Niềm riêng
Hồ Đình Nghiêm
1.
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" /> Hội Cao niên mở cửa sáu trên bảy. Cách chợ ba trăm mét, xa chùa gần hai cây số và thân cận láng giềng với Trung tâm thẩm mỹ hớt tóc nhuộm sấy- chuyên trị làm nail.
Giống như tên gọi, căn phòng rộng mười mét vuông ấy chứa đựng những vật dụng già tuổi. Bàn ghế không đồng dạng. Cái gỗ cái nhựa, cái đen đúa cái màu mè. Có tủ đựng sách với hàng chữ lớn dán trên vách: "Coi tại chỗ, cấm mang đi". Sách đa phần là truyện chưởng và tình cảm gay cấn của Quỳnh Dao. Có máy lọc cà phê, có bình thủy, có ấm trà. Có cỗ bài tây, có bàn cờ tướng và có thể, rất nhiều thứ khác nằm ẩn dấu đằng sau lối đi vào phòng vệ sinh.
Nếu tuổi bạn đã 65, hoặc già hơn? Bạn mua vé đi xe buýt với giá phân nửa. Cũng thế, buồn chân bạn vào cửa hàng The Salvation Army mua áo quần cũ, tha một đống đồ hiệu với giá bèo không tưởng được sau khi xuất trình giấy chứng thực tuổi đã về chiều. Hội cao niên thì bảnh hơn, họ hay dụ khị bạn đi chơi xa ngoạn cảnh mà chẳng cần phân biệt tuổi tác. Hai chục bạc mỗi đầu người, xe đò hạng sang, sáng đi chiều về bao luôn thức ăn nước uống. Nói chung, khi bạn đã già, đi đâu bạn cũng hưởng được sự đặc ân khác thường. Bạn mua thuốc trợ lực cũng dễ, tựa lấy đồ trong túi ra, đâu khó khăn như bọn trẻ khi muốn thử qua công hiệu của Viagra.
Ông Bảy đi theo người bạn già dẫn đường. Ông hít phải mùi nước đái qủi từ tiệm hớt tóc xông ra nồng nặc thì nghe người bạn la to: Tới rồi!
Nền vàng chữ đỏ. Chữ Hội cao niên kẻ sơn chẳng được thẳng thớm. Ông Bảy có một nhận xét: Vàng, đỏ. Riêng lãnh vực thẩm mỹ, hai màu ấy luôn thù nghịch nhau. Da vàng máu đỏ, đâu phải chỉ vì cái cớ ấy mà dân Việt nỡ lòng nhắm mắt vi phạm vào cái khoản "ngó cho được mắt". Giả sử ai đó quét phông màu xanh đậm, bleu noir, rồi dùng sơn trắng mà "quất" ba chữ Hội cao niên lên trên coi có phải "Tây" hơn không? Chỉ cần mường tượng thôi, chín chín phần trăm đã thấy "thằng" xanh trắng đẹp ăn đứt "thằng" vàng đỏ.
Bước vào cửa, hai ngọn néon đón chào ông Bảy bằng thứ ánh sáng chiếu lệ. Ngọn thứ ba thì mãi nhấp nháy, hổng chịu năng nổ với chức năng. Gần đất xa trời, chữ ấy nghe thấm thiá, riêng với con người. Ngọn đèn đang hấp hối kia sao chẳng ai đành lòng đem quẳng thùng rác? Nó chiếu xuống hội phòng, lan toả một thứ gì buồn buồn, day dức trong câm nín. Có hai người đàn ông tóc bạc đang ngồi chơi cờ và người thứ ba là một madame mãi loay hoay với khay đựng trà. Tiếng ly tách va chạm nhau, tiếng những con cờ bằng gỗ gõ chan chát xuống bàn. Bận bịu. Không ai rảnh mà trông lên kẻ mới bước chân vào phòng. Ông Bảy lại nghĩ: Ở cuộc đời, tất cả chúng sinh đều mắc phải nhiều lầm lỗi. Và đáng phàn nàn là cái phận người bé nhỏ ấy đều bị cuộc chơi bắt phải tuân thủ một điều lệ: Hạ thủ bất hoàn. Thua, chỉ có hối tiếc ăn năn. Khắc vào da thịt một thứ tì vết mà ai đó dẫu có thứ tha cũng khó gội rửa cho sạch. Ông Bảy trước 75 là một nhân viên có chức phận trong ty Ngân khố. Một mình, ông nuôi bốn đứa con học hành tới nơi tới chốn. Nhưng mà lớn lên, đứa con đầu đụng trận, thây phơi ngoài chiến địa. "Áo bào thay chiếu anh về đất" như câu thơ hào sảng của ai kia. Đứa hai, không oanh oanh liệt liệt như anh nó, chết trong tù cải tạo một vùng đất xa xăm đâu tận ngoài Bắc. Đứa ba, con gái, mình hạc xương mai, du học ở Pháp rồi để cho thằng thực dân lạ hoắc lạ huơ ẳm đi chẳng một lời cáo phó "au revoir" để lại. Thằng út vượt biển, qua Canada phấn đấu thi đỗ làm bác sĩ, lấy vợ cùng đẳng cấp, mở phòng mạch hốt bạc, bảo lãnh ông Bảy qua và... và mặt lạnh như tiền, thuê cho ông Bảy căn hộ hẹp bé "Bố ở riêng cho được tự do". Chúng nó giáng một đòn quyết liệt, hạ thủ bất hoàn, ông Bảy nhìn tướng sĩ tượng tan tác, thành quách u sầu đành dong cờ trắng đầu hàng vô điều kiện. Đem con bỏ chợ, ông Bảy phải ngửa tay xin tiền trợ cấp xã hội. Gầm đầu xuống đất nhỏ ba giọt lệ, ngước mắt nhìn cao xanh mà cười lên ba tiếng. Bậc làm cha mẹ thường mang niềm vui tràn bờ khi con cái thành công ngoài trường đời. Đôi khi lỡ miệng dông dài về chúng thì người nghe chuyện chớ vội trách cứ là họ huênh hoang. Ông Bảy khác, ổng ngậm miệng hến, câm như thóc. Con mèo biết dấu cứt là ông Bảy. Ổng mồ côi trước cuộc đời. Người bạn già nói với ông bằng thứ triết lý mơ hồ của Tây: "Oh! C'est la vie!". Và cụ thể bằng tiếng Việt, giọng Nam chơn chất: Anh Bảy theo tui, giỏi chân tới hội cao niên sinh hoạt dăm ba bữa. Biết đâu tìm gặp ở đẳng một niềm vui, dẫu bèo bọt.
Cuối cùng thì người đàn bà nhìn thấy khách. Tuy lớn tuổi nhưng lưng bà còn thẳng, dáng vẻ linh hoạt và cái đáng nói là son phấn tuồng như chưa hề bị phụ rẫy một lần trên gương mặt đang tươi cười kia. Bà mặc áo đen có đính những hạt cườm xanh đỏ trước ngực, quần tây màu mỡ gà là thẳng nếp. Trang phục tử tế như thể vị chủ tịch hội phụ nữ sắp sửa diễn thuyết về đề tài Hai bà trưng, giặc đến nhà sao bắt đàn bà phải gồng mình uýnh lộn? Đàn ông trốn đi đâu?
- Chào anh. Anh vẫn khỏe?
Bạn ông Bảy gật đầu:
- Dạ, nhờ Trời. Chị cũng thường?
Người đàn bà ngó chăm vô mặt ông Bảy, ánh mắt đong đầy những nỗi niềm. Mày lá liễu nhíu, mắt lá răm sắc, sóng thu ba đo lường, lóng lánh tia nhìn tra vấn. Tội phạm mang tên Bảy cứng đờ người, tự hỏi thầm: Ta là ai? Và em là ai? Hy vọng giữa đôi ta chưa hề một lần sơ ngộ. Và như thế, mụ ấy không thể moi ra đống cứt ta từng cất dấu. Cái quá khứ đau thương ấy...
- Mấy anh ngồi chơi.
Bàn có rất nhiều ghế. Như thứ phô trương thanh thế, rằng cao niên rất đông hội viên. Tiếng kéo ghế không làm bận tâm hai tiên ông đang đắm mình vào bàn cờ gần tới hồi tàn cuộc.
- Thiệt đúng lúc, trà uống được rồi đây.
Người đàn bà bày chiếc khay ra giữa bàn. Mười ngón tay, ông Bảy đếm, có ba chiếc nhẫn tròng vào đó. Một vàng và hai kim cương. Vàng ảm đạm, kim cương thì lanh lợi chớp nháy hột nhỏ hột to. Đó là thứ chứng minh nhân dân, đóng mộc vào thân phận người đàn bà. Ông Bảy đón lấy tách trà từ tay người nhiều của. Đẳng cấp ấy quá cao xa. Tôi tên là Trần Trụi, ngoại hiệu Rớt mồng tơi. Ông Bảy cười:
- Cám ơn chị.
- Xin lỗi anh tên chi?
- Dạ, tên Bảy.
- Anh Bảy qua lâu mau?
- Dạ, cũng chưa được lâu. Coi như mới, thảy đều còn lạ nước lạ cái.
- Trà uống được không?
- Ngon. Dạ, cũng thơm...
- Tui nói có trời chứng giám, anh Lắm như người quân tử, nhân nghĩa lễ trí tín, đức độ đến là thế mà trời sao nỡ sớm bắt đi?
Một quân cờ giáng xuống bàn. Thảng thốt như tiếng nổ của một hòn đạn vừa rời nòng súng. Chết điếng.
- Trà này của người quen từ Toronto mang về phúng điếu. Sẵn đây e mình cũng nên ngậm ngùi ngồi yên tưởng niệm đến anh Lắm đôi ba giây. Chức vị anh Lắm hiện bỏ trống, tuần sau có cuộc bầu bán hội trưởng, anh Bảy nhớ đến chung vui. Có tiệc trà thân mật do chính tay quí chị em chúng tôi đảm trách. Chao! Đời sống này buồn quá, còn gặp nhau ngày nào thì nên vui mừng ngày đó. Tui nói thế liệu anh Bảy nghe có hợp nhĩ không?
- Dạ, chị nói đúng. Ở đời nên lấy cái tình làm trọng. Giàu có chớ khinh khi kẻ nghèo túng, ai cũng là phận di dân!
- Sao giọng điệu anh nghe hệt như anh Lắm? Cái phương ngữ ấy người Cọng sản họ gọi là san bằng giai cấp, người chớ có bóc lột người. Chao! Mệt ngất ngư. Sang hèn chi rồi cũng châu về hiệp phố. Cát bụi cả! Bèo bọt ráo!
Ông Bảy bắt đầu thấy ê mình. Có thể lâu quá ông mới được dịp tiếp chuyện với người đồng hương. Như thiền giả ngồi diện bích trong thạch động đã lâu, nay bước chân xuống đời thuyết pháp dĩ nhiên phải trẹo quai hàm. Xe chạy đường dài, cháy bu-gi lột dên hư xú báp là chuyện thường hằng. Không lấy gì làm lạ! “Xăng có thể cạn, lốp có thể mòn, nhưng số máy số sườn vẫn không hề thay đổi!”
Bạn ông Bảy ngồi nín khe chẳng góp lời. Tôn trọng ý kiến của đôi "trai gái" đang luận tới cái mong manh có trong cuộc sống. Đề tài ấy dẫu nói năm canh cũng chưa thể tàn cuộc. Và không cứ là già đầu, bọn trẻ cũng ưa phát ngôn linh tinh đến nó. Vì thế nghe hoài rất dễ ngấy. Chuyện tình yêu cũng xưa cũ không kém, vậy mà lạ lùng một điều, con này ăn nằm với thằng kia, gã nọ lén vợ đi chơi bời... dẫu nghe bất tận cũng còn nguyên dạng háo hức. Nó luôn rành rành hàng chữ sau đuôi: Xem sang hồi sau sẽ rõ. Hồi hộp khiếp!
Chuyện vãn đang nhạt dần, trà nước thảy đều nguội, ông Bảy chưa biết sắp xếp một câu kết luận phải phép để được rời đi thì lại có thêm một cụ ông hom hem bước vào. Nhân sinh thất thập cổ lai hy! Câu ấy láo. Hay lại nói trớ đi, nhờ bơ sữa của đế quốc nên mới thọ được thế? Cái ấy thậm ngụy biện!
- Anh Bùi.
Người đàn bà reo lên. - Chứ chị ấy đâu?
Kẻ thọ hiếm hoi kia nói mà không nhìn một ai:
- Bà ta đang ở trên chùa làm việc thiện nguyện công quả. Chốn ấy tôi không thể đứng xớ rớ được lâu, lội bộ tới đây ngồi chờ cho được việc.
Ông tên Bùi nhấc hỏng một chiếc ghế nhựa, tìm chỗ khuất lấp ngồi hút thuốc. Nơi đó có dấu sẵn cái gạt tàn bằng nhôm. Nơi đó màu vách có vẻ ám tối, tựa hồ khói thuốc đã làm bức tường bị ung thư.
- Một ngày anh hút mấy điếu?
Người đàn bà hỏi khi mang tới cho ông Bùi tách trà.
- Gần một bao. Tôi ghét đếm số.
- Chẳng một ai ngăn cản?
- Gia đình tôi phật tử thuần thành, đâu ai làm chuyện ác đức thế!
Khói thuốc che mờ một phần gương mặt ông Bùi. Giọng ông ta chẳng hề pha chút diễu cợt. Ông nhấp chút nước, ướt bờ môi:
- Bà chưa nghe vợ tôi phân trần?
- Dạo này lu bu ít khi gặp nhau.
- Cuộc đời này tôi chỉ còn duy nhất một niềm kỳ vọng. Vợ tôi nói. Đó là một ngày kia được trông thấy ông từ bỏ thuốc lá. Như vậy thì nhân danh một người chồng tốt tôi vẫn phải tiếp tục hút, bởi tôi chẳng đành lòng cướp đi niềm kỳ vọng của bà ta. Sống mà không nuôi hy vọng. Giời ơi! Cuộc sống ấy nhạt tựa hồ mồm chẳng ngậm được điếu thuốc thơm.
- Tuần sau có cuộc họp. Anh Bùi nhớ đến.
- Nhớ. Trước đây ông hội trưởng có hút thuốc không nhỉ?
- Không. Tuyệt đối. Anh Lắm là người đạo đức gương mẫu đủ mọi mặt.
- Vậy mà hắn đã chết. Buồn thay! Người đàng hoàng đạo đức sống lâu, xưa nay hiếm! Tôi nói với vợ tôi trên đường đến chùa trưa nay: Hút thuốc có cái lợi, kẻ quen biết cạy mặt chẳng dám mời mình tới nhà chúng. Đó là hạnh phúc số một. Số hai là mình suốt đời thong dong, chẳng ai bầu một đứa nghiện thuốc như tôi vào chức hội trưởng, kế toán, ngoại nội vụ hoặc thủ qũy. Vậy thì xin cứ thỏng tay vào chợ, lim dim khói thuốc ở bờ môi tịnh khẩu.
- Anh Bùi nói nửa đúng nửa sai.
Một tiên ông đứng lên. Bị chiếu bí, giận dỗi xoá hết dấu vết có trên bàn cờ. Không muốn nhìn lui tháng Tư đen, ông tiến lại chỗ ngồi ông Bùi.
- Đâu, thuốc đâu? Làm một điếu cho thơm râu.
- Thuốc đây. Cứ thoải mái. Tôi trót nói sai chỗ nào xin cụ chỉ giáo cho.
- Cốt lõi vấn đề nằm ở chỗ anh có ham chức hội trưởng hay không? Ngần ấy thôi. Chẳng cần lôi kéo xì ke ma túy vào cho rách việc. Sao, thích không? Bao bọn này một chầu phở thì tuần sau đổi đời làm hội trưởng một cách đường bệ.
- Không ngửi được. Qúi vị bỏ tiền ra đút lót dụ dỗ tôi thế chân me-xừ Lắm thì họa may.
- Ngược đời! Phàm muốn có vai vế chức phận người ta phải giở trò lòn cúi tranh thủ hối lộ mua quan bán chức chớ. Thôi, sinh hoạt với nhau đã lâu chúng ta biết rõ lòng dạ nhau quá, mượn cái vị mặt mũi mới toanh này làm trọng tài một phen.
Mọi con mắt đều chú mục quang tới ông Bảy. Những con mắt đục bụi trần, duy đôi mắt bà ấy là long lanh. Tinh tường sáng lạng một cách đáng ngạc nhiên. Chẳng biết bà ta xỏ chỉ qua lỗ đít cây kim có dễ không? Ông Bảy gãi đầu:
- Tui biết nói năng chi?
- Kệ, cứ phát ngôn. Mình đang ở xứ tự do dân chủ. Người ngoại cuộc bao giờ cũng sáng mắt hơn.
- Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép anh đây? Tên tuổi còn chưa tường nói chi tới ý kiến này nọ. Quí vị có ưa ăn phở thì chúng ta cùng kéo nhau đi. Tiền qũy của hội sau khi mua vòng hoa phúng điếu anh Lắm còn đúng ba mươi tám đồng, dư sức qua cầu để chào đón anh Bảy ngày đầu đến với hội ta.
Mọi người chộn rộn hẳn lên. Đàn bà họ giỏi hơn đàn ông ở chỗ, biết gỡ rối tơ lòng, biết tháo chướng ngại, tìm ra con lộ hanh thông trong khi hoàn cảnh lâm vào chỗ ngỡ là tắc tị, dễ gây hận thù. Phở. Nó là cái quái gì mà nghe đi kéo ghế thì ai nấy mặt mày linh hoạt, có thần khí ngay. Duy ông Bùi vẫn bình chân như vại, khói dâng mù mờ, khoảng cách đâm xa.
- Sao thế?
- Tôi ngấy phở. Vã, bả về đây tìm không thấy lại sinh chuyện. Lại Nam mô di Phật.
- Xeo phôn đâu? Trình với bả một tiếng.
- Cái gì?
- Không có điện thoại di động, điện thoại cầm tay sao?
- Thứ ấy để bọn trẻ con nó nghịch phá đú đởn chòng ghẹo nhau. Ngần này tuổi ai lại đi ôm của nợ đó? Không thấy chướng tai gai mắt sao?
- Ông này lạc hậu! Ở Việt nam người ta còn bán cả xeo phôn bằng giấy kia. Đời mới, mẫu mã đa dạng.
- Hiện đại nhỉ!
- Chứ sao. Đắt như tôm tươi. Để đốt xuống dưới cho thân bằng quyến thuộc có phương tiện mà réo gọi nhau.
- Khiếp. Địa ngục tối tăm không thấy đường, mày mò sao lại bấm đúng số phôn của ông thì bỏ mẹ.
Ông Bùi cười lớn, tự tán thưởng lấy mình. Người kia thoa đầu tóc lưa thưa:
- Thua. Đấu cờ thua, đấu khẩu cũng thua. Điệu này phải ra tiệm phở gọi đúng một tô xe lửa để gỡ sĩ diện mới được.
Trừ ông Bùi, mọi người đều tới lấy áo khoát, móc trên dãy đinh đóng ngập vào vách. Những chiếc áo thay phiên rời đi, lộ ra toàn phần bức tranh màu nước đã phai nhạt màu. Ông Bảy nghiêng đầu ngắm. Chẳng hiểu tay họa sĩ phóng bút ra thứ cây gì? Một cụm lá rối đâm ngang dọc, tua tủa. Và tại sao người ta lại cố tình máng nó ở đó, hà hiếp nó một cách không khoan nhượng. Bạn ông Bảy giải thích:
- Vách tường ở đó bị thủng một lỗ khá lớn, dùng tấm tranh để che đậy là hợp lý nhất.
- Nó chẳng mấy đẹp phải không anh Bảy? Người đàn bà góp lời. - Trúc có đâu mà kỳ cục thế?
Bạn ông Bảy hỏi:
- Sao chị biết đó là cây trúc?
- Cố hội trưởng bảo thế. Chính anh Lắm mang nó tới chứ ai? Trúc, biểu tượng cho người quân tử.
- Vớ vẫn! Ông Bùi bình phẩm. Ngày xưa tôi đi học, thầy giáo kể chuyện có ông gì đi sứ sang Tàu, táy máy đưa tay rờ rịt vào bức tranh vẽ thật sống động bị người quyền thế họ mắng cho. Cả thẹn, chàng kia đành bào chữa: Trúc là quân tử cớ sao để cho chim chóc, hạng tiểu nhân bám đậu vào? Kẻ hèn này chỉ muốn xua đuổi chim bay đi... Thiệt là quê một cục! Mất mặt bầu cua. Cho hay người Việt mình thì ngu ngơ chậm lụt mãi từ đời ông Bành tổ tới giờ. Mấy đứa cháu tôi bị bố mẹ chúng ép đi học tiếng nước nhà, ngày một ngày hai bèn cúp cua. Chớ cớ sự gì thế các cháu? Ông ơi, cô giáo dạy trước đây người Việt mình biết đẻ trứng. Một trăm cái lận. Chắc họ bắt chước trong phim Aliens. Stupid! Đi học mà nghe người lớn dối gạt, ông biểu chúng cháu phải làm sao? Tôi ngậm bồ hòn làm ngọt, xuội lơ làm đồng minh với bọn nhóc tì.
- Bậy thật! Có ai lại như ông? Chim có tổ người có lông...
Người đàn bà che miệng cười:
- Sao lại mang lông lá vào? Có ai no hair đâu? Chim có tổ người có tông. Xin anh nhớ cho.
- Ừ thì tông. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Tóm tắc là phải cố đừng quên nguồn cội. Ăn phở cũng là cách tôn trọng gìn giữ văn hoá xứ ta. Chẳng ke cholesterol.
- Văn với hoá! Anh về Việt nam lần nào chưa?
- Chưa. Tại sao?
- Anh sẽ cảm thấy lạc lõng bởi chốn ấy không còn ai nói cùng thứ ngôn ngữ với anh. Tiếp thị, công đoạn, khuyến mãi, cường độ, sự cố, cự ly... Đầu anh khi ấy sẽ mọc lên cái ý nghĩ: Mình đang lạc bước tới một tiểu bang của Trung quốc vĩ đại. Made in China, mua một món hàng sản xuất ở đó thì chả có gì phải phấn khởi hồ hỡi cả. Buồn, buồn lắm! Chưa kể bị ngộ độc hồi nào chẳng hay!
Không một ai tiếp lời. Yên lặng vì ngao ngán, hoặc làm thinh vì nhận xét ấy quá xác đáng? Đó là phút giây mà ông Bảy hay biết tên người đàn bà: Trúc. Ông có vẻ chịu đèn, ông luôn đi cạnh bà. Ông mở cửa cho mọi người thong dong cùng bước ra. Ngoài đường chẳng có nắng, gió thênh thang lùa ngang bãi đậu xe trống, mang hàn khí tới, xua đuổi mùi nồng của hoá chất từ tiệm hớt tóc thường trực bủa vây.
Hồ Đình Nghiêm
"Three may keep a secret, if two of them are dead."
Benjamin Franklin.
Benjamin Franklin.
1.
Giống như tên gọi, căn phòng rộng mười mét vuông ấy chứa đựng những vật dụng già tuổi. Bàn ghế không đồng dạng. Cái gỗ cái nhựa, cái đen đúa cái màu mè. Có tủ đựng sách với hàng chữ lớn dán trên vách: "Coi tại chỗ, cấm mang đi". Sách đa phần là truyện chưởng và tình cảm gay cấn của Quỳnh Dao. Có máy lọc cà phê, có bình thủy, có ấm trà. Có cỗ bài tây, có bàn cờ tướng và có thể, rất nhiều thứ khác nằm ẩn dấu đằng sau lối đi vào phòng vệ sinh.
Nếu tuổi bạn đã 65, hoặc già hơn? Bạn mua vé đi xe buýt với giá phân nửa. Cũng thế, buồn chân bạn vào cửa hàng The Salvation Army mua áo quần cũ, tha một đống đồ hiệu với giá bèo không tưởng được sau khi xuất trình giấy chứng thực tuổi đã về chiều. Hội cao niên thì bảnh hơn, họ hay dụ khị bạn đi chơi xa ngoạn cảnh mà chẳng cần phân biệt tuổi tác. Hai chục bạc mỗi đầu người, xe đò hạng sang, sáng đi chiều về bao luôn thức ăn nước uống. Nói chung, khi bạn đã già, đi đâu bạn cũng hưởng được sự đặc ân khác thường. Bạn mua thuốc trợ lực cũng dễ, tựa lấy đồ trong túi ra, đâu khó khăn như bọn trẻ khi muốn thử qua công hiệu của Viagra.
Ông Bảy đi theo người bạn già dẫn đường. Ông hít phải mùi nước đái qủi từ tiệm hớt tóc xông ra nồng nặc thì nghe người bạn la to: Tới rồi!
Nền vàng chữ đỏ. Chữ Hội cao niên kẻ sơn chẳng được thẳng thớm. Ông Bảy có một nhận xét: Vàng, đỏ. Riêng lãnh vực thẩm mỹ, hai màu ấy luôn thù nghịch nhau. Da vàng máu đỏ, đâu phải chỉ vì cái cớ ấy mà dân Việt nỡ lòng nhắm mắt vi phạm vào cái khoản "ngó cho được mắt". Giả sử ai đó quét phông màu xanh đậm, bleu noir, rồi dùng sơn trắng mà "quất" ba chữ Hội cao niên lên trên coi có phải "Tây" hơn không? Chỉ cần mường tượng thôi, chín chín phần trăm đã thấy "thằng" xanh trắng đẹp ăn đứt "thằng" vàng đỏ.
Bước vào cửa, hai ngọn néon đón chào ông Bảy bằng thứ ánh sáng chiếu lệ. Ngọn thứ ba thì mãi nhấp nháy, hổng chịu năng nổ với chức năng. Gần đất xa trời, chữ ấy nghe thấm thiá, riêng với con người. Ngọn đèn đang hấp hối kia sao chẳng ai đành lòng đem quẳng thùng rác? Nó chiếu xuống hội phòng, lan toả một thứ gì buồn buồn, day dức trong câm nín. Có hai người đàn ông tóc bạc đang ngồi chơi cờ và người thứ ba là một madame mãi loay hoay với khay đựng trà. Tiếng ly tách va chạm nhau, tiếng những con cờ bằng gỗ gõ chan chát xuống bàn. Bận bịu. Không ai rảnh mà trông lên kẻ mới bước chân vào phòng. Ông Bảy lại nghĩ: Ở cuộc đời, tất cả chúng sinh đều mắc phải nhiều lầm lỗi. Và đáng phàn nàn là cái phận người bé nhỏ ấy đều bị cuộc chơi bắt phải tuân thủ một điều lệ: Hạ thủ bất hoàn. Thua, chỉ có hối tiếc ăn năn. Khắc vào da thịt một thứ tì vết mà ai đó dẫu có thứ tha cũng khó gội rửa cho sạch. Ông Bảy trước 75 là một nhân viên có chức phận trong ty Ngân khố. Một mình, ông nuôi bốn đứa con học hành tới nơi tới chốn. Nhưng mà lớn lên, đứa con đầu đụng trận, thây phơi ngoài chiến địa. "Áo bào thay chiếu anh về đất" như câu thơ hào sảng của ai kia. Đứa hai, không oanh oanh liệt liệt như anh nó, chết trong tù cải tạo một vùng đất xa xăm đâu tận ngoài Bắc. Đứa ba, con gái, mình hạc xương mai, du học ở Pháp rồi để cho thằng thực dân lạ hoắc lạ huơ ẳm đi chẳng một lời cáo phó "au revoir" để lại. Thằng út vượt biển, qua Canada phấn đấu thi đỗ làm bác sĩ, lấy vợ cùng đẳng cấp, mở phòng mạch hốt bạc, bảo lãnh ông Bảy qua và... và mặt lạnh như tiền, thuê cho ông Bảy căn hộ hẹp bé "Bố ở riêng cho được tự do". Chúng nó giáng một đòn quyết liệt, hạ thủ bất hoàn, ông Bảy nhìn tướng sĩ tượng tan tác, thành quách u sầu đành dong cờ trắng đầu hàng vô điều kiện. Đem con bỏ chợ, ông Bảy phải ngửa tay xin tiền trợ cấp xã hội. Gầm đầu xuống đất nhỏ ba giọt lệ, ngước mắt nhìn cao xanh mà cười lên ba tiếng. Bậc làm cha mẹ thường mang niềm vui tràn bờ khi con cái thành công ngoài trường đời. Đôi khi lỡ miệng dông dài về chúng thì người nghe chuyện chớ vội trách cứ là họ huênh hoang. Ông Bảy khác, ổng ngậm miệng hến, câm như thóc. Con mèo biết dấu cứt là ông Bảy. Ổng mồ côi trước cuộc đời. Người bạn già nói với ông bằng thứ triết lý mơ hồ của Tây: "Oh! C'est la vie!". Và cụ thể bằng tiếng Việt, giọng Nam chơn chất: Anh Bảy theo tui, giỏi chân tới hội cao niên sinh hoạt dăm ba bữa. Biết đâu tìm gặp ở đẳng một niềm vui, dẫu bèo bọt.
Cuối cùng thì người đàn bà nhìn thấy khách. Tuy lớn tuổi nhưng lưng bà còn thẳng, dáng vẻ linh hoạt và cái đáng nói là son phấn tuồng như chưa hề bị phụ rẫy một lần trên gương mặt đang tươi cười kia. Bà mặc áo đen có đính những hạt cườm xanh đỏ trước ngực, quần tây màu mỡ gà là thẳng nếp. Trang phục tử tế như thể vị chủ tịch hội phụ nữ sắp sửa diễn thuyết về đề tài Hai bà trưng, giặc đến nhà sao bắt đàn bà phải gồng mình uýnh lộn? Đàn ông trốn đi đâu?
- Chào anh. Anh vẫn khỏe?
Bạn ông Bảy gật đầu:
- Dạ, nhờ Trời. Chị cũng thường?
Người đàn bà ngó chăm vô mặt ông Bảy, ánh mắt đong đầy những nỗi niềm. Mày lá liễu nhíu, mắt lá răm sắc, sóng thu ba đo lường, lóng lánh tia nhìn tra vấn. Tội phạm mang tên Bảy cứng đờ người, tự hỏi thầm: Ta là ai? Và em là ai? Hy vọng giữa đôi ta chưa hề một lần sơ ngộ. Và như thế, mụ ấy không thể moi ra đống cứt ta từng cất dấu. Cái quá khứ đau thương ấy...
- Mấy anh ngồi chơi.
Bàn có rất nhiều ghế. Như thứ phô trương thanh thế, rằng cao niên rất đông hội viên. Tiếng kéo ghế không làm bận tâm hai tiên ông đang đắm mình vào bàn cờ gần tới hồi tàn cuộc.
- Thiệt đúng lúc, trà uống được rồi đây.
Người đàn bà bày chiếc khay ra giữa bàn. Mười ngón tay, ông Bảy đếm, có ba chiếc nhẫn tròng vào đó. Một vàng và hai kim cương. Vàng ảm đạm, kim cương thì lanh lợi chớp nháy hột nhỏ hột to. Đó là thứ chứng minh nhân dân, đóng mộc vào thân phận người đàn bà. Ông Bảy đón lấy tách trà từ tay người nhiều của. Đẳng cấp ấy quá cao xa. Tôi tên là Trần Trụi, ngoại hiệu Rớt mồng tơi. Ông Bảy cười:
- Cám ơn chị.
- Xin lỗi anh tên chi?
- Dạ, tên Bảy.
- Anh Bảy qua lâu mau?
- Dạ, cũng chưa được lâu. Coi như mới, thảy đều còn lạ nước lạ cái.
- Trà uống được không?
- Ngon. Dạ, cũng thơm...
- Tui nói có trời chứng giám, anh Lắm như người quân tử, nhân nghĩa lễ trí tín, đức độ đến là thế mà trời sao nỡ sớm bắt đi?
Một quân cờ giáng xuống bàn. Thảng thốt như tiếng nổ của một hòn đạn vừa rời nòng súng. Chết điếng.
- Trà này của người quen từ Toronto mang về phúng điếu. Sẵn đây e mình cũng nên ngậm ngùi ngồi yên tưởng niệm đến anh Lắm đôi ba giây. Chức vị anh Lắm hiện bỏ trống, tuần sau có cuộc bầu bán hội trưởng, anh Bảy nhớ đến chung vui. Có tiệc trà thân mật do chính tay quí chị em chúng tôi đảm trách. Chao! Đời sống này buồn quá, còn gặp nhau ngày nào thì nên vui mừng ngày đó. Tui nói thế liệu anh Bảy nghe có hợp nhĩ không?
- Dạ, chị nói đúng. Ở đời nên lấy cái tình làm trọng. Giàu có chớ khinh khi kẻ nghèo túng, ai cũng là phận di dân!
- Sao giọng điệu anh nghe hệt như anh Lắm? Cái phương ngữ ấy người Cọng sản họ gọi là san bằng giai cấp, người chớ có bóc lột người. Chao! Mệt ngất ngư. Sang hèn chi rồi cũng châu về hiệp phố. Cát bụi cả! Bèo bọt ráo!
Ông Bảy bắt đầu thấy ê mình. Có thể lâu quá ông mới được dịp tiếp chuyện với người đồng hương. Như thiền giả ngồi diện bích trong thạch động đã lâu, nay bước chân xuống đời thuyết pháp dĩ nhiên phải trẹo quai hàm. Xe chạy đường dài, cháy bu-gi lột dên hư xú báp là chuyện thường hằng. Không lấy gì làm lạ! “Xăng có thể cạn, lốp có thể mòn, nhưng số máy số sườn vẫn không hề thay đổi!”
Bạn ông Bảy ngồi nín khe chẳng góp lời. Tôn trọng ý kiến của đôi "trai gái" đang luận tới cái mong manh có trong cuộc sống. Đề tài ấy dẫu nói năm canh cũng chưa thể tàn cuộc. Và không cứ là già đầu, bọn trẻ cũng ưa phát ngôn linh tinh đến nó. Vì thế nghe hoài rất dễ ngấy. Chuyện tình yêu cũng xưa cũ không kém, vậy mà lạ lùng một điều, con này ăn nằm với thằng kia, gã nọ lén vợ đi chơi bời... dẫu nghe bất tận cũng còn nguyên dạng háo hức. Nó luôn rành rành hàng chữ sau đuôi: Xem sang hồi sau sẽ rõ. Hồi hộp khiếp!
Chuyện vãn đang nhạt dần, trà nước thảy đều nguội, ông Bảy chưa biết sắp xếp một câu kết luận phải phép để được rời đi thì lại có thêm một cụ ông hom hem bước vào. Nhân sinh thất thập cổ lai hy! Câu ấy láo. Hay lại nói trớ đi, nhờ bơ sữa của đế quốc nên mới thọ được thế? Cái ấy thậm ngụy biện!
- Anh Bùi.
Người đàn bà reo lên. - Chứ chị ấy đâu?
Kẻ thọ hiếm hoi kia nói mà không nhìn một ai:
- Bà ta đang ở trên chùa làm việc thiện nguyện công quả. Chốn ấy tôi không thể đứng xớ rớ được lâu, lội bộ tới đây ngồi chờ cho được việc.
Ông tên Bùi nhấc hỏng một chiếc ghế nhựa, tìm chỗ khuất lấp ngồi hút thuốc. Nơi đó có dấu sẵn cái gạt tàn bằng nhôm. Nơi đó màu vách có vẻ ám tối, tựa hồ khói thuốc đã làm bức tường bị ung thư.
- Một ngày anh hút mấy điếu?
Người đàn bà hỏi khi mang tới cho ông Bùi tách trà.
- Gần một bao. Tôi ghét đếm số.
- Chẳng một ai ngăn cản?
- Gia đình tôi phật tử thuần thành, đâu ai làm chuyện ác đức thế!
Khói thuốc che mờ một phần gương mặt ông Bùi. Giọng ông ta chẳng hề pha chút diễu cợt. Ông nhấp chút nước, ướt bờ môi:
- Bà chưa nghe vợ tôi phân trần?
- Dạo này lu bu ít khi gặp nhau.
- Cuộc đời này tôi chỉ còn duy nhất một niềm kỳ vọng. Vợ tôi nói. Đó là một ngày kia được trông thấy ông từ bỏ thuốc lá. Như vậy thì nhân danh một người chồng tốt tôi vẫn phải tiếp tục hút, bởi tôi chẳng đành lòng cướp đi niềm kỳ vọng của bà ta. Sống mà không nuôi hy vọng. Giời ơi! Cuộc sống ấy nhạt tựa hồ mồm chẳng ngậm được điếu thuốc thơm.
- Tuần sau có cuộc họp. Anh Bùi nhớ đến.
- Nhớ. Trước đây ông hội trưởng có hút thuốc không nhỉ?
- Không. Tuyệt đối. Anh Lắm là người đạo đức gương mẫu đủ mọi mặt.
- Vậy mà hắn đã chết. Buồn thay! Người đàng hoàng đạo đức sống lâu, xưa nay hiếm! Tôi nói với vợ tôi trên đường đến chùa trưa nay: Hút thuốc có cái lợi, kẻ quen biết cạy mặt chẳng dám mời mình tới nhà chúng. Đó là hạnh phúc số một. Số hai là mình suốt đời thong dong, chẳng ai bầu một đứa nghiện thuốc như tôi vào chức hội trưởng, kế toán, ngoại nội vụ hoặc thủ qũy. Vậy thì xin cứ thỏng tay vào chợ, lim dim khói thuốc ở bờ môi tịnh khẩu.
- Anh Bùi nói nửa đúng nửa sai.
Một tiên ông đứng lên. Bị chiếu bí, giận dỗi xoá hết dấu vết có trên bàn cờ. Không muốn nhìn lui tháng Tư đen, ông tiến lại chỗ ngồi ông Bùi.
- Đâu, thuốc đâu? Làm một điếu cho thơm râu.
- Thuốc đây. Cứ thoải mái. Tôi trót nói sai chỗ nào xin cụ chỉ giáo cho.
- Cốt lõi vấn đề nằm ở chỗ anh có ham chức hội trưởng hay không? Ngần ấy thôi. Chẳng cần lôi kéo xì ke ma túy vào cho rách việc. Sao, thích không? Bao bọn này một chầu phở thì tuần sau đổi đời làm hội trưởng một cách đường bệ.
- Không ngửi được. Qúi vị bỏ tiền ra đút lót dụ dỗ tôi thế chân me-xừ Lắm thì họa may.
- Ngược đời! Phàm muốn có vai vế chức phận người ta phải giở trò lòn cúi tranh thủ hối lộ mua quan bán chức chớ. Thôi, sinh hoạt với nhau đã lâu chúng ta biết rõ lòng dạ nhau quá, mượn cái vị mặt mũi mới toanh này làm trọng tài một phen.
Mọi con mắt đều chú mục quang tới ông Bảy. Những con mắt đục bụi trần, duy đôi mắt bà ấy là long lanh. Tinh tường sáng lạng một cách đáng ngạc nhiên. Chẳng biết bà ta xỏ chỉ qua lỗ đít cây kim có dễ không? Ông Bảy gãi đầu:
- Tui biết nói năng chi?
- Kệ, cứ phát ngôn. Mình đang ở xứ tự do dân chủ. Người ngoại cuộc bao giờ cũng sáng mắt hơn.
- Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép anh đây? Tên tuổi còn chưa tường nói chi tới ý kiến này nọ. Quí vị có ưa ăn phở thì chúng ta cùng kéo nhau đi. Tiền qũy của hội sau khi mua vòng hoa phúng điếu anh Lắm còn đúng ba mươi tám đồng, dư sức qua cầu để chào đón anh Bảy ngày đầu đến với hội ta.
Mọi người chộn rộn hẳn lên. Đàn bà họ giỏi hơn đàn ông ở chỗ, biết gỡ rối tơ lòng, biết tháo chướng ngại, tìm ra con lộ hanh thông trong khi hoàn cảnh lâm vào chỗ ngỡ là tắc tị, dễ gây hận thù. Phở. Nó là cái quái gì mà nghe đi kéo ghế thì ai nấy mặt mày linh hoạt, có thần khí ngay. Duy ông Bùi vẫn bình chân như vại, khói dâng mù mờ, khoảng cách đâm xa.
- Sao thế?
- Tôi ngấy phở. Vã, bả về đây tìm không thấy lại sinh chuyện. Lại Nam mô di Phật.
- Xeo phôn đâu? Trình với bả một tiếng.
- Cái gì?
- Không có điện thoại di động, điện thoại cầm tay sao?
- Thứ ấy để bọn trẻ con nó nghịch phá đú đởn chòng ghẹo nhau. Ngần này tuổi ai lại đi ôm của nợ đó? Không thấy chướng tai gai mắt sao?
- Ông này lạc hậu! Ở Việt nam người ta còn bán cả xeo phôn bằng giấy kia. Đời mới, mẫu mã đa dạng.
- Hiện đại nhỉ!
- Chứ sao. Đắt như tôm tươi. Để đốt xuống dưới cho thân bằng quyến thuộc có phương tiện mà réo gọi nhau.
- Khiếp. Địa ngục tối tăm không thấy đường, mày mò sao lại bấm đúng số phôn của ông thì bỏ mẹ.
Ông Bùi cười lớn, tự tán thưởng lấy mình. Người kia thoa đầu tóc lưa thưa:
- Thua. Đấu cờ thua, đấu khẩu cũng thua. Điệu này phải ra tiệm phở gọi đúng một tô xe lửa để gỡ sĩ diện mới được.
Trừ ông Bùi, mọi người đều tới lấy áo khoát, móc trên dãy đinh đóng ngập vào vách. Những chiếc áo thay phiên rời đi, lộ ra toàn phần bức tranh màu nước đã phai nhạt màu. Ông Bảy nghiêng đầu ngắm. Chẳng hiểu tay họa sĩ phóng bút ra thứ cây gì? Một cụm lá rối đâm ngang dọc, tua tủa. Và tại sao người ta lại cố tình máng nó ở đó, hà hiếp nó một cách không khoan nhượng. Bạn ông Bảy giải thích:
- Vách tường ở đó bị thủng một lỗ khá lớn, dùng tấm tranh để che đậy là hợp lý nhất.
- Nó chẳng mấy đẹp phải không anh Bảy? Người đàn bà góp lời. - Trúc có đâu mà kỳ cục thế?
Bạn ông Bảy hỏi:
- Sao chị biết đó là cây trúc?
- Cố hội trưởng bảo thế. Chính anh Lắm mang nó tới chứ ai? Trúc, biểu tượng cho người quân tử.
- Vớ vẫn! Ông Bùi bình phẩm. Ngày xưa tôi đi học, thầy giáo kể chuyện có ông gì đi sứ sang Tàu, táy máy đưa tay rờ rịt vào bức tranh vẽ thật sống động bị người quyền thế họ mắng cho. Cả thẹn, chàng kia đành bào chữa: Trúc là quân tử cớ sao để cho chim chóc, hạng tiểu nhân bám đậu vào? Kẻ hèn này chỉ muốn xua đuổi chim bay đi... Thiệt là quê một cục! Mất mặt bầu cua. Cho hay người Việt mình thì ngu ngơ chậm lụt mãi từ đời ông Bành tổ tới giờ. Mấy đứa cháu tôi bị bố mẹ chúng ép đi học tiếng nước nhà, ngày một ngày hai bèn cúp cua. Chớ cớ sự gì thế các cháu? Ông ơi, cô giáo dạy trước đây người Việt mình biết đẻ trứng. Một trăm cái lận. Chắc họ bắt chước trong phim Aliens. Stupid! Đi học mà nghe người lớn dối gạt, ông biểu chúng cháu phải làm sao? Tôi ngậm bồ hòn làm ngọt, xuội lơ làm đồng minh với bọn nhóc tì.
- Bậy thật! Có ai lại như ông? Chim có tổ người có lông...
Người đàn bà che miệng cười:
- Sao lại mang lông lá vào? Có ai no hair đâu? Chim có tổ người có tông. Xin anh nhớ cho.
- Ừ thì tông. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Tóm tắc là phải cố đừng quên nguồn cội. Ăn phở cũng là cách tôn trọng gìn giữ văn hoá xứ ta. Chẳng ke cholesterol.
- Văn với hoá! Anh về Việt nam lần nào chưa?
- Chưa. Tại sao?
- Anh sẽ cảm thấy lạc lõng bởi chốn ấy không còn ai nói cùng thứ ngôn ngữ với anh. Tiếp thị, công đoạn, khuyến mãi, cường độ, sự cố, cự ly... Đầu anh khi ấy sẽ mọc lên cái ý nghĩ: Mình đang lạc bước tới một tiểu bang của Trung quốc vĩ đại. Made in China, mua một món hàng sản xuất ở đó thì chả có gì phải phấn khởi hồ hỡi cả. Buồn, buồn lắm! Chưa kể bị ngộ độc hồi nào chẳng hay!
Không một ai tiếp lời. Yên lặng vì ngao ngán, hoặc làm thinh vì nhận xét ấy quá xác đáng? Đó là phút giây mà ông Bảy hay biết tên người đàn bà: Trúc. Ông có vẻ chịu đèn, ông luôn đi cạnh bà. Ông mở cửa cho mọi người thong dong cùng bước ra. Ngoài đường chẳng có nắng, gió thênh thang lùa ngang bãi đậu xe trống, mang hàn khí tới, xua đuổi mùi nồng của hoá chất từ tiệm hớt tóc thường trực bủa vây.
Comment