• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Những nét đẹp riêng của Huế

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Những nét đẹp riêng của Huế

    Những nét đẹp riêng của Huế
    Lê Kim Anh

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Mỗi khi người ta nhắc đến hay nói về Huế có nghĩa là đã nói đến cái đẹp cái mơ, cái thơ mộng tuyệt vời của đất Thần Kinh, nhưng làm thế nào để cảm nhận được cuộc sống đầy thơ mộng và thú vị ấy trong cái cảm giác lúc ta sống ở Huế chỉ với một thời gian thật ngắn ngày trong chuyến du hành. Bởi vì Huế tuyệt đẹp, thật duyên dáng với nét dáng riêng của cố đô, nó có vẻ đẹp kết hợp giữa thiên nhiên với tĩnh lặng siêu nhiên, hài hoà với tâm tư và trạng thái con người đem lại bình yên cho tâm hồn ta một cách thanh thản.

    Cố đô Huế không có sự ồn ào náo nhiệt của những hãng xưởng lớn, công nghiệp và thương nghiep ở Huế rất bình thường nên như có một sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên.

    Nhưng không phải sự ít ồn ào náo nhiệt mà người ở đây khi đi xa Huế mà không nhớ những xóm làng thôn dã. Chính sự thương nhớ khi xa Hue mà nhà thơ Hàn Mặc Tử đã trách những người đã ở Thôn Vỹ Dạ khi đi xa ít về thăm nơi xưa chốn cũ:

    Sao anh không về chơi thôn Vỹ
    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
    Lá trúc che ngang mặt chữ điền

    Gió theo lối gió, mây đường mây
    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
    Thuyền ai neo bến sông trăng đó
    Có chở trăng về kịp tối nay

    Sao anh không về chơi thôn Vỹ
    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
    Lá trúc che ngang mặt chữ điền

    Mơ khách đường xa, khách đường xa
    Áo em trắng quá nhìn không ra
    Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
    Ai biết tình ai có đậm đà.
    (Thơ Hàn Mạc Tử - Nhạc Phạm Duy)

    Ý thơ thì như vậy, lại được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc mà khi ca sĩ Hà Thanh gốc người Huế cất lên tiếng hát thật não nùng ai oán.
    Ta hãy nhìn về phía Tây, một dẫy núi chạy dài từ Bắc xuống Nam, vào những buổi chiều nắng nhat luôn đổi mầu sắc, lúc thì mầu lam đục, khi thì trắng như dải lụa trải dài, lúc này hoàng hôn tối dần lại đổi thành mầu tím, một mầu trầm và buồn rồi lịm tắt.

    Có con suối lớn như một dòng sông nhỏ, nước chảy róc rách diu dàng như tiếng nhạc chứ không ầm ầm thác đổ, nằm nghiêng gối đầu lên dẫy núi cao, ven hai bờ suối có những cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực khi mùa hạ về, khi hoa phương tàn thì để lại ven bờ suối thảm cỏ xanh mầu bích ngọc, cách đó không xa lắm có những mái nhà mọc lên điểm thêm phần duyên dáng nằm bên cạnh con sông Hương hiền hoà có màu nuớc trắng bạc.
    Cầu Trường Tiền thơ mộng phất phơ những tà áo trắng nữ sinh Đồng Khánh khi tan trường về.

    Người mê vẻ đẹp Sông Hương vì nó nên thơ mờ ảo đắm mình trong lúc sương sớm bồng bềnh, có khi ẩn khi hiện trong màu tím của những lùm cây ngọn cỏ mọc hai bên bờ, nên khi ta nhìn thấy mà ảo giác không biết ta mơ hay thực trong khi dòng nước cứ lững lờ trôi chuyên chở thêm những con thuyền nhỏ bé điểm tô như bức tranh thuỷ mạc đẹp tuyệt vời.
    Giữa khung cảnh đẹp đẽ hữu tình ấy, các lăng tẩm, chùa chiền chen vào như điểm tô thêm cho cảnh vật được tuyệt vời khiến lòng người cảm thấy đắm say trong khung cảnh thiêng liêng khi nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tiếng chuông chiều như ru hồn người về với một chốn quê hương xa vời nào đó trong một thế giới sieu nhiên.

    Du khách đến thăm xứ Huế thì không khỏi say mê những giọng nói Huế nhỏ nhẹ, êm dịu dễ thương của những cô gái thật dễ thương, những ánh mắt đưa tình khiến lòng mình xao xuyến. Xa xa nghe vọng lại giọng hò mái nhì miên man xao xuyến làm rung động lòng người. Người của Huế rất yêu thiên nhiên, với vẻ trần tĩnh nội tâm, sống trong khung cảnh nghiêm ngặt của lễ giáo các đạo Khổng, Nho giáo, và Phật giáo. Huế có những nét nghiêm trang trong phóng khoáng có chừng mực, có một sắc thái cô đọng của hoàng tộc trí thức, các cụ đồ nho đã làm cho Huế có vẻ trầm lặng không phô trương ồn ào như các đô thị khác trong nước, Huế thật là chân chất, tế nhị, dễ thương nhưng đa sầu đa cảm khiến người phương xa bái phục nhưng không muốn buồn lây cái buồn của Huế tâm hồn mình.

    Chính cái buồn bàng bạc của Huế có một sắc thái riêng biệt đó của Huế đã làm xiêu lòng biết bao tao nhân mặc khách và đã là nguồn cảm hứng cho rất nhiều thi nhân, nhạc sĩ làm để sáng tác thi nhạc phẩm của mình. Ta hãy nghe nhạc sĩ Hà Lan Phương nức nở kể chuyện Huế qua thơ của Cao Nguyên :

    Mai em về Vĩ Dạ Link" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" />
    nhặt hương nhớ hoa cau
    hứng mưa đầu mái rạ
    theo nón lá qua cầu !

    Nắng Nam Giao cuối Hạ
    Thu ngược quá Văn Lâu
    đời Mệ buồn vật vã
    con cháu đã về đâu ?

    Mốt về thăm Đập Đá
    ngắm bến lạ sông quen
    đổi thay chừ hối hả
    thương nhớ biết mô tìm ?

    Bờ ni và Bến nớ
    khoảnh khắc đã là mơ
    Huế qua mùa trăn trở
    đã cháy vỡ trời thơ !

    Đêm ghé về Thiên Mụ
    trăng sáng tụ lầu chuông
    soi nghiêng hồn cổ ngữ
    kinh rót chữ bi thương !

    trầm hương gieo cổ tích
    theo tĩnh mịch ngược nguồn
    âm u đường hoang phế
    lễ mễ những hồn oan !

    Nửa đời em háo hức
    về thăm chốn chôn nhau
    Huế đêm mơ . ngày thực
    chuông vọng thức kinh cầu !
    (Huế Buồn - Nhạc Hà Lan Phương, lời thơ Cao Nguyên)

    Ấy là chưa kể đến ca Huế với nét độc đáo riêng của nó vì chỉ chú trọng khai thác kỹ năng đàn và hát chứ không phai như hát ả đào thì chi có lời thơ là quan trọng. Vả lại ca Huế thì chỉ có người gốc Huế ca mới hay, mới đúng điệu bởi vì các người miền khác không thể bắt chước giọng Huế để mà ca nhuần nhuyễn giọng Huế được. Cái độc đáo của ca Huế là như vậy, nên ngưòi ta nói ca nhạc Huế chỉ dành cho Huế mà không nơi nào có được, nó hài hoà trong cung cách của Huế cố đô.

    Đó là nét đẹp cổ kính thuở trước 75, nhưng Huế bây giờ cũng đã đổi thay theo nhịp sống thời đại, nó khác dần đi chứ không còn cổ kính như xưa nữa. Những cao ốc mọc lên, nhưng sư o ép của chế độ mới với tôn giáo đã làm cho tiếng chuông chùa không còn vang vọng như xưa nữa, và hình như tiếng chuông chùa Thiên Mụ cũng bị ngăn chặn bởi những âm nhạc vọng ra chát chúa từ những quán cà phê Karaôkê, hay của những quán nửa hộp đêm nửa phòng trà ồn ào náo nhiệt. Nếu Huế mà không giữ lấy ngón đàn giọng ca Huế ngọt ngào tao nhã, một thứ thanh nhạc cổ điển mang tính nghê thuật riêng của Huế thì chẳng là đáng tiếc lắm sao.
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom