như nhìn thấy trong tia mắt nghịch ngợm của Nguyễn Nhược Pháp một nụ cười bao dung. Vì người thiếu nữ ngây thơ như thế và chỉ có một giấc mơ giản dị như thế (“Em cầu xin Trời, Phật? Sao cho em lấy chàng”) sao có thể để cho phải chịu những nỗi đắng cay của một tình yêu ban đầu tan vỡ. Cái dí dởm của thi sĩ còn thấy nơi hai câu cuối bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:
Thủy Tinh năm năm dâng nước bể,
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương.
Trần gian đâu có người dai thế,
Cũng bởi thầy yêu nên khác thường!
Tóm lại, qua tập thơ NGÀY XƯA, người đọc gặp những vần thơ nhẹ nhàng - đôi lúc hài hước, khiến ta phải bật cười thành tiếng - gói ghém một quá khứ xa xăm, của lịch sử, của huyền thoại, ở vào thời u minh mới lập quốc, dường như đã có lễ nghi, trật tự, ở vào thời mà người ta tin rằng mà thân nhân và người phàm tục còn sống chung, mà những truyện như Sơn Tinh, Thủy Tinh nằm trong địa hạt huyền thoại mà nhà huyền thoại học Joseph Campbell, tác giả các cuốn The Hero With a Thousand Faces (Người Hùng Với Ngàn Bộ Mặt); The Masks of God (Mặt Nạ của Thượng Đế), cho rằng đó là “tiềm năng của cả một dân tộc” nếu biết tận dụng được. Người đọc cảm thấy một mối sầu man mác như thấy mất một cái gì. Trong bài “Mây”, Nguyễn Nhược Pháp cũng chia sẻ hoài cảm này khi khoa học và kỹ thuật đã làm giảm đi lòng kinh sợ thần linh của con người khiến ngay đám mây ngày nay cũng có một ý nghĩa khác:
Người xưa mơ, nhìn mây
Đen, đỏ, vàng đua bay,
Khi thấy nhiều ma quỷ,
Lời than giời lung lay.
Khi thấy hồn người thân
Nhìn mây lệ khôn cầm!
Trên bầy xe tứ mã,
Tiếng bánh lăn âm thầm;
Khi thấy muôn nàng tiên
Lồng lộng mầu thanh thiên!
Véo von trầm tiếng địch
Lửa hồng vờn áo xiêm.
Ngày nay ta nhìn mây,
Mây đen luồng gió lay,
Hồn xưa tìm chẳng thấy,
Tóc theo luồng gió bay...
Dù con người đã được những kết quả vượt bực về khoa học và kỹ thuật, đã rút ngắn thời gian và không gian, và với máy điện tử, đã thay thế trí nhớ con người, nhưng những tình cảm bất diệt như tình yêu, lòng thương giữa chồng vợ, tình hoài hương (“Sứ bỗng nhìn quan buồn ủ rũ/ Xa xa ngọn cờ vàng phất phơ/ Vợ con ở chân trời mây phủ/ Hẳn đang nhìn bóng nhạn mong chờ”. (bài “Đi Cống” tr. 70), và vẻ đẹp dịu dàng của người thiếu nữ chưa chồng (“Khăn nhỏ đuôi gà cao/ Em đeo giải yếm đào/ Quần lĩnh, áo the mới/ Tay cầm nón quai thao” (Bài “Chùa Hương” tr. 77), tuy là những hình ảnh của một thời xa xưa, nhưng dường như vẫn còn làm rung động kẻ đọc thơ hôm nay.
Phạm Trọng Lệ
dactai" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Cảo Thơm xuất bản lần thứ hai, Saigon, 1966; Đại Nam in lại tại Glendale, California, Hè 1986, 95 trang, 4 phụ bản của họa sĩ Thái Tuấn, Hồ Hải trình bầy, giá bán 8 mỹ kim.
Một ngạc nhiên thích thú cho kẻ yêu thơ là thấy được in lại tại Hoa Kỳ những tập thơ của các thi sĩ thời tiền chiến, mà bản chính chỉ thấy trong một số thư viện lớn hoặc thư viện riêng của một số học giả, hoặc người yêu sách. Trong số đó có tập thơ NGÀY XƯA của Nguyễn Nhược Pháp, lần đầu xuất bản 1935.
Theo Phạm Thanh (trong Thi Nhân Việt Nam, Quyển I, Sống Mới xuất bản 1959, in lại tại Hoa Kỳ, không đề năm, trang 219), thì Nguyễn Nhược Pháp sinh năm 1914, con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, đỗ bằng tú tài Pháp, làm thơ từ năm 16 tuổi. Theo ngày tháng đề cuối các bài trong tập NGÀY XƯA thì Nguyễn Nhược Pháp làm xong phần lớn những bài thơ trong tập thơ này trong năm 1933, lúc ông mới 19 tuổi. Ông mất ngày 19 tháng 11 năm 1938, còn gần một tháng nữa thì đầy 24 tuổi. Ngoài tập thơ này, còn viết nhiều truyện ngắn và kịch.
Qua mười bài thơ trong NGÀY XƯA (mà bài nổi tiếng nhất, “Chùa Hương”, đã được phổ nhạc), ta được đưa vào thế giới của huyền thoại, của tình yêu, của một quá khứ xa xôi mà các tân khoa, sau khi yết bảng, được vua cho đi thăm hoa, có cờ lọng đưa, được các nàng trâm anh từ lầu gieo cầu ngũ sắc lựa chọn ý trung nhân.
NGÀY XƯA là một tập thơ lấy huyền thoại làm bối cảnh cho những chuyện tình. Hãy nghe câu mở đầu bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:
Ngày xưa, khi rừng mây u ám,
Sông núi còn vang um tiếng thần,
Con vua Hùng Vương thứ mười tám,
Mỵ Nương xinh như tiên trên trần.
Theo tục truyền thì Sơn Tinh tới trước rước được Mỵ Nương, Thủy Tinh tới sau, giận dữ dâng nước bể cướp lại. Dân gian cho vì vậy mà hàng năm có lụt. Nhưng qua bài thơ, ta thấy thần nhân cũng như người phàm tục chúng ta, cũng biết dùng ngôn ngữ của loài người, biết yêu đương, và biết tôn trọng lễ nghi cưới hỏi:
Sơn Tinh, Thủy Tinh lòng tơ vương.
Không quản rừng cao sông cách trở.
Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương.
Sơn Tinh có một mắt ở trán,
Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì.
Một thần phi bạch hổ trên cạn,
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi,
Hai thần bên cửa thành thi lễ
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu.
Nhưng có một nàng mà hai rể,
Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!
Đọc đến đây, đọc giả tự hỏi, Mỵ Nương, với vẻ đẹp như tiên - “Tóc xanh viền má hây hây đỏ/ Miệng nàng bé thắm như san hô/ Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ /Mê nàng bao nhiêu người làm thơ” - sao nàng có thể chịu lấy hai vị thần có “dị tướng” như vậy? Nhưng có thể giải nghĩa được. Một là, theo huyền thoại, Mỵ Nương “là giống tiên! Kẻ nào tài đức gồm đủ mới có thể làm rể được!” (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngoại Kỷ, bản dịch của Nhượng Tống, 1944, Đại Nam in lại tại Hoa Kỳ, tr. 38). Hai là, tuy tướng mạo rất kỳ dị, nhưng hai vị thần đầy tài năng, và sức mạnh; đó là những điều kiện của việc hôn nhân trong các bộ lạc ngày xưa mà mục đích chính là để có dòng giống mạnh cho tương lai, ở vào thời tiền sử, khi còn sống trong những bộ lạc và khi mà sức mạnh và tài năng của người tù trưởng thường là yếu tố định đoạt sự sinh tồn của một dòng giống.
Nhưng cái thú vị mà người đọc được thưởng thức khi đọc bài thơ này là thấy vua và thần có những cử chỉ rất gần với người thường. Khi xin cưới vợ, thần cũng khoe khoang mình giỏi trước người đẹp:
Thủy Tinh khoe thần có phép lạ,
Dứt lời, tay hất chòm râu xanh,
Bắt quyết hò mây to nước cả,
Dậm chân rung khắp làng gần quanh.
Còn Sơn Tinh thì:
Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo,
Vung tay niệm chú: núi từng dải,
Nhà lớn, đồi con, lổm ngổm bò.
Còn nhà vua, trước mối khó nghĩ, không biết gả con gái cho vị thần nào, vì cả hai xem ra đều oai hùng cả, bèn chọn một chước là ai đến trước thì được gả Mỵ Nương. Chước này vua nghĩ ra sau khi “Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn”:
Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước,
Rồi bảo mai lửa hồng nhuộm sương,
Lễ vật thần nào mang đến trước,
Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương.
Một điểm thú vị nữa là tính nhân cách hóa thú vật và loài thủy tộc.
Đây là cảnh Sơn Tinh:
Sơn Tinh ngồi bạch hổ đi đầu,
Mình phủ áo bào hồng ngọc dát,
Tay ghì cương hổ, tay cầm lau.
Theo sau năm chục con voi xám,
Hục hặc, lưng cong phủ gấm điều,
Tải bạc, kim cương, vàng lấp loáng,
Sừng tê, ngà voi và sừng hươu.
Còn Thủy Tinh thì:
Thoảng gió vù vù như gió bể,
Thủy Tinh ngồi trên lưng rồng vàng.
Yên gấm tung dài bay đỏ chóe,
Mình khoác bào xanh da trời quang.
Chia đôi năm mươi hòm ngọc trai,
Khập khiễng bò lê trên đất lạ,
Trước thành tấp tểnh đi hàng hai.
Dẫu là thần nhưng khi mất người yêu cũng ghen và giận như người phàm tục. Và còn ghê gớm hơn nữa! Đem lễ vật đến trễ, thấy Sơn Tinh đã đón dâu mất rồi, Thủy Tinh “thúc rồng đau kêu rú”, đâng nước lên đánh Sơn Tinh:
“Giết! Giết Sơn Tinh hả hờn ta!”
Tức thời nước sủi reo như thác,
Tôm cá quăng ngọc trai mà hoa.
...
Cá voi quác mồm to muốn đớp,
Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng.
Càng cua lởm chởm giơ như mác;
Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao.
Sơn Tinh, cũng theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngoại Kỷ, “dùng phép thần thông biến hóa gọi được người Mán, đem tre làm phên chống nước... Lại dùng nỏ để bắn... Các giống có vây, có mu, trúng tên chạy tránh, rút lại không sao xâm phạm nổi.” (tr. 38) Trong huyền thoại thì như vậy, còn trong thơ của Nguyễn Nhược Pháp thì Sơn Tinh:
Niệm chú, đất nẩy vù lên cao
Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo.
Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng,
Đạp long đất núi, gầm xông xáo,
Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng.
Trước cảnh tranh giành đó, Mỵ Nương kinh hãi, than: “Ô! Vì ta!”
Ngoài tính cách dùng huyền thoại (lấy chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh được dân gian truyền tụng để giải thích nạn nước lũ ở mạn ngược đổ xuống hàng năm tràn vào đồng bằng, ngập mất cả ruộng đất), bài thơ còn cho ta thấy một mẫu người đẹp, biết vâng lời phụ vương (“Con đây phận đào tơ bé mọn/ Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha.”) Khi lên kiệu hoa còn biết “Lầu son nàng ngoái trông lần nữa/ Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương.”
Về mặt văn chương, bài thơ còn biểu tượng hai nguyên tắc căn bản của văn chương Việt và Trung Hoa: đó là nguyên tắc cân xứng và nguyên tắc tương phản. Hãy xem đoạn tả Sơn Tinh và Thủy Tinh ở trên. Hai nguyên tắc này còn biểu tượng một vũ trụ quan Á Đông mà trong đó trật tự thiên nhiên, xã hội, và trong lòng người dựa trên hai yếu tố cân bằng và tương phản.
Tình yêu và huyền thoại là thi liệu được tận dụng trong NGÀY XƯA. Và đó là đầu đề bài thơ “Mỵ Châu” và “Giếng Trọng Thủy”. Ta hãy ôn lại dã sử. Tục truyền rằng vua An Dương Vương xây Loa Thành, có yêu quái quấy nhiễu, xây mãi không được, sau đó có thần Kim Quy giúp trừ yêu quái, mới xây xong. Rùa thần lại cho nhà vua một cái móng làm lẫy nỏ, lúc nào có giặc đến thì đem cái nỏ ấy ra bắn một phát, giết chết hàng vạn người.
Triệu Đà, lúc ấy ở phía Nam nước Tàu, đánh mãi không được, bèn dùng kế cho con trai là Trọng Thủy sang lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Trọng Thủy dỗ Mỵ Châu xem trộm nỏ thiêng, ngầm làm hỏng lẫy và đổi nó đi. Đoạn mượn cớ về phương Bắc thăm cha mẹ, bảo Mỵ Châu rằng: “Ân tình của vợ chồng không thể quên nhau được... Nếu hai nước mất sự hòa hảo, Nam, Bắc trở nên cách biệt, làm thế nào mà gặp được nhau?”
Mỵ Châu đáp: “Thiếp có chiếc chăn gấm lông ngỗng, thường khoát ở mình. Đi đến đâu sẽ nhổ lông vất xuống ngả đường rẽ, để bảo cho chàng biết...” (ĐVSKTTNK, tr. 65) Khi Triệu Đà đem quân sang đánh, An Dương Vương, không biết lẫy nỏ đã mất, vừa vẫy cờ vừa cười: “Đà không sơ nỏ thần của ta sao?” Quân Đà bức đến gần, nhà vua cất đến nỏ, thì đã gẩy rồi! Liền thua chạy... Cho Mỵ Châu ngồi lên ngựa cùng nhà vua chạy về Nam... Nhà vua đến bãi biển, đường cùng, không có thuyền bè, luôn miệng kêu: “Rùa vàng! Mau cứu ta!” Rùa vàng nhoi lên mặt nước quát: “Đứa ngồi sau ngựa kia chính là giặc đó! Sao chẳng giết nó đi!” Nhà vua rút gươm toan chém Mỵ Châu. Mỵ Châu khấn: “Một lòng trung tín mắc lừa người ta! Xin hóa làm ngọc trai, để rửa mối thù nhục nhã này!” Nhà vua đành phải chém nàng. Máu chảy xuống nước, loài trai hớp vào ruột liền hóa ra ngọc trai trong sáng... Trọng Thủy đuổi kịp, thấy Mỵ Châu đã chết, khóc nức nở, đem xác nàng về chôn ở Loa Thành, hoá thành tảng ngọc thạch. Trọng Thủy thương tiếc Mỵ Châu, trở về nơi nàng trang điểm, tắm gội, tưởng nhớ khôn hàn! Rốt lại gieo mình xuống đáy giếng mà chết! Người đời sau được ngọc trai ở biển Đông đem rửa bằng nước giếng ấy thì màu càng thêm sáng suốt!... (sách đã dẫn, tr. 67).
Đây là một mối tình của hai kẻ khác xứ (Mỵ Châu giống Việt, Trọng Thủy gốc Tần), yêu nhau mà hai xứ cừu địch, chàng vì lệnh cha làm gián điệp, nàng vì nhẹ dạ phải thác oan. Chàng sau khi hoàn thành công tác giao phó, theo lông ngỗng đưa đường tới, thấy nàng bị chém, ôm xác vợ, rồi gieo mình xuống giếng tự trầm. Thi sĩ đã sửa đổi câu chuyện “mắc lừa” thành một mối tình thiên thu mà trong đó hai kẻ yêu nhau lấy cái chết để nói lên tình yêu bất hủy diệt của mình:
Đêm hôm gió khóc thổi ru cành:
Núi bạc âm thầm, bể uốn xanh.
Hiu hắt Mỵ Châu nằm, trăng phủ
Ầm ầm sóng thảm vỗ vờn quanh
...
Thiêm thiếp ai bên đường, hỡi ôi!
Chàng ôm khóc nghẹn chẳng ra lời,
Đầu non mây bạc êm đềm phủ,
Phơn phớt hồn em bay, ngậm cười...
(Mỵ Châu)
Đêm khuya, gió lốc, mây đen vần,
Cỏ lướt gieo mình vực giếng thâm;
Trọng Thủy nằm trên làn nước sủi,
Tiếng mõ cầm canh xa âm thầm.
(Giếng Trọng Thủy)
NGÀY XƯA còn gợi cho người đọc nhớ lại một dĩ vãng xa xôi. Đây là cảnh chàng tân khoa, sau khi được “bảng hổ đề danh”, võng lọng nghênh ngang, đi dưới đường phố, trên lầu các tiểu thư đang gieo cầu ngũ sắc, hy vọng chọn người tài trai:
Rồi bao nàng yểu điệu
Ngấp nghé bay trên lầu,
Vừa leng keng tiếng ngựa,
Lẹ gót tiên gieo cầu.
Tay vơ cầu ngũ sắc,
Má quan Nghè hây hây.
Quân hầu reo chuyển đất,
Tung cán lọng vừa quay.
Trên lầu mấy thị nữ
Cùng nhau khúc khích cười:
“Thưa cô đừng thẹn nữa,
Quan Nghè trông lên rồi!”
Cúi đầu nàng tha thướt,
Yêu kiều như mây qua,
Mắt xanh nhìn man mác,
Mỉm cười vê cành hoa.
(Tay Ngà)
Nếu nàng công chúa trong “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đẹp và kiều mỵ, khi lên kiệu hoa “Nhìn quanh, khói tỏa buồn man mác/ Nàng kêu: “Phụ Vương ôi! Phong Châu!” thì người thiếu nữ trong “Chùa Hương” mới 15, nhưng đã biết mình đẹp:
Em tuy mới mười lăm,
Mà đã lắm người thăm,
Nhờ mối mai đưa tiếng,
Khen tươi như trăng rằm.
Nàng là một thiếu nữ thành thật, lãng mạn và chất phác. Thoạt thấy một thanh niên cùng đi đò, trong dịp viếng Chùa Hương cùng cha mẹ, nàng đã xét người trong mộng qua dáng dấp bên ngoài, đúng như câu tục ngữ thường nói: “Xem mặt mà bắt hình dong? Con lợn có béo thì lòng mới ngon”:
Người đâu thanh lạ thường!
Tướng mạo trông phi thường.
Lưng cao dài, trán rộng
Hỏi ai nhìn không thương?
Từ cách chàng lễ phép chào mẹ nàng, đến cách chàng ngâm thơ khiến cha nàng phải khen, đến khi viết bài thơ liên hoàn lên cột khiến nàng đọc rồi nhớ, chàng đã dần chinh phục được lòng nàng:
Dòng sông nước đục lờ,
Ngâm nga chàng đọc thơ.
Thầy khen: “Hay! Hay quá!”
Em nghe rồi ngẩn ngơ.
Trong các xã hội trọng lễ giáo và học thức, người con gái đã mơ tưởng hình ảnh người chồng văn nhân, có cốt cách như cha mình: chàng ăn nói lịch sự, phong lưu (có tiểu đồng mang túi thơ bầu rượu đi theo). Nàng để ý đến dáng đi của mình:
Em đi, chàng theo sau,
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giầu.
Tất cả những cử chỉ chàng săn sóc mẹ nàng đã làm cho nàng cảm động, và chàng dường như đã chiếm được trái tim nàng:
Vì thương me quá mệt,
Săn sóc chàng đi theo.
Me bảo: “Đường còn lâu,
Cứ vừa đi ta cầu
Quan Thế Âm Bồ Tát
Là tha hồ đi mau!”
Em ư? Em không cầu
Đường vẫn thấy đi mau.
Chàng cũng cho như thế.
(ra ta hợp tâm đầu).
Chả thế mà khi người cha bảo hôm sau sẽ về, nàng đã bàng hoàng như tan một giấc mộng đẹp, trong đó ước vọng được kết duyên cùng chàng văn nhân để “đường lên trời” trong Chùa Hương như con đường của hai kẻ yêu nhau:
Em nghe bỗng rụng rời
Nhìn ai luống nghẹn lời!
Giờ vui đời có vậy,
Thoảng ngày vui qua rồi!
Làn gió thổi hây hây,
Em nghe tà áo bay,
Em tìm hơi chàng thở.
Chàng ôi, chàng có hay?
Đường đây kia lên trời,
Ta bước tựa vai cười.
Yêu nhau, yêu nhau mãi!
Đi, ta đi, chàng ôi!
Rất may là thi sĩ với vẻ khoan hồng và óc khôi hài nhẹ nhàng, đã dí dỏm cho độc giả biết kết quả của chuyện tình ngây thơ của người thiếu nữ mười lăm tuổi, coi tình yêu là một giải thoát hoàn cảnh gia đình, như một bắt đầu cho một gia đình mới, gia đình của chính nàng, bằng lời chú thích sau bài thơ:
(Thiên ký sự đến đây là hết. Tôi tin rồi hai người lấy nhau, vì không lấy được nhau thì cô bé còn viết nhiều. Lấy nhau rồi hết chuyện.)
Người đọc mường tượng như nhìn thấy trong tia mắt nghịch ngợm của Nguyễn Nhược Pháp một nụ cười bao dung. Vì người thiếu nữ ngây thơ như thế và chỉ có một giấc mơ giản dị như thế (“Em cầu xin Trời, Phật? Sao cho em lấy chàng”) sao có thể để cho phải chịu những nỗi đắng cay của một tình yêu ban đầu tan vỡ. Cái dí dởm của thi sĩ còn thấy nơi hai câu cuối bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:
Thủy Tinh năm năm dâng nước bể,
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương.
Trần gian đâu có người dai thế,
Cũng bởi thầy yêu nên khác thường!
Tóm lại, qua tập thơ NGÀY XƯA, người đọc gặp những vần thơ nhẹ nhàng - đôi lúc hài hước, khiến ta phải bật cười thành tiếng - gói ghém một quá khứ xa xăm, của lịch sử, của huyền thoại, ở vào thời u minh mới lập quốc, dường như đã có lễ nghi, trật tự, ở vào thời mà người ta tin rằng mà thân nhân và người phàm tục còn sống chung, mà những truyện như Sơn Tinh, Thủy Tinh nằm trong địa hạt huyền thoại mà nhà huyền thoại học Joseph Campbell, tác giả các cuốn The Hero With a Thousand Faces (Người Hùng Với Ngàn Bộ Mặt); The Masks of God (Mặt Nạ của Thượng Đế), cho rằng đó là “tiềm năng của cả một dân tộc” nếu biết tận dụng được. Người đọc cảm thấy một mối sầu man mác như thấy mất một cái gì. Trong bài “Mây”, Nguyễn Nhược Pháp cũng chia sẻ hoài cảm này khi khoa học và kỹ thuật đã làm giảm đi lòng kinh sợ thần linh của con người khiến ngay đám mây ngày nay cũng có một ý nghĩa khác:
Người xưa mơ, nhìn mây
Đen, đỏ, vàng đua bay,
Khi thấy nhiều ma quỷ,
Lời than giời lung lay.
Khi thấy hồn người thân
Nhìn mây lệ khôn cầm!
Trên bầy xe tứ mã,
Tiếng bánh lăn âm thầm;
Khi thấy muôn nàng tiên
Lồng lộng mầu thanh thiên!
Véo von trầm tiếng địch
Lửa hồng vờn áo xiêm.
Ngày nay ta nhìn mây,
Mây đen luồng gió lay,
Hồn xưa tìm chẳng thấy,
Tóc theo luồng gió bay...
Dù con người đã được những kết quả vượt bực về khoa học và kỹ thuật, đã rút ngắn thời gian và không gian, và với máy điện tử, đã thay thế trí nhớ con người, nhưng những tình cảm bất diệt như tình yêu, lòng thương giữa chồng vợ, tình hoài hương (“Sứ bỗng nhìn quan buồn ủ rũ/ Xa xa ngọn cờ vàng phất phơ/ Vợ con ở chân trời mây phủ/ Hẳn đang nhìn bóng nhạn mong chờ”. (bài “Đi Cống” tr. 70), và vẻ đẹp dịu dàng của người thiếu nữ chưa chồng (“Khăn nhỏ đuôi gà cao/ Em đeo giải yếm đào/ Quần lĩnh, áo the mới/ Tay cầm nón quai thao” (Bài “Chùa Hương” tr. 77), tuy là những hình ảnh của một thời xa xưa, nhưng dường như vẫn còn làm rung động kẻ đọc thơ hôm nay.
Comment