• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Học giả An Chi: Gánh chữ qua một phận người

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Học giả An Chi: Gánh chữ qua một phận người

    Học giả An Chi: Gánh chữ qua một phận người

    Cuộc đời của nhà nghiên cứu hay nhà khoa học thường ít có những sự kiện đặc biệt. Báo chí nhớ đến học giả An Chi khi có vấn đề về chữ nghĩa. Thỉnh thoảng, tên ông xuất hiện ở vài bài điểm sách, khi báo chí giới thiệu cuốn "Chuyện Đông - Chuyện Tây" của ông.

    An Chi bình dị như khoảng sân gạch trước nhà có vài chậu kiểng. Im ắng như con hẻm cụt buổi giữa trưa. Thi thoảng, "xé rào" tranh luận chút chút như con cu cườm dính bẫy được nuôi trong lồng kín, nhớ ruộng đồng cố gắng gáy vang một hồi lại lặng im... Cả đời ông, dồn hết cho đam mê duy nhất: Nghiên cứu từ nguyên học
    .
    Hôm gọi điện thoại hẹn bác An Chi xin buổi trò chuyện ngắn, tôi nửa như ngần ngại nửa lại háo hức. Thật ra, ít có người trẻ nào đủ can đảm ngồi "tay đôi" với người học giả uyên bác này. Thêm nữa, tư liệu về An Chi quá ít. Kể cả từ sách báo cho đến Internet. Chắc chắn rằng, riêng về khoản tự đánh bóng mình, học giả An Chi còn kém lắm so với nhiều người khác
    .
    An Chi tên thật là Võ Thiện Hoa, dân Sài Gòn chính tông, ông học trường Tây ngày trước (nay là Trường Lê Quý Đôn). Và do những điều kiện lịch sử nhất định, ông mang quốc tịch Pháp.
    Chỉ cho tôi xem bức hình chụp cái lớp học của ông ngày xưa vừa làm mới bằng cách xử lý máy tính lại, An Chi nói tất cả những người trong bức hình ấy đều đã định cư tại Pháp, chỉ còn mình ông ở Việt Nam. Hỏi lý do, An Chi trả lời bình thản: "Tôi yêu đất nước và con người ở đây".

    Tôi hiểu, đó không phải là cách trả lời đãi bôi. Một người ít xuất hiện trên mặt báo, ít tiếp xúc với những câu hỏi mang tính chất "rình rập" của phóng viên như An Chi thì tuyệt đối không có kiểu cò kè để đẩy người nói chuyện sang câu hỏi khác.
    Ngày An Chi còn nhỏ, ông thường theo ông nội đến thăm một người bạn. Bạn của ông nội An Chi là vị sư trụ trì ngôi chùa nhỏ và hành nghề bốc thuốc chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Ông nội An Chi mất, thi thoảng, ông vẫn theo mẹ đến thăm người bạn cũ ấy.
    Có lần, vị sư già trầm ngâm nhìn An Chi rồi quay sang mẹ ông bảo: "Việc đời vốn dĩ hay phân chia thành các nghề, gọi tắt là "sĩ, nông, công, thương". Cậu bé này dù có làm gì đi chăng nữa cũng sẽ quay về con đường của chữ "sĩ"". Có lẽ, lời phán năm xưa của vị sư già ấy đã vận vào người ông như một sự linh nghiệm khó giải thích.

    An Chi những năm theo học trường Tây sử dụng chủ yếu toàn tiếng Pháp. Nhưng ông vẫn kịp mê "Truyện Kiều", say chữ Quốc ngữ… Bộ sách làm thay đổi An Chi nhiều nhất có lẽ là quyển "Chính tả Việt Ngữ" của Lê Ngọc Trụ, xuất bản lúc bấy giờ.
    An Chi coi bộ sách này như bửu bối. Dẫu cho giờ đây, trong căn nhà ông, sách đã lên đến hàng vạn quyển. Ông "nghiện" chữ ngay từ thuở nhỏ.
    Rồi kháng chiến nối tiếp kháng chiến, An Chi cũng hăng hái tham gia các phong trào của học sinh, sinh viên nội thành. Căn nhà ông thành cơ sở hoạt động của Cách mạng. Hiệp định Genève ký kết, cuộc đời ông chuyển sang một bước ngoặt mới.

    Bước ngoặt của cuộc đời, thì có bao giờ phẳng lặng đâu. Được sự giới thiệu của các cán bộ hoạt động bí mật, ông được tập kết ra Bắc để giới thiệu cho bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Tuy nhiên (mỗi lần "tuy nhiên" lại một lần thở dài) do thời gian quá gấp, ông không thể xuống Cà Mau để theo đường thủy ra Hà Nội.
    Vậy là mua vé máy bay và ngồi chuyên cơ cùng một số bạn bè đi tập kết. Ngày ấy, đi tập kết bằng máy bay được gọi là tập kết trái tuyến. Ra đến Thủ đô, không hiểu sao An Chi lại chẳng liên lạc với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Có lẽ, ông quên.
    Ở Hà Nội, cán bộ của Phòng miền Nam thuộc Bộ Giáo dục vận động ông cùng các bạn tham gia lực lượng thanh niên xung phong với lời hứa "Hoàn thành nhiệm vụ sẽ được tự do lựa chọn ngành học chuyên môn". Vậy là An Chi hăm hở lên đường.
    Một năm ròng trải qua tham gia xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Một tuyến đường sắt trọng điểm do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh và bác Phạm Văn Đồng chỉ đạo thực hiện. Hết tuyến đường sắt, đã sẵn sàng cho chuyện học hành trở lại, thì đột nhiên, ông nhận được lệnh phải tiếp tục sang làm công nhân Nhà máy Chè Phú Thọ.
    Lần làm công nhân này, An Chi được phát thẻ công đoàn hẳn hoi. Vậy là được chính thức công nhận là công nhân thứ thiệt rồi. Những con mắt đau đáu với sách vở lại bắt đầu trỗi dậy. Rồi vận động, rồi thuyết phục các vị lãnh đạo cho ông và bạn mình được đi học.
    Những ngày đầy căng thẳng. Cuối cùng cũng có lệnh cho ông được thôi việc ở nhà máy chè và đi học lại. An Chi ghi danh theo học lớp Sư phạm Trung cấp. Ra trường, ông được bổ nhiệm đi dạy ở Thái Bình. Lại bắt đầu những ngày gian nan.
    Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng kể với tôi: "Ngày ấy ở Thái Bình không ai không biết Võ Thiện Hoa. Ông là "đặc sản" của Thái Bình đấy. Uyên bác thì khỏi nói rồi, mà dường như vẫn giữ được cái khí phách của người quân tử". Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng kể thêm: An Chi ra Hà Nội là vì ông mê chủ nghĩa xã hội.
    Ông tuân theo những lý tưởng tuổi trẻ của chính mình. Không biết thực hư chuyện này ra sao. Không ai trò chuyện với một người mình kính nể mà cứ chăm chăm "khoét" hết quá khứ của người khác để… viết báo. Thái Bình những ngày nhiều phiền muộn, An Chi đọc nhiều. --PageBreak--
    "Đọc không phải để tự học đâu. Đọc đầu tiên là để bù đắp thêm kiến thức cho mình đã", An Chi nói. Đọc nhiều về từ nguyên tiếng Hán, tiếng Phạn, tiếng Tây Ban Nha… Đọc nhiều, mê sách, rồi làm được đồng nào lại dồn hết tiền mua sách đồng ấy, An Chi dẫu không muốn nhưng vẫn cứ "trôi" dần ra gần hơn với những khốn khó đời thường.
    Rồi may mắn, cái may mắn từ những bức thư tay của ông Ca Văn Thỉnh (thân sinh của nhạc sĩ Ca Lê Thuần), ông thường gọi là bác Tư Thỉnh, Giám đốc Thư viện Khoa học xã hội thời ấy, ông được đặc cách cho mượn sách trong Thư viện Khoa học xã hội.
    Ngày đó, tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm như An Chi thì không đủ tiêu chuẩn để được đọc sách trong thư viện chứ đừng nghĩ đến chuyện mượn. Muốn đọc sách trong thư viện phải có bằng cử nhân, muốn mượn sách về nghiên cứu vài ngày thì phải là…
    Phó tiến sĩ trở lên mới đủ tiêu chuẩn. Có được thư tay của bác Tư Thỉnh, An Chi tha hồ đọc, tha hồ tiếp cận với kho sách quý mà Thư viện Khoa học xã hội có được. Nhiều sách trong đó không hề xuất hiện trên thị trường sách đọc. Cơn "nghiện" sách của ông chắc có phần được thuyên giảm ít nhiều.

    Sau khi đất nước thống nhất, ông chuyển về Sài Gòn và công tác tại Phòng Giáo dục quận 1. Đến năm 1984, An Chi đột ngột nghỉ hưu non. Đóng cửa nằm ở nhà đọc sách và nghiên cứu từ nguyên học. Đương nhiên, ai cũng bó tay trước cái tính của ông.
    Nhà An Chi ít khách lui tới dần, ngoại trừ vài người bạn quan tâm đến nguồn gốc của chữ nghĩa. Rồi năm 1990, An Chi hứng chí lên viết báo cộng tác với Tạp chí Kiến thức ngày nay (KTNN). Vào những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX, mức độ phổ biến của tạp chí này rất khủng khiếp.
    (Tuổi thơ tôi tràn những bài báo trong tạp chí này, nhiều đến mức khi kể lại cho bạn bè nghe những câu chuyện khoa học in trong KTNN, chúng cứ một mực bảo rằng tôi… ba xạo). Cộng tác được hai năm, Thư ký toà soạn KTNN là nhà báo Lê Khắc Cường mời ông ra giữ hẳn mục "Chuyện Đông - Chuyện Tây".
    Mục để giải đáp những thắc mắc trên trời dưới biển về chữ nghĩa, về các niên đại vua chúa, các thời điểm giao thoa lịch sử… của bạn đọc. "Chuyện Đông - Chuyện Tây" gắn liến với cái thương hiệu An Chi ngay từ ngày đó.

    Lúc mới viết báo, ông ký bút danh là Huệ Thiên (Có người đùa rằng chính xác cái bút danh này phải là Họa Thiên mới đúng, vì ông dùng bút danh theo kiểu đảo ngược chữ lót và tên của chính mình).
    Rồi "Chuyện Đông - Chuyện Tây" dính.. tai nạn. Cái tai nạn ấy khủng khiếp đến mức An Chi đã từng nhận được đề nghị bằng công văn hẳn hoi: "Tác giả Huệ Thiên tạm thời ngưng công tác mục Chuyện Đông - Chuyện Tây một thời gian". Mặc đề nghị, ông vẫn viết. Chỉ đổi bút danh là An Chi (tức "y chang"), Huệ Thiên vẫn hoàn Huệ Thiên thôi.

    Lại lặng lẽ viết báo giải thích cho bạn đọc cặn kẽ chữ nghĩa, lại nghiên cứu, rồi tự học… An Chi vẫn là An Chi, âm thầm đúng kiểu như cách luận của Vạn thế sư biểu Khổng Tử "Lão giả An chi, bằng hữu Tín chi, thiếu giả Hoài chi".
    Hỏi: "Bác An Chi có biết vụ cư dân mạng lập ra cả một diễn đàn để tranh luận về bác không?". "Biết chứ, nhưng mình không can thiệp hay coi hoài làm gì đâu". "Vậy bác An Chi có biết nhiều người trong giới viết lách đồn rằng bác có trí nhớ siêu phàm, chỉ cần hỏi cái gì là bác lập tức liên tưởng đến chuyện ấy nằm trong mục này, sách nào không?".
    "Cái này cũng có nhiều người thắc mắc đây. Nhưng thật ra sòng phẳng thì tôi chỉ trả lời những câu hỏi mình biết thôi. Trả lời cái chắc chắn theo căn cứ xác thực, chứ không phóng tư tưởng lên mây đâu. Mình ngại mấy vụ tranh luận như kiểu đòi Kinh Thi lại cho chúng ta chẳng hạn", học giả cười sảng khoái.

    Nhà cách mạng Trần Bạch Đằng trong một bài bình luận lúc ông còn sống có nhắc đến An Chi với những chữ rất trân trọng: "Tôi hết sức kính trọng ông An Chi, người phụ trách chuyên mục "Chuyện Đông - Chuyện Tây" trên Tạp chí Kiến thức ngày nay. Ông dạy ở phổ thông và tự học, kiến thức uyên bác".
    Mà cũng có ai được như ông, ngoài cái tuổi thất thập vẫn lên mạng, đăng ký trang web trả tiền để đọc tin tức bằng tiếng Pháp, làm việc "chắc chắn là hơn 8 tiếng mỗi ngày", nghiên cứu loại hình chữ nghĩa thuộc hàng hiếm tại Việt Nam, mà vẫn giữ được cái chất Gọi mình là ông An Chi, thích công việc nghiên cứu từ nguyên học thôi Chứ học giả cái gì? Cà phê hả? Thôi, mình bỏ cà phê rồi! Qua nhà mình chơi thôi".
    Vậy đấy, có thể An Chi không là một người đặc biệt

    Ngô Kinh Luân
    (canhandan.com)
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 26-05-2009, 08:28 PM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #2

    (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
    Xin cho biết tên nước ta qua các thời kỳ lịch sử

    AN CHI:
    Sau đây là quốc hiệu qua các đời:

    1. Xích Quỷ (thời Kinh Dương Vương),
    2. Văn Lang (thời HùngVương),
    3. Âu Lạc (đời An Dương Vương),
    4. Vạn Xuân (đời Lý Nam Đế, 541-547),
    5. Đại Cồ Việt (đời ĐinhTiên hoàng, 968-979),
    6. Đại Việt từ đời Lý ThánhTông, 1055-1072),
    7. Đại Ngu (đời Hồ Quí Ly, 1400),
    8. Đại Việt (từ đời Lê Thái Tổ, 1428-1433),
    9. Việt Nam (từ đời Gia Long, 1802-1819),
    10. Đại Nam (từ đời MinhMạng, 1820-1840),
    11. Việt Nam (Dân chủ Cộng hòa) từ 2.9.1945.
    Sau khi An Dương Vương mất Cổ Loa và tự tử thì nước Âu Lạc bị Triệu Đà sát nhập vào quận Nam Hải để lập thành nước Nam Việt. Nước này lại bị nhà Hán chiếm rồi đặt thành Giao Chỉ bộ chia làm 9 quận trong đó 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, chủ yếu là Giao Chỉ, rồi đến Cửu Chân, có những phần đất cũ của Âu Lạc. Năm 203, Hán Hiến Đế cải gọi là Giao Châu. Năm 679, Đường Cao Tông đặt làm An Nam Đô hộ phủ. Thời pháp thuộc, nước ta bị chia làm Tonkin, Annam và Cochinchine. Trước năm 1945, vẫn dịch thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Từ năm 1945, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gọi là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Sau đó, chính quyền thân Pháp gọi là Bắc Phần, Trung Phần và Nam Phần, rồi Bắc Việt, Trung Việt và Nam Việt. Trước 1945, tên Việt Nam vẫn có được dùng nhưng đó chỉ là ngôn từ của sách báo hoặc là yếu tố trong tên của tổ chức (như: Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, v.v. ) mà thôi.

    ******************************

    (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
    "Ba hồn bảy vía" là những hồn nào, vía nào? Tại sao có người còn cho rằng đàn ông có bảy vía mà đàn bà lại có tới chín vía?

    AN CHI:
    Ba hồn bảy vía là một quan niệm xuất phát từ Trung Hoa. Đây là một quan niệm của Đạo giáo. Tiếng Hán là tam hồn thất phách. Sách Bảo Phác Tử của Cát Hồng đời Tấn có viết: "Muốn trở nên thần thông thì phải luyện phép chia mình bằng nước, lửa. Chia mình được thì thấy được ba hồn bảy vía của bản thân". Sách Vân cập thất tiêm của Trương Quân Phòng đời Tống nói rõ ba hồn là: thai quang, sàng linh và u tinh còn bảy vía là: thi cẩu, phục thỉ, tước âm, thôn tặc, phi độc, trừ uế và xú phế. Sự phân biệt bảy vía của đàn ông với chín vía của đàn bà có thể chỉ là do một số người Việt Nam đặt ra. Họ giải thích rằng sở dĩ như thế là vì đàn ông có bảy lỗ mà đàn bà thì có tới chín lỗ. Bảy lỗ thì bảy vía còn chín lỗ thì chín vía. Bảy lỗ ứng với bảy vía thì đúng với quan niệm của dân gian cho rằng đó là bảy hồn bóng: bóng nhìn, bóng nghe, bóng thở và bóng nói. Hai lỗ mắt để nhìn, hai lỗ tai để nghe, hai lỗ mũi để thở và lỗ miệng để nói thì đúng là bảy lỗ. Bảy lỗ này thì đàn ông và đàn bà đều có. Còn chín lỗ là những lỗ nào? Là bảy lỗ trên cộng với lỗ tiểu tiện và lỗ đại tiện. Vậy chẳng có lẽ đàn ông thì không có hai lỗ sau này chăng? Rõ ràng cách phân biệt đàn ông bảy lỗ với đàn bà chín lỗ là điều vô lý: về phương diện này thì nam nữ "tuyệt đối bình đẳng".

    Nhưng do đâu mà lại có quan niệm trên đây? Có thể là do một sự hiểu nhầm. Tiếng Hán gọi bảy lỗ là thất khiếu và chín lỗ là cửu khiếu. Trong cửu khiếu thì bảy lỗ trên gọi là thượng khiếu còn hai lỗ dưới gọi là hạ khiếu. Thượng khiếu cũng gọi là dương khiếu còn hạ khiếu cũng gọi là âm khiếu. Chúng tôi ngờ rằng người ta đã hiểu nhầm âm khiếu là lỗ... riêng của phụ nữ, nên mới cho rằng đàn bà hơn đàn ông hai lỗ. Có lẽ vì thế mà sinh ra chuyện "nam thất nữ cửu” chăng?


    Ghi chú của vvn:
    * Sách của Đào Duy Anh ("Việt Nam văn hóa sử cương", (1938), Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Tháp (tái bản), 1998), thiên thứ ba, chương VI "Tín ngưỡng và tế tự" ghi rằng:

    Hồn là cái linh phụ vào phần khí của người, là phần khinh thanh, người ta chết thì bay lên không; còn phách là cái linh phụ vào phần hình của người, là phần trọng trọc, khi người ta chết thì tiêu xuống đất. Đàn ông có ba hồn phụ vào tam tiêu và bảy phách (vía) phụ vào thất khiếu, đàn bà thì có chín phách (vía) phụ vào cửu khiếu.

    Và chú thích:

    * Tam tiêu là miền miệng trên dạ dày là thượng tiêu, miền giữa dạ dày là trung tiêu, miền trên bàng quang là hạ tiêu.
    * Thất khiếu là bảy cái lỗ trên mặt: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, và miệng.
    * Cửu khiếu là thất khiếu với hai khiếu: lỗ sinh thực khí và hậu môn

    * Sách của Hoàng Quốc Hải ("Văn hóa phong tục", Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2005), chương "Việc tang việc hiếu" ghi rằng:

    Theo quan niệm cổ xưa, con người có 7 lỗ (thất khiếu) để hấp thụ vật chất, tinh thần mà trưởng thành. Bảy lỗ đó là : hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng. Đàn bà có thêm lỗ vú và lỗ sinh dục để đẻ và nuôi con. Khi hết chức năng sinh đẻ lại trở về thất khiếu (Phật giáo phân biệt các động vật cao cấp, hễ đã có cửu khiếu (9 lỗ) đều có thể tu Phật. Vì vậy, trong lịch sử có Tôn Hành giả gốc từ con khỉ. Cửu khiếu trong trường hợp này kể cả đàn ông và đàn bà tính theo thế ổn định : 2 lỗ tai, 2 lỗ mắt, hai lỗ mũi, miệng, lỗ sinh dục, lỗ bài tiết).

    Hoàng Quốc Hải cũng như bất kỳ người nào khác cũng có quyền suy diễn cách của mình.
    Cách suy diễn 2 cái khiếu là nhũ khiếu, hoặc một cái diễn giải khác gán cho là âm đạo vào hậu môn của người nữ là một suy diễn chỉ có ở Việt Nam.
    Vả lại, cách suy diễn của HQH thì đàn bà có đến 10 khiếu (hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng. Đàn bà có thêm lỗ vú và lỗ sinh dục để đẻ và nuôi con.) chứ không còn là thất khiếu hay cửu khiếu nữa. Nếu suy diễn thì người ta còn nhiều cái khiếu (cái lỗ) khác nữa, như mấy cái khiếu nhân tạo (xỏ lỗ tai) khiếu... chọ (khó chịu)

    Nói cho vui thôi. Tuy nhiên khi tìm hiểu nghĩa của một từ/ngữ ta phải dựa vào từ điển, và từ nguyên chứ không thể suy diễn.
    Trong các từ điển tiếng Hán, như Từ Hải chẳng hạn, đều giải thích về thất khiếu (cũng gọi là dương khiếu) như An Chi đã giải thích. Tuy nhiên, còn có thêm một định nghĩa về cửu khiếu là dương khiếu (7) + âm khiếu (2). Âm khiếu là hai lỗ tiểu tiện và đại tiện (bên dưới = âm) cộng với thất khiếu (bên trên = dương) thành cửu khiếu. Có lẽ người Việt mình hiểu lầm chữ âm khiếu và cho rằng âm nghĩa là thuộc về nữ giới nên mới gán hai cái khiếu đó cho đàn bà chăng.

    Nếu bạn để ý thì sẽ trong sách Tàu, người bị đầu độc (như Võ Đại Lang) hay tai nạn chấn thương thì bị "máu trào ra thất khiếu" chứ chẳng ai nói "máu trào ra cửu khiếu".

    ***************************

    (KTNN 100, ngày 15-01-1993)
    Tại sao lại nói "ngày tư ngày tết" và “tư niên" (là quanh năm). Hai tiếng "tư” này có liên quan gì với nhau hay không?

    AN CHI:
    Hán ngữ có một từ ghi bằng chữ 玆 , mà âm Hán Việt là tư, có nghĩa là năm, là mùa. Mathews' Chinese-English Dictionary (p.1023. ch.6935) giảng là: "A year, a season”. Sách Lã thị xuân thu có câu: “Kim tư mỹ hòa, lai tư mỹ mạch” nghĩa là mùa này tốt lúa gạo, mùa tới tốt lúa mì. Vì nó cùng một trường nghĩa với tết nên người ta đã ghép nó với từ này thành tư tết, rồi lại xen ngày vào mà nói thành ngày tư ngày tết.

    Còn tư trong "tư niên” thì lại không liên quan gì đến tư trong "ngày tư ngày tết" cả. Nó là tư trong tư bề, tư mùa, nghĩa là một biến thể ngữ âm của tứ là bốn. Tư bề là bốn bề, nghĩa là mọi phía; tư mùa là suốt bốn mùa, nghĩa là quanh năm. Sự di chuyển tự nhiên và hợp lý từ bốn sang mọi, sang quanh trong nghĩa của tư bề, tư mùa đã dẫn đến cách hiểu sai lệch rằng tư có nghĩa là quanh, là khắp, là cả, v.v.. Với cách hiểu sai lệch này, người ta đã nói tư niên mà hiểu là quanh năm

    (trích DA88 - Kinh Nghiệm Thực Tế Từ Nhà Cái Uy Tín (DA88 - Kinh Nghiệm Thực Tế Từ Nhà Cái Uy Tín))
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #3

      (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
      Lục dục, thất tình là những tình cảm nào?

      AN CHI:
      1. Lục dục là tiếng nhà Phật chỉ sáu điều ham muốn do lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) mà ra: mắt muốn nhìn đẹp, tai muốn nghe hay, mũi muốn ngửi thơm, lưỡi muốn nếm ngon, thân muốn hưởng sướng và ý muốn biết hết.

      2. Thất tình là bảy thứ tình cảm thường khuấy động lòng người: hỉ (mừng), nộ (giận), ai (lo), cụ (sợ), ái (yêu), ố (ghét) và dục (muốn).

      ***************************

      (KTNN 102, Xuân Nhâm Thân)
      Tại sao lại nói “giao thừa”? Có phải đó là do “giao thời” nói trại ra hay không?

      AN CHI :
      Trong bài “Nên hay không nên loại bỏ chữ Hán ra khỏi ngôn ngữ Việt”, Dã Lan Nguyễn Đức Dụ có cho rằng giao thừa là do giao thời mà ra (Xem Sông Hương, số 5, tháng 9-10, 1992, tr. 86). Đây là một sự nhầm lẫn. Giao thừa là tiếng Hán đích thực (ở đây là đọc theo âm Hán Việt), đã được Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh giảng như sau: “Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến”. Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng cũng giảng giao thừa như sau: “Tiếp nối nhau. Chỉ thời gian năm cũ hết, năm mới bắt đầu”. Vậy trong giao thừa, thì thừa có nghĩa là tiếp nối, tiếp nhận chứ không phải do thời nói trại ra.
      Hai tiếng giao thừa có hàm ý tống cựu nghênh tân (đưa cũ tiếp mới) vì dân gian tin rằng mỗi năm đều có một ông hành khiển coi việc trần gian; cứ hết năm, đúng lúc giao thừa, thì ông tiền nhiệm bàn giao cho ông kế nhiệm. Vì vậy mà có cúng giao thừa để tiễn ông cũ và đón tiếp ông mới. Chính là xuất phát từ quan niệm này mà Nguyễn Công Trứ đã làm hai câu đối Tết quen thuộc
      Chiều ba mươi nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa:
      Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà

      ****************************

      (KTNN 99, ngày 01-01-1993)
      Trong bài 'Hoàng hậu Hiếu Văn, làng Cổ Trai và đất Minh Linh" đăng trên Cửa Việt số 15, tháng 6-1992, Tố Am Nguyễn Toại đã dựa vào thư tịch của Trung Quốc để khẳng định rằng Mạc Đăng Dung không phải là người Việt mà là người Đãn từ Trung Quốc lưu lạc sang. Xin hỏi người phụ trách mục"Chuyện Đông chuyện Tây" nghĩ sao về điều khẳng định này?

      AN CHI:
      Người đầu tiên phát hiện ra rằng Mạc Đăng Dung thuộc sắc dân Đãn Man là Trần Quốc Vượng tại Hội nghị khoa học về Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức ở Hải Phòng tháng 2.1985. Cứ liệu của ông là một số điều ghi chép trong Minh sử. Bảy năm sau, Tố Am NguyễnToại lại tiếp tục khẳng định giống như Trần Quốc Vượng. Ngoài Minh sử ra, ông còn nêu tên sách Đông Hoãn huyện chí của Trần Bá Đào đời Thanh. Chúng tôi cho rằng chẳng qua Trần Bá Đào cũng chỉ viết theo Minh sử mà thôi và rằng những điều mà sách này đã chép về thành phần dân tộc của Mạc Đăng Dung là hoàn toàn không thể tin tưởng được.

      Chỉ riêng một việc người Đại Minh "biết quá rõ" về lai lịch của Mạc Đăng Dung trong khi chính người Đại Việt thì lại hoàn toàn mù tịt về điều đó, chỉ riêng một việc đó thôi, cũng đã là điều hoàn toàn đáng ngờ rồi. Huống hồ chế độ tuyển cử và chế độ bảo cứ quan chức của nước ta vào thời Lê thật chặt chẽ và chu đáo, thì làm sao một tên cha căng chú kiết - nếu quả ông ta là người Đãn Man - như Mạc Đăng Dung lại có thể len lỏi vào làm đô chỉ huy sứ từ năm 1508 để lên ngôi hoàng đế 19 năm sau đó?

      Theo truyền thuyết thì Mạc Đăng Dung xuất than từ nghề đánh cá - còn chúng tôi thì cho rằng bấy giờ ông ta là một Khương Thượng chờ thời - nên Minh sử mới dựa vào đó mà ghi chép một cách hồ đồ rằng ông là người Đãn Man, vì Đãn Man là một sắc dân chuyên sống lưu động trên ghe thuyền để làm nghề đánh cá và có khi là cả nghề cướp biển nữa. Hoặc cũng có thể Minh sử đã cố ý ghi chép như thế để gián tiếp nhắn nhủ một cách trịch thượng rằng một tên Đãn Man cũng đủ khả năng để làm vua nước Đại Việt như thường. Dù thế nào mặc lòng, chúng tôi cho rằng người Việt Nam không thể đặt lòng tin tuyệt đối của mình vào sách Tàu được, nhất là sách Tàu mà lại viết về những vấn đề lịch sử tế nhị
      của Việt Nam.<!--
      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      • #4

        Xin hỏi tại sao người Việt mình lại nói "chết một cửa tứ" (dấu sắc) mà không nói "chết một cửa tử". Tử mới là chết chứ. Mong được chỉ dẫn. Rất cám ơn.

        NGUYỄN ĐỒNG DANH
        (viethoc.org)

        Thành ngữ "chết một cửa tứ" có nghĩa bóng là sắp bị thua lỗ, sắp gặp việc không may mắn v.v.. Theo chỗ hiểu biết của tôi, thành ngữ này bắt nguồn từ môn chơi xăm hường (có người gọi trại ra là tam hường). Tôi không rõ ngày nay ở Việt nam người ta có còn chơi môn này hay không.

        Trước hết xin nói về cái tên, xăm là thẻ (như xin xăm), hường là màu hường. Nguyên thuỷ trò chơi này có tên là xăm hồng, nhưng vì Hồng-Nhậm là tên của vua Tự-Đức, dân gian sợ phạm huý nên phải gọi là xăm hường. Một bộ săm hường gồm có 63 chiếc thẻ (làm bằng ngà hay bằng xương thú, bằng cật tre), 6 con súc sắc (hột xí ngầu) và một cái tô. Mỗi thẻ săm có khắc một chữ, hoặc là Trạng nguyên (học vị cao nhất), hay Bảng nhản, Thám hoa v.v. cho đến Tú tài (học vị thấp nhất). Còn con súc sắc (xí ngầu) thì ai cũng biết có sáu mặt, mỗi mặt là một số. Số 1 và 4 màu đỏ, hai - ba - năm - sáu màu đen.

        Người chơi đổ 6 hột súc sắc trong cái tô và thang điểm cơ bản dựa trên mặt tứ (màu đỏ) gồm: nhất hường (có 1 mặt tứ), nhị hường (2 mặt tứ) v.v. cho đến lục phú hường (được 6 mặt tứ của 6 hột súc sắc). Người đổ được 6 mặt tứ sẽ đoạt tất cả các thẻ có trong cuộc chơi, kể cả thẻ đã thuộc về tay người khác và được thắng gấp đôi số điểm quy định. Đây là trường hợp hiếm hoi, được coi là tột đỉnh của vận may. Nhưng người Việt lại có niềm tin dị đoan rằng khi đạt được lục phú hường, thì mừng ít mà lo nhiều, vì họ nghĩ rằng sau vận may mắn trong cờ bạc tất sẽ gặp nhiều xui xẻo bất hạnh trong các công việc khác, nhất là những ai chơi xăm hường trong ngày đầu năm để đoán vận hên xui của mình.

        Tóm lại, trong môn chơi xăm hường vào những ngày Tết, ai gặp toàn cửa tứ (bốn nút màu đỏ của hột súc sắc) thì sau đó cứ lo ngay ngáy sợ gặp những việc xui xẻo trong suốt cả năm. Do đó mà có thành ngữ “chết một cửa tứ

        *******************************

        (KTNN 102, ngày 15-02-1993)
        “Trước đây tôi cứ tưởng bánh vẽ là bánh do người ta tưởng tượng mà vẽ ra nên hai tiếng “bánh vẽ” mới dùng để chỉ cái gì không có thật. Nhưng trên Tuổi Trẻ chủ nhật số 28-92 (19.7.1992), trang 20, tác giả bài “Bánh vẽ” là Đức Văn Hoa lại viết rằng đó là “một món bánh đặc sản cổ truyền của làng Vẽ, thôn Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội ngày nay” và câu ví :

        Khát nước đứng cạnh bờ ao
        Đói ăn bánh vẽ chiêm bao được vàng

        chính là đã nói đến thứ bánh đó của làng Vẽ.

        AN CHI :
        Trong bài “Chữ và Nghĩa” (Ngôn ngữ, số 1, 1969 tr. 85-89) nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng đã từng nói như Đức Văn Hoa. Khác nhau là ở chỗ Nguyễn Công Hoan nói rằng bánh vẽ là loại bánh “thu đa nhập thiểu” vì nó “to bằng quả ping pong, nhưng khi ăn, bỏ vào miệng, bánh có nước dãi làm tan ra thì nó chỉ tóp lại có một tí” còn Đức Văn Hoa thì nói rằng đó là loại bánh “nạp thiểu thu đa” vì “bánh vẽ khi chưa rán chín chỉ là một miếng bột mỏng, bé tí tẹo, nhưng khi rán chín sẽ nở phồng to như cái chén uống nước.” Nguyễn Công Hoan còn đề nghị viết hoa chữ “v” thành V“ẽ” nữa! Nhưng cả Nguyễn Công Hoan lẫn Đức Văn Hoa đều không có lý: bánh làng Vẽ, dù là “thu đa nhập thiểu” hay “nạp thiểu thu đa” thì cũng là thứ bánh có thật còn bánh vẽ lại là một thứ bánh “hư” tuyệt đối, nghĩa là hoàn toàn không thật!

        Bánh vẽ là một đơn vị từ vựng tiếng Việt ra đời bằng hình thức vay mượn theo lối dịch nghĩa (tiếng Pháp: calque, tiếng Anh: calque, heteronym, loan translation) từ tiếng Hán là họa bỉnh. Sách Tam Quốc Chí, phần Ngụy chí, truyện Lư Dục, có đoạn sau đây : “Tiếng tăm như bánh vẽ trên đất, không thể ăn được” (Danh như họa địa tác bỉnh, bất khả đạm dã). Sách Truyền đăng lục cũng có ghi lại lời nói của Trí Nhàn: “Bánh vẽ không thể làm cho hết đói” (Họa bỉnh bất khả sung cơ). Thơ của Lý Thương Ẩn cũng có câu: “Cấp bậc (của quan) như bánh vẽ” (Quan hàm đồng họa bỉnh). Thành ngữ họa bỉnh sung cơ (vẽ bánh làm nguôi cơn đói) vẫn còn tồn tại trong tiếng Hán hiện đại.
        Huình-Tịnh Paulus Của cũng đã giảng trong Đại Nam quấc âm tự vị như sau: “Bánh vẽ. Cuộc dối giả, chữ gọi là họa bỉnh.”

        Vậy điều mà bạn “tưởng” chính lại là điều hoàn toàn đúng sự thật và bánh vẽ chẳng có liên quan gì đến bánh của làng Vẽ cả.

        ****************************


        vietlyso.com
        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom